Từ số liệu về nông hộ được lấy ra từ bộ dữ liệu KSMS 2008, ta ước lượng các hệ số hồi quy bằng mô hình Logit.
Bảng 5.2: Kết quả ước lượng mô hình tiếp cận tín dụng của hộ
Hộ có vay vốn ( VAY = 1) Kết quả ước lượng (1)
Các biến số độc lập Hệ số z-values eβk
Tuổi chủ hộ (TUOI) -0,001 -0,026
Giới tính chủ hộ (GT) 0,591 0,734
Số năm đi học chủ hộ (HOC) 0,271 2,306**
1,311 Giá trị tài sản hộ (TSAN) 0,147 3,519***
1,158 Diện tích đất sản xuất (DAT) 0,371 2,943*** 1,449 Thu nhập hộ (TN) -0,003 -0,192 Giá trị nhà (NHA) 0,007 2,122** 1,007 Số thành viên hộ (TV) 0,069 0,304 C -5,574 -2,961*** Số quan sát 108 ***, ** mức ý nghĩa 1%, 5% Nguồn: Phụ lục 5.3
Từ kết quả ước lượng các hệ số của mô hình hồi quy, có thể phân tích xu hướng và ý nghĩa ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự thay đổi xác suất vay tín dụng của hộ.
Hệ số hồi quy của các biếntuổi, giới tính chủ hộ, thu nhập hộ và số thành viên hộ đều không có ý nghĩa thống kê. Tức là nhóm biến liên quan tới đặc tính của chủ hộ không có tác động tới xác suất vay vốn của hộ. Trong khi đó, với mức ý nghĩa 5% hệ số hồi quy của các biến số năm đi học chủ hộ, giá trị tài sản
hộ, giá trị nhà và diện tích đất sản xuất đều có ý nghĩa thống kê, hay các yếu tố trên cóảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.
Hệ số ước lượng của biến số năm học chủ hộ cho thấy nếu chủ hộ đi học thêm 1 năm thì xác suất vay vốn sẽ tăng lên. Điều đó có nghĩa, khi trình độ chủ hộ tăng lên đồng nghĩa với việc tiếp cận khoa học kỹ thuật dễ dàng hơn, từ đó tăng nhu cầu về vốn để thực hiện hoạt động đầu tư sản xuất.
Hai hệ số ước lượng của các biến giá trị tài sản và diện tích đất sản xuất
đều có độ tin cậy lên tới 99%. Điều đó có nghĩa, khi hai nguồn lực này tăng lên hay quy mô hoạt động sản xuất được mở rộng thì xác suất vay vốn của hộ cũng tăng lên theo. Kết luận này cũng tương ứng với kết quả nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam của Barslund và Tarp(2006).
Hệ số hồi quy của biến giá trị nhà cho biết nếu một hộ có giá trị nhà lớn hơn so với hộ khác thì đồng nghĩa với xác suất cầu tín dụng của hộ sẽ lớn hơn. Phân tíchđịnh lượng củng cố thêm lập luận ở trên về biến số này. Vì nhà thường có giá trị lớn vàđược dùng làm tài sản thế chấp trong các khỏan vay ngân hàng, khi nhà có giá trị tăngđồng nghĩa với giá trị khỏan vay cũng có thể tăng lên.
Các biến số về đặc điểm, đặc tính của chủ hộ lại không tác động tới biến phụ thuộc. Điều đó cho thấy trong xác suất về cầu tín dụng không có sự khác biệt giữa chủ hộ là nam hay là nữ.
Bảng 5.3: Ước lượng xác suất vay vốn theo tác động biên của từng nhân tố
Xác suất vay vốn ban đầu của hộ Biến phụ thuộc: Hộ có vay vốn (VAY = 1) Hệ số hồi quy 20% 30% 40% 50% Các biến độc lập Số năm đi học chủ hộ (HOC) 0,271 26,2% 39,3% 52,5% 65,6% Giá trị tài sản hộ (TSAN) 0,147 23,2% 34,8% 46,3% 57,9% Diện tích đất sản xuất (DAT) 0,371 29,0% 43,5% 58,0% 72,5%
Giá trị nhà (NHA) 0,007 20,1% 30,2% 40,3% 50,4%
Nguồn: Tính toán từ bảng 5.2
Bảng 5.3 cho thấy tác động biên của từng yếu tố tới xác suất tiếp cận tín dụng của hộ. Nếu một hộ trong mẫu nghiên cứu có xác suất vay vốn ban đầu là 20%. Khi các yếu tố khác không đổi, nếu số nămđi học chủ hộ tăng thêm 1 năm thì xác suất vay vốn của hộ tăng lên 6,2%; nếu diện tích đất sản xuất của hộ tăng thêm 1000 m2 thì xác suất vay vốn của hộ tăng thêm 9%,đây là nhân tố tácđộng nhiều nhất; nếu giá trị tài sản hộ hay giá trị nhà tăng thêm 1 triệu thì xác suất vay vốn của hộ tăng thêm tương ứng là 3,2% và 0,1%.
