1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dạy học các bài thơ nôm đường luật trong sách giáo khoa ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại

109 1,7K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 792,22 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ THỊ THU HUYỀN DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT TRONG SGK NGỮ VĂN 11 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thái Ng

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ THU HUYỀN

DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

TRONG SGK NGỮ VĂN 11 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thái Nguyên, năm 2010

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HÀ THỊ THU HUYỀN

DẠY HỌC CÁC BÀI THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT

TRONG SGK NGỮ VĂN 11 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

CHUYÊN NGÀNH: LL&PP DẠY HỌC VĂN – TIẾNG VIỆT

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG HỮU BỘI

Thái Nguyên, năm 2010

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc của mình tới

PGS TS Hoàng Hữu Bội – người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em

trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn

và khoa Sau đại học - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên, đã tạo điều kiện - giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tác giả luận văn

Hà Thị Thu Huyền

Trang 4

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

THPT : Trung học phổ thông

PT : Phổ thông NXB : Nhà xuất bản

GS : Giáo sư

GV : Giáo viên

HS : Học sinh SGK : Sách giáo khoa TPVC : Tác phẩm văn chương

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

A PHẦN MỞ ĐẦU: 3

1/ Lí do chọn đề tài 3

2/ Lịch sử vấn đề 4

3/ Mục đích nghiên cứu 6

4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 6

5/ Nhiệm vụ nghiên cứu 7

6/ Phương pháp nghiên cứu 7

B PHẦN NỘI DUNG:……… … 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI: 10

1 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN: 10

1.1.1 Khái niệm thơ Nôm Đường luật: 10

1.1.2 Đặc trưng thể loại của thơ Nôm Đường luật: 10

1.2.2/ Đặc trưng về hình thức nghệ thuật: 26

1.2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: 30

CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI 35

2.1 Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật trong trường phổ thông: 35

2.1.1/ Học sinh THPT với thơ Nôm Đường luật: 35

2.1.2/ Giáo viên với việc dạy các văn bản thơ Nôm Đường luật: 41

2.2/ Xác định nội dung và phương pháp dạy học các văn bản thơ Nôm Đường luật có trong SGK ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại 59

2.2.1/ Xác định nội dung bài dạy: 59

2.2.2/ Phương pháp dạy học: 68

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 81

3.1 Thiết kế dạy học thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại 81

Trang 6

3.2 Tổ chức dạy thực nghiệm 97

3.2.1 Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm 97

3.2.2 Kết quả thực nghiệm: 97

3.3 Đánh giá: 99

C PHẦN KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU:

1/Lí do chọn đề tài

1.1/ Vấn đề dạy học TPVC theo thể loại đã được đặt ra từ lâu (từ những năm 70 của thế kỉ XX), những vấn đề cơ bản, đường hướng chung của các thể loại lớn đã được bàn đến Song, đi vào tác phẩm cụ thể lại đòi hỏi vận dụng một cách sáng tạo các đường hướng chung, riêng phần thơ Nôm Đường luật trong các văn bản cụ thể vừa được lựa chọn vào chương trình SGK mới cũng chưa có công trình nào đề cập đến một cách đầy đủ Do đó, chúng tôi mạnh

dạn chọn đề tài “ Dạy học các bài thơ Nôm Đường luật trong sách giáo

khoa ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại” với hi vọng có thể đóng góp thêm

một tiếng nói nhỏ bé vàovấn đề lí thuyết dạy học TPVC theo loại thể

1.2/ Chương trình SGK mới của môn Ngữ văn được thực thi từ năm học 2006-2007 có sự lựa chọn và xếp thành từng cụm thể loại các văn bản văn học Riêng thể loại thơ Nôm Đường luật hiện nay SGK ngữ văn 11 chương

