Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại (Luận văn thạc sĩ)Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại (Luận văn thạc sĩ)Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại (Luận văn thạc sĩ)Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại (Luận văn thạc sĩ)Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại (Luận văn thạc sĩ)Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại (Luận văn thạc sĩ)Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại (Luận văn thạc sĩ)Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại (Luận văn thạc sĩ)
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS HOÀNG HỮU BỘI
THÁI NGUYÊN - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào khác
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn
Vũ Thị Phụng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em
đã được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết thực, những chỉ dẫn khoa học quí báu của TS Hoàng Hữu Bội
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình, vô tư về điều kiện vật chất, tinh thần và những kinh nghiệm làm khoa học giúp em hoàn thành luận văn này
Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân có hạn nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết Em kính mong sự lượng thứ và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn
Vũ Thị Phụng
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Cấu trúc luận văn 8
Chương 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC 9
1.1 Cơ sở lí luận 9
1.1.1 Một số khái niệm mở đầu 9
1.1.2 Đặc điểm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp 12
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 30
1.2.1 Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học 30
1.2.2 Giáo viên với việc dạy học truyện thời kì kháng chiến chống Pháp 31
1.2.3 Học sinh với việc học truyện thời kì kháng chiến chống Pháp 33
Chương 2: ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN CẤP TRUNG HỌC 35
2.1 Định hướng chung về phương pháp dạy học các tác phẩm truyện theo thể loại 35
Trang 62.1.1 Ý kiến của tác giả Trần Thanh Đạm 35
2.1.2 Ý kiến của tác giả Nguyễn Viết Chữ 39
2.1.3 Ý kiến của tác giả luận văn 41
2.2 Định hướng riêng cho từng tác phẩm 55
2.2.1 Định hướng dạy học truyện ngắn Làng của Kim Lân 55
2.2.2 Định hướng dạy học truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài 65
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 81
3.1 Thiết kế dạy học tác phẩm truyện “Vợ chồng A Phủ” 81
3.2 Dạy thực nghiệm 90
3.2.1 Mục đích 90
3.3.2 Đối tượng thực nghiệm 90
3.3.3 Kế hoạch thực nghiệm 90
3.3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 91
3.3.5 Kết luận chung về thực nghiệm 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Trang 7Từ lâu nhiều người dạy văn ở trường phổ thông và ở bậc đại học đã có những đề xuất về phương pháp dạy học truyện viết về thời kháng chiến chống Pháp nhưng cũng chỉ là phương pháp dạy học chung cho từng thể loại chứ chưa
có nhiều công trình nghiên cứu viết về truyện thời kháng chiến chống Pháp trong nhà trường phổ thông để đưa ra một định hướng về phương pháp dạy học cụ thể
Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn có được một đóng góp nhỏ bé vào định hướng việc dạy học các tác phẩm truyện thời chống Pháp theo đặc trưng thể loại
1.2 Lí do thực tiễn
Truyện về thời chống Pháp phản ánh hiện thực cuộc sống kháng chiến của nhân dân tộc ta trong 9 năm trường kỳ kháng chiến (1946 - 1954) Tuy nhiên trong quá trình dạy học cả giáo viên và học sinh không phải không gặp những khó khăn, trở ngại bởi vì tuy thời kì kháng chiến chống Pháp là một giai đoạn lịch sử chưa xa nhưng với một số giáo viên và học sinh ngày nay chưa có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc nên có nhiều khó khăn, sai sót trong việc tiếp cận tác phẩm
Các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp đã được đưa vào sách giáo khoa trung học Tuy nhiên trong quá trình dạy học cả giáo viên và học sinh không phải không gặp những khó khăn, trở ngại trong việc thực thi đổi mới phương pháp dạy học Vì vậy chúng tôi chọn đề tài này với hi vọng khắc phục những khó khăn, trở ngại trong dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy trong nhà trường
Trang 82 Lịch sử vấn đề
2.1 Những công trình nghiên cứu truyện viết về thời chống Pháp
Truyện về thời chống Pháp là một trong những chặng đường phát triển mới của truyện Việt Nam hiện đại Chặng đường này, truyện đã kịp ghi lại hình ảnh cả dân tộc đang trỗi dậy trong không khí sôi sục của những ngày toàn dân kháng chiến Bởi vậy, đã có nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại quan tâm tới truyện thời kì này
* Cuốn “Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập II, từ sau Cách
mạng tháng Tám 1945” (Do Nguyễn Văn Long chủ biên, Nhà xuất bản Đại
học Sư phạm 2010) là một cuốn chuyên luận để dạy phần lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại ở các trường Đại học Ở chương VI, phần nói về thời kì đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, tác giả Nguyễn Văn Long đã viết những nội dung sau:
1 Tình hình sáng tác các thể truyện, kí
2 Những đặc điểm
Phản ánh đời sống xã hội- lịch sử và hướng vào thể hiện quần chúng nhân dân đã đưa tới những biến đổi đáng kể trong xây dưng nhân vật và thi pháp thể loại của truyện kí kháng chiến
a Con người được thể hiện trước hết ở tư cách công dân, ở phương diện con người chính trị, được đặt giữa dòng chảy lịch sử và những biến cố của đời sống xã hội Con người của gia đình, gia tộc, của làng xóm đã trở thành con người của cách mạng, của kháng chiến [21, tr.158- 159]
b Văn xuôi kháng chiến cũng đã có những biến đổi khá rõ về hình thức, thể loại, về phương thức trần thuật, về giọng điệu và ngôn ngữ, tạo nên những đặc điểm của thi pháp thể loại tự sự trong giai đoạn văn học này [21, tr.159-160]
Quan điểm trần thuật: Đó là sự xích gần lại và tiến tới hòa nhập giữa quan điểm trần thuật của tác giả - người trần thuật và nhân vật quần chúng
Các tác phẩm truyện và tiểu thuyết đậm đặc các chi tiết, sự kiện của đời sống xã hội và được trình bày theo tiến trình thời gian Phương thức trần thuật thiên về thuật, kể sự kiện
Trang 9Nhân vật được thể hiện ra chủ yếu ở hành động, việc làm chứ chưa đi sâu thể hiện thế giới bên trong
Cốt truyện ít cốt truyện tâm lí mà nếu có chỉ khai thác những nét tâm lí gắn với cộng đồng
Như vậy, tác giả Nguyễn Văn Long đã khái quát những đặc điểm về giá trị nội dung của truyện viết về thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954): về
tâm tư thời đại “những tình cảm cộng đồng rộng lớn và những biến cố của đời
sống lịch sử”, về nhân vật trung tâm trong tác phẩm truyện “con người của cách mạng, của kháng chiến, họ sống cùng một nhịp với cả dân tộc” Về giá trị
nghệ thuật, tác giả nhấn mạnh vào những biến đổi khá rõ về hình thức thể loại,
về phương thức trần thuật về giọng điệu và ngôn ngữ
* Cuốn “Văn học Việt Nam (1945-1954)” (Tác giả Mã Giang Lân, Nhà
xuất bản Giáo dục, 1998) là một cuốn sách chuyên nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954 Cuốn sách gồm hai phần Phần I: Văn học Việt Nam đầu cách mạng, phần II: Văn học Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) Trong phần II, chương 2: Truyện và ký, tác giả Mã Giang Lân viết về các nội dung sau:
I Xu hướng tiếp cận cuộc sống
Nhà văn chỉ có thể tiếp cận cuộc sống và khám phá hiện thực mới, khi đã thay đổi “đôi mắt’, có đôi mắt của nhân dân; và từ đó nhìn vào kháng chiến sẽ nhận ra bao điều mới mẻ Quả thật truyện những năm kháng chiến đã phát hiện ra vẻ đẹp của nhiều gương mặt bộ đội, cán bộ, người nông dân, công nhân
ở khắp nơi, trên mọi mặt trận [19, tr.114]
II Nhân vật trung tâm của truyện ký
Nhân vật trung tâm của truyện ký giai đoạn 1946- 1954 là con người mới, là con người cầm vũ khí trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm Con người mới phát triển kết hợp được hai mặt: hành động và suy nghĩ Họ quan niệm được hạnh phúc và nghĩa vụ, cái mất và cái còn, sự hi sinh và thắng lợi
[19, tr.129]
Trang 10III Thể loại
Song song với sự phát triển và thành công của ký là truyện ngắn Ở đây chúng ta gặp một hiện tượng là có truyện ngắn còn lẫn nhiều chất ký, chất chủ quan, ghi chép, miêu tả; việc khắc họa nhân vật, độ sâu tâm lí nhân vật chưa được chú ý đội ngũ viết truyện ngắn được bổ xung có thêm Hồ Phương, Nguyễn Khải, Minh Lộc, Nguyễn Đình Thi Tiểu thuyết so với ký và truyện ngắn xuất hiện dè dặt hơn tiểu thuyết kháng chiến chống Pháp chỉ nên coi là những khúc dạo đầu, những phác thảo cần thiết để tạo đà phát triển cho tiểu thuyết đích thực sau này [19, tr.145]
* Cuốn “Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945-1954)”
(Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội, 1986) là một cuốn sách nghiên cứu khá sâu về Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945-1954) Cuốn sách gồm bốn phần: phần 1: Lý luận, phê bình văn học; phần 2: Văn xuôi; phần 3: Thơ ca; phần 4: Các thể loại sân khấu Trong phần 2 đề cập tới ba vấn đề lớn:
Chương I: Bối cảnh và tiến trình Tác giả- tác phẩm