Tóm lại, mô hình cầu tín dụng của hộ cho thấy các yếu tố cóảnh hưởng tới xác suất vay tín dụng của hộ chủ yếu xuất phát từ (1) giá trị tài sản hiện hữu của hộ như giá trị nhà; (2) quy mô các nguồn lực của hộ như đất đai, vốn, đây đều là cácđầu vào quan trọng của hoạt động sản xuất; (3) trình độ học vấn của chủ hộ.
5.2.2 Phân tích mô hình tiếp cận tín dụng phân theo khu vực chính thức và phi chính thức
Mặc dù cùng hoạt động tại nông thôn nhưng khu vực chính thức và phi chính thức lại có những khác biệt nhất định. Trong phần này nghiên cứu sẽ đi phân tích sự khác biệt giữa nhóm hộ vay vốn từ khu vực chính thức và đối chứng là nhóm hộ vay vốn từ khu vực phi chính thức.
Bảng 5.4: Giá trị các biến số theo khu vực chính thức và phi chính thức
Khu vực chính thức (n=42)
Khu vực phi chính thức (n=24)
Biến số
Mean Min Max Mean Min Max
Tuổi chủ hộ (TUOI) 48,21 (11,98) 25 70 45,16 (10,36) 27 67 Giới tính chủ hộ (GT) 0,85 (0,35) 0 1 0,79 (0,41) 0 1 Số năm đi học chủ hộ (HOC) 7,09 (3,34) 0 12 8,25 (3,0) 0 12 Giá trị tài sản hộ (TSAN) 16,04 (16,13) 0 72,19 19,84 (13,31) 0 41 Diện tích đất sản xuất (DAT) 5,51 (5,65) 0,1 24,94 4,88 (4,96) 0,07 19,92 Thu nhậphộ (TN) 33,96 (31,36) 6,788 155,25 31,28 (23,42) 7,11 98,28 Giá trị nhà (NHA) 97,19 (86,45) 15 350 127,58 (126,89) 20 440 Số thành viên hộ (TV) 4,5 (1,33) 1 7 4,21 (1,14) 2 9 Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu KSMS 2008
Khi so sánh giá trị của cùng biến số giữa hai khu vực có sự khác biệt nhất định. Đối với những số liệu liên quan trực tiếp đến nhân khẩu thì giá trị biến ở khu vực chính thức thường cao hơn, như về tuổi cao hơn 3 năm; số thành viên bình quân nhiều hơn 0,29 người. Mô hình kinh tế lượng chỉ ra rằng số thành viên cóảnh hưởng lớn nhất tới xác suất vay vốn, nên khi số thành viên nhiều hơn góp phần lý giải việc giá trị vay bình quân hộ ở khu vực chính thức cao hơn.
Điều đáng lưu ý là trình độ học vấn của người vay ở khu vực phi chính thức cao hơn hẳn so với khu vực chính thức, số năm đi học l à 8,25 năm so với 7,09 năm.
Đáng chú ý là hầu hết tất cả giá trị các biến khi so sánh giữa người vay được vốn ở hai thị trường với giá trị bình quân của mẫu đều lớn hơn, đặc biệt là tập trung vào những biến quan trọng như giá trị tài sản ở khu vực chính thức và phi chính thức là 16,04 và 19,84 triệu đồng còn giá trị tài sản cả mẫu chỉ là 11,74 triệu đồng, bên cạnh đó còn có sự chênh lệch về diện tích đất hộ, giá trị nhà… Điều đó cho thấy phần lớn những người có điều kiện kinh tế khá giả hơn thì dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn. Trong khi những người nghèo hơn thì gặp khó khăn khi tiếp cận vốn vay.
Tóm lại, do đặc thù hoạt động và những yêu cầu riêng nên có sự chênh lệch về giá trị của cùng một biến số giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức.
