Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Việt Bắc, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa khu vực trung du miền núi Đông Bắc với vùngđồng bằng Bắc bộ16
.
Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3532 km2. Với địa hình trung du nên diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 47% tổng diện tích, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 27%. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng và đó là thế mạnh của tỉnh trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, chiếm khỏang 70% diện tích đất trồng cây công nghiệp, đóng góp lớn vào tổng thu nhập của nhiều nông hộ.
Dân số trung bình năm 2008 của tỉnh là 1,15 triệu người, mật độ dân số trung bình 325 người/km2. Trong đó, 75,5% người dân sống ở khu vực nông thôn.Dân cư chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm trên 75% và tiếp theo là dân tộc Tày chiếm khoảng 10%, còn lại là các dân tộc khác như Tày, Nùng, Sán Dìu, Hmông, Sán Chay, Hoa và Dao.
Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 60,3% dân số, với tỷ lệ nam nữ cân bằng nhau và tương đương khoảng 30%. Trong đó số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm tới 63,2% tổng số lao động. Đây là thách thức trong việc giải quyết việc l àm cho người lao động, nhất là lực
lượng lao động ở khu vực nông thôn không có đất sản xuất do tác động của quá trìnhđô thị hóa.
Thái Nguyên là một trong số các tỉnh có nhiều tiềm năng về khoáng sản, trên địa bàn tỉnh có mỏ sắt, mỏ vonfram, mỏ than, mỏ đá... với trữ lượng lớn.Nên có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, th ương mại và dịch vụ, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác các nguồn khoáng sản này cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt tới môi trường, điều kiện sống của người dân và đặc biệt làm thu hẹp diện tích đất sản xuất của nông hộ.
Đồ thị 4.1:Tổng sản phẩm của tỉnh (GDP) theo giá so sánh 1994 và tốc độ tăng trưởng(2004-2008) 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2004 2005 2006 2007 2008 tỷ đ 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 % Tổng sản phẩm
Tốc độ tăng trưở ng kinh tế
Tốc độ tăng trưở ng nông lâm thủy sản
Tốc độ tăng trưở ng công nghiệp&XD
Tốc độ tăng trưở ng dịch vụ
Trong những năm qua tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh tăng trưởng tương đối nhanh, tổng giá trị sản xuất năm 2008 của tỉnh là 14,6 nghìn tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 15,4% so với năm 2007. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004-2008 là 10,7%/năm, giá trị tổng sản phẩm của tỉnh năm 2008 ( tính theo giá so sánh 1994) là 5,2 nghìn tỷ gấp 1,52 lần năm 2004. Để có được tốc độ tăng trưởng như trên thì tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng đóng vai trò chủ đạo và có tốc độ tăng nhanh nhất, đạt mức bình quân là 13,9%/năm. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng bình quân nông lâm nghiệp thủy sản chỉ đạt 4,6%/năm. Nên mức độ đóng góp của nông nghiệp giảm dần trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Điều đó cũng phản ánh đúng xu hướng phát triển kinh tế nói chung khi vai trò của sản xuất công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng và vai trò nông nghiệp giảm sút. Cơ cấu được thể hiện qua đồ thị sau.
Đồ thị 4.2: Cơ cấu GDP tỉnh Thái Nguyên
bơ?|ấ·?fco?‹ă«?QOOO mkEsrK?RRMV bmEwcK?ROMR cuK?RU bơ?|ấ·?fco?‹ă«?QOOW mkEsrK?QS bmEwcK?RXMW cuK?RUMQ
GDP trong khu vực nông, lâm nghiệp đã giảm từ gần 34% của năm 2000 xuống gần 24% của năm 2008. Ng ược lại, GDP khu vực phi nông nghiệp đã tăng từ trên 66% lên trên 76%. Trong đó, khu v ực CN & XD luôn là đầu tàu tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao và tỷ trọng chiếm trong tổng GDP tăng từ gần 34% của năm 2000 lên 40% của năm 2008.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng luôn duy trì xu hướng tăng và cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướnghợp lý. Nhưng do quy mô kinh tế nhỏ với xuất phát điểm thấp, nên cho đến nay Thái Nguyên vẫn là một trong số các tỉnh nghèo, tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 là 14%, GDP bình quân đầu người mới đạt hơn 11 triệu đồng/người/năm, thấp hơn so với bình quân chung cả nước. Người nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, vì vậy để đạt mục tiêu giảm số hộ nghèo thì tỉnh cần tích cực đầu tư các nguồn lực hỗ trợ cho người dân và khu vực nông thôn, đặc biệt là nguồn vốn phục vụ đầu tư sản xuất, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
4.2 Hiện trạng hoạt động thị trường tín dụng nông thôn Thái Nguyên
4.2.1 Số khoản vay của hộ
Như đã phân tích ở chương 2, tín dụng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nông hộ. Tuy nhiên, phần lớn các hộ lại thiếu nguồn vốn nên hoạt động vay vốn tín dụng tất yếu sẽ được thực hiện. Phần này sẽ đi xem xét về số lượng các khỏan vay của hộ.
