a. Nghiên cứu trên thế giới
Khalid Mohamed(2003) nghi ên cứu ở Pakistan cho biết độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, mức độ giàu có, giá trị tài sản và mức thu nhập của hộ là những yếu tố quan trọng tácđộng lên việc tiếp cận tín dụng của hộ.
Nghiên cứu khác, Khandker (2003) chỉ ra rằng các yếu tố của hộ có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận và lượngtín dụng nhận được của các hộ nông dân ở Bangladesh là tuổi chủ hộ, giáo dục của chủ hộ, rồi là các đặc tính cạnh tranh về sản phẩm sản xuất– kinh doanh. Tuy nhiên, đối với các hộ để vay được thì giáo
dục chủ hộvàdiện tích đất sởhữu làyếu tốcốtlõi.
Theo kết quả nghiên cứu của Okurut(2006) tại Nam Phi, những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ bao gồm độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn chủ hộ, số thành viên của hộ, chi tiêu bình quân của hộ. Yếu tố làm giảm khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ chính là sự nghèo đói.
b. Nghiên cứu tại Việt Nam
Khảo sát của Ngân hàng thế giới(1995) chỉ ra rằng: những nông dân nghèo khó tiếp cận với tín dụng chính thức nhất và phần lớn có được tín dụng từ khu vực phi chính thức với lãi suất cao hơn nhiều so với khu vực chính thức mà họ tiếp cận được.
Vu(2001) xác định ở Đồng bằng sông Hồng thì giá trị tài sản của hộ làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ. Dựa trên số liệu có được từ các hộ gia đình, Pham and Izumita (2002) xây dựng mô hình về cung và cầu tín dụng, họ tìm ra rằng diện tích trang trại và tổng giá trị đàn gia súc quyết định tới lượngtín dụngmà hộ gia đình nhận được từ khu vực chính thức.
Dũng(2003) nghiên cứu về thị trường tín dụng phi chính thức ở một số tỉnh miền Trung cho thấy. Những hộ có trình độ học vấn càng thấp thì khả năng vay vốn ở khu vực chính thức càng ít, ngược lại họ có xu hướng tìm kiếm tài trợ từ khu vực phi chính thức. Các hộ có thu nhập thấp có xu hướng tiếp cận vốn từ khu vực phi chính thức nhiều hơn hộ có thu nhập cao. Có đến 61% số hộ trong nhóm có trình độ học vấn thấp nhất vay vốn từ khu vực phi chính thức, trong khi đối với nhóm có trình độ cấp 3 tỷ lệ này chỉ là 20%. Khi xem xét theo thu nhập thì mức chênh lệch về tỷ lệ vay vốn từ khu vực phi chính thức giữa các nhóm hộ thì khôngđáng kể.
Mullineux, Quach và Murinde(2003) kết luận rằng, để hộ có thể vay được vốn từ nguồn chính thức thì các nhân tố tác động là giáo dục của chủ hộ, tiết kiệm của hộ gia đình, các yếu tố về nguồn lực sản xuất của hộ. Ngân hàng sẽ cung cấp thêmtín dụng cho những người sử dụng hiệu quả và có khả năng trả lại nguồn vốn. Điều này cho thấy, những hộ có trình độ học vấn cao hơn, có nguồn tiết kiệm sẵn cóhaycó nhiều đất hơn thì khả năng nhận được vốn vay sẽ cao hơn từkhu vực chính thức.
Hồ(2004), phân tích khu vực tín dụng phi chính thức của hộ ở Việt Nam thông qua bộ số liệu KSMS 1997-1998, cho thấy các nhân tố: thời hạn khỏan vay, mục đích sử dụng vốn vay, tài sản thế chấp, công việc của chủ hộ, qui mô
hộ, ngành nghề phụ, khoảng cách đến trung tâm có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay từ khu vực phi chính thức của hộ. Trong đó, công việc của chủ hộ có tác động mạnh nhất, nếu ngành nghề hoạt động của chủ hộ là nông nghiệp thì xác suất vay vốn từ khu vực phi chính thức là 40,22%.
Barslund và Tarp(2006) xácđịnh rằng các thuộc tính của hộ và chủ hộ, giá trị các nguồn lực của hộ tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ tại thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam. Trong đó, khi chủ hộ là nam giới và tuổi của chủ hộ tăng thì có tác động làm giảm khả năng vay của hộ, số lao động có quan hệ cùng chiều với khả năng tiếp cận tín dụng của hộ. Những nguồn lực quan trọng khác của hộ là diện tích đất và giá trị tài sản có làm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.
Duy, Hậu và D’haese(2009) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy. Khi tổng diện tích đất của nông hộ tăng lên 1 ha thì khả năng tiếp cận tín dụng và khỏan vốn vay của họ tăng lên tương ứng là 1,8% và 4,4%. Chủ hộ là người Kinh thường có khả năng tiếp cận tín dụng thấp hơn 44,63% so với các dân tộc khác. Bên cạnh đó, biến số tham gia làm việc ở địa phương và số thành viên của hộ cũng cóảnh hưởng.