trình nâng cao có 5 bài: Tự tình (bài II- Hồ Xuân Hương), Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Tiến sĩ giấy (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Tú Xương), Vịnh khoa thi hương (Tú Xương); SGK ngữ văn 11 chương trình chuẩn có 3 bài: Tự tình (bài II- Hồ Xuân Hương), Thu điếu (Nguyễn Khuyến), Thương vợ (Tú Xương) Khi thực thi chương trình này, giáo viên và học sinh chưa hết những

khó khăn, lúng túng trong việc dạy học các văn bản thơ Nôm Đường luật ấy theo đặc trưng thể loại của nó Do đó, chúng tôi đã chọn đề tài này với mong muốn tìm được những biện pháp khắc phục khó khăn khi giảng dạy các văn bản đó Trước hết phục vụ cho chính mình, psau đó góp phần cùng các bạn đồng nghiệp dạy tác phẩm thơ Nôm Đường luật trong trường phổ thông đạt kết quả cao

Trang 8

2/ Lịch sử vấn đề

2.1/ Vấn đề giảng dạy TPVC theo loại thể đó cú một số cụng trỡnh:

Vào những năm 70 của thế kỉ XX, vấn đề dạy học TPVC theo thể loại

đ-ợc quan tâm trong cuốn “ Vấn đề giảng dạy tỏc phẩm văn chương theo loại thểdo GS Trần Thanh Đạm làm chủ biờn, NXB GD, 1971.Cụng trỡnh

đề cập đến đặc tr-ng loại thể thơ, truyện; ph-ơng pháp đặc thù dạy thơ, truyện; vấn đề giảng dạy một số thể tài văn học đặc biệt Cú thể cho rằng: đõy

là cụng trỡnh đầu tiờn đi sõu nghiờn cứu vấn đề dạy học tỏc phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại.Cụng trỡnh đó cú những đúng gúp quan trọng đối với

bộ mụn phương phỏp dạy học tỏc phẩm văn chương núi chung và phương phỏp dạy học tỏc phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại núi riờng Cụng trỡnh cũng là cơ sở khoa học, làm căn cứ khoa học, là một nguồn tư liệu quan trọng cho cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu phương phỏp dạy học tỏc phẩm văn chương sau này Khi dạy học tỏc phẩm văn chương, giỏo viờn cú thể tham khảo cuốn sỏch để tỡm ra con đường dạy học đạt kết quả

- Cuốn Phương phỏp dạy học tỏc phẩm văn chương( theo loại thể)

của tỏc giả Nguyễn Viết Chữ, NXB Đại học sư phạm, 2004 đó đúng gúp

nhất định về mặt lớ luận dạy học tỏc phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại

Cuốn sỏch cú hai phần: phần I đề cập đến Những vấn đề chung liờn quan đến phương phỏp dạy học tỏc phẩm văn chương Phần II đi sõu nghiờn cứu Phương phỏp và biện phỏp dạy học tỏc phẩm văn chương theo loại thể Cuốn

sỏch đó hệ thống lại cỏch nhỡn vào mụn văn, cỏc phương phỏp, biện phỏp, cõu hỏi và cỏch thức chiến thuật, gúp thờm tiếng núi về việc vận dụng cỏc phương phỏp, biện phỏp vào cỏc thể tài cụ thể trong nhà trường mà người giỏo viờn đứng lớp phải giải quyết

Trang 9

Những tài liệu quan trọng trên tuy không mang nội dung trực tiếp về ph-ơng pháp dạy học thơ Nôm Đ-ờng luật theo đặc tr-ng thể loại nh-ng nó

có tác dụng gián tiếp, là cơ sở để chúng tôi triển khai luận văn này

2.2/ Vấn đề dạy học thể loại thơ Nụm Đường luật từ khi được lựa chọn trong SGK Ngữ văn11, NXB Giỏo dục, 1997 cú cỏc cụng trỡnh:

- SGV ngữ văn lớp 11, tập I (bộ chuẩn), Phan Trọng Luận tổng chủ biờn, NXB GD, 2007.Cuốn sỏch đó đề cập đến việc dạy học cỏc văn bản thơ Nụm Đường luật cụ thể cú trong SGK Ngữ văn 11( bộ cơ bản) đồng thời hướng dẫn giỏo viờn tổ chức học sinh chiếm lĩnh cỏc văn bản thơ Nụm Đường luật ấy