“Thời kì 1945-1954 gắn với hai sự kiện vĩ đại: Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Pháp mười năm Do vậy nhìn trên toàn cục, mười năm mở đầu của văn xuôi, chủ đề Cách mạng và Kháng chiến trở thành một nội dung chung, chan hòa, xen cài Diễn ra cuộc tập hợp đội ngũ rất nhanh trước hết là những tác giả hiện thực như Tô Hoài, Nguyên Hồng, Nam Cao, Kim Lân Bước vào buổi đầu những năm 50, văn xuôi dần dần xuất hiện những sáng tác có bề rộng bao quát và chiều sâu khái quát nhất định đời sống
kháng chiến của dân tộc Xung kích (1951) của Nguyễn Đình Thi là thiên
truyện kí đầu tiên thành công về anh bộ đội trong các chiến dịch lớn- chiến dịch Trung du, đánh về đồng bằng Trong các sáng tác về nông thôn chiến
đấu, Con trâu (1953) của Nguyễn Văn Bổng viết từ chiến trường Liên khu
Năm, có một vị trí nhất định Làm nghề thợ, sống và viết cùng người thợ, qua
Vùng mỏ, Võ Huy Tâm đã góp cho ta hình dung về giai cấp công nhân Việt
Nam trong một hoàn cảnh đặc thù ” [22, tr.73-74]
Trang 11Chương II: Nhân vật trung tâm của văn xuôi: con đường tìm kiếm và nhận diện
“Người nông dân vẫn là một đối tượng quan trọng, đứng ở hàng đầu sự chú ý của văn xuôi sau 1954 [22, tr.102] Không phải đến 1945, gương mặt người cán bộ cách mạng, người chiến sĩ cộng sản mới xuất hiện trong văn xuôi Nhưng phải đến 1945, văn xuôi mới có hoàn cảnh khắc họa trên diện rộng hình ảnh người cách mạng [22, tr.105].Bức tranh kháng chiến, với nhân vật trung tâm là người lính, từ sau 1950, dần dần đậm nét hơn Cùng với sự mở rộng diện phản ánh: các vùng nông thôn tự do và địch hậu, các vùng giáp ranh của
ta và địch xen cài, miền núi Việt Bắc, Tây Bắc,vùng mỏ thế giới nhân vật văn xuôi dần dần đông đảo Đó là hình ảnh một cuộc kháng chiến toàn dân, một cuộc chiến tranh nhân dân” [22, tr.115-116]
Chương III: Ngôn ngữ - Thể loại
“Trở lại phong cách đại chúng của ngôn ngữ đã nói ở phần trên, nhằm sao cho câu văn thật giản dị, dễ hiểu, cần bổ xung thêm ở đây, về một phía khác,
là phong cách hiện thực, nhằm sao câu văn áp sát, ôm khít, lột tả được sự sinh động, chuyển động của đời thực Có điều cần lưu ý hoàn cảnh kháng chiến căng thẳng, thiếu thốn nhiều mặt, trình độ của công chúng không có yêu cầu viết dài, những giá trị mà văn xuôi đã giành được trước hết là thuộc về văn báo chí, và các thể văn ngắn, trong đó truyện ngắn sớm dành được ưu thế trội” [22, tr.132]
* Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập I- Bộ cơ bản (Nhà xuất bản Giáo
dục, 2008), đã có những nhận định về văn xuôi kháng chiến chống thực dân
Pháp nói chung như sau: “Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và
kháng chiến; hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống
thực dân Pháp Kí sự Một lần đến thủ đô, Trận Phố Ràng của Trần Đăng, truyện ngắn Đôi mắt và Nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của
Trang 12Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương là những tác phẩm tiêu biểu Từ năm 1950,
đã bắt đầu xuất hiện những tập truyện , kí dày dặn Đáng chú ý là các tác phẩm được tặng giải thưởng truyện- kí của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1951-1952:
Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích của Nguyễn Đình Thi, Con trâu của
Nguyễn Văn Bổng, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng và các tác phẩm được tặng giải nhất trong giải thưởng truyện - kí năm 1954-1955: Đất nước
đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.” [3, tr.5]
Văn xuôi nói chung và truyện nói riêng viết về thời kì kháng chiến chống Pháp đã được nhiều nhà nghiên cứu trăn trở, tìm hiểu để khẳng định giá trị Các công trình nghiên cứu đó đã đóng góp những kiến thức bổ ích, quý báu giúp người thực hiện luận văn về truyện viết về thời kì kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học
2.2 Những tài liệu nghiên cứu về dạy truyện thời chống Pháp
* Sách giáo viên:
- Bộ sách giáo viên Ngữ văn bậc THCS (Tác giả Nguyễn Khắc Phi tổng
chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
- Sách giáo viên Ngữ Văn 12, tập II - Bộ cơ bản (Tác giả Phan Trọng
Luận tổng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008)
- Sách giáo viên Ngữ Văn 12, tập II - Bộ nâng cao (Tác giả Trần Đình Sử
tổng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008)
* Sách tham khảo:
- Bộ sách “Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp” (Tác giả
Hoàng Hữu Bội, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004)
- Bộ sách “Thiết kế hệ thống câu hỏi Ngữ văn” (Tác giả Trần Đình
Chung, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
- Bộ sách “Thiết kế dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp” (Tác giả
Trương Dĩnh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005)
- “Thiết kế dạy học Ngữ văn 12” - Nâng cao (Tác giả Hoàng Hữu Bội,
Nhà xuất bản Giáo dục, 2008)
Trang 13- “Thiết kế dạy học Ngữ văn ” (Tác giả Phan Trọng Luận, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2008)
- “Thiết kế bài giảng Ngữ văn ” (Tác giả Nguyễn Văn Đường, Nhà xuất
bản Hà Nội, 2008)
- Bộ sách “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn”
2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mỗi cuốn sách, mỗi tác giả có cách nhìn khác nhau, thành công khác nhau khi khai thác các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp Mỗi vấn đề được các tác giả đề cập đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp thêm giải pháp vào vấn đề dạy học văn ở bậc Trung học hiện nay
Các công trình nghiên cứu trên đã là những gợi dẫn rất quý báu cho chúng tôi trong quá trình làm đề tài Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn có cái nhìn tổng quát hơn về truyện viết về thời chống Pháp trong nhà trường để tìm
ra được phương án dạy học phù hợp với đặc điểm truyện viết về thời chống Pháp và tầm tiếp nhận của thế hệ trẻ ngày nay Bởi thế, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
1 Nghiên cứu các tác phẩm truyện về thời chống Pháp được lựa chọn vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học
2 Hoạt động dạy học của thầy và trò về các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích
Đề tài nghiên cứu “Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp
trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại” nhằm
mục đích:
Tìm ra đặc điểm của các tác phẩm thuộc loại truyện thời chống Pháp về nội dung và nghệ thuật Trên cơ sở đó xác định được định hướng về phương
Trang 14pháp dạy và học các tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp theo thể loại Từ đó đề ra một phương án dạy học có hiệu quả
4.2 Nhiệm vụ
Đề tài “Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách
giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại”, có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu trên bình diện lí thuyết: Các công trình nghiên cứu về văn học thời kháng chiến chống Pháp; Lí thuyết về phương pháp giảng dạy các tác phẩm truyện theo đặc trưng thể loại;
- Nghiên cứu thực tiễn: Vị trí của các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp trong chương trình Ngữ văn bậc trung học; Hoạt động dạy học của giáo viên về các tác phẩm này: (họ đang dạy học như thế nào?); Học sinh với các tác phẩm truyện này: (hứng thú, hiểu biết, năng lực cảm thụ của các em về các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp)
- Đề xuất phương án dạy học qua thiết kế một tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp trong chương trình Ngữ văn bậc trung học
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lí luận
- So sánh, đối chiếu
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại
- Thực nghiệm sư phạm (Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm)
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần “mở đầu” và “kết luận”, luận văn này gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học truyện thời kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học
Chương 2: Định hướng về phương pháp dạy học các tác phẩm truyện thời kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 15Chương 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC
- Gặp khó khăn ở Đà Nẵng, giặc Pháp chuyển hướng tấn công vào Nam Kỳ: Ngày 9.2.91859, giặc Pháp tấn công vào sông Cần Giờ, vào Gia Định và lần lượt đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ Nhân dân Nam Kỳ đánh giặc quyết liệt, tiêu biểu nhất là các anh hùng Trương Định, Nguyễn Trung Trực
- Sau đó, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ Phong trào kháng chiến lan rộng ra khắp cả nước
*) Phong trào Cần Vương (1885- 1896) với các sự kiện:
- Đêm ngày mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất Thuyết và Trần Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn Mang Cá (Huế)
- Ngày 13.7.1885 Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương
- Cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Phạm Đình Bành và Đinh Công Tráng (1887)
- Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1885)
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (1890- 1895)
*) Phong trào Đông Du (1904 - 1908) của Phan Bội Châu
Trang 16*) Phong trào Duy Tân (1906 - 1908) của Phan Châu Trinh
*) Phong trào nông dân ở Yên Thế (1883 - 1913) của cụ Đề Thám