Bảng 4.2: Số khỏan vay của hộ (2004– 2008) ĐVT: hộ Năm Số khoản vay 2004 2008 0 48 50 1 33 47 2 23 9 3 1 2 4 2 0 5 1 0 Tổng 108 108 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu KSMS 2004– 2008
Bảng 4.2 cho thấy số hộ vay vốn và số khỏan vay theo hộ có xu hướng giảm. Nếu như năm 2004 có 56% số hộ được khảo sát vay vốn thì tới năm 2008 giảm xuống còn 52%. Cho dù tỷ lệ hộ vay vốn giảm nhưng mức thay đổi không đáng kể và cũng chưa có cơ sở kết luận rằng đó là do nhu cầu vay vốn giảm nên giảm số hộ vay vốn. Tuy nhiên, số hộ có nhiều khỏan vay có xu hướng giảm rõ rệt, trong khi năm 2004 số hộ có nhiều hơn 1 khỏan vay lần lượt là 25% thì tới năm 2008 chỉ còn 10,2%, bằng chứng là những năm trước đều có hộ thực hiện tới 4 hoặc 5 khỏan vay thì tới năm 2008 không còn hộ nào. Khi hộ có nhiều khỏan vay thì phần lớn đó là khỏan vay được cung cấp từ khu vực phi chính thức, nên với kết quả phân tích như trên cho thấy vai trò ngày càng tăng của khu vực chính thức trong việc cung cấp tín dụng cho hộ, với ưu thế về lãi suất thấp và giá trị khỏan vay lớn.
Từ những số liệu trên cho thấy có một xu hướng giảm dần cả về số lượng hộ vay vốn cũng như là số lượng khỏan vay của nông hộ tại thị trường tín dụng nông thôn tại Thái Nguyên.
4.2.2 Nguồn cung tín dụng cho hộ
Hoạt động cung cấp vốn cho thị trường tín dụng nông thôn tương đối đa dạng. Khu vực chính thức bao gồm NHNN&PTNT, NHCSXH, c ác ngân hàng thương mại khác, tổ chức tín dụng và các hội đoàn thể ở nông thôn. Trong đó, NHNN&PTNT có phạm vi và quy mô hoạt động lớn nhất, NHCSXH chủ yếu hướng tới phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các tổ chức chính thức tại địa phương cũng thực hiện hoạt động cung cấp tín dụng cho nông hộ. Khu vực phi chính thức được phân thành hai loại là bạn bè, họ hàng và người cho vay cá thể tại địa phương.
Bảng4.3: Nguồn cung cấp tín dụng cho hộ giai đoạn 2004 – 2008
ĐVT: % Nguồn vay 2004 2008 NH CSXH 13,8 35,2 NH NN&PTNT 44,8 19,7 Ngân hàng khác 1,1 0 Quỹ hỗ trợ việc làm 1,1 0 Tổ chức tín dụng 0 1,4 Tổ chức chính trị xã hội 2,3 7,0 Người cho vay cá thể 4,6 4,2
Bạn bè, hàng xóm 31,0 29,6
Khác 1,1 2,8
Tổng 100 100
Qua bảng số liệu trên cho thấy có sự hoán đổi vị trí dẫn đầu về cung tín dụng cho nông hộ của hai ngân hàng quốc doanh hoạt động ở khu vực nông thôn. Năm 2004 NHNN&PTNT cung cấp tới 44,8% số khỏan vay cho nông hộ, thìđến năm 2008 vị trí này lại thuộc về NHCSXH khi ngân hàng cung cấp 35,2% tổng số khỏan vay của hộ. Điều này được lý giải bởi việc mở rộng hoạt động của mạng lưới NHCSXH, với 1 chi nhánh cấp 1 và 8 phòng giao dịch hoạt động trên cả 9 địa phương của tỉnh, cùng với đó là việc tăng nhanh dư nợ, tính đến cuối năm 2008 dư nợ của NHCSXH là 1025 tỷ đồng, chiếm 9,77% tổng dư nợ tín dụng khối ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân tại Thái Nguyên17.