- SGV ngữ văn lớp 11, tập I ( bộ nõng cao), Trần Đỡnh Sử tổng chủ biờn, NXB GD, 2007 Cuốn sỏch hướng dẫn giỏo viờn tổ chức học sinh chiếm lĩnh cỏc văn bản thơ Nụm Đường luật cú trong SGK Ngữ văn 11( bộ nõng cao)

- Thiết kế dạy học ngữ văn lớp 11 ( Nõng cao) của tỏc giả Hoàng Hữu Bội, NXBGD, 2007 Cụng trỡnh đó phỏc thảo thiết kế cỏc tỏc phẩm văn học cú trong SGK Ngữ văn 11 ( bộ nõng cao) trong đú cú phần thiết kế dạy học cỏc văn bản thơ Nụm Đường luật

Ngoài 3 cụng trỡnh trờn cũn cú cỏc cuốn sỏch nghiờn cứu vấn đề dạy học thơ Nụm Đường luật như:

- Thiết kế bài giảng ngữ văn 11 do Nguyễn Văn Đường chủ biờn, NXB

Hà Nội, 2007

- Kĩ năng đọc hiểu văn bản ngữ văn lớp 11do Nguyễn Kim Phong chủ

biờn, NXBGD, 2007

Trang 10

- Giới thiệu giáo án ngữ văn lớp 11 tập I do Nguyễn Hải Châu chủ biên,

4/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

4.1/ Đối tượng nghiên cứu:

Hoạt động dạy học của thầy và trò ( nhất là trong giờ học đối với văn bản đó), đặc biệt là hoạt động tiếp nhận của học sinh đối với các văn bản thơ Nôm Đường luật và cách tổ chức, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tác phẩm đó của thầy ở trên lớp

Trang 11

4.2/ Phạm vi nghiên cứu

Cách tổ chức dạy học các văn bản Nôm Đường luật có trong SGK Ngữ văn lớp 11

5/ Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1/ Nghiên cứu vấn đề trên bình diện lí thuyết: bao gồm đặc trưng thể loại, cách tiếp cận thể loại, cách tổ chức học sinh chiếm lĩnh tác phẩm thơ Nôm Đường luật theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy Nghiên cứu thực tiễn cảm thụ của học sinh đối với văn bản thơ Nôm Đường luật và thực tiễn giờ dạy của giáo viên

5.2/ Định hướng dạy học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật ở lớp 11 theo đặc trưng thể loại

5.3/ Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính đúng đắn của những biện pháp luận văn đã đề xuất

6/ Phương pháp nghiên cứu

6.1/ Vận dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

Phương pháp tổng hợp lí luận:

Sử dụng phương pháp tổng hợp lí luận nhằm đưa ra những cơ sở lí luận

về thơ Nôm Đường luật, đặc điểm của thơ Nôm Đường luật, tìm hiểu đặc điểm cảm thụ của học sinh THPT để từ đó đưa ra những nội dung, phương pháp, biện pháp dạy học cụ thể về các tác phẩm thơ Nôm Đường luật trong SGK ngữ văn 11

6.2/ Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

6.2.1/ Phương pháp thống kê:

Trang 12

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu thu thập được trong quá trình điều tra khảo sát và quá trình thực nghiệm

6.2.2/ Phương pháp điều tra khảo sát:

Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu khả năng cảm thụ của học sinh lớp 11 về thơ Nôm Đường luật Từ việc nắm được thực trạng của việc day học thơ Nôm Đường luật để nghiên cứu đề tài một cách sát thực góp phần nâng cao hiệu quả dạy học thơ Nôm Đường luật

6.2.3/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm với tiến hành xây dựng thiết kế bài học và dạy thực nghiệm đối chứng

B CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:

1.1/ Cơ sở lí luận của đề tài:

1.2/ Cơ sở thực tiễn của đề tài:

Chương II: Định hướng dạy học các tác phẩm thơ Nôm Đường luật theo đặc trưng thể loại

2.1 Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật trong trường phổ thông: 2.1.1/ Học sinh THPT với thơ Nôm Đường luật

2.1.2/ Giáo viên với việc dạy các văn bản thơ Nôm Đường luật

Trang 13

2.2/ Xác định nội dung và phương pháp dạy học các văn bản thơ Nôm Đường luật có trong SGK ngữ văn 11

2.2.1/ Xác định nội dung bài dạy

2.2.2/ Phương pháp dạy học:

Chương III: Thực nghiệm sư phạm:

3.1/ Thiết kế bài dạy

3.2/ Thực thi bài dạy

C PHẦN KẾT LUẬN:

Trang 14

B PHẦN NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:

1 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN:

1.1.1 Khái niệm thơ Nôm Đường luật:

Thơ Nôm Đường luật từ buổi sơ khai đã gây được sự quan tâm của những người yêu văn thơ cũng như giới nghiên cứu văn học Cho đến nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm tới thể thơ này

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi đồng chủ biên, NXB GD, 2004 thì “Thơ Đường luật còn gọi là thơ cận thể, là thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt ra từ thời Đường ở Trung Quốc.”Và thơ Nôm Đường luật chính là thể thơ Đường luật

viết bằng chữ Nôm

Tác giả Lã Nhâm Thìn trong cuốn bình giảng thơ Nôm Đường luật đã khẳng

định “ Khái niệm thơ Nôm Đường luật là bao hàm những bài thơ viết bằng chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo thơ luật Đường phá cách – những bài có xen câu ngũ ngôn, lục ngôn vào thơ thất ngôn”

Trong cuốn “Thiết kế dạy học ngữ văn 11”tác giả Hoàng Hữu Bội cho rằng “những bài thơ được viết theo các thể Đường luật mà bằng chữ Nôm được gọi là thơ Nôm Đường luật.”

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: Thơ Nôm Đường luật chính là thể thơ viết theo luật Đường và viết bằng chữ Nôm, gồm các thể: thất ngôn bát cú Đường luật, ngũ ngôn bát cú Đường luật, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ

tuyệt và cả thơ thất ngôn xen lục ngôn

1.1.2 Đặc trưng thể loại của thơ Nôm Đường luật:

1.1.2.1/ Đặc trưng về nội dung:

Trang 15

Thơ Nôm Đường luật hình thành và phát triển trong vòng 7 thế kỉ, từ thế

kỉ XIII đến đầu thế kỉ XX, người mở đường cho thể loại này là Hàn Thuyên,

nhưng có lẽ phải đến Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập thì thơ Nôm Đường luật mới thực sự bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ nhất Từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tú Xương, đó là năm thế

kỉ phát triển có nhiều thành tựu của thơ Nôm Đường luật Có thể nói, ở mỗi giai đoạn phát triển thơ Nôm Đường luật lại có những đặc điểm riêng khá rõ Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện thì thơ Nôm Đường luật dù phát triển ở

giai đoạn nào cũng mang một số nội dung chủ yếu như sau:

*Thơ Nôm Đường luật- thơ viết về cảnh sắc thiên nhiên:

Thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật là thiên nhiên kì thú, bình dị:

trong Quốc âm thi tập, có không ít những bài thơ viết về thiên nhiên bình dị,

( Bảo kính cảnh giới - 43)

Đó chính là bức tranh thiên nhiên cuối hè, cuối ngày nhưng tràn ngập sức sống, Hòe lục, thạch lựu dù không còn trong thời kì xung mãn nhất nhưng ẩn sâu bên trong chúng vẫn còn có sự thôi thúc đang ứa căng tràn đầy

Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi còn kì thú bởi đó không còn là những vật

Trang 16

vô tri vô giác mà chúng đều có linh hồn, đều là bầu bạn, là anh em của con người:

Rùa nằm, hạc ẩn nên bầy bạn,

( Bảo kính cảnh giới - 43)

Chúng ta có thể cảm nhận được bức tranh thiên nhiên kì thú, bình dị trong

Hồng Đức quốc âm thi tập qua chùm thơ Tứ thời với 14 bài trong đó có 3 bài

vịnh mùa xuân, 2 bài vịnh mùa đông, 3 bài vịnh mùa thu và 7 bài vịnh mùa

hè Cảnh sắc thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập còn hiện lên với

bức tranh làng quê sống động, tươi vui:

Tấp tểnh trời vừa mặc đẩu tinh

Trang 17

Ban khi trống một mới thu canh Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc Sườn núi chim gù ẩn lá xanh Tuần điếm kìa ai khua mõ cá Dâng hương nọ kẻ nện chày kình

(Nhất canh – Vịnh ngũ canh thi) Thiên nhiên bình dị, kì thú cũng còn hiện lên trong Bạch vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, thiên nhiên đã trở thành nơi ở, thức ăn, nước uống cho ẩn sĩ, cảm hứng cho ẩn sĩ

Nhà thông cửa trúc lòng hằng mến Cửa mận tường đào biếng ngại chen

( Thơ Nôm - 41)

Trăng thanh, gió mát là tương thức Nước biếc, non xanh ấy cố tri

( Thơ Nôm - 84)

Mọi sự vật đời thường, bình dị nơi thôn quê đều được Hồ Xuân Hương miêu

tả qua sự cảm nhận vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ hay bộ phận con người:

Thân em như quả mít trên cây,

Trang 18

Ra khỏi đầu non đã rộng thùng

( Kẽm Trống)

Trong thơ của Bà huyện Thanh Quan, thiên nhiên hiện lên hết sức bình dị

với những cỏ, cây, lá, hoa, đèo, núi…

Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa Lao xao dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà

( Qua đèo Ngang)

Thiên nhiên cũng còn xuất hiện nhiều trong thơ của Nguyễn Khuyến, hầu hết thiên nhiên trong thơ ông đều là cảnh sắc thôn quê bình dị, đặc biệt là cảnh sắc mùa thu trong 3 bài thơ thu của ông

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc ánh trăng vào…

( Thu vịnh)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tý

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo…

( Thu điếu)

Năm gian nhà cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng treo

Trang 19

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt…

( Thu ẩm)

Như vậy, thiên nhiên trong thơ Nôm Đường luật xuất hiện với tần số tương đối cao, thiên nhiên ở đây thường mang nét bình dị, kì thú đặc trưng cho cảnh sắc thôn quê Việt Nam Hầu hết các tác giả sáng tác thơ Nôm Đường luật đều quan tâm đến cảnh sắc thiên nhiên và phản ánh chúng một cách bình dị nhất trong các thi phẩm của mình Các nhà thơ miêu tả cảnh vật thiên nhiên nhằm

ca ngợi thiên nhiên đất nước song cũng để bày tỏ tâm sự của chính mình Đó

là biện pháp nghệ thuật quen thuộc thời trung đại: tả cảnh ngụ tình

Qua cảnh vật thiên nhiên, nhà thơ gửi gắm suy tư, bộc lộ cảm xúc của mình.Tình trong cảnh, cảnh trong tình, thiên nhiên luôn là thiên nhiên của

tâm trạng, đó chính là bản chất trữ tình của thiên nhiên trong thơ trung đại, chất trữ tình đó càng đậm nét trong thơ Nôm Đường luật và tiêu biểu nhất là

thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn bỉnh Khiêm Đọc Quốc âm thi tập và Bạch Vân quốc ngữ thi chúng ta sẽ cảm nhận được chất thơ trong sáng tác của

Nguyễn Trãi và chất triết lí trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm Làm nên chất trữ tình trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Trãi có vai trò không nhỏ của phần thơ viết về thiên nhiên:

Quét trúc bước qua lòng suối Thưởng mai về đạp bóng trăng

( Ngôn chí - 15)

