Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc tính về cấu trúc và chức năng vốn có đối với một nhóm ngôn ngữ, là những đặc trưng bản chất của các ngồn ngữ thuộc nhóm đó, p
Trang 1Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài: Sử dụng Graph vào dạy học
bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” trong sách giáo khoa Ngữ
văn 11, em đã thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và sự chỉbảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn trường ĐHSPHN2, đặc biệt là
các thầy, cô giáo trong tổ Phưo’ng pháp dạy học Ngữ văn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Phạm Kiều Anh đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng thực hiện đề tài với quyết tâm cao nhưng chắc chắn
đề tài không thế tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa các thầy, cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2011 Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Ngọc
Trang 2Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn của Th.s Phạm Kiều Anh.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chưa từng đượccông bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả đúng, nếu saitôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Hà Nội, ngày 20 thảng 5 năm 2011 Tác giả khóa luận
Trang 3Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
3
THPT : Trung học phổ thông
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐÀU 8
1 Lí do chọn đề tài 8
2 Lịch sử vấn đề 10
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 13
Trang 4Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
4
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 13
5 Phương pháp nghiên cứu 13
6 Đóng góp khóa luận 14
7 Cấu trúc của khóa luận 14
NỘI DUNG 15
Chương 1 : Loại hình ngôn ngữ và việc sử dụng Graph vào dạy học tiếng Việt 15
1.1 Loại hình ngôn ngữ 15 1.2 Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt 26 1.3 Sử dụng Graph vào dạy học tiếng Việt 37 Chương 2 : Sử dụng Graph vào dạy học bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 48
2.1.Thực trạng dạy học bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” ở trường THPT 48
2.2.Cơ sở khoa học của việc sử dụng Graph vào dạy học bài: “Đặc điểm loại hình tiếng Việt” 50
2.3.Dạy học bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” có sử dụng
Trang 5Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
5
Graph 61
Chương 3: Thực nghiệm 65
3.1.Mục đích thực nghiệm 65
3.2 Đối tượng thực nghiệm 65
3.3 Kế hoạch thực nghiệm 66
3.4 Giáo án 66
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXĨ là thế kỷ của khoa học công nghệ, thế kỷ của nền kinh tế tri thức Ngày nay, với việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, kinh tế Việt Nam đã có những thành tựu rực rỡ Thêm vào đó, đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao, giáo dục - đào tạo cũng không nằm ngoài guồng quay này Đảng và Nhà nước đã xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” vấn đề đặt
ra là bên cạnh việc truyền thụ những kiến thức cơ bản đê các em có một nền học vấn làm cơ sở, điều quan trọng là nhà trường phải dạy cho các em cách lĩnh hội tri thức,
Trang 6Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
khoa học phục vụ cho mục tiêu phát triến và sự nghiệp giảo dục (Theo, “Nghị quyết hội nghị lần 4 BCHTWD khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo ” (1991)).
Xuất phát từ mục tiêu đó, trong những thập kỷ gần đây, các nhà tâm lý học vàgiáo dục học đã tìm tòi và đề xuất những phương pháp dạy học tốt nhất Trong cácphương pháp dạy học mới phải kể đến một số phương pháp dạy học như: phương phápnêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, các phương pháp tự học Ngoài ra, họ cònchú ý tới một số phương pháp dạy học mới mang tính tích cực đế đáp ứng yêu cầu của
Trang 7Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
7
nền khoa học hiện đại Từ đó, những vấn đề lý luận của một số ngành khoa học đượcvận dụng trở thành công cụ thâm nhập khoa học chung như mô hình hóa Alglorit,Graph, được áp dụng ở nhà trường để dạy và học nhiều môn học khác nhau như: Toánhọc, Hóa học, Địa lý, Vật lý Nó mở ra nhiều triển vọng cho việc dạy học trong nhàtrường, bởi đây là những lý luận khoa học có tính khái quát rất cao Những lý luận này,
có thê giúp HS hình thành cho mình phương pháp chung của tư duy và tự học, một kỹnăng rất quan trọng của người lao động mới trong thời đại mới
Graph là lý thuyết của toán học, bản chất nó vừa mang tính khái quát, vừa mangtính trực quan, cụ thể Graph có nhiều điểm mạnh trong việc thể hiện mối quan hệ vàtính tầng bậc của các yếu tố ngôn ngữ Do đó, sử dụng Graph trong dạy học tiếng Việtcho HS THPT là một việc làm hữu ích Khi GV sử dụng Graph trong dạy học, HS sẽ dễdàng nhận thức các yếu tố, các khái niệm, sự kiện và hiện tượng ngôn ngữ Cũng vì thế,việc sử dụng Graph vào dạy học được coi như là một phương pháp dạy học mới của
GV Với phương pháp mới này, GV sẽ chủ động, linh hoạt hơn khi hướng dẫn các emlĩnh hội kiến thức
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Sử dụng Graph
vào dạy học bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” trong sách giáo khoa Ngữ văn
11.
Trang 8Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
8
2 Lịch sử vấn đề
Về mặt lịch sử, lý thuyết Graph ra đời từ 200 năm trước đây trong quá trìnhgiải các bài toán đố Nhưng mãi đến những năm 30 của thế kỷ XX, lý thuyết Graphmới được xem như một ngành toán học riêng biệt, được trình bày trong công trình củaKonig nhà toán học người Hunggari
Cho đến năm 1965, A.M.Xokhor là người đầu tiên đã vận dụng một số quanđiểm của lý thuyết Graph để mô hình hóa nội dung của tài liệu sách giáo khoa Nhờ đó,Xokhor đã trực quan hóa được những mối liên hệ bản chất giữa các khái niệm tạo nêntài liệu giáo khoa đó (tức là một đề tài dạy học)
Nói cách khác, chính Xokhor đã xây dựng được Graph của một kết luận haymột lời giải thích cho một đề tài dạy học mà ông gọi là: Cấu trúc logic của kết luận haycủa lời giải thích Nhờ đó, HS nhớ lâu hơn, rõ ràng hơn và vận dụng có hiệu quả hơnnội dung của tài liệu
Cũng cùng năm 1965, dựa vào cách làm của Xokhor, V.X.Pôlôxin đã dùngGraph để diễn tả trực quan những diễn biến của một tình huống dạy học (mô hình hóa
tự các thao tác dạy và học trong một tình huống dạy học)
Đến năm 1972, V.P.Garkunôp tiếp tục dùng Graph để mô hình hóa các tìnhhuống dạy học nêu vấn đề và phân loại chúng
Tuy nhiên cả Xokhor, Pôlôxin, Garkunôp đều mới chỉ sử dụng Graph như mộtcông cụ thực nghiệm nghiên cứu khoa học về lý luận dạy học chứ chưa sử dụng lýthuyết này vào dạy học ở trên lớp
Trang 9Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
9
VI thế, sau này nhiều nhà khoa học, các nhà sư phạm qua nghiên cứu lý thuyết
và kiểm nghiệm thực tiễn đã nhận thấy rõ hiệu quả của giờ lên lớp khi dạy học bằngGraph Nhiều tài liệu viết riêng cho GV về những vấn đề này cũng đã chứng minhrằng: sự ứng dụng lý thuyết Graph vào quá trình dạy học là hoàn toàn hợp lý, lý thuyết
có thể được ứng dụng ở tất cả các môn học, các bậc học Trong số các tác giả Liên Xô(cũ) khi nghiên cứu vấn đề này, có một số tác giả tiêu biểu
Trang 10Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
1 0
A.A.Opchinhicô, V.X.Pughirxiki, Morgunôp họ đã vận dụng lý thuyết Graph
để kế hoạch hóa quá trình dạy học ở Đại học
A.A.Chêxôp nghiên cứu việc sử dụng các đồ thị mạng lưới khi lập kế hoạchhoạt động
Đặc biệt là Baxakep tác giả đã nghiên cứu vận dụng lý thuyết Graph vàonhiều lĩnh vực khác nhau như: Văn học, Toán học, Hóa học, Vật lý, Sinh học
Trong cuốn sách “Graph và mạng lưới hữu hạn”.