- Nhưng tất cả đều bị thực dân Pháp đánh bại Mãi đến khi các tổ chức cách mạng ra đời gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thì phong trào cách mạng Việt Nam mới phát triển và kết thúc thắng lợi với cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta giành lại nền độc lập sau 80 năm nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới Nhưng thực dân Pháp lại không để cho dân tộc ta yên, chúng quay trở lại đánh chiếm lần thứ hai
* Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954 (9 năm) Cuộc kháng chiến này xảy ra ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời Mọi người dân nước Việt Nam từ những người nô lệ trở thành công dân của nước Việt Nam độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ
do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu Sau đây là những sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra trong 9 năm kháng chiến trường kì:
*) Chưa đầy một tháng khi nhân dân ta giành chính quyền, thực dân Pháp được quân Anh giúp đỡ đã gây hấn ở Nam Bộ ngày 23-8-1945 Nhân dân Nam Bộ đã chiến đấu kiên cường, bảo vệ quê hương và đồng bào cả nước lập
tức chi viện cho Nam Bộ Các đơn vị “Nam Tiến” được thành lập, khẩn trương lên đường vào “chia lửa” với quân dân Nam Bộ
*) Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách nhân
nhượng “nhưng càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới” Chúng mở
rộng chiến tranh ra khắp cả nước Cho nên, 20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946,
cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của
Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền đi khắp cả nước Ngay từ tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, vệ quốc đoàn và tự vệ ở Thủ đô đã tấn công Pháp, nhân dân Thủ đô xây dựng chiến lũy trên đường phố Từ đó lực lượng vũ trang của nhân dân ta lớn mạnh dần lên, đã mở liên tiếp các chiến dịch tấn công Pháp và chiến thắng:
Trang 17- Chiến dịch Việt Bắc
- Chiến dịch Biên Giới năm 1950
- Chiến dịch Hòa Bình năm 1951
- Chiến dịch Tây Bắc năm 1952
- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
*) Một ngày sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương họp ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) và hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được kí kết Hòa bình được lập lại nhưng nước ta tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân
sự tạm thời Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp chấm dứt
1.1.1.2 Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
* Khái niệm về truyện
Có nhiều định nghĩa khác nhau về truyện, nhưng trong luận văn chúng
tôi chọn định nghĩa trong Cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999 định nghĩa về truyện như sau: “Là
tác phẩm tự sự Ở văn học trung đại Việt Nam, truyện là thuật ngữ mà văn học vay mượn từ sử học (truyện là thể loại trước thuật của sử gia, chép tiểu sử, hành trạng, công tích của các nhân vật lịch sử) Ở văn học hiện đại, “truyện”
là khái niệm không thật xác định Một mặt nó vẫn được dùng để trỏ mọi loại tác phẩm tự sự có cốt truyện nói chung (bao gồm cả truyện, tiểu thuyết), mặt khác lại có lối dùng nó như thuật ngữ trỏ dung lượng tác phẩm tự sự (“truyện dài”, “truyện vừa”, “truyện ngắn”) [1, tr.349]
* Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
.Thời gian sáng tác: là những tác phẩm được viết trong và sau cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta (1945-1954)
Đội ngũ nhà văn: khá đông đảo và thuộc nhiều tầng lớp, các nhà văn
Tiền chiến (các tác giả có sáng tác từ những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), không phân biệt xu hướng giờ đây đã tập hợp thành một đội ngũ
Trang 18Các nhà văn thuộc dòng văn học Cách mạng vẫn tiếp tục hướng đi cũ, sáng tác các tác phẩm kịp thời phục vụ kháng chiến, họ trở thành những cây bút chủ lực
Các nhà văn thuộc dòng văn học Lãng mạn và Hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giác ngộ cách mạng và hăng hái tham gia kháng chiến chống Pháp cùng với toàn bộ dân tộc: Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao
Cùng với lớp nhà văn đó là đội ngũ các nhà văn trưởng thành lên từ trong kháng chiến: Nguyễn Đình Thi, Võ Huy Tâm, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Trần Đăng ) Họ sinh ra và được nuôi dưỡng từ phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng Họ trưởng thành mau chóng và xông xáo trên mọi lĩnh vực Vì vậy xuất hiện kiểu nhà văn - chiến sĩ, những người vừa trực tiếp chiến đấu vừa dùng ngòi bút như một thứ vũ khí để đấu tranh với kẻ thù và động viên, cổ vũ quần chúng kháng chiến
Những tác phẩm truyện đặc sắc thời kì kháng chiến chống Pháp:
Truyện ngắn mở đầu cho truyện kháng chiến chống thực dân Pháp
- “Một lần đến thủ đô” của Trần Đăng (1946)
- “Đôi mắt” của Nam Cao (1948)
- “Làng” của Kim Lân (in 1948)
- “Thư nhà” của Hồ Phương (1949)
Từ những năm 1950, đã bắt đầu xuất hiện những tập truyện khá dày dặn:
- “Vùng mỏ” Võ Huy Tâm (1951)
- “Con trâu” Nguyễn Văn Bổng (1953)
- “Xung kích” Nguyễn Đình Thi (1951)
- “Đất nước đứng lên” Nguyên Ngọc (1971)
- Tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài (1953)
1.1.2 Đặc điểm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Qua việc đọc trực tiếp các tác phẩm truyện thời kháng chiến chống Pháp
và qua các công trình nghiên cứu về truyện kháng chiến chống Pháp (cuốn Văn
Trang 19học Việt Nam 1945 - 1954 của Mã Giang Lân, NXB Giáo dục, 1998; cuốn Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, Phong Lê (chủ biên), Vũ
Anh Tuấn, Vũ Đức Phúc, NXB Khoa học xã hội, 1986; cuốn Tác giả văn xuôi
Việt Nam hiện đại(từ sau 1945), NXB Khoa học xã hội, 1997; Giáo trình “Văn học Việt Nam hiện đại tập II - Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 chủ biên
Nguyễn Văn Long, NXB Đại học sư phạm, 2010 ), chúng tôi đã có được những hiểu biết về đặc điểm của truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
A Đặc điểm về nội dung của truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Trong cuốn sách Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp
(1945-1954) Phong Lê (chủ biên), Vũ Anh Tuấn, Vũ Đức Phúc, NXB Khoa học xã
hội, 1986, ở phần hai Văn xuôi, chương I: Bối cảnh và tiến trình, tác giả - tác
phẩm, tác giả viết: “Ở giai đoạn nhận đường những trang văn ánh lên được
hơi thở đời sống kháng chiến hòa được vào mạch đập của dân tộc, biểu đạt được tâm tư, nguyện vọng đích thực của quần chúng đông đảo [22, tr.81] bước vào buổi đầu những năm 50, văn xuôi dần dần xuất hiện những sáng tác
có bề rộng bao quát và chiều sâu khái quát nhất định đời sống kháng chiến của dân tộc [22, tr.85-86] Nhưng trên diện nhân vật được mở rộng và trên các mối quan hệ của nhân vật được triển khai, bức tranh đời sống kháng chiến từ sau năm 1950, mới thật sự khơi được vào dòng chảy chính, để qua đó mà làm rõ lên được hình ảnh một cuộc chiến tranh nhân dân, trong những gian khổ, khốc liệt của nó, nhưng không mờ khuất những nét lạc quan và khí thế trưởng thành ” [22, tr.89] Từ nhận định trên có thể khái quát nội dung truyện thời kì
kháng chiến chống Pháp (1946-1954) như sau:
Truyện thời kì kháng chiến phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến
1 Hình ảnh cuộc sống kháng chiến trong truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, truyện đã phát huy được ưu thế của thể loại, bám sát các sự kiện và diễn biến của cuộc kháng chiến, dựng lại bức tranh nhiều vẻ về cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện ở mọi miền đất nước
Trang 20* Đó là cuộc sống đau thương, đầy mất mát ở những vùng quê bị giặc tàn phá, giày xéo
Các nhà văn thời kì chống Pháp đã nhìn thẳng vào hiện thực đau thương
để phản ánh một cách chân thực và sinh động Những vùng quê yên ả, thanh bình nay bị giặc tàn phá Qua câu chuyện giản dị của một người lính về thăm
nhà ở vùng Đông Triều (Quảng Ninh) trong truyện ngắn Thư nhà, nhà văn Hồ
Phương đã không né tránh hiện thực tàn khốc của chiến tranh “Đông Triều tan
tác, điêu linh lắm, giặc tàn phá không còn một búi cỏ Chúng nó đốt làng ta bốn lần Bốn lần bị đốt, đốt lần nào làng làm lại, chúng lại đốt Cứ thế giằng
co mãi ”[8, tr.285]
Truyện ngắn Tây đầu đỏ của nhà văn Sơn Nam đã tái hiện sinh động bức
tranh làng quê Nam Bộ khi Tây đầu đỏ xuất hiện Nó cậy quyền, ỷ thế “vận
động khẩn phần, quản hạt mà giựt tuốt đất của dân Người dân bị cướp hết ruộng đất trở thành tá điền, con nợ của Tây đầu đỏ tưởng như trọn đời, mãn kiếp, đến nỗi con cá dưới kênh, con tôm trong đìa họ cũng không dám bắt ăn,
vì sợ đòn roi của cặp rằng, sợ gông cùm của chủ” [26, tr.7]
Tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc đã phản ánh sinh
động hiện thực đau thương và bộ mặt tàn ác của kẻ thù Thực dân Pháp đi đến đâu chúng gieo giắc tội ác, tàn phá xóm làng của ta Giữa lúc đang đói nặng Pháp đốt làng Bông - pra, lấy tất cả rìu, rựa, giáo mác, nó muốn cho người Ba-
na chết hết Đau thương hơn“từng người họ đi lại chỗ cái nhà mình bị đốt cháy
ngồi xuống, hốt đầy một gùi tro tranh Núp nhìn những bàn tay hốt tro đó: đầy một gùi tro này có thể ăn thay muối được hai năm đấy” Người Ba- na phải ăn
tro thay muối Nhưng người Ba- na vẫn hát theo điệu Pe trong Luai (Điệu hát hái cà) để tự động viên mình:
“Không phải đâu, thằng Pháp ơi Mày lầm rồi! Mầy lầm rồi
Mày lấy hết lúa của tao
Trang 21Mày lấy hết bắp của tao Mày lấy hết cái sắt của tao Mày muốn tao chết trước mày Không phải đâu, thằng Pháp ơi!
Mày lầm rồi! Mày lầm rồi!