Láng giềng một áng mây bạc Khách khứa ba ngàn núi xanh

Có thủa biếng thăm bạn cũ Lòng thơ ngàn dặm nguyệt ba canh

( Bảo kính cảnh giới - 42 )

Trang 20

Thơ thiên nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm là ẩn dụ để nêu triết lý sống, răn dạy đạo đức:

Nhị kết, hoa thơm ong đến đỗ

Mỡ bùi, mật ngọt, kiến nào đi

* Thơ Nôm Đường luật phản ánh cuộc sống, tâm sự của tác giả:

Không chỉ miêu tả thiên nhiên, trong quá trình sáng tác, các tác giả còn phản ánh cuộc sống, tâm sự của mình trong các tác phẩm thơ Nôm Đường luật

Lý tưởng “ ái ưu”, “ trung hiếu”, phẩm chất của kẻ sĩ quân tử là nội

dung không thể không kể đến trong các tác phẩm thơ Nôm Đường luật, đặc biệt là các sáng tác của các tác giả thời kì từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVIII

“ Ái ưu”, “ trung hiếu” có nghĩa là “ ưu dân ái quốc”, “ trung quân hiếu phụ”, các khái niệm này nhiều lần được nhắc đến trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm

Niềm xưa trung ái thề chẳng phụ

( Bạch Vân quốc ngữ - bài 11)

Còn có một lòng âu việc nước

Trang 21

Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung

( QATT, Thuật hứng – bài 23)

Gia sơn đường cách muôn dặm

Ưu ái lòng phiền nửa đêm

( QATT, Tự thuật – bài 4)

Quân thân chưa báo lòng canh cánh Tình phụ cơm trời, áo cha

( QATT, Ngôn chí – bài 7)

Có thể nói, chủ đề “ ái ưu”, “ trung hiếu” là chủ đề tích cực góp phần quan trọng vào việc xây dựng phẩm chất của kẻ sĩ quân tử thời phong kiến

Phẩm chất kẻ sĩ quân tử là một chủ đề trong thơ Nôm Đường luật Nội dung này thể hiện một cách trực tiếp quan niệm “ thi dĩ ngôn chí” trong sáng tác văn học trung đại

Phẩm chất của kẻ sĩ quân tử được biểu hiện qua những hình tượng ẩn dụ, những hình ảnh tượng trưng Đó là những loài cây như tùng, trúc, cúc, mai; loài chim như phượng hoàng…

Bên cạnh đó, các nhà thơ cũng tự bộc lộ chí hướng, phẩm cách của mình Người quân tử theo quan niệm Nho giáo được xác định trên ba phẩm chất cơ

bản: nhân, trí, dũng Khi trực tiếp nói về người quân tử, các tác giả cũng đề

cập đến những khía cạnh trên theo quan niệm của Nho giáo:

Khó bền mới phải người quân tử Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu

( QATT, Trần tình, bài 7)

Khó khăn mới biết người quân tử

Trang 22

Nghèo hiểm thì hay tiết trượng phu

Triết lý nhân sinh, răn dạy đạo lý là nội dung có vị trí quan trọng trong

thơ Nôm Đường luật, đặc biệt là ở hai tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nội dung triết lý và giáo huấn trong thơ Nôm Đường luật chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền thống dân tộc và tư tưởng Nho giáo

Đó trước tiên là sự đề cao nhân, nghĩa, trí, tín, đề cao đạo trung dung:

Văn chương chép lấy đòi câu thánh

Sự ngiệp tua gìn phải đạo trung Trừ độc trừ tham trừ bạo ngược

Có nhân, có trí, có anh hùng

( QATT – Bảo kính cảnh giới – bài 5)

Đó là sự đề cao hiếu trung, đề cao đức hạnh, đề cao việc học:

Chớ còn chẳng chẳng chớ chớ quyền quyền

Trang 23

Lòng hãy cho bền đạo Khổng môn Tích đức cho con hơn tích của Đua lành cùng thế mựa đua khôn Một niềm trung hiếu làm miều cả Hai quyển thi thư ấy báu tròn