Ngoài ra, trong lĩnh vực Văn học có “Graph và ứng dụng của chúng” (1968) của Ore và “Lý thuyết Graph” (1976) của BeRop.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam cũng có khá nhiều tác giả nghiên cứu vận dụngGraph vào dạy học
Hà Thúc Quảng, GV CĐSP Hải Phòng: “Dùng sơ đồ trong việc dạy Toán đểphát huy tác dụng của sách giáo khoa” (Nghiên cứu Giáo dục - số 3, T3/1974).Nguyễn Xuân Trường: “Sử dụng sơ đồ trong giảng dạy Hóa học” (Tập sanGiáo dục cấp III - số 5/1978)
Trần Trọng Dương “Áp dụng phương pháp Graph để nghiên cứu cấu trúc vàphương pháp giải, xây dựng hệ thống bài toán về lập công thức hóa học ở trườngphổ thông” (Tiểu luận khoa học cấp T - Khoa Hóa ĐHSP Hà Nội T - 1980)
Nguyễn Ngọc Quang “Phương pháp Graph trong dạy học” (Tạp chí nghiêncứu Giáo dục số 4,5/1989)
Phạm Tư, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Đình Am, Nguyễn Cương: “Mộtthực nghiệm dùng phương pháp Graph trong dạy học Hóa học” (Báo cáo tại Hộinghị giáo dục toàn quốc lần thứ II - 2/1982)
Phạm Tư, “Dùng Graph trong giảng dạy Hóa học ỏ’ trường THPT” (Tập san
số 3/1982)
Nguyễn Thị Giang Tiến: “Hình thành hệ thống khái niệm Địa lý và áp dụngphương pháp Graph hình thành khái niệm Địa lý kinh tế và dạy các khái niệm đó”
Trang 11Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
1 1
Nguyễn Tiến Trung: “Vận dụng lý thuyết Graph trong việc lập chương trìnhmôn học tối ưu và cải tiến phương pháp dạy học”
Qua khảo sát ta thấy việc vận dụng Graph vào quá trình dạy học ở Việt Namđược các nhà sư phạm quan tâm và vận dụng vào giảng dạy từ rất lâu bước đầukhẳng định tác dụng của việc sử dụng Graph trong việc nắm vững kiến thức, pháttriển kỹ năng tư duy HS
Tuy nhiên, hiện nay phương pháp dùng Graph để dạy học vẫn chưa được ứngdụng ở diện rộng, chưa trở thành phương pháp phổ biến Việc vận dụng Graph vàodạy học Ngữ văn mà cụ thể là dạy môn tiếng Việt còn ít Trong thực tế, mới chỉ cóthầy giáo ở tỉnh Hà Nam Ninh làm những thí nghiệm nhỏ vận dụng lý thuyết Graphvào giảng dạy môn Văn Riêng ở phân môn tiếng Việt có bài viết của PGS PTSNguyễn Quang Ninh “Sử dụng phương pháp Graph” trong dạy học tiếng Việt, bàiviết này đã giới thiệu sơ lược về phương pháp Graph, những yêu cầu và cách tiếnhành Graph nội dung một bài học tiếng Việt Đây mới chỉ coi là một nghiên cứu cótính chất gợi mở giới thiệu
Gần đây (1999), với luận án của tiến sĩ Nguyễn Thị Ban: “Sử dụng Graph đêdạy những bài về từ và câu tiếng Việt ở cấp phố thông trung học cơ sở”, trườngĐHSPHN, một lần nữa khắng định thế mạnh của việc ứng dụng Graph trong dạy họctiếng Việt
Như vậy, việc sử dụng G vào dạy học tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượnghọc tập cho HS không còn là vấn đề mới mẻ Nhưng để cụ thể hóa phương pháp nàytrong giảng dạy tiếng Việt và ứng dụng, triển khai nó trong việc dạy học tiếng Việt ởdiện rộng là vấn đề cần được tiếp tục suy nghĩ
3 Mục đích, nhiệm yụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cửu
Trong luận văn này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, khảo sát nhằm các mụcđích sau:
Trang 12Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
1 2
Trước hết là, giúp HS biết hệ thống các kiến thức về sự phân loại ngôn ngữ
Đó là mục đích lĩnh hội kiến thức về ngôn ngữ, về loại hình ngôn ngữ
Ngoài ra, trong luận văn chúng tôi còn thực hiện mục đích tạo ra hứng thúhọc tập cho HS Từ đó, HS có niềm say mê, hào hứng để khám phá tri thức, đây làmục đích tác động đến tư tưởng của các em
Bên cạnh đó, luận văn có mục đích tạo ra sự sáng tạo trong hoạt động dạy học
tiếng Việt của GV, thể hiện qua một bài dạy cụ thể là: “Đặc điểm loại hình của
tiếng Việt”.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi viết đề tài này, chúng tôi đã đề ra được những nhiệm vụ quan trọng cầnthực hiện:
Thứ nhất là, trình bày những vấn đề cơ bản nhất về Graph
Thứ hai là, xác định những cơ sở khoa học trong bài: “Đặc điểm loại hình
của tiếng Việt” để chỉ ra những vấn đề có thể sử dụng Graph.
Thứ ba là, ứng dụng G vào dạy học các bài tiếng Việt ở phố thông
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Với luận văn này, đối tượng nghiên cứu là cách sử dụng Graph khi dạy họctiếng Việt
4.2.Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong đề tài là vận dụng G đê dạy học bài: “Đặc điểm
loại hình của tiếng Việt” trong SGK NV 11 ở trường THPT.
5 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ để xem xét, tìm hiểunhững vấn đề lý thuyết về: Loại hình ngôn ngữ, tiêu biểu là loại hình ngôn ngữ tiếng
Việt Từ đó, vận dụng Graph vào dạy học bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng
Việt”.
Trang 13Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
1 3
Bên cạnh phương pháp phân tích ngôn ngữ, chúng tôi sử dụng phương pháp
so sánh, phân loại, thống kê đế điều tra, khảo sát, xử lý các kết quả thu được làm chocác vấn đề đưa ra trong luận văn có tính xác thực
Có thể nói rằng, thực nghiệm vừa phương pháp nghiên cứu, vừa là một phầncủa luận văn Qua thực nghiệm mới có thể kết luận được về giá trị thực tiễn, tính khảthi của những vấn đề được đặt ra trong luận văn
6 Đóng góp khóa luận
Luận văn, góp thêm một hướng mới trong dạy học tiếng Việt nói chung, dạy
học bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” nói riêng cho HS lớp 11.
Góp phần làm cho giờ học trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, tạo ra hứng thú học tập
và tích cực hóa quá trình dạy học
7 Cấu trúc khóa luận
Luận văn của chúng tôi gồm ba phần:
Mở đầu Nội dung Kết luận
Phần nội dung gồm ba chương:
Chương 1: Loại hình ngôn ngữ và việc sử dụng Graph vào dạy học tiếng Việt
Chương 2: Sử dụng Graph vào dạy học bài: “Đặc điếm loại hình của tiếng
Việt” trong sách giáo khoa Ngữ văn 11
Chương 3: Thực nghiệm
NỘI DUNG Chương 1: LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ VÀ VIỆC sử
DỤNG GRAPH VÀO DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
1.1 Loại hình ngôn ngữ
1.1.1 Khái niệm loại hình ngôn ngữ
Với hơn 5.000 thứ ngôn ngữ tồn tại trên thế giới thì mỗi ngôn ngữ đều cómột kiểu tổ chúc và cấu trúc không giống nhau Nói cách khác là ở đây chúng tạo ra
sự khác nhau cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và chúng còn khác nhau về khả
Trang 14Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
1 4
năng kết hợp Chính từ sự khác nhau cơ bản này, các nhà ngôn ngữ học đã quy cácngôn ngữ thành những loại hình ngôn ngữ riêng biệt
Khi tìm hiểu về ngôn ngữ, ngoài những đặc điểm chung: công cụ nhận thứcthế giới, công cụ giao tiếp thì mỗi ngôn ngữ còn có những đặc điểm chỉ xuất hiệnriêng ở từng nhóm ngôn ngữ một Như vậy, trước tiên chúng ta cần xác định: thế nào
là một loại hình ngôn ngữ ?
Theo nhà loại hình học Xô Viết - XtanKeVich trong cuốn: “Loại hình các
ngôn ngữ” ông đưa ra hai cách hiểu về loại hình ngôn ngữ như sau:
Cách hiếu thứ nhất: “Loại hình là một khải niệm rất chung cho phép chỉ ra những đặc điêm cơ bản nhất (nhưng không phải đầy đủ nhất) trong cơ cẩu một ngôn ngữ Nó ì loại hình của một ngôn ngữ nào đẩy tức là nói đến tông hợp những đặc điềm chỉnh của ngôn ngữ đó Tất cả những ngôn ngữ nào đều có chung tông hợp những đặc điếm đó thì đều thuộc chung một loại hình đó”.
Cách hiếu thứ hai: “Mỗi loại hình là một nét đặc trưng, vỉ dụ đặc trưng có hay không có những sự biến đôi ngữ âm ở chỗ tiếp giáp, chap nối hai hình vị, tức là nét đặc trưng theo loi chap dính hay theo loi hòa kết Hiêu như vậy thì trong một ngôn ngữ vừa cỏ thê có nét của loại hình này mà cũng
Trang 15Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1 5
vừa cỏ thê cỏ nét của loại hình nọ Đi theo hướng này, người ta thường phân biệt loại hình về mặt hình thức và loại hình về mặt quan hệ Loại hình về mặt quan
hệ là một điêm hết sức quan trọng vì nếu không xét đến mặt này thì tức là coi kết cẩu của ngôn ngữ chỉ như một tổng số nhiều yếu tổ mà thôi” [25, 38].