Coi thử tao chết trước hay mày chết trước nhé! ” [27, tr.62]
Có thể nói, những tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp đã phản ánh thật thấm thía và sâu sắc nỗi đau mất mát của nhân dân ta thời ấy Nhưng hiện thực đó không gây nên sự bi lụy mà trở thành động lực mạnh mẽ giúp cho dân tộc Việt Nam nung nấu căm thù, nuôi ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù giành lại độc lập, tự do cho dân tộc
* Đó là cuộc sống vừa chiến đấu vừa lao động sản xuất hăng say của quân và dân ta trong kháng chiến
Nói kháng chiến ở chiến trường với vai trò của người lính, không được
bỏ quên “kháng chiến sau lũy tre làng, trên đồng lúa”, nhưng thử thách đặt ra
cho những người nông dân trong chiến đấu và sản xuất, vừa phải chống giặc
vừa bám đất, giữ làng Truyện ngắn Đánh trận giặc lúa Bùi Hiển đã miêu tả
chân thực cuộc chiến tranh của nhân dân: nhân dân trong vùng địch tạm chiếm hăng say sản xuất với tinh thần dũng cảm, óc mưu trí cùng sự đoàn kết, giúp đỡ đắc lực của bộ đội và dân quân du kích Đến mùa gặt, các anh về gặt giúp dân
và cũng vừa làm nhiệm vụ đánh đồn quấy rối giặc, không cho chúng thì giờ và
tâm trí để cản trở việc thu hoạch mùa màng của nhân dân “Khắp cả cánh đồng
ruộng trăm mẫu, ba ngàn con người còng lưng hối hả gặt”, gặt suốt đêm chưa
xong, gặt thâu tới sáng Nhà văn khẳng định, nhân dân ta không chỉ đánh giặc giỏi, chiến đấu dũng cảm, mà trong lửa đạn chúng ta vẫn sản xuất rất giỏi, đảm bảo cho nhân dân và bộ đội có đủ lúa gạo ăn, bảo đảm cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến lâu dài
Tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng viết từ chiến trường Liên
khu Năm Trong tiểu thuyết con trâu không còn là chuyện “đầu cơ nghiệp” của
Trang 22một gia đình riêng lẻ, mà là chuyện gắn với sự sống còn chung của dân tộc
Bảo vệ trâu là bảo vệ sản xuất, nuôi dưỡng sức dân, chiến đấu lâu dài “Nó
thường hăm dọa giết hết thanh niên thì Việt Minh hết kháng chiến, mà giết hết trâu Việt Minh không làm ăn được cũng hết kháng chiến” [6, tr.5] Thực dân
Pháp muốn bắt hết trâu để triệt phá sản xuất của người nông dân ở xã Hồng Phong, chúng tìm mọi cách bắt trâu Vì vậy ông Đẩu, ông Hoạch tìm mọi cách
để giấu trâu “Không đánh chạy được, không rúc cấm được, không gởi đi tản cư
được thì chỉ còn có hai cách: một lên trời, hai xuống đất Cứ cho nó độn thổ như mình đi” [6, tr.8] và mọi người đào hầm bí mật cho trâu Bảo vệ trâu cũng
là một thử thách quết tâm chiến đấu bám địch giữ làng của người nông dân
vùng địch hậu: Chức nói “Phải, phải cho nên vấn đề con trâu bây giờ là vấn đề
sản xuất mà cũng là vấn đề du kích Giữ được con trâu lúc này mới làm mùa được, và cũng như chú nói, có giữ được con trâu bên này đồng bào mới trở về làm ăn Mà đồng bào có trở về làm ăn thì hàng ngũ mới chấn chỉnh lại, du kích mới vững” [6, tr.11] Kháng chiến còn dài, còn lắm gian khổ, nhiều thử thách
đặt ra, nhưng người nông dân trong quá trình trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng đã có đủ những trang bị tinh thần và vật chất để làm thất bại từng âm mưu của địch và đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi
* Đó là cuộc sống kháng chiến ở nơi “tản cư” của nhân dân ta trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp
Trước hết ta biết được trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Chính phủ ta có chủ trương cho đồng bào các vùng sắp bị giặc đánh chiếm tạm rời làng quê đang ở đến những vùng tự do dưới sự kiểm soát của chính quyền
ta Việc đó gọi là tản cư Cuộc sống kháng chiến của nhân dân ta buổi đầu đúng
như ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân nói: “Hừ, đánh nhau cứ
đánh nhau, cấy cày cứ cấy cày, tản cư cứ tản cư Hay đáo để” Khẩu hiệu của
chúng ta bấy giờ là “vườn không nhà trống”
Cuộc sống ở nơi tản cư của ông Hai: hàng ngày ông đến phòng thông tin
Trang 23phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa chợ ” [20, tr.24] Như vậy, ngay những năm
đầu thực dân Pháp đánh chiếm ra miền Bắc, nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng chống giặc ngoại xâm
Trong tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng: Thực dân Pháp tập
trung quân ở các đồn, chúng ra lệnh cho đồng bào ta ở tản cư Xã Thái học bị thực dân chiếm đóng, đồng bào tản cư ở đó phải có đủ các giấy tờ, phải khai tên của mình, tên của cha mẹ, cho chúng nó ghi vào trên cái đó có ba xéo đo đỏ như trên lá cờ ba que Nhưng có giấy cạc của lý hương di chuyển, đi lại rất tiện Khi Hiếu có ý định cho Sơn sang bên Thái học để chữa thương, Trợ không đồng ý,
anh nói: “ qua đó lãnh giấy, lãnh cạc ở với Tây, với Việt gian thì không còn
lòng dạ chi hế Rồi phải đi chợ của nó, ra phố, ra Đà Nẵng, lả lơi với Tây, với bọn bảo vệ hương dũng, để nó mang lọt đồ ngoại hóa đi” [6, tr.72] Nhưng trên
thực tế, anh Chức vẫn thường xuyên liên lạc và giao cho Hiếu ở tản cư bên Thái học nắm tình hình, tuyên truyền, vận động bà con Ở Thái học ỷ vào bọn lý hương vào ba cái giấy cạc chúng nó cấp cho Đỗ Biên cũng muốn bên Hồng Phong có lý trưởng như bên này cho yên ổn nhưng dân không nghe, nó ra ba
điều kiện: “nhổ hàng rào kháng chiến, lấp hầm bí mật, chúng nó qua không
được báo động” [6, tr.148] Thực dân đánh vào tinh thần người dân Anh em du
kích bên ngoài vẫn bám đồn, đảm bảo cho bà con về được bên Hồng Phong
* Trong truyện thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc sống kháng chiến hiện lên không chỉ có những gian khổ, hi sinh, mất mát mà còn có cả cuộc sống vui tươi, lạc quan trong tình quân dân thắm thiết
Trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao: Độ là một nhân vật có lối
sống theo hướng ngày càng hòa mình vào quần chúng nhân dân, vào kháng chiến Độ tìm đến cách mạng, kháng chiến xảy ra, Độ khoác ba lô đi kháng chiến, làm cán bộ tuyên truyền, ngày đêm lăn lộn với quần chúng, với những
Trang 24người thợ in, có chấy rận trong người (do điều kiện chiến tranh) mà vẫn thấy hạnh phúc Độ rất lạc quan vào thắng lợi của cuộc kháng chiến vì anh tin tưởng
vào sức mạnh của quần chúng, những người nông dân“răng đen, mắt
toét phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương” [38, tr.78] nhưng lúc ra trận giáp mặt với cái chết anh thấy họ “xung phong can đảm lắm” Chính vì vậy, từ một nhà văn, Độ sẵn sàng làm người
“tuyên truyền nhãi nhép” cho cách mạng, anh có thể ngủ ngay trong nhà in đèn
sáng và máy chạy ầm ầm
Trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc: làng
Kông- hoa của Núp mấy năm nay mất mùa, lại thêm giặc Pháp liên tục bắn phá, đốt làng, người dân phải đi xâu, đi thuế cho Pháp Đến mùa mình ăn cỏ, giặc Pháp ăn lúa, đói, Pháp không cho đi tìm củ mài Nhưng Núp và người dân Ba-
na vẫn tin tưởng vào Bok- Hồ, vào chính phủ Họ chưa gặp Bok- Hồ bao giờ,
chỉ nghe kể “Bok- Hồ giỏi lắm, làm cái rẫy cũng giỏi, biết thương yêu người
già, người trẻ, biết yêu thương đất nước” [27, tr.19] Chính vì vậy, ngày bộ đội
về làng là ngày vui nhất của Kông- hoa, bộ đội dạy cho dân bắn súng, cùng dân
đi giã gạo, cho heo ăn, nấu nồi cơm, làm cái rổ, cái mủng cho đồng bào, con nít
đi với bộ đội bốn năm ngày biết hát bài Hồ Chí Minh “Núp muốn sao bộ đội ở
đây miết, đất nước mình mạnh thế này, tốt thế này, vui sướng quá” [27, tr.27]
.Thực dân Pháp tìm cách lấy hết sắt của đồng bào, lũ làng phải bỏ làng lên núi Chư- lây sống kham khổ Cán bộ Thế mang rìu rựa của người Kinh, của Bok-
Hồ gửi, người Ba-na càng vững tin “mình càng phải làm rẫy giỏi nữa, ăn no
nữa, nhất định thằng Pháp phải chết trước mình, lũ làng ạ.” [27, tr.28] Khi có
rìu rựa để lao động sản xuất: “Trên chín mươi khuôn mặt tự nhiên nở bao nhiêu
nụ cười, có nụ cười của chị phụ nữ như một cái hoa trắng của cây kơ-pông, có
nụ cười của ông cụ già mất hết cả răng rồi, có nụ cười của thằng con nít Cả làng ai cũng cười” [27, tr.30] Núp nghĩ đến cuộc đời khổ cực của mình, của
mẹ, của Liêu của người Kông- hoa Bây giờ có cán bộ của Đảng về chỉ huy người khổ, Núp muốn đi theo Đảng
