Nguồn cung tín dụng cho hộ

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên (Trang 48)

Hoạt động cung cấp vốn cho thị trường tín dụng nông thôn tương đối đa dạng. Khu vực chính thức bao gồm NHNN&PTNT, NHCSXH, c ác ngân hàng thương mại khác, tổ chức tín dụng và các hội đoàn thể ở nông thôn. Trong đó, NHNN&PTNT có phạm vi và quy mô hoạt động lớn nhất, NHCSXH chủ yếu hướng tới phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các tổ chức chính thức tại địa phương cũng thực hiện hoạt động cung cấp tín dụng cho nông hộ. Khu vực phi chính thức được phân thành hai loại là bạn bè, họ hàng và người cho vay cá thể tại địa phương.

Bảng4.3: Nguồn cung cấp tín dụng cho hộ giai đoạn 2004 – 2008

ĐVT: % Nguồn vay 2004 2008 NH CSXH 13,8 35,2 NH NN&PTNT 44,8 19,7 Ngân hàng khác 1,1 0 Quỹ hỗ trợ việc làm 1,1 0 Tổ chức tín dụng 0 1,4 Tổ chức chính trị xã hội 2,3 7,0 Người cho vay cá thể 4,6 4,2

Bạn bè, hàng xóm 31,0 29,6

Khác 1,1 2,8

Tổng 100 100

Qua bảng số liệu trên cho thấy có sự hoán đổi vị trí dẫn đầu về cung tín dụng cho nông hộ của hai ngân hàng quốc doanh hoạt động ở khu vực nông thôn. Năm 2004 NHNN&PTNT cung cấp tới 44,8% số khỏan vay cho nông hộ, thìđến năm 2008 vị trí này lại thuộc về NHCSXH khi ngân hàng cung cấp 35,2% tổng số khỏan vay của hộ. Điều này được lý giải bởi việc mở rộng hoạt động của mạng lưới NHCSXH, với 1 chi nhánh cấp 1 và 8 phòng giao dịch hoạt động trên cả 9 địa phương của tỉnh, cùng với đó là việc tăng nhanh dư nợ, tính đến cuối năm 2008 dư nợ của NHCSXH là 1025 tỷ đồng, chiếm 9,77% tổng dư nợ tín dụng khối ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân tại Thái Nguyên17.

Trái ngược với mở rộng hoạt động của hai ngân hàng trên thì các tổ chức tín dụng khác của khu vực chính thức lại không phát huy được vai trò,đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân. Các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên cung cấp số khỏan vay chiếm 7,0%. Khối các NHTMCP có mục đích hoạt động thu về nhiều lợi nhuận, trong khi đó thị trường tín dụng nông thôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng sinh lời thấp, nên việc không có khỏan vay nào được cấp từ các ngân hàng này là điều không bất ngờ.

Xét về tổng thể thì tín dụng từ khu vực chính thức vẫn đóng vai trò chủ đạo, cung cấp hơn 60% khỏan vay tại thị trường tín dụng nông thôn trong giai đoạn 2004-2008. Điều đó ta có thể biết quađồ thị sau:

Đồ thị 4.3 Cơ cấu thị trường tín dụng nông thôn (2004-2008) 0 10 20 30 40 50 60 70 % KV chính thức (%) 63.1 63.3 KV phi chính thức (%) 36.7 36.6 2004 2008 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu KSMS 2004 - 2008

Khu vực phi chính thức cũng đóng vai trò nhất định trong việc cung cấp tín dụng cho nông hộ, trong giai đoạn 2004-2008 số khỏan vay được cung cấp từ khu vực này chiếm gần 40% và không có nhiều thay đổi qua các năm. Tuy nhiên, xem xét chi tiết hơn cho thấy có sự giảm nhẹ về số khỏan vay được cung cấp từ bạn bè và họ hàng qua các năm 2004 và 2008 với mức từ 31% xuống còn 29,6%.

Nghiên cứu về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam qua các thời kỳ cho thấy có sự thayđổi về cơ cấu giữa khu vực chính thức và phi chính thức. Với bộ số liệu được khảo sát năm 1995 thì Dương và Izumida(2002) chỉ ra rằng khu vực không chính thức chiếm 17% tất cả các khỏan vay. Trong khi đó, Basslund và Tarp(2006), nghiên cứu tại bốn địa phương tại Việt Nam là Hà Tây, Phú Thọ, Quảng Nam, Long An cho biết có 35% các khỏan vay được cung cấp từ khu vực

phi chính thức vào năm 2002. Như vậy, ta thấy có sự tươngđồng về số khỏan vay được cung cấp bởi khu vực chính thức và phi chính thức giữa các địa phương của Việt Nam với nghiên cứu này.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên (Trang 48)