Còn, Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) trong giáo trình: “Dẫn luận ngôn ngữ
học” thì ông đưa ra khái niệm loại hình ngôn ngữ như sau: “Loại hình ngôn ngữ không phải là một ngôn ngữ cụ thể nào, cũng không phải là một tông hoặc một tập các ngôn ngữ Loại hình ngôn ngữ là tổng thể của những đặc điểm hoặc thuộc tính
về cấu trúc và chức năng vốn có đối với một nhóm ngôn ngữ, là những đặc trưng bản chất của các ngồn ngữ thuộc nhóm đó, phân biệt nhóm đó với các nhóm ngôn ngữ khác” [8, 298].
Tuy có những cách định nghĩa khác nhau về loại hình ngôn ngữ nhưng cáccách định nghĩa trên đều bắt nguồn từ bản thân ngôn ngữ đó, từ đặc điểm cấu tạo,mối quan hệ đối chiếu so sánh với các ngôn ngữ khác để tìm ra được những điểmchung, phổ biến về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để quy chúng vào cùng một nhómloại hình ngôn ngữ Người ta có thể căn cứ vào các đặc điểm chung về ngữ âm (nhưcác ngôn ngữ có thanh điệu và các ngôn ngữ không có thanh điệu, hoặc ngôn ngữ
mà ở đó cái biểu đạt của đơn vị nhỏ nhất mà có ý nghĩa, tức hình vị, nhỏ hơn haybằng âm tiết, và ranh giới giữa các âm tiết có thể chuyển dịch hay không, so với cácngôn ngữ không có những khả năng đó), có thể căn cứ vào những đặc điểm chungtrong cấu trúc nội dung (chẳng hạn hình thức biểu đạt phạm trù chủ thể và khách thểhành động của các ngôn ngữ là cơ sở để xác định đặc điểm loại hình ngôn ngữ).Nhưng chủ yếu họ căn cứ vào những đặc điểm về cấu tạo ngữ pháp (đặc điểm vềcấu trúc hình thái của từ và đặc điểm cú pháp), đê hình thành nên các nhóm loạihình ngôn ngữ
Trang 16Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1 6
Như vậy, có thế hiêu một cách đơn giản: Loại hình ngôn ngữ là những ngônngữ được xếp vào cùng một nhóm, tuy không cùng chung nguồn gốc nhưng cónhững đặc trưng cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giống nhau
1.1.2 Sự phân loại loại hình ngôn ngữ.
Các ngôn ngữ trên thế giới có quan hệ nguồn gốc với nhau, và dựa vào đó cóthể phân loại chúng theo nguồn gốc, theo quan hệ họ hàng Nhưng chúng còn cóquan hệ với nhau theo những đặc điểm cấu tạo bên trong Chúng có thể có nhữngđặc điểm giống nhau trong cấu trúc, trong tổ chức ở các phương diện ngữ âm, từ
vựng, ngữ nghĩa và nhất là ở phương diện ngữ pháp Các ngôn ngữ đó có thể không
cùng một họ, không có quan hệ nguồn gốc với nhau Từ đó, các nhà loại hình học điđến xác lập tiêu chí phân chia ngôn ngữ theo loại hình Vì vậy, trong ngành ngônngữ học đã đưa ra hai tiêu chí cơ bản trong sự phân loại ngôn ngữ
Trước hết, chúng ta cần hiểu cụ thể hơn về sự phân loại ngôn ngữ theo nguồngốc, để đối chiếu, xác định sự phân loại ngôn ngữ theo loại hình Sự phân loại ngônngữ theo nguồn gốc, dòng họ là cách quy các ngôn ngữ theo nguồn gốc phát sinh,điều kiện tồn tại Trong ngôn ngữ học, người ta dùng thuật ngữ họ ngôn ngữ hayngữ tộc để chỉ tập hợp các ngôn ngữ có chung một gốc cổ xưa nhất trong một họ,những ngôn ngữ có chung một gốc trực tiếp hơn gọi là dòng, trong một dòng, nhữngngôn ngữ có chung một gốc trực tiếp hơn nữa gọi là nhánh Cứ như vậy, mỗi họngôn ngữ có thể bao gồm nhiều dòng, mỗi dòng bao gồm nhiều nhánh, mỗi nhánhbao gồm nhiều chi nhánh Một phương pháp quan trọng không thê thiếu mà các nhàngôn ngữ học sử dụng để phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc là phương pháp sosánh - lịch sử, đối chiếu về mặt lịch đại (lịch sử phát triển) của ngôn ngữ, để tìm rađược các ngôn ngữ có chung nguồn gốc
Trang 17Khỏa luận tốt nghiệp SV: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ văn
1 7
Theo như sự phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc thì có một số họ ngôn ngữsau: Ví dụ: Họ Ấn - Âu, họ Xmit - Hmit, họ Káp-ka-dơ, họ Hán Tạng
Ngoài ra, tiêu chí thứ hai trong sự phân loại ngôn ngữ là sự phân loại ngônngữ theo loại hình, dựa trên đặc điểm loại hình, tiêu chuẩn loại hình
Để nghiên cứu phân loại ngôn ngữ theo loại hình người ta áp dụng phươngpháp so sánh loại hình Là phương pháp hướng vào hiện tại, vào hoạt động của kếtcấu ngôn ngữ, tìm ra những cái giống nhau và khác nhau trong kết cấu của hai hoặcnhiều ngôn ngữ Phương pháp này dựa trên một mẫu trừu tượng về các kiểu tổ chứccủa ngôn ngữ, từ đó người ta nghiên cứu cấu trúc của ngôn ngữ dựa trên những ýnghĩa từ vựng và ý nghĩa ngữ pháp của từ đối chiếu với các mẫu trừu tượng để xếpthành các kiểu, loại hình ngôn ngữ Khi so sánh ngôn ngữ về ngữ âm, từ vựng, ngữnghĩa hay ngữ pháp, thì sự so sánh các ngôn ngữ về mặt cấu trúc ngữ pháp có ýnghĩa lớn nhất, bởi vì cấu trúc ngữ pháp của các ngôn ngữ có tính ổn định, bền vữnglâu dài và chi phối sâu sắc cơ cấu tổ chức của toàn bộ ngôn ngữ Trong cấu trúc ngữpháp có cấu trúc từ pháp và cấu trúc cú pháp
Bằng phương pháp so sánh loại hình, ngôn ngữ học thường phân biệt ba loạithuộc tính tồn tại trong ngôn ngữ là:
Thuộc tính thứ nhất: Những thuộc tính phổ quát (phổ niệm ngôn ngữ)
là những thuộc tính chung, vốn có đối với mọi ngôn ngữ của thế giới
Thuộc tính thứ hai: Những thuộc tính loại hình, là những đặc điểmchung về cấu trúc đối với các ngôn ngữ cùng một loại hình đó cũng là những đặcđiểm xác định một loại hình ngôn ngữ
Thuộc tính thứ ba: Những thuộc tính riêng biệt là những thuộc tính chỉ
có ở một ngôn ngữ nào đó
Như vậy, với việc xác định loại hình ngôn ngữ hay phân loại ngôn ngữ theoloại hình, thì việc nghiên cứu so sánh các ngôn ngữ đế xác định những ngôn ngữthuộc tính loại hình (đặc điếm, đặc trưng loại hình) là quan trọng nhất Mỗi loại hình
Trang 18Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1 8
ngôn ngữ là một tập hợp một số ngôn ngữ cùng có chung một số thuộc tính đó Tìmhiểu phương pháp so sánh loại hình là việc làm cần thiết, hữu hiệu để tiến tới phânloại ngôn ngữ theo nhóm loại hình
Đen nay, theo sự phân loại phổ biến được nhiều giới nghiên cứu chấp nhậnhơn cả là sự phân loại ngôn ngữ thế giới thành bốn loại hình lớn: Loại hình ngônngữ hòa kết, loại hình ngôn ngữ chắp dính, loại hình ngôn ngữ đơn lập, loại hình
ngôn ngữ đa tổng hợp Đe cụ thể hóa cho sự phân loại trên, trong cuốn “Dan luận ngôn ngũ' học” của GS.TS Bùi Minh Toán, đã trình bày khá rõ ràng, đầy đủ về bốn
loại hình ngôn ngữ tiêu biếu trên thế giới
1 Loại hình ngôn ngữ hòa kết (hoặc loại hình ngôn ngữ biến hình, ngôn
ngữ khuất chiết), là loại hình ngôn ngữ khá phổ biến, có những đặc điểm loại hìnhnổi bật sau:
Thứ nhất: Mỗi từ thường được cấu tạo gồm hai bộ phận: Căn tố và phụ tố.Căn tố thường không biến đổi và biểu hiện ý nghĩa từ vựng, còn phụ tố thường biếnđổi để biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau Tuy thế, căn tố và phụ tố gắn chặtvới nhau thành một từ đến mức chúng không thể sử dụng riêng một mình được Đôikhi ở ranh giới giữa chúng diễn ra sự biến đổi ngữ âm
Chang hạn, từ tiếng Nga: pyka (tay)
Trong từ “pyka” thì “pyk” là căn tố, “-a” là phụ tố diễn đạt các ý nghĩa: Số ít,giống cái, chủ cách Cả phụ tố và căn tố “pyk” không thể hoạt động độc lập để tạothành câu Các phụ tố gắn bó chặt chẽ với căn tố thành một hình thái, hình thái đómới có khả năng hoạt động độc lập tạo câu
Thú’ hai: Khi sử dụng vào hoạt động giao tiếp, từ thường biến đổi hình thức
để biểu hiện các ý nghĩa, quan hệ và chức năng ngữ pháp khác nhau
Phần biến đối thường là phụ tố, còn căn tố giữ nguyên Ví dụ:
Trong câu tiếng Pháp: II a beau coupd amis (nó có nhiều bạn).