Trang 25Trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài (gồm ba truyện: Cứu đất cứu
mường, Mường Giơn, Vợ chồng A Phủ), đã tái hiện bức tranh cuộc sống cơ
cực, khổ ải của nhân dân vùng núi Tây Bắc dưới ách thống trị của thực dân Pháp và bọn chúa đất Đồng thời tác phẩm thể hiện tinh thần chiến đấu, chủ động đứng lên của người dân tộc thiểu số để giải phóng cuộc đời, giải phóng
quê hương Họ lạc quan, tin tưởng, đi theo cách mạng Truyện Cứu đất cứu
mường với tục làng Cuông tìm người hầu cho quan, cô Ảng đẹp nức tiếng
Mường Cơn, 17 tuổi đem thân nâng giấc cho ông lão 60 tuổi Từ đó cô trở thành vật chuyền tay hầu chăn đệm cho các quan lang, quan châu Rồi cô sinh được hai đứa con nhưng không quan nào nhận Tục không chồng mà có con, cô không được làng chia đất, đành phải ôm con đi la liếm cối giã gạo ngoài suối Năm tháng trôi đi cô Ảng nhan sắc héo mòn, rách rưới, ốm đau, người dân Mường Cơi gọi là bà Ảng ăn mày Tưởng chừng cuộc đời của bà Ảng chìm mãi trong bóng tối, Sơn con trai bà đi theo cách mạng, là người cách mạng, về làng tìm mẹ, hai mẹ con gặp nhau mừng mừng tủi tủi Trong cả cuộc đời đau khổ dài dằng dặc, cuối cùng bà Ảng cũng tìm được sự an ủi: bà được cách mạng giao trông nom nương ngô, khoai, sắn, bí để lấy lương thực phục vụ kháng chiến Bà như người được sống lại, thấy công việc mình làm có ích Bà làm
việc tích cực, hăng say “Bà Ảng đuổi thú rừng cả ngày, cả đêm cả những đêm
giông bão, bà Ảng vẫn thức Mà sao bà Ảng không thấy một điều gì quạnh quẽ trong lòng” Bà nghĩ: “Một đời tao không biết mặt cái ruộng, tao không biết đi làm nương Bây giờ già sắp chết mới được biết ngồi canh nương của mình thế
này” [18, tr.14] nghĩ thế trong lòng bà thấy bùi ngùi, vui Còn trong truyện Vợ
chồng A Phủ nói về cuộc đời đau khổ, bất hạnh của Mị ở Hồng Ngài khi bị bắt
làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pa Tra Mị sống như đã chết, vùi đầu vào công việc
cả ngày lẫn đêm Mị nghĩ mình sẽ suốt đời phải ở trong “địa ngục trần gian”
nhà Pá Tra cho đến chết mới thôi Khi cùng A Phủ chốn sang Phiềng Sa, họ nên
vợ nên chồng, A Phủ kết nghĩa anh em với cán bộ A Châu vùng Phiềng Sa
Trang 26trở thành một khu du kích, nhà nào cũng làm nương bí mật, có lán trong rừng, thằng Tây lên cướp bị du kích phục bắt, đuổi Tết đầu tiên ở Phiềng Sa nhà Mị giã bánh dày, là tết đầu tiên hai người có rượu, thịt ăn Hai vợ chồng mừng rỡ,
vui sướng như trẻ con thấy tết A Phủ cười thật to: “Bây giờ thành khu du kích,
có ủy ban về ta, ta chơi tết không còn đứa ăn mặc đẹp đi đánh nhau cướp vợ đâu Đây khác Hồng Ngài rồi.”[18, tr.48] Giờ A Phủ là tiểu đội trưởng du
kích, hoạt động cách mạng tích cực giải phóng quê hương
2 Hình ảnh con người trong truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Nhân vật trung tâm của truyện kí giai đoạn 1946-1954 là người cầm vũ khí trong kháng chiến chống ngoại xâm Những chuyến đi vào cuộc kháng
chiến, với văn xuôi chính là tìm nhân vật Hội Văn nghệ Việt Nam từ lúc thành
lập đã tổ chức nhiều chuyến đi cho văn nghệ sĩ, tạo điều kiện cho anh em vào sâu quần chúng, bộ đội Nhà văn chỉ có thể tiếp cận cuộc sống và khám phá hiện thực, khi đã thay đổi “đôi mắt”, có đôi mắt của nhân dân Quả thật truyện những năm kháng chiến đã phát hiện ra vẻ đẹp của nhiều gương mặt bộ đội, cán bộ, cán bộ, người nông dân, công nhân ở khắp nơi, trên mọi mặt trận (Văn học Việt Nam (1945-1954), Mã Giang Lân, NXB Giáo dục, 1997)
* Hình ảnh người chiến sĩ Vệ quốc quân và dân quân du kích
Qua câu chuyện Thư nhà, Hồ Phương đã miêu tả vẻ đẹp của người chiến
sĩ Vẻ đẹp của Lượng là vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Truyện đặt ra số phận riêng của một con người và số phận chung của dân tộc Chiến sĩ Lượng về thăm nhà sau ba năm, biết tin giặc Pháp tàn phá quê hương, cha mẹ bị giặc bắn chết, người yêu bị giặc Pháp làm nhục, nỗi đau càng thêm chồng chất nhưng người chiến sĩ dày dạn đã dũng cảm nén chịu và vượt qua một cách tự nhiên Gặp
người yêu bên căn nhà cũ “Tôi nắm lấy tay Chi: Các chuyện anh rõ cả rồi Anh
không giận Chi Anh vẫn vẫn yêu Chi Tại thằng Pháp cả!”[8, tr.290] Tất cả
những đau thương ấy không đưa đến tiêu cực mà càng thôi thúc người chiến sĩ quyết tâm đấu tranh trả thù cho người thân, quê hương
Trang 27Trong truyện ngắn Một lần đến thủ đô của Trần Đăng: kể về bốn chiến
sĩ du kích từ chiến khu về thủ đô tham dự lớp học ở trường quân chính ở ngoại
ô Hà Nội Hình ảnh những người chiến sĩ hiện lên cụ thể với: “những bộ quần
áo đen xám mỏng tanh, chẽn vào lưng, thắt vào bắp chân mỗi người, khẩu súng lớn đeo bên hông của người đi sau” “bốn khuôn mặt to, đen sạm, hiền hậu vô cùng, nhưng yên lặng và thản nhiên vô cùng” [13, tr.3] Đặc biệt là đôi mắt, đôi
mắt biểu hiện ý chí và nghị lực, đôi mắt nhìn thẳng không hề ngỡ ngàng hoặc
bị lôi cuốn bởi không khí đông vui của phố phường Họ thật bình dị giữa một
Hà Nội tráng lệ, họ lặng lẽ thản nhiên giữa phố phường náo động, họ theo đuổi một trách nhiệm giữa cảnh vui chơi
Trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, hình ảnh người
cán bộ kháng chiến xuất hiện nhiều, với tư cách là những cán bộ cách mạng được Đảng giao nhiệm vụ lên vùng cao để tuyên truyền, dạy nhân dân làm cách mạng Họ cùng ăn, ở, sinh hoạt, chiến đấu cùng đồng bào, được đồng bào yêu quí, tin tưởng Trước hết phải kể đến anh Cầm, bị bắt bỏ tù ở Kom- Tum,vì có thời gian tham gia đánh Pháp, anh Cầm học tiếng Ba-na ở Kom- Tum Anh ở
lại nhà Núp, hai anh em nói chuyện suốt đêm, anh dặn Núp: “Anh Núp ạ, muốn
đánh Pháp lâu năm thì phải thương yêu, không ghét nhau Phải làm rẫy nhiều, lúa tốt, ăn no Phải biết tổ chức lũ làng lại Nhất định mình lấy độc lập lại được”[27, tr.54] Anh Cầm bày cho Núp đi tuyên truyền cách mạng cho bà con
ở nhiều nơi như ở Ba-lang, Ta-lung, Kông-ma, Đê-pu Ở với dân làng anh Cầm đóng khố, cầm rựa đi chặt cây, đốt rẫy, tỉa bắp Ghíp dạy anh Cầm thổi kèn, anh Cầm dạy Ghíp bài hát Kinh Rồi đến cán bộ Thế lại về giúp người Ba-
na làm cách mạng Cuộc đời anh Thế, khi nhỏ đi ở cho nhà giàu, bị nó đánh không cho ăn cơm Lớn lên, tức quá, đi theo Đảng làm cách mạng, cho tới bây giờ chưa có vợ con Anh Thế dạy chữ cho Xá, anh còn bày cho bà con cách làm
rẫy chung “chia ra từng tốp, làm chung, tốp nào cũng có người mạnh người
yếu Hôm nay kéo hết tới chặt cây đốt rẫy cho bếp này, ngày mai lại kéo hết tới
Trang 28chặt cây đốt rẫy cho bếp khác Làm rất mau, rẫy nào cũng tốt, cuối năm nay chắc bếp nào cũng dư ăn” [27, tr.68] Trong làng có việc chi khó Núp đi tìm
hỏi, anh Thế đều bày cho làm được tốt hết cả Anh Thế chỉ cách cho Núp đánh
Pháp: “Bok-Hồ dạy: phải làm rẫy ăn no thì mới đánh Pháp lâu được Chạy mãi
bỏ rẫy mãi thì không no được, không đánh lâu được Bây giờ phải tìm cách ở một chỗ, đánh Pháp, làm rẫy, không chạy nữa” [27, tr.73] Anh còn bày cho
Núp cách tổ chức làng Kông-hoa thành làng kháng chiến, phải tổ chức dân quân, phải làm thêm nhà bí mật, làng bí mật trong rừng, giấu bớt lúa, phải làm đường bí mật cho người già, phụ nữ, con nít rút lui khi Pháp tới, phải làm nhiều chông hơn, canh giữ kĩ hơn Chính những ngày tháng ở bên cạch anh Thế, Núp hiểu ra vì sao anh Cầm, bộ đội, anh Thế, người Kinh ở xa, leo núi khổ như vậy mà lên đến đây, gửi dao, rựa lên cho người Thượng đều là do Đảng chỉ cho cả Bây giờ có Đảng chỉ huy người khổ, Núp muốn đi theo Đảng Núp hỏi
anh Thế “Tôi có được người Đảng không”, trong cuộc đời hoạt động cách
mạng, chưa bao giờ Thế thấy sung sướng như vậy
* Hình ảnh người nông dân
Phần lớn họ là những người nông dân nghèo, hiền lành, chất phác nhưng
lại có tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt, tha thiết Nhân vật ông Hai người
làng chợ Dầu trong truyện ngắn Làng của Kim Lân, ông yêu, tự hào và đi đâu
cũng khoe về làng của mình Khi rời làng đi tản cư trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông không muốn bỏ làng, muốn ở lại chiến đấu để giữ làng Tình yêu