Trái ngược với mở rộng hoạt động của hai ngân hàng trên thì các tổ chức tín dụng khác của khu vực chính thức lại không phát huy được vai trò,đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân. Các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cung cấp số khỏan vay chiếm 7,0%. Khối các NHTMCP có mục đích hoạt động thu về nhiều lợi nhuận, trong khi đó thị trường tín dụng nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng sinh lời thấp, nên việc không có khỏan vay nào được cấp từ các ngân hàng này là điều không bất ngờ.
Xét về tổng thể thì tín dụng từ khu vực chính thức vẫn đóng vai trò chủ đạo, cung cấp hơn 60% khỏan vay tại thị trường tín dụng nông thôn trong giai đoạn 2004-2008. Điều đó ta có thể biết quađồ thị sau:
Đồ thị 4.3 Cơ cấu thị trường tín dụng nông thôn (2004-2008) 0 10 20 30 40 50 60 70 % KV chính thức (%) 63.1 63.3 KV phi chính thức (%) 36.7 36.6 2004 2008 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu KSMS 2004 - 2008
Khu vực phi chính thức cũng đóng vai trò nhất định trong việc cung cấp tín dụng cho nông hộ, trong giai đoạn 2004-2008 số khỏan vay được cung cấp từ khu vực này chiếm gần 40% và không có nhiều thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, xem xét chi tiết hơn cho thấy có sự giảm nhẹ về số khỏan vay được cung cấp từ bạn bè và họ hàng qua các năm 2004 và 2008 với mức từ 31% xuống còn 29,6%.
Nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy có sự thayđổi về cơ cấu giữa khu vực chính thức và phi chính thức. Với bộ số liệu được khảo sát năm 1995 thì Dương và Izumida(2002) chỉ ra rằng khu vực không chính thức chiếm 17% tất cả các khỏan vay. Trong khi đó, Basslund và Tarp(2006), nghiên cứu tại bốn địa phương tại Việt Nam là Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Nam, Long An cho biết có 35% các khỏan vay được cung cấp từ khu vực
phi chính thức vào năm 2002. Như vậy, ta thấy có sự tươngđồng về số khỏan vay được cung cấp bởi khu vực chính thức và phi chính thức giữa các địa phương của Việt Nam với nghiên cứu này.
4.2.3 Cơ cấu vay tín dụng của hộ
Do đặc thù hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn, nên thực tế khu vực phi chính thức được chia thành hai phần, (1) là những người cho vay tại địa phương hay bạn bè cho vay nhưng có tính phí hay lãi suất từ đây được gọi là
người cho vay; (2) là người thân hay bạn bè cho vay mà không tính phí hay lãi suất, sau nàyđược gọi là bạn bè.
Bảng sau sẽ cho biết số liệu về số tiền vay bình quân, lãi suất danh nghĩa bình quân hàng tháng và số khỏan vay ứng với từng khu vực của thị trường tín dụng nông thôn.
Cơ cấu vay tín dụng của hộ Bảng 4.3: Đặc trưng khỏan vay của hộ (2004- 2008)
2004 2008
Tổng
Số tiền vay bình quân (1000đ) 6.000 13.608
Lãi suất bình quân (%/tháng) 0,71 0,69
Số khỏan vay (khỏan) 95 71
Khu vực chính thức
Số tiền vay bình quân (1000đ) 7.353 15.114
Lãi suất bình quân (%/tháng) 0,83 0,84
Số khỏan vay (khỏan) 62 45
Người cho vay
Số tiền vay bình quân (1000đ) 4.188 11.750
Lãi suất bình quân (%/tháng) 1,98 1,92
Số khỏan vay (khỏan) 8 6
Bạn bè
Số tiền vay bình quân (1000đ) 3.223 10.778
Lãi suất bình quân (%/tháng) 0 0
Số khỏan vay (khỏan) 25 20
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu KSMS 2004 - 2008
Lượng tín dụng trên mỗi khỏan vay bình quân đã tăng 2,27 lần trong giai đoạn 2004-2008, giá trị bình quân khỏan vay đạt 13,608 triệu đồng năm 2008.