Động từ “a” là biến đổi từ “avoir” (có) cho phù hợp với chủ ngữngôi thứ ba số ít: “II” (nó)
Trang 19Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
1 9
Danh từ “amis” là biến đổi từ “ami” (bạn) để biểu hiện số nhiều
Thứ ba: Mỗi phụ tố có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa ngữ pháp, ngược lại một
ý nghĩa ngữ pháp có thể biểu hiện bằng nhiều phụ tố Ví dụ:
Câu tiếng Nga: O'Ha TTMcaTTa 3TY KhHTY.
(Cô ấy đã viết quyển sách này)
Phụ tố “7ta” ở động từ “nucamb” (viết) biểu hiện các ý nghĩa ngữ pháp, thờiquá khứ, số ít, giống cái, thức tường thuật Ý nghĩa giống cái, số ít vừa biểu hiện ởphụ tố “7ta” trong động từ, vừa biểu hiện ở hình thái của đại từ “'HaTt” (cô ấy) Ý
nghĩa giống cái, số ít, tân cách vừa biểu hiện ở phụ tố “-y” trong danh từ “KhMTY"
(sách) vừa biểu hiện ở hình thái của đại từ chỉ định “3TY" (này)
Giữa các ngôn ngữ cùng loại hình hòa kết, mức độ “hòa kết” có khác nhau
Do đó thường có sự phân biệt loại hình ngôn ngữ hòa kết thành hai nhóm
Nhóm một: Nhóm các ngôn ngữ hòa kết phân tích tính (tiêu biểu là tiếngAnh, tiếng Pháp) ở nhóm ngôn ngữ này, sự biến đổi hình thái của từ diễn ra ở mức
độ thấp hơn và vai trò của hư từ, trật tự từ, ngữ điệu (đặc trưng tiêu biểu của loạihình ngôn ngữ đơn lập) được tăng cường Ví dụ:
Trong câu tiếng Pháp: Les enfants vont à lecole.
(trẻ em đến trường)
Ngoài sự biến đổi để biểu hiện số nhiều, danh từ “enfant” còn dùns hư từ
“les”, danh từ “école” không biến đổi để biểu hiện ý nghĩa về cách mà dùng giới từ(à) trật tự các từ trong câu diễn đạt các quan hệ chủ thể - hành động - đích
Nhóm hai: Nhóm các ngôn ngữ hòa kết tổng hợp tính (tiêu biểu là các ngônngữ thuộc dòng Xla-vơ như tiếng Nga, các ngôn ngữ La Tinh, Hy Lạp cổ ) Nhómnày biểu hiện các đặc điểm hòa kết ở mức độ cao: Sự biến đổi hình thái (sự tươnghợp, sự chi phối) của các từ trong câu rất chặt chẽ, một từ biến đổi theo nhiều ýnghĩa ngữ pháp
Ví dụ: Câu tiếng Nga:
HOble CTyfleHTbl MMMaTOM 3Ty KHl/iry
Trang 20Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
2 0
(Những sinh viên mới đang đọc quyển sách này)
Trong câu này không dùng một hư từ nào Tính từ cùng với danh từ biến đổihình thái để biểu hiện các ý nghĩa số nhiều, chủ cách Động từ biến đổi theo hìnhthái ngôi thứ ba, thời hiện tại, số nhiều, thức tường thuật Còn đại từ chỉ định cùngvới từ “KHMrya” (sách) biến đổi hình thái thể hiện các ý nghĩa số ít, giống cái,tâncách: Không có từ nào là không biến đổi hình thái VI thế,không cần dùng đến phương tiện hư từ, còn trật tự các từ có thể tựdo, linhhoạt mà không làm thay đổi ý nghĩa cơ bản của câu
Thuộc về các ngôn ngữ hòa kết là các ngôn ngữ họ Ân - Âu, họ Sê - mít
và một số ngôn ngữ Châu Phi
2 Loại hình ngôn ngữ chắp dính (loại hình ngôn ngữ niêm kết) có những
đặc điểm nổi bật:
Thứ nhất: Mỗi từ bao gồm căn tố và phụ tố, do đó ý nghĩa ngữ pháp và
quan hệ ngữ pháp cũng được biểu hiện ngay trong bản thân một từ
Thú’ hai: Căn tố không biến đổi hình thái và có thể tồn tại, hoạt động một
mình ngay cả khi không có phụ tố đi kèm Mối liên hệ giữa các hình vị trong nội bộmột từ không thật chặt chẽ
Thứ ba: Mỗi phụ tố chỉ biểu hiện một ý nghĩa ngữ pháp và ngược lại, mỗi ý
nghĩa ngữ pháp chỉ được biểu hiện bằng một phụ tố:
V í d ụ : l - ev (căn tố) Căn phòng
Trang 21gì đó.
-> penfahit (thợ may)-> penulis (nhà văn)-> pekedai (người bán hàng)-> peladang (nông dân)-> pembesar (người quan trọng) -> penjahat (tội phạm)
Các ví dụ này cho thấy căn tố và phụ tố trong loại hình ngôn ngữ này liên kếtvới nhau một cách cơ giới theo kiểu “chắp dính” mà không “hòa kết” với nhau mậtthiết
Thuộc loại hình chắp dính gồm các ngôn ngữ họ Thổ Nhĩ Kỳ, các tiếng Ugô,Phần Lan, tiếng Mông cổ, tiếng Triều Tiên, tiếng Bantu
3 Loại hình ngôn ngữ đa tổng họp (hay hỗn nhập, lập khuôn) có hai đặc
điểm nổi bật:
Thứ nhất: Có một loại đơn vị đặc biệt vừa là từ, vừa là câu, được tạo ra trên
cơ sở động từ Nó có thể bao gồm cả bổ ngữ, cả trạng ngữ và cả chủ ngữ Người tagọi đó là đơn vị lập khuôn
Ví dụ từ tiếng Suakhili:
Nitampenda : Tôi sẽ yêu nó
evidenevleriden2- kul
kul - larkul - lar-da
Từ căn phòng của tôi (ra)
Từ những căn phòng của tôi (ra)Bàn tay (cách I, số ít)
Những bàn tay (lar chỉ số nhiều) (dachỉ vị trí cách)
Trang 22Trong đó:
+ penda : Yêu+ ni : Tôi (chủ ngữ)
là “a” khi làm bổ ngữ thì có hình thức “m”
Thuộc vào loại hình này là ngôn ngữ của người da đỏ ở Châu Mỹ một số
ngôn ngữ Châu Á: Sucốt, Cam - chat, Suakhili
4 Loại hình đơn lập (ngôn ngữ không có hình thái, ngôn ngữ không biếnhình, ngôn ngữ đơn âm hay ngôn ngữ phân tiết) có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất: Từ không biến đổi hình thái
Thứ hai: Các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp được biểu hiện chủ yếubằng: trật tự từ, hư từ và ngữ điệu
Thứ ba: Âm tiết được tách bạch rõ rệt và thường là đơn vị có nghĩa
Loại hình đơn lập xuất hiện sau loại hình khuất chiết, chắp dính, nó đượcbiết đến khi tiếp xúc với văn ngôn Trung Quốc
Ví dụ: Câu tiếng Hán:
(Thầy giáo của chúng tôi dùng tiếng Hán giảng bài)
Câu này có 10 âm tiết tách bạch, được viết thành 10 chữ rời Mỗi âm tiết đều
là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, tất cả các từ đều không biến đổi hình thức để thểhiện các ý nghĩa và chức năng ngữ pháp khác nhau (ví dụ các danh từ in” - thầy
Trang 23giáo, thể hiện chủ thể hành động và làm chủ ngữ, “'/X ip- ” - tiếng Hán, “ìHc” - bài
(văn), thể hiện đối tượng của hành động và làm bổ ngữ - đều không có sự biến đổi vềhình thức Các ý nghĩa ngữ pháp, chức năng ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp trongcâu được thể hiện nhờ trật tự từ (ví dụ định ngữ u d£\jfp” - chúng tôi, đi trước danh
từ trung tâm if]” - thầy giáo, bổ ngữ “W” - bài (văn) đi sau động từ “ Ị- giảng.Phương diện hư từ trong câu trên có từ “ốíỉ ” - của) [17, 136]