sâu nặng với làng chợ Dầu của ông, ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu: “Nhà ta
ở làng chợ Dầu” Khi nghe tin làng theo giặc, ông dứt khoát lựa chọn theo cách
của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù nó” “Về
làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây” [20, tr.27] Tình yêu nước đã
rộng lớn bao trùm lên tình cảm với làng quê
.Từ khắp mọi miền của Tổ quốc, những người nông dân “chân lấm, tay
bùn" họ đứng lên đấu tranh với một tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh cho
Trang 29đất nước Trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, qua đôi mắt nhìn của Độ
ta thấy những người nông dân “răng đen, mắt toét” nhưng họ có thể làm được
cách mạng, mà bằng chứng hùng hồn nhất là lúc ra trận giáp mặt với cái chết
“họ xung phong can đảm lắm” Độ nhìn thấy người nông dân “đi đánh phủ”
Sau cách mạng anh gặp họ trong mặt trận Nam Trung Bộ
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, tác phẩm viết về giặc Pháp
không ít nhưng chỉ trong Tây đầu đỏ của nhà văn Sơn Nam, chân dung của kẻ
cướp nước mới hiện ra rõ ràng, đầy đủ như thế, từ vẻ ngoài đến sự ác độc trong hành động của chúng Nhà của Tư Phước một nông dân Nam Bộ nghèo, hiền lành, chỉ có một con bò mà thằng Sơn đi ở đợ hai năm mới mua được, con bò đang chửa mà nó đòi bắt lấy, mổ bụng moi cái thai ra nhắm rượu Con gái của bảy Cần mới có 14 tuổi mà nó bắt đi tiếp nấu nướng đến sáng hôm sau mới được về, biết con gái bị làm nhục nhưng Bảy Cần cũng chỉ đành'' giả dại cho qua ải chớ biết làm thế nào'' Tội ác của Tây đầu đỏ nhiều kể hoài không hết, những người nông dân hiền lành có người định bạo động theo kiểu''miểng dừa chọi vô chén kiểng'', cũng có người còn sợ hãi'' tù rạc khổ lắm, khởi nghĩa làm chi, tôi sợ Tây rồi'' Thế nhưng tức nước vỡ bờ, thời cơ rồi cũng đến, năm sau,
Nhựt đảo chính ở Đông Dương, Tây đầu đỏ ''phất khăn trắng đầu hàng'' Nỗi
uất hận sắp bung ra thành cơn bão cuốn trôi đi tất cả bùn nhơ, đau thương, tội
ác của bọn giặc
Ở nhà của Bảy Cần, ngoài Tư Phước, bây giờ có thêm Chín Hiển Anh phân tích tình hình và vận động mọi người đứng lên khởi nghĩa Chúng ta thấy Chín Hiển có phong thái của người cán bộ đã giác ngộ cách mạng, hình ảnh của nhân vật Chín Hiển ở đây có nét tương đồng với A Châu ở Phiềng Sa (truyện
ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài) Sự có mặt của Chín Hiển cho thấy cuộc khởi
nghĩa của những người dân ở đây đã chuyển hóa từ tự phát sang tự giác, từ đấu tranh đơn lẻ sang tập trung, từ đấu tranh cho lợi ích cá nhân giờ đây đã thành việc cứu nước Tại đây ''một lời thề'' đã được lập ra''thà chết súng chết đạn chớ
Trang 30không làm tá điền cho Tây nữa'' Lời thề trong ngôi nhà nhỏ mà sức lay động thật lớn lao, nó như hình ảnh thu nhỏ của hội nghị Diên Hồng năm xưa, những người nông dân đất Việt chân chất phút chốc đã trở thành anh hùng
Câu chuyện khép lại trong kết quả viên mãn, khởi nghĩa thành công Xóm nhỏ Bần Ổi lại trở về trong thanh bình, yên vui, sung túc Người dân trong xóm đang chuẩn bị cho buổi diễn kịch tối nay ''mừng Đảng của mình ra đời, mừng Cha Già thêm tươi khỏe''
* Hình ảnh người công nhân
Từ một người thợ mỏ, Võ Huy Tâm bước vào văn học với tất cả vốn hiểu biết và lòng say mê với vùng đất mỏ của mình Võ Huy Tâm viết tiểu
thuyết Đình công sau đổi tên là Vùng mỏ, đã đem lại cho văn xuôi hình ảnh
một nhân vật mới: người công nhân Toàn bộ tác phẩm toát lên một bầu không khí lao động nặng nề Đó là hiện thân của cuộc sống lam lũ, đầu tắt mặt tối của
người phu mỏ “Ăn cơm với cá mòi he, lấy chồng Cẩm Phả đun xe suốt đời”
[37, tr.17].Võ Huy Tâm còn miêu tả tỉ mỉ khung cảnh làm việc ở các tầng lò, các trục, ở máy, ở goòng, của người lái xe, đội than, nhặt đá, ni-vê Người đi làm và cả người ở nhà đều nơm nớp lo sợ Cảnh sập lò, sập tầng vì lối khai thác hàm ếch bừa bãi của Pháp xảy ra như cơm bữa Ở tầng lò nào cũng có cảnh
“những hạt than cám nổi lên một lớp đen đen trên vũng máu” Trẻ con ốm quặt
quẹo, gầy nhom, mới bảy, tám tuổi đã đi làm “nhau” đội than, nhặt đá lấy ngày
vài xu Được ít phút nghỉ ngơi giữa hơi nóng hầm hập và bụi bay mù trời,
người phu “ăn bữa trưa bằng những vấu cháo và cá mặn, uống nước lã không
lọc lấy từ bể tắm, bọt xà phòng và bông băng đầy miệng bể” [37, tr.19] Bộ mặt
kẻ thù hiện ra rất rõ nét trong tác phẩm Chính bọn chúng tạo ra không khí căng thẳng của vùng mỏ Đó là thằng Si-mô-nét cáo già, vừa nhận lương lính của bọn Tây để đốc thúc phu làm; hắn tìm mọi cách hành hạ, ăn bớt của thợ, hễ ai trái ý là đánh hộc máu mồm Đó là vợ chồng lão chủ thầu Quang nham hiểm và
ti tiện, tìm mọi cách để đục đẽo và nặn bóp của công nhân: từ cái ông đong gạo
Trang 31hai đáy, cái hàm ếch trong cối giã gạo đến việc cho vay gạo, mua sổ lương trước kì đều để làm căng thêm túi tiền của vợ chồng hắn Đó là xếp Cẩm mật thám, thằng Chố chỉ điểm Và xung quanh chúng là bọn cai Tây, Tây lính, hùng
hổ, cấu kết với nhau bóc lột, đánh phá giai cấp công nhân
Trong tác phẩm, bên cạch hiện thực tối tăm của vùng mỏ ngày thực dân Pháp tạm chiếm, Võ Huy Tâm đã chú ý miêu tả hiện thực của vùng mỏ trong đấu tranh Tinh thần xung phong, xả thân nổi lên rất rõ ở những đảng viên như Thiết, Tài Bá, Tuấn; ở những quần chúng tích cực như cụ Thứ, Hàn, Le, Min, Bảo Tất cả là đòn bẩy đưa phong trào đi lên và giữ vững phong trào Hình thức đấu tranh của công nhân khá phong phú: Từ những đợt đấu tranh lẻ tẻ (như phu trục đòi được đi trục, các tầng lò đòi có nước sạch để uống, đòi phát lương, phát gạo đúng kì, đòi tiền thưởng ), tổ chức Đảng đã khéo léo tập hợp quần chúng, vận động một cách linh hoạt các hoàn cảnh để tổ chức một cuộc
đình công lớn “ Người mỗi lúc một đông dần, dần dần biến thành một cuộc
đình công để ủng hộ cuộc bãi công lớn Chủ nhất đứng dậy nhìn ra đám thợ và phu cũ Họ không sợ, họ vẫn đứng yên nhìn lại Những cánh tay nắm chặt giơ lên, cả anh chị em cũ đứng phía ngoài cũng gào thét lẫn trong ấy” [37, tr.132]
.Cuộc đấu tranh lớn, kéo dài, gặp nhiều khó khăn và còn nhiều đổ máu, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tình thương yêu giai cấp nồng thắm, với ý chí cách mạng kiên cường, ta đã thu được thắng lợi
B Đặc điểm nghệ thuật của truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Trong giáo trình “Văn học Việt Nam hiện đại tập II - Từ sau cách mạng
tháng Tám 1945”, Nguyễn Văn Long (chủ biên), Nguyễn Thị Bình, Lã Thị Bắc
Lý, Mai Thị Nhung, Trần Đăng Suyền, NXB Đại học Sư phạm, 2010 Ở chương VI: Văn xuôi (Truyện và kí) giai đoạn 1945-1975, nhận định về đặc
điểm nghệ thuật truyện thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) như sau:
“ trong các tác phẩm truyện, tiểu thuyết đậm đặc các chi tiết, sự kiện của đời sống xã hội và được trình bày theo tiến trình thời gian của các sự kiện, biến cố
Trang 32Nhân vật được hiện ra chủ yếu ở hành động, việc làm chứ chưa được đi sâu thể hiện thế giới bên trong phương thức trần thuật thiên về thuật, kể sự kiện ”
[21, tr.160] Từ đó có thể khái quát đặc điểm nghệ thuật truyện thời kì kháng chiến chống Pháp như sau:
Đặc điểm 1: Nghệ thuật kết cấu truyện đƣợc trình bày theo tiến trình của các sự kiện, biến cố
Trong truyện Vợ chồng A Phủ (Truyện Tây Bắc) của Tô Hoài: Kể về
cuộc đời của Mị, thời gian sống những ngày tăm tối ở Hồng Ngài làm dâu gạt
nợ nhà thống lí Pá Tra Đến khi gặp A Phủ, cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi hai người chốn đến Phiềng Sa Thời gian ở Phiềng Sa họ nên vợ nên chồng, gặp cán bộ A Châu kết nghĩa anh em, tích cực hoạt động cách mạng, giải phóng quê
hương Truyện Cứu đất cứu mường câu chuyện diễn ra theo trình tự thời gian,
kể về thân phận đau khổ của cô Ảng, từ một cô gái đẹp nức tiếng Mường Cơi bị xem như món đồ chơi qua tay các quan lang, quan châu, chúa đất cho đến khi tàn tạ thành bà lão Ảng ăn mày Rồi gặp lại con trai là Nhấn, bà lên núi trông nương cho cách mạng, rồi bị thằng Cầm Vàng giết chết
Tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc`là cuốn tiểu thuyết