Trong khi đó số khỏan vay thực tế của hộ lại có xu hướng biến động ngược chiều, giảm từ 95 khỏan vay năm 2004 xuống còn 71 khoản vay năm 2008. Điều đó chứng tỏ lượng tín dụng vay bình quân hộ đã tăng trong giai đoạn này. Phân tích chi tiết cho thấy mức độ tăng lượng tín dụng của khu vực phi chính thức bao gồm bạn bè và người cho vay tăng nhanh hơn so với khu vực chính thức với các con số lần lượt là 3,34 lần, 2,81 lần và 2,05 lần.
Đến năm 2008, nguồn cung cấp tín dụng chủ yếu từ khu vực chính thức là NHCSXH. Với chính sách hỗ trợ người nghèo và khu vực nông thôn nên lãi suất cho vay của ngân hàng này luônđược giữ ở mức thấp. Cùng năm đó xảy ra hiện tượng lãi suất cho vay của ngân hàng bị đẩy lên rất cao, trần lãi suất cho vay lên tới 21%/năm(tương đương 1,75%/tháng) và lãi suất cho vay thực tế có thể còn cao hơn18. Vì là NHTMQD nên NHNN&PTNT cũng phải đưa ra mức lãi suất bằng với thị trường, đó có thể là lý do chủ yếu mà hộ dân không vay nhiều vốn từ ngân hàng này mà chuyển sang kênh khác, đặc biệt là vay từ NHCSXH với mức lãi suất thấp. Chính điều đó đã giúp lãi suất cho vay bình quân của khu vực chính thức là 0,84%/tháng năm 2008 không thay đổi nhiều so với mức của năm 2004 là 0,83%/tháng.
Qua các năm ta đều thấy rõ một xu hướng đó là khỏan vay từ khu vực chính thức thường có giá trị lớn nhất. So sánh cho thấy ở năm 2004 khỏan vay từ khu vực chính thức gấp 1,76 lần vay từ người cho vay và gấp 2,28 lần vay từ bạn bè; năm 2008 cũng cho các con số tương tự là 1,28 lần và 1,4 lần. Sở dĩ khỏan vay từ bạn bè và người cho vay thấp hơn, vì nếu huy động từ người cho vay thì phải chịu mức lãi suất cao hơn(gấp 2,29 lần – 2008) so với vay từ ngân hàng,
nên ngườiđi vay là hộ nông dân sẽ thực hiện khỏan vay nhỏ để phải chịu mức lãi suất thấp phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình; vay từ bạn bè thấp vì đa số hộ nông dân đều không có nguồn tài chính dồi dào, thậm chí là rất ít hoặc thiếu vốn nên việc cho bạn bè vay dừng ở mức vừa phải.
4.2.4 Mục đích sử dụng vốn vay
Hiệu quả của khỏan vay phụ thuộc rất lớn vào việc xácđịnh rõ ngay từ đầu mục đích sử dụng nguồn vốn vay đó và cũng xuất phát từ nhu cầu sản xuất kinh doanh hay chi tiêu của hộ để thực hiện vay vốn.
Đồ thị4.4: Mục đích sử dụng vốn vay của hộ( 2004 – 2008) 52.1 46.3 19.7 25.6 2.8 10.7 11.3 2.5 5.6 7.4 8.5 7.4 0 10 20 30 40 50 60 2008 2004 % Chi khác Chi khám chữa bệnh Chi trả nợ Chi tiêu dùng
Xây sửa nhà và mua sắm đồ
dùng
Đầu tư sản xuất
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu KSMS 2004 - 2008
Sản xuất là yếu tố quan trọng giúp hộ nông dân có nguồn thu để đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng. Tuy nhiên, phần lớn các hộ nông dân đều thiếu vốn sản xuất, nên dễ hiểu là họ tập trung phần lớn khỏan vay vào hoạt động này. Qua đồ
thị 4.4 cho thấy phần lớn số khỏan vay của hộ được dùng vào hoạt động đầu tư sản xuất, với tỷ trọng tăng từ 46,3% năm 2004 lên 52,1% năm 2008.
Cùng với xu hướng tăng tỷ trọng cho đầu tư sản xuất còn có chi trả nợ và