XtanKeVich khi phân loại ngôn ngữ cũng chia ngôn ngữ thế giới ra thành bốnloại hình lớn: Loại hình khuất chiết, loại hình chắp dính, loại hình đơn lập và loạihình lập khuôn
1 Loại hình khuất chiết (hay ngôn ngữ hòa kết, ngôn ngữ hình thức, ngôn ngữ
hữu cơ) có các đặc điểm:
Thứ nhất: Quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngay trong bản thân từ, nhờ có từbiến hình ở trong câu nói Trong từ - một trong những đơn vị cơ bản nhất của ngônngữ loại hình này - có sự đối lập rõ ràng giữa căn tố và phụ tố
Thứ hai: Căn tố và phụ tố (và nói chung là mọi hình vị trong từ) kết hợp chặtchẽ với nhau, hòa làm một khối
Thứ ba: Giữa phụ tố và các ý nghĩa mà chúng diễn đạt không có sự tương ứngđơn giản kiểu một đối một (một phụ tố - một ý nghĩa)
Loại hình ngôn ngữ này gồm có các ngôn ngữ Ấn - Âu như tiếng Phạn, tiếng Hi Lạp cố, tiếng La Tinh, các tiếng Xla-vơ, Giec-manh, Rooman
2 Loại hình chắp dính Có các đặc điểm:
Thứ nhất: Quan hệ ngữ pháp cũng diễn đạt bên trong từ, trong từ cũng có sựđối lập rõ rệt giữa căn tố và phụ tố
Thứ hai: Căn tố ít biến đổi và có thể tách ra dùng độc lập thành từ
Thú’ ba: Phụ tố kết hợp một cách cơ giới với căn tố, mỗi phụ tố thường diễnđạt một ý nghĩa nhất định
Trang 24Ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính có ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ, các ngôn ngữU-Ran-An-Tai, một số ngôn ngữ Châu Phi kiểu như ngôn ngữ Băng-Tu
3 Loại hình đơn lập (ngôn ngữ không có hình thái, ngôn ngữ đơn âm, ngôn
ngữ hình tiết) Có các đặc điếm:
Thứ nhất: Quan hệ ngữ pháp chỉ được diễn đạt bằng trật tự trước sau của từ
và bằng các hư từ
Thứ hai: Từ không có hiện tượng biến hình.
Thứ ba: Vỏ ngữ âm thường trùng với âm tiết, có khả năng vừa dùng như từ,vừa dùng như hình vị Khó có thể xác định ranh giới từ, khó phân biệt yếu tố hư vớiyếu tố thực, cũng như vấn đề mặt cấu tạo từ ít phát triên
Các ngôn ngữ Hán cổ, ngôn ngữ thuộc khu vực Đông Nam Á, ngôn ngữ ran-ta ở Châu úc, ngôn ngữ Ê-ve, I-ô-ru-ba ở Châu Phi Ngoài ra, còn có ngôn ngữtiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập
A-4 Loại hình lập khuôn (ngôn ngữ hỗn nhập) Đặc điểm loại hình của ngôn
ngữ này là:
Thú’ nhất: Ngoài đơn vị là từ lại có những đơn vị nửa từ nửa câu Đơn vị
này được xây dựng trên cơ sở một dạng động từ trong đó bao gồm cả trạng ngữ, chủngữ, bổ ngữ
Thứ hai: Loại hình lập khuôn gần gũi với loại hình chắp dính ở nguyên tắc
chắp nối hình vị với hình vị, gần gũi với loại hình khuất chiết ở điểm có xảy ra hiệntượng biến đổi vỏ ngữ âm của hình vị khi hình vị kết hợp với nhau
Loại hình lập khuôn gồm ngôn ngữ người da đỏ ở Châu Mỹ, loại hình củamốt số ngôn ngữ như: Cap-ka-dơ và loại hình của ngôn ngữ Chu-côt, Cam - chat[25, 39]
Như vậy, về cơ bản sự phân loại ngôn ngữ của các nhà ngôn ngữ học có sựđồng nhất với nhau về quan điểm Từ đó, họ đã khẳng định sự tồn tại và cho thấy vịtrí, ý nghĩa của bốn loại hình ngôn ngữ cơ bản trên thế giới
Trang 251.2 Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt.
1.2.1 Khái niệm loại hình ngôn ngữ đơn lập.
Trong các ngôn ngữ thế giới, các ngôn ngữ kiểu như tiếng Việt, tiếng Hán,tiếng Thái, tiếng Mường thường được tách ra thành một loại hình riêng Đó là loạihình ngôn ngữ đơn lập Việc tách các ngôn ngữ này thành một loại hình riêng đốilập với các ngôn ngữ khuất chiết, chắp dính là một việc làm đã từ lâu được các nhàloại hình học nhất trí
Tuy nhiên ở mỗi thời điểm, các nhà ngôn ngữ học có nhiều cách gọi khácnhau về loại hình ngôn ngữ đơn lập Song về cơ bản chúng được xem xét, đánh giá ởcác phương diện sau: đây là ngôn ngữ âm tiết tính (đơn âm) và trong ngôn ngữ đó từkhông biến đổi hình thái (đơn lập)
Như vậy, “gọi một ngôn ngữ là đơn lập (không hình thái) tức là nói rằng trong ngồn ngữ đó, từ không bị biên đôi hình thải Loại này ý nghĩa ngữ pháp chỉ được diễn đạt ra bằng những phương thức như: trật tự sắp xếp các từ, bằng những
hư từ và ngữ điệu
Còn “gọi một ngôn ngữ là âm tiết tính (là đơn âm) tức là nói rằng ỏ ngôn ngữ đó cái đơn vị nhỏ nhất về mặt ý nghĩa thường trùng với âm tiết, mỗi âm tiết thường là vỏ ngữ âm của một hình vị, và nhiều khi cũng là vỏ ngữ âm của một từ gốc Khi có hiện tượng âm tiết tính thì đường ranh giới giữa các âm tiết trong câu nói vê cơ bản trùng với đường ranh giới giữa các hình vị hoặc đường ranh giới giữa các từ” [25, 128].
1.2.2 Đặc điếm loại hình ngôn ngữ đon lập của tiếng Việt.
Loại hình đơn lập là một loại hình tương đối lớn, bao gồm khá nhiều ngônngữ Giữa các ngôn ngữ này ngoài những nét chung nhất, có chung trong toàn loạihình, lại đang còn khá nhiều nét riêng biệt không kém phần quan trọng Vì vậy, khinghiên cứu loại hình ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã tìm ra các đặc điếm riêng
Trang 26của mỗi ngôn ngữ và từ đó họ cũng khắng định rằng tiếng Việt thuộc loại hình ngônngữ đơn lập Ket luận này được rút ra từ những đặc điểm cơ bản sau:
1.2.2.1 về ngữ âm.
Trong tiếng Việt âm tiết (hay tiếng) là đơn vị phát âm tự nhiên, rất dễ nhậnbiết Khi nói, cũng như khi viết, mỗi âm tiết được tách bạch rõ ràng Điều này, đốivới người Việt Nam, tự nhiên đến mức có thể dễ dàng xác định số lượng âm tiết (vàranh giới âm tiết) trong một lời nói Còn trong văn học, số lượng âm tiết được coi làmột đặc trưng của thể loại (thể thơ lục bát, song thất lục bát, thơ ngũ n g ô n v í dụ:trong câu thơ sau đây, chúng ta dễ dàng nhận ra (khi đọc và khi nghe) có 14 âm tiết:
"
Cỏ / non / xanh / rợn / chân / trời, Cành I lê I trắng / điểm í một / vài / bông / hoa”.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Trong thành ngữ, tục ngữ, phép đối giữa các vế, các câu chính là đối giữa các
âm tiết của chúng Nghĩa là, đơn vị đối xứng ở đây là các âm tiết
Ví dụ:
“Mẹ tròn con vuông”.
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.
