Lý thuyết thị trường tín dụng nông thôn

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên (Trang 28)

Hoff và Stiglitz (1996) đề nghị ba lý thuyết tại thị trường tín dụng nông thôn.

Thứ nhất, trong thị trường có thông tin đầy đủngười cho vay xác định một lãi suất cao để họ có thể để tối đa hóa lợi nhuận. Điều đó, tạo ra mộtcảm giác có một mức độ độc quyền ở hiện tại, do người vay phải chịu một mức phí giao dịch cao. Tuy nhiên,điều đó không phải là hoàn toàn đúng nếu chúng ta có được một sự hiểu biết sâu sắc về thị trường này, vì nó rất phức tạp. Hơn nữa, các lý thuyết

12 Báo cáo Ngân hàng Nhà nước (2009), “Hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn Việt Nam - Thực trạng và

độc quyền không giải thích sự tồn tại song song của các thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức.

Thứ hai, lý thuyết xác nhận đối với các thị trường tín dụng nông thôn sẽ tồn tại hiện tượng cạnh tranh không hoàn hảo. Với thị trường không có một mặt bằng chung, đôi khi với mức lãi suất cho vay cao thì lại được vay phục vụ kinh doanh những lĩnh vực có mức độ rủi ro lớn. Một lần nữa, lý thuyết này là không được hỗ trợ đầy đủ, phổ biến nhất cho các quan sát của tín dụng hạn chế trong

thị trường tín dụng nông thôn. Tín dụng hạn chế đề cập đến các hiện tượng những người đi vay tiền có các điều kiện cơ bản tương tự như nhau, nhưng một số nhận được vốn vay còn những người khác thì không. Sự từ chối đơn xin vay vốn được đưa ra kể cả khi họ trả cho người cấp vốn mức lãi suất cao hơn.

Thứ ba, kỳ vọng khả năng tiếp cận được vốn vay nhiều nhất sẽ tạo thuận lợi cho sự hiểu biết về thị trường tín dụng nông thôn. Điều này dẫn đến tồn tại hiện tường thông tin không hoàn hảo, haycác thông tin từ thị trường tín dụng có đặc tính không chắc chắn, vì có chi phí giao dịch cao và thông tin bất cân xứng, mà kếtcục dẫn tớilà rủi ro đạo đức vàlựachọn ngược.Để khắc phục hiện tượng thông tin bất cân xứng, người cho vay sử dụng gián tiếp hoặctrực tiếp các cơ chế kiểm tra để hạn chế mức độ rủi ro của món vay. Trong trường hợp gián tiếp kiểm tra, mức lãi suất có thể có thể tăng lên do phải sử dụng các công cụ kiểm tra, và có sự sàng lọc kháchhàng, điều này rất dễ dẫn tớitín dụnghạn chế. Nghiên cứu của Stiglitz và Weiss(1981) về mối quan hệ giữa giá hợp lý và chất lượng cho rằng: chất lượng của một thương vụ được thể hiện bằng chức năng của các mức giá, như trong trường hợp tín dụng có thể được thể hiện bởi số lượng tín dụng. Nhà cung cấp tín dụng cũng có thể sử dụng trực tiếp kiểm tra các cơ chế liên kết với các thị trường để giải quyết các vấn đề khó khăn của thông tin, chính sách ưu

đãi và thực thi pháp luật. Trong trường hợp này, trên thị trường sẽ có sự cạnh tranh,các chi phí đối với kiểm tra và thu thập thông tin có thể thay đổi theo danh mục cho vay.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên (Trang 28)