( QATT – Tự thán – bài 41)

Đó là việc ứng xử trong cuộc sống:

Ở thế nhịn nhau muôn sự đẹp Cương nhu cùng biết hết hai bên

( QATT – Bảo kính cảnh giới – bài 15)

Nguyễn Bỉnh Khiêm thuyết phục mọi người bằng lí lẽ nên thơ ông thường biện luận, so sánh, thường có những hình ảnh làm thí dụ, chứng minh:

Ở thế đừng tranh đấng trượng phu Làm chi cho có sự đôi co

Đây cậy đây khôn đây chẳng chịu Đấy rằng đấy phải, đấy không thua

Duật nọ mựa còn đua với bạng Lươn kia hầu dễ kém chi cò Chữ rằng “ nhân dĩ hòa vi quý”

Vô sự thì hơn, kẻo phải lo

( BVQNT – bài 27)

Như vậy, nội dung triết lí nhân sinh, răn dạy đạo lý là một nội dung có vị trí quan trọng trong thơ Nôm Đường luật, nó góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam

* Thơ Nôm Đường luật phản ánh lịch sử, xã hội, đất nước và con người:

Trang 24

Thơ Nôm Đường luật phản ánh lịch sử, đây không phải là nội dung

xuyên suốt thơ Nôm Đường luật, nó chỉ xuất hiện nhiều ở HĐQATT thơ Bà

Huyện Thanh Quan nhưng nó cũng rất đáng được chúng ta quan tâm

Thơ Nôm Đường luật phản ánh lịch sử trước tiên viết về các nhân vật lịch

sử Các tác giả đề cao các tấm gương cứu nước:

Anh minh miếu dõi lừng hương khói Còn nước, còn non, tiếng hãy còn

( Chử Đồng Tử)

Còn nước, còn non, còn miếu mạo,

Nữ trung đệ nhất tài danh

( Trưng Vương)

Thơ Bà Huyện Thanh Quan thể hiện cảm hứng lịch sử khác với cảm hứng lịch sử trong HĐQATT Cảm hứng lịch sử trong HĐQATT là cảm hứng tràn đầy niềm vui, tràn đầy niềm lạc quan thì cảm hứng trong thơ Bà Huyện Thanh Quan lại thấm đượm nỗi buồn, cô đơn, xót xa, nuối tiếc Một tâm trạng u hoài bao trùm cảm hứng lịch sử, quá khứ cách ngăn với hiện tại bởi sự tang thương dâu bể:

Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu dài bóng tịch dương

( Thăng Long thành hoài cổ)

Thơ Nôm Đường luật phản ánh xã hội, đất nước và con người với hiện thực khách quan một cách trực tiếp

Nguyễn Trãi đã phán ánh cuộc sống xã hội, con người với đầy cảm xúc, tâm trạng cá nhân:

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Trang 25

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương

( QATT – Bảo kính cảnh giới, bài 43)

Hiện thực xã hội cuộc sống, đất nước, con người trong HĐQATT rất phong phú và đa dạng Tác phẩm đã đề cập đến nhiều mặt của cuộc sống xã hội Đây là cuộc sống sinh hoạt ở một làng quê khi trời vừa tối:

Chấp chảnh trời vừa mọc đẩu tinh Ban khi trống một mới thu canh Đầu nhà khói tỏa lồng sương bạc Sườn núi chim gù ẩn lá xanh Tuần điểm kìa ai khua mõ cá Dâng hương nọ kẻ nện chày kình

Bỏ nón, lùi chân khặc khặc cười

Trang 26

( Tứ thú tương thoại)

Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cho ta thấy mối quan hệ giữa người với người ở thời đại của ông, đó là mối quan hệ được bao trùm bởi “ không gian chợ búa”

Người hàng thịt nguýt người hàng cá Đúa bán bò gièm đứa bán trâu

Bé vú thở than người cả vú

Ít râu ánh ỏi kẻ nhiều râu

( BVQNT – bài 112)