Đối: Mẹ - con; tròn - vuông
Tay - hàm; làm - nhai; tay - miệng; quai - trễ
(Ngoài ra, trong các thể văn biền ngẫu cũng có phép đối giữa các vế, đốigiữa các âm tiết)
Khi tìm hiểu về âm tiết tiếng Việt có những đặc điểm cần lưu ý sau đây: Thứ
nhất: Có cấu trúc chặt chẽ và rõ ràng Mỗi âm tiết ở dạng tối đa thường gồm ba
phần: Phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu Phần vần tối đa lại bao gồm ba âm: âmđệm, âm chính và âm cuối Còn tối thiểu, âm tiết tiếng Việt phải có âm chính vàthanh điệu Âm chính luôn luôn phải là một nguyên âm Các phần và các bộ phận
Trang 27này được sắp xếp theo một trật tự ổn định và mỗi vị trí chỉ do một số âm vị chiếmgiữ Điều này, được thể hiện cụ thể qua mô hình sau:
Phụ âm đầu // vần (âm đệm: o, âm chính: a, âm cuối: n), thanh huyền Thứ
hai, mỗi âm tiết luôn luôn mang một thanh điệu nhất định Tiếng Việt là một ngôn
ngữ có thanh điệu và tất cả có sáu thanh
Với những đặc điểm này là cơ sở dẫn đến hiện tượng nói lái (cá đua - cuađá ) phép láy (vui vẻ, đo đỏ, lúng túng) tạo ra tính nhạc và tính đối xứng của câuvăn, câu thơ, của thành ngữ, tục ngữ, câu đối
Thứ ba, về mặt nghĩa, âm tiết tiếng Việt thường là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
Mỗi âm tiết thường tương ứng với một hình vị Nhiều âm tiết vừa có nghĩa, vừađược dùng độc lập như một từ (từ đơn) hoặc như một thành tố cấu tạo nên nhiều từ
Ví dụ:
Âm tiết: “đẹp” được dùng độc lập như một từ đơn trong câu: Bức tranh này
đẹp Hoặc nó được dùng để cấu tạo nên các từ láy {đẹp đẽ, đèm đẹp) và các từ ghép
(xinh đẹp, tốt đẹp, tươi đẹp ).
Có những âm tiết có nghĩa nhưng chỉ được dùng làm thành tố cấu tạo nên
những từ khác Ví dụ “nhân” nghĩa là “người” tạo nên các từ: Nhân dân, nhân loại, công nhân, nhân tính
Có những âm tiết không tự thân có nghĩa, nhưng có tác dụng góp phần tạo
nên nghĩa cho các từ mà chúng tham gia cấu tạo Ví dụ: “đẹp đẽ” (khác nghĩa với đẹp) “lạnh lùng” (khác nghĩa với lạnh), “nhỏ nhen ” (khác nghĩa với nhỏ)
Trang 28Tuy nhiên, có một số âm tiết không có nghĩa, thường là các âm tiết trong các
từ vay mượn (radio, cacbon, elip _)
Thứ tư, về mặt ngữ pháp, mỗi âm tiết tiếng Việt thường xuất hiện trong tưcách một từ Đặc biệt trong thời kỳ lịch sử trước đây, đại đa số các từ của tiếng Việt
là các từ đơn chỉ gồm một âm tiết Ớ hoàn cảnh lịch sử đó, tiếng Việt là một thứtiếng đơn âm:
Ví dụ, câu thơ sau đây chỉ toàn các từ đơn tiết:
“ Sao / anh / không / v ề / choi / thôn /Vĩ ?”
(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ)
(Câu thơ có bảy âm tiết, bảy tiếng, cũng là bảy từ được tách bạch rõ ràng)
Ở thời kỳ lịch sử muộn hơn, trong tiếng Việt được cấu tạo nhiều từ láy và từghép (trong đó phần nhiều là các từ song tiết) Tuy thế, nhiều trường hợp các âm tiếttrong các từ láy và các từ ghép này vẫn có thể được tách ra dùng lâm thời như mộtđơn từ từ tự do Ví dụ:
Các tiếng “/ở” và ‘7ơf’ trong từ láy ‘7J /ớ*/” được tách ra và dùng mỗi tiếngnhư các từ đơn
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm”.
(Nguyễn Du)
Những đặc điêm nêu trên hoàn toàn khác biệt so với loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiêubiểu là tiếng Anh Ví dụ:
I’m going to school.
She likes-an ice cream.
Các từ trong tiếng Anh có hiện tượng nuốt âm, nối âm “J’m ”, các âm khi phát âm không được rõ ràng hay từ còn có hiện tượng chắp dính “likes-an
Như vậy, các tiếng Anh (Nga, Pháp ) là thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết
Từ được cấu tạo bởi căn tố và phụ tố khi phát âm có hiện tượng nối âm, nuốt âm,
Trang 29còn tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập vì khi phát âm các âm tiết được táchbạch rõ ràng.
Tóm lại, một trong các đặc điểm rất dễ nhận ra trong tiếng Việt là âm tiết(tiếng) có ranh giới rõ ràng, có cấu trúc chặt chẽ luôn luôn mang thanh điệu vàthường là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có khả năng độc lập như một từ đơn
1.2.2.2. về từ ngữ
Từ tiếng Việt (dù là từ đơn, từ ghép, hay từ láy), dù thuộc từ loại nào, dù thựchiện chức năng ngữ pháp nào trong cụm từ, trong câu, luôn luôn có một hình thứcngữ âm duy nhất, ổn định Hình thức này không biến đổi theo các ý nghĩa ngữ pháp
và các chức năng ngữ pháp trong câu về mặt này, từ tiếng Việt khác biệt với từ củacác ngôn ngữ không cùng loại hình (như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh )-
ơ tiếng Việt, hình thái của bản thân từ không biến đổi, cho dù các ý nghĩangữ pháp và chức năng ngữ pháp của từ có biến đổi So sánh những lần xuất hiệncủa từ “đọc” trong các câu sau:
Trang 30Tôi đã đo£ xong cuốn sách ây rồi Đoc sách là một việc bổ ích.
Nó không biết đoc
Ở câu thứ nhất, “đọc” là động từ, sau từ chỉ chủ thể hoạt
động “Họ”, ở vị ngữ và biếu thị một hành động đang diễn ra
Ở câu thứ hai, “đọc” là động từ, sau từ chỉ chủ thể hoạt động “Tôi”, ở vị ngữnhưng biểu thị việc đã diễn ra rồi
Ở câu thứ ba, “đọc” vẫn là động từ nhưng lại là chủ ngữ, biểu thị thái độ nhậnxét tích cực ở việc đọc sách
Ở câu thứ tư, “đọc” là bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ “biết”
Như vậy, với những vị trí, chức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng từ “đọc”không bị biến đối hình thái
Thực ra, trong các câu trên, chức năng ngữ pháp của từ “đọc” và ý nghĩa ngữpháp đi với nó đã có những thay đổi và khác biệt Những sự khác biệt ấy được biểuhiện nhờ các hư từ (đang, đã, xong ), nhờ trật tự sắp xếp các từ Đó đều là nhữngphương tiện ỏ’ bên ngoài từ “đọc” không được tổng hợp vào trong cùng một hìnhthái với nó Vì thế, tiếng Việt và các ngôn ngữ cùng loại được gọi là các ngôn ngữđơn lập - phân tích tính
So với tiếng Anh:
Trang 31Từ “go” (đi) trong tiếng Anh bị biến đổi về hình thái khi sử dụng Với nhữngthời, thì khác nhau, động từ “go” bị biến đổi cho phù họp với thì đó và để thể hiện ýnghĩa ngữ pháp khác nhau.
Với thì: hiện tại đơn, đê phù hợp với chủ ngữ “I” động từ phải là: “go”.Nhưng khi đi với chủ ngữ: “He”, “She”, thì động từ “go” phải chuyển thành: “goes”(thêm “es” sau động từ)
Với thì: hiện tại tiếp diễn, đi với chủ ngữ “I” thì động từ “go” đi sau động từ
“tobe” “is” và động từ bị biến đổi thành: “going”
Với thì quá khứ, khi đi với chủ ngữ “I” động từ bị biến đổi thành: “went”.Khi động từ ở dạng quá khứ phân từ hai biến thành “gone”
Như thế, động từ “go” (đi) trong tiếng Anh đã bị biến đổi hình thái khi có sựthay đối về thời, thì Cho nên, tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết
Đặc điểm trên đây của tiếng Việt dẫn đến những hiện tượng khá phổ biến làhiện tượng chuyển từ loại, hiện tượng đồng âm và quan trọng hơn là nó quyết địnhnhững phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt
1.2.2.3. về ngữ pháp.