Để xem xét những nhân tố nào ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ theo khu vực chính thức và khu vực phi chính thức. Mô hình ước lượng các hệ số hồi quyđối với khu vực chính thức với biến phụ thuộc nhận giá trị là 1 nếu hộ vay vốn từ khu vực chính thức. Đối với mô hình thứ hai thì biến phụ
thuộc nhận giá trị là 1 nếu hộ vay vốn từ khu vực phi chính thức. Sử dụng công cụ kinh tế lượng bằng mô hình Logit ta có kết quả hồi quy như sau:
Bảng 5.5: Các hệ số ước lượng của mô hình theo khu vực chính thức và phi chính thức Khu vực chính thức (2) Khu vực phi chính thức (3) Biến số Hệ số z-values Hệ số z-values
Tuổi chủ hộ (TUOI) OKOPQ OKOPV LOKOQR LOKXUS
Giới tính chủ hộ (GT) OKUTR PKPQO OKQSW OKRSW Số nămđi học chủ hộ (HOC) OKOST OKTWR OKQSX QKSWVII Giá trị tài sản hộ (TSAN) OKOSP QKPPSII OKOVT RKQQUIII Diện tíchđất sản xuất (DAT) OKPOR PKXPXI OKOTT OKWXW
Thu nhập hộ (TN) OKOOP OKQPU LOKORQ LQKQPII
Giá trị nhà (NHA) LOKOOP LOKOQU OKOOT PKTWU
Số thành viên hộ (TV) LOKOXT LOKTUW LOKQRT LOKXVP
b LQKSXS LPKWSS LQKPRQ LPKRPQ
rố quan sát POW POW
***, **, * mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%
Nguồn: Phụ lục 5.4 và phụ lục 5.5
Theo kết quả phân tích hồi quy về cầu tín dụng ở khu vực chính thức, hệ số hồi quy của hai biến giá trị tài sản hộ và diện tích đất sản xuất có ý nghĩa thống kê. Điều đó có nghĩa giá trị tài sản hộ và diện tích đất sản xuất có ảnh hưởng tới khả năng vay vốn của hộ ở khu vực chính thức. Cụ thể, giả định xác suất vay vốn từ khu vực này của hộ là 20%, khi các yếu tố khác không đổi nếu
giá trị tài sản của hộ tăng thêm 1 triệu thì xác suất vay vốn của hộ tăng thêm 0,7%; nếu diện tích đất sản xuất của hộ tăng thêm 1000 m2 thì xác suất vay vốn của hộ cũng tăng lên tương ứng 1,7%19.
Kết quả này cho thấy, để hộ nông dân có thể tiếp cận được nguồn vốn từ khu vực chính thức, hay chính là từ NHCSXH và NHNN&PTNT, thì yếu tố quan trọng hàng đầu là hộ phải có tài sản đảm bảo, đó là giá trị tài sản và diện tích đất sản xuât của hộ. Theo quy định cho vay của các ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp khi vay vốn, để đảm bảo được khả năng thu hồi khỏan vay của các ngân hàng. Đối với các hộ dân thì tài sản thế chấp của họ chủ yếu là tài sản và đất đai,đây thường là nguồn lực có giá trị lớn nhất trong hộ. Nên để dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn từ khu vực chính thức thì đồng nghĩa với hộ nông dân phải có đất đai và giá trị tài sản lớn. Tuy nhiên, điều này lại gây ra khó khăn cho những hộ nghèo, vì nguồn lực về đất đai, tài sản của hộ rất thấp, nên số tiền vay được thấp, trong khi đó lại cần vay vốn đầu tư sản xuất giúp thoát nghèo. Đó chính là vòng luẩn quẩn làm cho hộ khó khăn trong việc thoát nghèo.
Kết quả ước lượng hệ số hồi quy của mô hình đối với khu vực phi chính thức cho biết có 3 yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ đó là
số năm đi học chủ hộ, giá trị tài sản và thu nhập của hộ. Một lần nữa ta thấy vai trò quan trọng của tài sản trong việc tiếp cận tín dụng của hộ, vì đây là yếu tố quan tâm của người cho vay để đảm bảo độ an toàn của khỏan vay. Cùng với đó, trìnhđộ của chủ hộ có tác động cùng chiều với xác suất tiếp cận tín dụng của hộ. Như vậy, ở khu vực phi chính thức với phương thức cho vay linh hoạt, chủ yếu là tín chấp, thì người đi vay có trình độ hơn sẽ dễ dàng được chấp nhận khỏan
vay. Điều này củng cố thêm số liệu thống kê mô tả ở trên khi trình độ hay số nămđi học bình quân của những người vay vốn ở khu vực phi chính thức là 8,25 năm, cao hơn hẳn so với khu vực chính thức.