viết về anh hùng Đinh Núp và cuộc đấu tranh của một miền đất Tây Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Pháp Kết cấu của tiểu thuyết theo kiểu tường thuật trực tiếp các chi tiết, sự kiện theo trình tự thời gian: Cuộc cách mạng tháng Tám thành công tạo nên những chuyển động lớn ở Tây Nguyên Niềm vui chưa được bao lâu thì giặc Pháp lại tràn tới đẩy người dân Tây Nguyên vào kiếp sống trâu ngựa như ngày xưa Người dân Tây Nguyên lại đứng lên quyết tâm đánh giặc Cuộc chiến đấu của làng Kông-hoa được sự giúp đỡ của cán bộ cách mạng vừa đánh vừa xây dựng lực lượng Cuộc chiến đấu của dân làng diễn ra trong hoàn cảnh khó khăn Phải dời làng vào rừng sâu tạo nên cơ sở mới
để tổ chức đánh giặc Không có lương thực họ phải làm nương rẫy, không có
vũ khí họ phải sáng chế ra các vũ khí từ bẫy đá, hầm chông, cung tên, giáo mác
để đánh giặc Họ nhẫn nại, chịu đựng và lạc quan tin vào thắng lợi
Trang 33Tiểu thuyết Con trâu của Bùi Hiển là một trong những tác phẩm hay viết
về người nông dân trong kháng chiến chống Pháp Đối với người nông dân, con trâu không chỉ là công cụ sản xuất mà còn là người bạn cùng chia sẻ với họ những nỗi nhọc nhằn, vất vả Kết cấu của tác phẩm cũng diễn ra theo thứ tự thời gian: Mở đầu bằng một trận càn, ta phải tạm thời rút lui vì sức yếu, tổ chức chưa tốt, anh Phận chỉ huy dân quân và chị Bai bị giết Kết thúc tác phẩm cũng bằng một trận càn, nhưng tình hình đã đổi khác hẳn: tinh thần nhân dân được giữ vững, du kích đánh tốt, trâu được bảo vệ chu đáo Một quá trình trưởng thành của dân quân vùng địch hậu Một bước tiến lên của cuộc kháng chiến
Đặc điểm 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu là miêu tả hành động và việc làm chứ chƣa đƣợc đi sâu miêu tả thế giới nội tâm bên trong
Nhân vật trung tâm của truyện thời kì kháng chiến chống Pháp là những con người cầm vũ khí trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm Họ là những người nông dân, bộ đội, công nhân với tất cả những mặt phong phú của họ không phải là một đối tượng tĩnh, dễ nắm bắt Vì vậy việc tìm hiểu, phát hiện, khái quát thành những tính cách, số phận của nhân vật trong truyện thời kì này chỉ dừng lại ở việc miêu tả hành động, việc làm chứ chưa đi sâu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật
Nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao, tác giả đã dựng
lên một điển hình của hạng “trí thức nửa mùa” “chẳng yêu một cái gì” “chỉ tài
chửi đổng” Tác giả tập trung miêu tả cuộc sống, cung cách sinh hoạt của
Hoàng Trong lúc toàn dân đánh giặc, Hoàng tản cư về một nơi yên ổn ở “ba
gian nhà gạch sạch sẽ”, nằm “màn tuyn trắng toát” hút thuốc lá thơm, ăn mía
ướp hoa bưởi và giao du với một viên “tuần phủ về hưu”, một viên “đốc học bị
thải hồi vì một vụ hiếp học trò” Hoàng có thói quen nằm nghe vợ đọc Tam
Quốc Thế mà y luôn có hành động chế nhạo người nông dân là dốt, là “ngu độn,
lỗ mãng, ích kỉ, tham lam, bần tiện cả” Nam Cao còn đặc tả ngoại hình của
Hoàng “người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi hai cánh tay kềnh kệch ra hai
Trang 34bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”
[38, tr.81] Rồi y có hành động mỉa mai những nhà báo tiến bộ là “những nhà
văn vô sản” và cho họ là “một bọn khố rách áo ôm đã đến ngày phát mả”
Tiểu thuyết Con trâu, Nguyễn Văn Bổng xây dựng các nhân vật còn sơ
lược, thế giới bên trong còn mờ nhạt, chủ yếu thông qua hành động: chị Bai một
nữ du kích mới xin vào vùng đội, trước khi quyết định vượt hầm, người đọc vẫn
nhớ hành động “rút mấy cái kẹp tóc xuống ngậm giữa hai hàm răng, rủ rủ mớ
tóc, mấy ngón tay xóc xóc lên cho tóc xõa đều xuống hai vai” [6, tr.21] đủ nói
lên tư thế bình tĩnh, thanh thản của chị khi nhận lấy cái chết cho đồng đội được
sống Hình ảnh của Phận chỉ huy dân quân in đậm trong trí nhớ của người đọc
qua hành động “giặc bắt dẫn đi chỉ hầm đã thừa cơ quật ngã thằng quan hai xuống, ôm ghì lấy nó, lăn tràn trên đất, đến khi kiệt sức, bị chúng chĩa súng, đạp
chân lên ngực, còn cố ngoi dậy, bứt tung áo, chỉ vào ngực, hét lớn “hầm đây,
hầm bí mật đây” Hay chị Mai, tay bồng con nhỏ, xông vào ngăn không cho
thằng Sát Sanh bắt Hiếu đi, cuối cùng mẹ con chị bị nó bắn chết
Trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc đã xây dựng
thành công hình ảnh người anh hùng Núp trong cuộc kháng chiến chống Pháp của đồng bào dân tộc Tây Nguyên Hình ảnh nhân vật hiện lên chủ yếu thông qua những hành động, Nguyên Ngọc ít miêu tả nội tâm của nhân vật Thực dân Pháp ra sức tàn phá, đốt làng của đồng bào, nhưng Núp vẫn kiên quyết vận động
bà con làng Kông- hoa giữ vững tinh thần: “Không đi xâu, không nộp thuế cho Pháp ” Địch ra sức càn quét bình định, khủng bố vùng du kích Tây Nguyên rất gắt gao, Núp vẫn kiên trì cùng dân làng ra sức rào làng chiến đấu sáng tạo nhiều cách đánh dùng chông mìn, cạm bẫy, tên nỏ diệt địch, bảo vệ nương rẫy và dân làng Khi Đảng cử cán bộ về bám vùng cùng dân làng đánh giặc, Núp hăng hái hoạt động cách mạng, được cán bộ tin tưởng, cùng lao động, chiến đấu với anh
Cầm, anh Thế, Núp hiểu ra: “Đúng rồi, đều là do có Đảng chỉ cả Bây giờ có
người chỉ huy người khổ, Núp muốn đi theo” [27, tr.115]
Trang 35Đặc điểm 3: Phương thức trần thuật thiên về kể, tường thuật, cũng
có những biến đổi rõ rệt
Trong tiểu thuyết Xung kích Nguyễn Đình Thi sử dụng phương pháp
chủ yếu là tường thuật, dựng lại một không gian xung quanh vùng diễn ra chiến dịch và thời gian gồm 4, 5 ngày chuẩn bị, chiến dịch kết thúc thắng lợi, dựng
lại khung cảnh chiến trường, những đám đông sôi nổi nhộn nhịp “Tiếng nổ của
quả bộc phá lớn đập vào ngực tất cả những anh bộ đội Cái lô cốt rụng xuống một mảng lớn bụi mù Thông ngã lăn quay, thở hồng hộc, mắt vẫn nhìn lại, nom rõ cái lô cốt đã bị phá thủng Kha quát “Đột kích một vào”, trung đội trưởng Phú vung mạnh tay chạy lên Giác xách khẩu trung liên đạp qua quãng dây thép gai cuối cùng Xung kích nhô lên, thụp xuống thoăn thoắt Kha thét
“Chiếm lô cốt!” [39, tr.61] Sự kiện dồn dập, từ nhiều mặt khác nhau tạo ra
một cái nhìn tổng quát, toàn diện về vấn đề Cùng một thời điểm nhiều cảnh, nhiều việc lần lượt được thuật lại
Viết Con trâu , Nguyễn Văn Bổng dựng lại cuộc chiến tranh du kích của
đồng bào khu Năm, bảo vệ trâu, bảo vệ sản xuất và bảo vệ sức sống để kháng chiến Tiểu thuyết được xây dựng theo lối kết cấu dân gian Sự việc diễn ra theo thứ tự thời gian, bố cục theo chương hồi, mỗi chương giải quyết trọn vẹn một phần của truyện Nội dung của từng chương được tác giả kể lại bằng những câu văn ngắn gọn, cách viết đại chúng, rõ ràng
Tiểu thuyết Vùng mỏ của Võ Huy Tâm người đọc thấy được không khí,
ý chí đấu tranh bền bỉ của người công nhân mỏ Tác giả tỏ ra hiểu biết đầy đủ, chi tiết về đời sống, công việc lao động của công nhân mỏ và nhà văn đã miêu
tả bằng ngôn ngữ của nhân dân vùng mỏ Lời văn gọn, giản dị, trình bày được nhiều bức tranh gân guốc, đập mạnh vào người đọc Dù còn sơ lược, nhiều chỗ
tác giả kể hơn là miêu tả nhưng Vùng mỏ ngoài ý nghĩa là một bức tranh hiện
thực, còn là tác phẩm mở đầu viết về phong trào công nhân cách mạng
Trang 36Cùng với quá trình khám phá và thể hiện đối tượng chủ yếu của văn học
là con người quần chúng có sự chuyển biến rõ rệt trong quan điểm trần thuật của các tác phẩm truyện Đó là sự xích lại gần và tiến tới hòa nhập giữa quan điểm trần thuật của tác giả - người trần thuật và nhân vật quần chúng Trong
những tác phẩm hồi đầu cách mạng và kháng chiến như Một lần đến thủ đô của Trần Đăng, Đôi mắt của Nam Cao thường thấy có một người trần thuật từ
bên ngoài hướng vào để quan sát, miêu tả những con người quần chúng với một
sự cảm phục, có cả sự ngỡ ngàng thì ở những như truyện ngắn Làng của Kim Lân, tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài đã hầu như không có khoảng cách giữa
người trần thuật và nhân vật quần chúng, quan điểm của người trần thuật đã hòa nhập vào trong tâm trạng, ý nghĩ, quan điểm của các nhân vật tạo nên sự thống nhất cả trong giọng điệu và ngôn ngữ Trần Đăng thì muốn dứt khoát từ