Trong các ngôn ngữ hòa kết, phương thức ngữ pháp giữ vai trò chủ đạo làphương thức phụ tố Trong tiếng Việt và các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, từkhông biến đổi về hình thái, nên các phương thức chủ đạo là trật tự từ, hư từ
Phương thức thứ nhất là, phương thức trật tự từ:
Trong câu, từ và cụm từ cần được sắp xếp theo một trật tự phục vụ cho việcbiểu hiện các ý nghĩa, các chức năng ngữ pháp các quan hệ ngữ pháp nhất định Nếuthay đổi trật tự sắp xếp thì các phương diện này có thể thay đổi, hoặc làm cho tổ hợp
từ ngữ trỏ' nên vô nghĩa, không thể chấp nhận được Chẳng hạn, từ ngữ giữ chức vụchủ ngữ thường đặt trước từ ngữ giữ chức vụ vị ngữ, từ ngữ đóng vai trò thành tốchính thường đi trước từ ngữ đóng vai trò phụ Ví dụ:
Nó tặng tôi một quyển sách.
Trang 32Với trật tự như thế, câu trên đây có từ “Nó” biểu hiện chủ thể của hoạt động
và thực hiện chức năng chủ ngữ, từ “tặng” thể hiện hoạt động và là thành tố chínhcủa vị ngữ, từ “tôi” thể hiện đối tượng phục vụ của hoạt động và là thành tố phụ của
vị ngữ (bổ ngữ gián tiếp) cụm từ “một quyển sách” thể hiện đối tượng trực tiếp củahoạt động và là thành tố phụ thứ hai (bổ ngữ trực tiếp) của động từ “tặng”
Nếu trật tự thay đổi thì các phương diện trên đây của câu đó cũng thay đổi, sosánh
Tôi tặng nó một quyển sách (khác nghĩa).
Ngoài trường hợp ấy, sự thay đổi trật tự dẫn dến các tổ hợp vô nghĩa:
Nó tôi một quyển sách tặng.
Tôi một quyển sách nó tặng.
Trong phạm vi một cụm từ chính phụ, trật tự sắp xếp các từ còn ở mức độchặt chẽ hơn Các từ trong vai trò phụ được sắp xếp một cách mạch lạc, rõ ràng vàocác vị trí đi trước, hoặc các vị trí đi sau Từ chính và không thể tùy ý thay đổi nếukhông có những điều kiện về ngữ cảnh, hoặc tình huống giao tiếp
Ví dụ:
“Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
Trong câu này có một cụm từ “một truyền thống quý báu của ta”, trong đó từ
“truyền thống” đóng vai trò từ chính Phụ thuộc vào nó và bổ sung ý nghĩa cho nó có
ba từ đóng vai trò phụ Đó là các từ “một” (thành tố phụ đi trước) “quý báu” và “củata” (các thành tố phụ đi sau) Trật tự sắp xếp như vậy khó có thể thay đổi Neu sắpxếp khác thì dễ làm cho cụm từ mất nghĩa hoặc đổi nghĩa
Chỉ trong những điều kiện nhất định thì trật tự các từ trong cụm từ mới có thểthay đổi mà không làm thay đổi nội dung cơ bản của câu Ví dụ:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Trang 33Ở đây, có sự hỗ trợ của vần nhịp, của phép đối trong thơ Đường Luật nên từchính “tiều” được đặt trước các từ phụ “vài chú”, hơn nữa các vị ngữ “lom khom”,
“lác đác” ở cả hai câu đều đặt trước chủ ngữ Điều này làm cho câu thơ trở nên hấpdẫn, độc đáo Trong các ngôn ngữ mà từ có biến đổi hình thái, trật tự từ trong câu cótính tự do và linh hoạt hơn Còn trong tiếng Việt, sự linh hoạt trong việc sắp xếp các
từ trong câu chỉ có thể có ở những hoàn cảnh giao tiếp nhất định, với những điềukiện nhất định và để phục vụ cho những mục đích nhất định
Phương thức thứ hai là, phương thức hư từ
Trong các ví dụ ở phần trên, chúng ta đã thấy vai trò của hư từ tiếng Việt đốivới việc biểu hiện các ý nghĩa, các quan hệ và các chức năng ngữ pháp Tất cả cácngôn ngữ đều có hư từ, nhưng khi hình thái biến đổi từ là phương thức ngữ pháp chủđạo thì vai trò của hư từ mờ đi Còn ở tiếng Việt, từ không biến đổi hình thái sau trật
tự từ, hư từ là phương thức ngữ pháp quan trọng
Hư từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng, không dùng để gọi tên (địnhdanh) các đối tượng trong hiện thực khách quan Chúng chỉ làm dấu hiệu cho một sốloại ý nghĩa ngữ pháp, hoặc ý nghĩa hình thái Chúng không thể thực hiện vai trò củacác thành phần chính trong cụm từ hay trong câu, mà chỉ có thể đóng vai trò cácthành phần phụ (các phụ từ), các thành phần tình thái (các từ tình thái) hoặc làm dấuhiệu cho các quan hệ ngữ pháp (các quan hệ từ)
Ví dụ: Cùng có ý nghĩa chỉ thời gian tương lai, nhưng tiếng Việt có một sốthực từ và hư từ khác nhau:
Chẳng hạn, một số thực từ như: (Ngày) “mai”, (ngày) “kia” (mốt) “Mai” chỉngày tiếp theo ngày hôm nay (ngày diễn ra hoạt động nói) Nó có thể thực hiện chứcnăng thành phần chính hoặc thành phần phụ của câu
Ví dụ:
Ngày họ hẹn chúng ta là mai ( “mai” giữ vai trò là: vị ngữ) Mai,
anh ấy đến ( “mai” giữ vai trò là: trạng ngữ).
Trang 34Ngoài ra, còn có các hư từ như: “sẽ”, “sắp”, được dùng làm dấu hiệu cho ýnghĩa thời gian trong tương lai Nó không chỉ dùng để gọi tên cho một thời điểm haymột khoảng thời gian nào trong tương lai Nó không chỉ đóng vai thành phần chínhtrong câu hoặc trong cụm từ, mà chỉ có thể đóng vai thành phần phụ.
Ví dụ: Anh ây sẽ đến.
Hư từ có số lượng ít hơn thực từ, nhưng tần số sử dụng lại cao
Hư từ trong tiếng Việt bao gồm ba loại chính:
Loại một: Phó từ (phụ từ) chuyên làm thành tố phụ cho các thực từ,làm dấu hiệu bổ sung một số loại ý nghĩa cho thực từ Ví dụ các phụ từ: Đã, sẽ,đang, không, chưa, cứ, còn, đều, hãy, rất
Loại hai: Quan hệ từ chuyên biểu hiện quan hệ giữa các từ, các cụm
từ, các câu Ví dụ: Và, nhưng, song, mà, của, bằng, nên, vì, tại, bởi, để
Loại ba: Tinh thái từ chuyên làm dấu hiệu cho tình cảm và thái độ củacon người Ví dụ: à, ạ, nhỉ, nhé, ối, ái, chà, chao ơi, than ôi, vâng, dạ, ừ
Trong một câu có thể dùng nhiều hư từ, ví dụ:
“Chẳng những chích bông là bạn của các em nhỏ, mà chích bông
còn là bạn của bà con nông dân”.
của tôi / anh ấy là người Hà Nội / anh ấy người Hà Nội.
Bên cạnh đó, trong tiếng Việt còn phải kể đến phương thức ngữ điệu
Ngữ điệu là một yếu tố siêu đoạn tính Nó không thể được phát âm riêng, màphải thể hiện đồng thời với việc phát âm các từ ngữ trong câu
Trang 35Ngữ điệu là đặc điểm của giọng nói, thể hiện khi nói một câu Nó bộc lộ ở sựphát âm mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, trầm hay bổng, liên tục hay ngắt quãng, lêngiọng hay xuống giọng đối với các từ ngữ trong câu Cũng là các yếu tố siêu đoạntính, nhưng khác với thanh điệu (gắn với âm tiết), khác với trọng âm (gắn với từ),ngữ điệu là yếu tố gắn với câu.
Trong tiếng Việt, ngữ điệu là một phương thức ngữ pháp góp phần biểu hiệncác ý nghĩa khác nhau
Sự khác biệt trong ngữ điệu có thể phân biệt các câu có mục đích nói khácnhau, nghĩa là có ý nghĩa khác nhau
Ví dụ:
Mẹ về (câu tường thuật, với ngữ điệu kết thúc hạ giọng ở cuối câu)
Mẹ về ? (câu hỏi, với giọng hồ nghi, thiếu sự quả quyết)
Mẹ về ! (câu cảm thán, với giọng reo vui)
Sự liên tục hay có quãng ngắt và vị trí của chỗ ngắt là một biểu hiện của ngữđiệu Nó có thể phân biệt các ý nghĩa khác nhau Ví dụ:
Phương pháp làm việc mới là điều quan trọng.
Trong câu trên, nếu chỗ ngắt ở trước từ “mới” thì từ “mới” có quan hệ với các
từ đi sau nó và chỉ điều kiện, câu có nghĩa là “Cớ/ quan trọng là phương pháp làm
việc, chứ không phải là cái gì khác" Còn nếu quãng ngắt ở sau từ “mới” là tính từ
trái nghĩa với “cũ” (quen thuộc) và câu có nghĩa là “Cái quan trọng là phương
pháp làm việc phải mới, chứ không thể là các phương pháp cũ đã kém hiệu quả”.