Hệ số hồi của biến thu nhập có ý nghĩa thống kê và mang dấu âm. Giả định xác suất vay vốn của hộ từ khu vực phi chính thức là 20%, khi các yếu tố khác không đổi, nếu thu nhập của hộ tăng lên 1 triệu đồng thì thì xác suất tiếp cận tín dụng của hộ lại giảm 0,5%20. Giá trị ước lượng phù hợp với dấu kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu. Vì đây là khu vực phi chính thức, người vay và cho vay hầu hết đều quen biết nhau và sống trên cùng một địa bàn. Nên khi một hộ có điều kiện kinh tế khá lên thì họ sẽ giảm số vốn vay từ khu vực này. Điều đó được lý giải là do hộ đã có thêm nguồn vốn tích lũy để phục vụ đầu tư sản xuất hay chiđời sống, vì vậy nhu cầu về vốn vay của hộ sẽ có xu hướng giảm.
Từ phân tích trên cho thấy, hai mô hình có điểm tương đồng, để tăng khả năng tiếp cận vốn thì yếu tố quan trọng là giá trị tài sản của hộ.Đó là giá trị đảm bảo bằng hiện vật để xây dựng độ tin cậy giữa bên cung cấp vốn và người vay vốn. Tuy nhiên, do đặc điểm của từng thị trường nên cũng có sự khác biệt. Như đối với khu vực chính thức thì yếu tố đất đai đóng vai trò quan trọng và cũng được coi là tài sản thế chấp. Khu vực phi chính thức do chủ yếu là cho vay dưới hình thức tín chấp nên trình độ của chủ hộ và thu nhập sẽ ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ.
5.3 Kết luận chương
Kết quả ước lượng mô hình hồi quy cho thấy, khi hồi quy cho cả thị trường tín dụng nông thôn thì những yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận
tín dụng của hộ bao gồm: số năm đi học của chủ hộ, giá trị tài sản, giá trị nhà và diện tích đất sản xuất của hộ.
Khi hồi quy theo từng khu vực chính thức thì giá trị tài sản và diện tíchđất có ảnh hưởng tới khả năng vay vốn của hộ, còn đối với khu vực phi chính thức thì số năm đi học của chủ hộ, giá trị tài sản và thu nhập của hộ cóảnh hưởng tới khả năng vay vốn.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN 6.1 Kết luận nghiên cứu
Với số liệu được lấy từ bộ dữ liệu KSMS của TCTK, nghiên cứu làm rõ đặc tính và tính chất hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn Thái Nguyên tại thời điểm năm 2008.
Sự phát triển và quy mô hoạt động của thị trường tín dụng nông thôn giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn về vốn của hộ dân. Khu vực tín dụng chính thức đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ dân, nó cung cấp tới 63,3% tổng số khỏan vay của hộ, với vai trò chủ đạo là NHCSCXH và NHNN&PTNT. Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nói chung thì giá trị bình quân khỏan vay cung cấp từ khu vực này cũng tăng lên đáng kể vàđạt mức bình quân là 15,1 triệu đồng năm 2008, gấp 2,1 lần so với năm 2004. Điều quan trọng là mức lãi suất được giữ tươngđối ổn định qua các năm, nhất là thời điểm biến động mạnh về lãi suất trong năm 2008, giúp hộ dân giảm bớt gánh nặng về chi phí lãi vay. Tuy nhiên, vai trò của các Quỹ tín dụng nhân dân thì rất mờ nhạt.
Bên cạnh đó, khu vực phi chính thức song song tồn tại và chiếm một vị trí đáng kể trong hoạt động cho vay ở khu vực nông thôn khi nó cung cấp tới một phần ba tổng số khỏan vay. Đây là phân khúc thị trường mà đối tượng cấp vốn chủ yếu là người cho vay và bạn bè. Nếu vay vốn từ bạn bè thì hộ chịu mức lãi suất là 0 phần trăm, ngược lại nếu vay vốn từ người cho vay thì hộ phải lãi suất rất cao lên tới 1,92%/tháng.
Khi vay được vốn từ khu vực chính thức, hộ chủ yếu dùng vào mục đích đầu tư sản xuất (chiếm 60%) và tích lũy tài sản (chiếm 13,3%). Điều tương tự cũng diễn ra ở khu vực phi chính thức, mặc dù tỷ lệ đầu tư vào hai lĩnh vực đó có thấp hơn. Đáng chú ý là khi hộ vay vốn từ người cho vay thì mục đích dùng để trả nợ chiếm tới 16,7%, tỷ lệ tương tự cho việc chi khám chữa bệnh cho các thành viên trong hộ. Điều đó cho thấy, khi hộ cần vay vốn để thực hiện những khỏan chiđột xuất thì vay vốn từ người cho vay là lựa chọn hàngđầu.