Quan hệ giữa tín dụng với sự phát triển kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên (Trang 25)

Các tổ chức tín dụng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường với tính chuyên môn hóa ngày càng cao. Vì nó là nơi luân chuyển nguồn vốn từ nơi dư thừa đến nơi cần vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn của

10 Văn Nguyễn, “Tín dụng cho nông thôn: Cửa rộng vẫn khóđi”,http://laodong.vn/Tin-Tuc/Tin-dung-cho-nong- thon-Cua-rong-van-kho-di/4428

các đối tượng và có sự tương tác với hầu hết các chủ thể trong nền kinh tế. Đối với nhà nước thì tín dụng là một công cụ đắc lực và hữu hiệu trong quản lý kinh tế thông qua sự điều hành chung của Ngân hàng Nhà nước. Đối với doanh nghiệp, cá nhân thì tín dụng là nguồn tài trợ cho sự thiếu hụt tạm thời về vốn sản xuất. Đặc biệt là theo cơ chế quản lý hiện nay, nhà nước đã giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài cho hộ. Mỗi hộ sản xuất giờ đây trở thành một đơn vị kinh tế tự chủ. Nên hộ phải tính toán để mức thu nhập đảm bảo b ù đắp được chi phí bỏ ra và có lợi nhuận, xác định mức vốn cần thiết cho hoạt động đầu t ư sản xuất, cân đối giữa nguồn vốn tự có, nguồn vốn đi vay. Vai trò của tín dụng đối với hộ được thể hiện như sau:

Đáp ứng nhu cầu về vốn sản xuất để hộ duy trì, mở rộng sản xuất liên tục,

góp phần tạo nên một cơ cấu về vốn hợp lý trong hộ. Khi nền kinh tế chuyển đổi từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường thì mức độ chuyên môn hóa trong sản xuất của hộ nông dân ngày càng cao. Ngày nay, các hộ có thể chỉ sản xuất sản phẩm nông sản có lợi thế cạnh tranh nhằm mục ti êu thu được nguồn lợi cao nhất, đồng thời mua từ thị trường những loại hàng hóa cần thiết khác. Đi kèm với đó là nhu cầu về vốn sản xuất tăng lên để mua vất tư, đầu tư đổi mới kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị nhằm tăng năng suất và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn vốn của các nông hộ rất hạn chế, nên họ cần tới sự giúp đỡ của của các tổ chức tín dụng ở khu vực nông thôn cung cấp nguồn vốn để có thể duy trì, mở rộng sản xuất. Nắm bắt được nhu cầu chính đáng đó, mạng lưới tín dụng nông thôn được mở rộng, hoạt động tín dụng gần hơn với làng xã hay các hộ giađình. Kết quả là trong giai đoạn từ năm 1994 đến 2007, tỷ lệ số hộ

vay được vốn từ các tổ chức tín dụng đã tăng từ 9% lên 70%11. Để có được kết quả đó là sự cải tiến các thủ tục vay vốn hay những chính sách hỗ trợ kịp thời của nhà nước. Bên cạnh đó, khi hộ đi vay mượn nguồn vốn từ bên ngoài thì phải tính toán làm sao có khả năng trả nợ, vì vậy sẽ phải tính toán lượng vay phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của hộ.

Tín dụng thúc đẩy hộ tăng cường sản xuất hàng hoá và hội nhập quan hệ

kinh tế quốc tế. Hộ sản xuất là một đơn vị kinh tế tự chủ, sản xuất kinh tế lời ăn lỗ chịu, cơ chế thị trường là cạnh tranh do vậy đòi hỏi trình độ sản xuất cũng phải được nâng cao, cơ cấu kinh tê hợp lý, hạch toán kinh phí sao cho chi phí đầu tư vào thấp để được thu lợi nhuận cao. Chính sách cho vay của ngân hàng là phải đảm bảo thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng hạn và vốn vay phải thực sự mang lại hiệu quả, tổ chức cho vay phải lấy nguyên tắc hiệu quả kinh tế là thước đo nên đã đưa kinh tế hộ sản xuất từ tự túc tự cấp quen dần với sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường. Nhờ có nguồn vốn đó hộ có điều kiện khai thác tốt hơn các lợi thế về điều kiện tự nhiên,điều kiện nhân lực, điều kiện về thị trường. Từ đó hình thành vùng chuyên canh sản phẩm nông sản có giá trị kinh tế cao, làm tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho hộ.

Mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới và khu vực đang phát triển rất đa dạng, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá ngày càng phát triển. Để có thể giành lợi thế cạnh tranh về mặt hàng nông sản hay tiểu thủ công nghiệp trên thị trường quốc tế thì yêu cầu người sản xuất phải đầu tư lớn cho nhân lực, công nghệ, thiết bị. Do đó, nhu cầu về nguồn vốn ngày càng nhiều và nó cũng xuất phát từ nhu cầu tất yếu của hoạt động sản xuất. Khi đó các tổ chức

11 Báo cáo Ngân hàng Nhà nước (2009), “Hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn Việt Nam - Thực trạng và

tín dụng với tư cách là một tổ chức kinh tế đặc thù trong kinh doanh tiền tệ, qua hoạt động tín dụng sẽ là trợ thủ đắc lực cung vốn cho các hộ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Từ đó, từng bước các hộ sản xuất kinh doanh nhanh chóng thích nghi và hội nhập quan hệ kinh tế quốc tế. Minh chứng rõ ràng là khi có các chương trình hỗ trợ tín dụng cùng với sự tích cực, năngđộng tìm kiếm thị trường nước ngòai của hộ và các tổ chức ở nông thôn, mà kim ngạch xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ năm 2004 đạt 450 triệuUSD và tính đến nayđã gấp nhiều lần12

. Hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất rõ ràng là một định hướng đúng đắn của các tổ chức tài chính và cũng là công cụ kinh tế có hiệu quả trong quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thực hiện xoá đói giảm nghèo, dân giàu nước mạnh. Hơn nữa phát triển kinh tế hộ sản xuất còn tạo ra thị trường vốn rộng lớn, tạo động lực cho các tổ chức tài chính tăng trưởng, duy trì và phát triển hệ thống tài chính nói chung.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)