Tóm lại, cùng với trật tự sắp xếp các từ trong câu, cùng với việc sử dụng hư
từ (hay không dùng hư từ), ngữ điệu là một phương thức ngữ pháp trong tiếng Việt
và trong các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính [17, 140]
Trên đây là những đặc điểm cơ bản của loại hình ngôn ngữ tiếng Việt - mộtloại hình tiêu biểu cho ngôn ngữ đơn lập Các đặc điểm này có tính chất loại hình
Trang 36học làm nên đặc điểm riêng biệt của loại hình tiếng Việt để phân biệt nó với các loạihình ngôn ngữ khác.
1.3 Sử dụng Graph vào dạy học tiếng Việt
1.3.1 Khái niệm Graph
Khi mới xuất hiện Graph (G) là một thuật ngữ toán học nhưng đến thời điểmhiện nay, G đã được sử dụng rộng rãi và trở thành một tên gọi chung, khá quenthuộc của nhiều ngành khoa học
G (danh từ) theo tiếng Anh có nghĩa là: Sơ đồ, đồ thị, mạng, mạch
Để tránh nhầm lẫn từ “đồ thị” (là đường biểu diễn của các quan hệ giữa cácđại lượng trong đại số học), chúng tôi dùng nguyên từ “Graph” của tiếng Anh chứkhông dịch sang tiếng Việt
Trong tiếng Anh, Graph còn có ý nghĩa sau:
Graph (động từ) có nghĩa là: Vẽ sơ đồ, vẽ đồ thị, minh họa bằng đồ thị.Graph (tính từ) có nghĩa: Có tính chất mạch, mạng, sơ đồ Ngoài ra, nó cònmang tính chất tạo hình, hay có tính chất sinh động Có tính chất chữ viết (ngônngữ)
Ở Việt Nam, tùy theo từng chuyên môn mà chúng ta chọn nghĩa dùng cụ thể.Trong nhà trường phổ thông cách gọi “sơ đồ” thường được hiểu là “ hình vẽ quyước, nhằm mô tả một đặc trưng nào đó của sự vật hay một quá trình” Vì thế, cáchgọi sơ đồ, mô hình, mạch, mạng có phần gần gũi với GV và HS nhưng lại chưa thậtchặt chẽ về mặt khoa học Còn cách gọi “sơ đô G” (gọi tắt là G) là cách gọi mới và
là một thuật ngữ có tính khoa học cao hơn
Trong đời sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta cần phải vẽ một số sơ đồ đểbiểu thị mối quan hệ giữa các yếu tố, các đối tượng một cách trực quan bằng hìnhảnh, bằng đường nét Khi vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của một cơ quan, một trường học,khu dân cư, để vẽ được nó chúng ta cần sử dụng các ký hiệu thay cho đối tượng cầnxem xét Khi ấy, ta dùng các điểm để biểu thị đối tượng, các đoạn để thể hiện mối
Trang 37quan hệ giữa các đối tượng Vì vậy, khi một G được lập nên sẽ giúp cho nội dungvấn đề cần trình bày trở nên khoa học hơn, hệ thống hơn, logic hơn Các nội dungkiến thức được gắn kết với nhau theo một mô hình, sơ đồ khiến việc tiếp nhận trởnên dễ dàng.
Như vậy, theo cách hiểu của lý thuyết toán thì: “Graph (viết tat G) là một tập hợp sổ lượng hữu hạn các đỉnh và các cung có đầu mút tại các đỉnh đó đế thê hiện mối quan hệ giữa các yếu tố, các đơn vị của một hệ thống nhất định ” [6, 14].
1.3.2 Đặc điểm của Graph
về bản chất G là các dạng sơ đồ, mô hình Muốn tạo được sơ đồ mô hình ấythì trong một G cần có hai nhân tố cơ bản là các điểm, các đoạn Chính các điểm vàcác đoạn này sẽ lập thành một G
Thứ nhất: Các điểm (hoặc các ô vuông, các đường tròn hay hình chữ nhật)
để biểu thị cho đối tượng, trong đó mỗi điểm (hoặc mỗi ô vuông, mỗi đường tròn,hay mỗi hình chữ nhật ) ứng với một đối tượng hoặc một yếu tố
Thứ hai: Các đoạn, đây là nhân tố có vai trò để gắn, nối các điểm (các yếu
tố) có quan hệ với nhau, để biểu thị mối quan hệ giữa các đối tượng
Tập hợp các điểm, các đoạn lại chúng ta sẽ lập thành một G Khi đó, đườngnối các điểm gọi là “cạnh” (hoặc cung) và các điểm trở thành các “đỉnh” của G Tùytheo hình vẽ quy ước cho các “đỉnh” (các ô vuông, các đường tròn, hình chữ nhật )
và các “cạnh” của G dài hay ngắn, thẳng hay cong là điều không quan trọng trongcấu tạo của G, điều quan trọng tạo nên bản chất của một G là ở chỗ: G đó có baonhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh và đỉnh nào được nối với nhau
Tuy nhiên, khi tạo lập G cần lưu ý rằng trong một G các đỉnh của G phải cógiá trị tương xứng nhau, ngang bằng nhau Có nghĩa là, tương ứng với mỗi đỉnh G
đã được chúng ta quy ước từ trước nó sẽ thể hiện những nội dung kiến thức mangtính chất tương xứng, cùng nội dung, cùng lĩnh vực tìm hiểu Nhờ đó, chúng ta sẽxác định được tính chất, tên gọi chung nhất cho một G vừa lập được
Trang 38Ngoài ra, khi lập G cần xét mối quan hệ giữa các đỉnh của G, dựa vào mốiquan hệ đó chúng ta sẽ có các G khác nhau Do đó, trong một G các đỉnh phải cómối quan hệ với nhau, mối quan hệ này đôi khi là ngang hàng, bình đẳng, đôi khi làquan hệ tầng bậc giữa những nội dung kiến thức được trình bày trong bài học Vậynên, trong dạy học tiếng Việt các đỉnh của G là những kiến thức có mối quan hệ vớinhau hoặc là hệ thống của nhau Điều đó, làm cho nội dung kiến thức bài học đượcliên kết chặt chẽ, có tính hệ thống, sinh động
Chẳng hạn, khi dạy về : “Từ tiếng Việt” ta có mô hình sơ đồ G như sau:
(Nhìn vào Graph này, ta có thể thấy đầy đủ mối quan hệ trong từ tiếng Việt, cụ thể
về loại từ mượn của tiếng Việt)
Mặt khác, cùng một G có thể biểu hiện diễn bằng hai hay nhiều hình vẽ khác nhau khi mà hình vẽ đó có: Số đỉnh bằng nhau và số cạnh bằng nhau
Số đỉnh cùng bậc bằng nhau và tương ứng với nhau (bậc của đỉnhthực chất là nói tới quan hệ của đỉnh với các đối tượng nằm trong G Nó được xácđịnh bằng số lượng các đầu mút của cạnh đi qua đỉnh đó) Ví dụ:
c
Trang 391.3.3 Phân loại Graph
Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của đối tượng nghiên cứu và mục đích sửdụng có thể phân G ra thành những loại khác nhau như: G định hướng và G vôhướng, G khép và G mở, G đủ, G câm và G khuyết Tuy nhiên, G được phân chiathành những loại nào thì khi sử dụng, chúng vẫn thế hiện được những nội dung trithức một cách khái quát, chính xác, khoa học Vì thế, chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thểhơn về những loại G đã được phân loại như trên:
Thứ nhất: G định hướng và G vô hướng
Một là: G định hướng: G xác định rõ chiều liên hệ, chiều vận động củacác yếu tố, thể hiện bằng mũi tên để biểu thị mối quan hệ động trong sự phát triểncủa yếu tố
Trang 40Một là: G khép: là loại G mà mọi cặp đỉnh có sự liên thông với nhau,dùng để biểu thị mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố của một chỉnh thể, tạo ra mộtchu trình khép kín.
Ví dụ hệ thống thực từ tiếng Việt:
Hai là: G mở: là loại G không phải mọi cặp đỉnh đều có sự liên thôngvới nhau, trong đó có ít nhất hai đỉnh treo, thường dùng biếu thị mối quan hệ có tínhtầng bậc: quan hệ bao hàm, quan hệ phân chia (thường gọi là sơ đồ hình cây)
Ví dụ: G (ba bậc):
Thứ ba: G đủ, G câm, G khuyết
Một là: G đủ: là loại G mà tất cả các đỉnh đều được ghi kí hiệu, ghichú đầy đủ
Ví dụ: (G ba bậc):