bỏ “cái xác chủ quan” trong những tác đầu của mình (Một lần đến thủ đô, Lúa
mới) để cho sự thực khách quan của con người và đời sống kháng chiến tự nói
lên Còn những cây bút xuất thân từ phong trào quần chúng như Hồ Phương, Siêu Hải, Võ Huy Tâm thì ngay từ trang viết đầu tay của họ đã có sự thống nhất giữa quan điểm trần thuật của người kể chuyện với các nhân vật quần chúng
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học
TT Tác phẩm Tác giả Năm sáng tác Lớp Tiết học theo
Các tác phẩm được lựa chọn vào chương trình giảng dạy của cả hai bậc học chưa nhiều nhưng đều là những tác phẩm tiêu biểu cho đặc điểm nội dung
Trang 37cũng như hình thức nghệ thuật của truyện thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954)
Ở giai đoạn đầu kháng chiến (1946-1948) có tác phẩm truyện ngắn Làng của Kim Lân Giai đoạn sau có tác phẩm Vợ chồng A Phủ Sự lựa chọn tác
phẩm ở các giai đoạn khác nhau đã giúp học sinh thấy được toàn bộ diện mạo của truyện thời kì kháng chiến chống Pháp từ buổi đầu cho đến khi kết thúc
1.2.2 Giáo viên với việc dạy học truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát việc dạy học truyện kháng chiến chống Pháp tại các địa điểm:
- THSC Nam Tiến - xã Nam Tiến - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
- THPT Lê Hồng Phong - huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
- TTGDTX huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên
Chúng tôi thu được kết quả như sau:
- Về hứng thú dạy học: Các giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn đều yêu
thích và hứng thú dạy học các tác phẩm truyện kháng chiến chống Pháp trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học Cô giáo Nguyễn Thị Hằng - giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn trường THPT Lê Hồng Phong đã nói
về hứng thú khi dạy truyện thời kì kháng chiến chống Pháp trong bậc THPT:
“Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình sách giáo khoa bậc THPT không có nhiều, với tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ở lớp
12, đã thể hiện rõ bức tranh cuộc sống tăm tối, khổ cực với hủ tục lạc hậu của đồng bào các dân tộc miền núi dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến Đồng thời tác phẩm cũng nói lên quá trình đấu tranh để giải phóng quê hương dưới ánh sáng soi đường của Đảng Tác phẩm có sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, thể hiện rõ nội dung tư tưởng chủ đề của truyện” Trong tổng số 35 phiếu
phát ra cho giáo viên các trường khác nhau, chúng tôi thấy rằng có 32 số phiếu giáo viên cho rằng các tác phẩm truyện kháng chiến chống Pháp hay Đây chính là động lực tốt để giúp người giáo viên có thể hướng dẫn học sinh cảm
Trang 38nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm Đồng thời các giáo viên đều mong muốn chương trình học sẽ có thêm nhiều tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp hơn nữa để khơi dậy trong các em hứng thú và tình yêu, lòng say
mê đối với môn Ngữ văn nói chung
- Về phương pháp giảng dạy: Sau mấy lần đổi mới về phương pháp dạy
học, giáo viên được học về đổi mới phương pháp Trước đây, phần lớn thầy thuyết trình, học sinh nghe, ghi chép một cách thụ động Giáo viên dạy Ngữ văn vận dụng ít các phương pháp trong quá trình dạy chủ yếu là phương pháp thuyết giảng Thì bây giờ trên thực tế giảng, chúng tôi nhận thấy, giáo viên đã áp dụng phong phú các phương pháp dạy học Đặc biệt là sử dụng kiểu dạy học nêu vấn
đề, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức của chính mình Hình thức tổ chức hoạt động giữa thầy và trò ngày càng đa dạng và linh hoạt trong các giờ dạy Giáo viên sử dụng các hình thức: trao đổi, thảo luận nhóm, kể chuyện, đóng vai trong việc dạy các tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp Việc ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong giảng dạy được nhiều giáo viên chú ý, quan tâm Họ thường sưu tầm các tư liệu sát hơn để bài giảng hấp dẫn và có hiệu quả cao hơn
Tuy nhiên, khi trao đổi với nhiều giáo viên dạy truyện thời kì kháng chiến chống Pháp, họ cho biết những khó khăn, vướng mắc trong việc vận dụng phương pháp mới Cô giáo Vũ Thị Dương Thùy trường THCS Nam Tiến huyện
Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên tâm sự: “Khi hướng dẫn học sinh học truyện kháng
chiến chống Pháp, cần phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu cốt truyện cho đến các chi tiết (cả nội dung và nghệ thuật) Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần gợi mở, nêu vấn đề, để học sinh suy luận, hình thành nhận định Đồng thời giáo viên cần giúp học sinh giải đáp vấn đề trong tác phẩm, cho học sinh ghi lại kiến thức một cách khái quát, cô đọng nhất.”
Cô giáo Hoàng Thị Minh Phương, giáo viên dạy Ngữ văn TTGDTX Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên lại chia sẻ kinh nghiệm dạy truyện thời kì kháng chiến
Trang 39chống Pháp: “Khi tìm hiểu truyện thời kì kháng chiến chống Pháp trong sách
giáo khoa Ngữ văn bậc THPT, tuy số lượng tác phẩm đưa vào chương trình học không nhiều nhưng bản thân tôi luôn hướng học sinh tìm hiểu giá trị của tác phẩm thông qua những câu hỏi gợi mở, câu hỏi nêu vấn đề, cho học sinh xem phim, đóng vai để các em vừa tái hiện vừa khắc sâu kiến thức trọng tâm” Qua
phiếu khảo sát, chúng tôi nhận thấy các giáo viên đã đặc biệt chú ý đến việc tìm tòi hướng khai thác và các phương pháp để đạt hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy Tuy nhiên, phương pháp dạy học Ngữ văn theo hướng đổi mới như: Dạy học theo đặc trưng thể loại, dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh, hướng dẫn học sinh đọc - hiểu chưa được quan tâm, chú trọng
- Một số giáo viên có tâm tư nguyện vọng như sau: cần có nhiều hơn nữa các đợt tập huấn về phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng để các giáo viên kịp thời nắm bắt và vận dụng phương pháp giảng dạy mới để mỗi giờ dạy văn không còn nhàm chán với học sinh
- Hiện tại thái độ đối với môn văn của học sinh có sự phân lập rõ rệt Số đông học sinh hiện nay có thiên hướng thi vào các khối tự nhiên (do dễ kiếm việc làm sau khi ra trường), số còn lại rất ít dự thi vào khối C, D Bởi vậy, việc học văn nói chung và học truyện nói riêng, không được học sinh hứng thú Điều này khiến người giáo viên gặp không ít trở ngại
1.2.3 Học sinh với việc học truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Học sinh chưa có sự hiểu biết nhiều về truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Kết quả khảo sát cho thấy còn tới 35% học sinh chưa thể phân biệt được tác phẩm nào thuộc truyện thời kháng chiến chống Pháp, những tác phẩm nào thuộc thời kì chống Mỹ Việc hiểu các giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện giai đoạn này của học sinh còn hời hợt
Năng lực đọc hiểu tác phẩm truyện kháng chiến chống Pháp của học sinh còn yếu Khi kiểm tra phần đọc hiểu tác phẩm, cho thấy các em còn lí giải hời
Trang 40hợt, nông cạn hoặc chưa hình dung được một số hình ảnh, chi tiết trong tác phẩm Em Lê Thị Lan lớp 9B, trường THCS Nam Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên nói:“Thời kì kháng chiến chống Pháp đã qua lâu, em không hiểu
thế nào là tản cư? Không hình dung được cuộc sống tản cư”
Em Nguyễn Thị Vân Anh học sinh lớp 12A, TTGDTX Phổ Yên, tỉnh
Thái Nguyên tâm sự: “Học Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài, em mở rộng
thêm hiểu biết của mình về nội dung nhân đạo của các tác phẩm văn học Trước đó, em hiểu nhân đạo chỉ yêu thương, cảm thông hoặc lên án cái xấu, bảo vệ cái đẹp, cái tốt Với Tô Hoài ông đã đem đến một giá trị mới mẻ, đặc sắc cho nội dung nhân đạo: hướng nhân dân đến với cách mạng và tìm ra lối thoát để giải phóng con người”
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy việc giảng dạy truyện kháng chiến chống Pháp thực sự vẫn còn nhiều vấn đề đang được đặt ra trước mắt với người đứng lớp