Còn bạc còn tiền còn đệ tử Hết cơm hết rượu hết ông tôi

( BVQNT – bài 71)

Khác với Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương không miêu tả cuộc sống

xã hội mà bà đề cập đến số phận con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ

Hàng loạt các bài thơ viết về số phận người phụ nữ đã ra đời như Tự tình, bánh trôi nước, Đề tranh tố nữ…Và chúng ta cũng không thể không nhắc đến

những khát khao, thách thức của người phụ nữ sinh ra đa phải phận đàn bà:

Ví đây đổi phận làm trai được Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

( Đề đền Sầm Nghi Đống)

Lịch sử, xã hội, đất nước, con người còn được phản ánh rõ nết trong các bài thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

Một thời đại Nho học suy vi, thật giả lẫn lộn được phản ánh rõ nét trong

bài thơ Tiến sĩ giấy của Nguyễn Khuyến,

Trang 27

Khung cảnh trường thi hết sức nhố nhăng cũng được Trần Tế Xương ghi lại:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm ọe quan trường miệng thét loa

( Vịnh koa thi Hương)

Như vậy, chủ đề xã hội, đất nước con người là chủ đề nổi bật ở thơ Nôm Đường luật Thông qua việc phản ánh hiện thực xã hội, đất nước, con người các nhà thơ cũng bộc lộ tâm sự của mình Từ hiện thực ấy các tác giả

đã viết lên bức tranh trào phúng, đó cũng là một nội dung lớn của thơ Nôm Đường luật

* Thơ Nôm Đường luật – vần thơ của tiếng cười trào phúng:

Tiếng cười trào phúng là nội dung quan trọng và xuyên suốt quá trình phát

triển thơ Nôm Đường luật

Thơ Nguyễn Trãi chủ yếu là để nói chí, “ thi dĩ ngôn chí” nhưng trong QATT vẫn có những vần thơ mang yếu tố trào phúng Nguyễn Trãi cười kín đáo nhẹ nhàng về gia cảnh của mình:

Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá Nhà quen xú xứa, ngại nuôi vằn

( Thủ vĩ ngâm)

Ông cũng tự trào về nếp sống:

Sớm tối hằng lề phiến sách cũ Hôm dao đủ bữa bát cơm xoa

( Ngôn chí- 17)

Và chua chát về lòng người:

Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết Bui một lòng người cực hiểm thay

Trang 28

( Mạn thuật – bài 4)

Đến HĐQATT, cái cười rõ hơn, cái cười đã hiện ra câu chữ:

Phong nguyệt một đòn mang lếch thếch Yên hà đôi bó quẩy lam khom

( Thói đời)

Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn người đến chốn lao xao

( Nhàn)

Khác với các nhà thơ trước, Hồ Xuân Hương đưa vào thơ mình tiếng cười sâu sắc, thâm thúy và hướng vào đối tượng cụ thể:

Rúc rích thây cha con chuột nhắt

Vo ve mặc mẹ cái ong bầu

( Quan thị) Chơi xuân có biết xuân chăng tá Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không

Trang 29

( Đánh đu) Tiếng cười trong thơ Nguyễn Khuyến lại là tiếng cười châm biếm sâu cay Ông cười “ tiến sĩ giấy” nhưng để nói “ tiến sĩ” thật:

Chiếc thân xiêm áo sao mà nhẹ Cái giá khoa danh ấy mới hời Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi

( Tiến sĩ giấy) Thông qua tiếng cười thâm trầm Nguyễn Khuyến cũng thể hiện thái độ của mình:

Cậy sức cây đu nhiều chị nhún Tham tiền cột mỡ lắm anh leo Khen ai khéo vẽ trò vui thế Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu

( Hội Tây)

Tú Xương lại có cái cười dữ dội và quyết liệt:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không

( Thương vợ)

Cũng có khi ông chửi chính mình:

Tế đổi làm cao mà chó thế Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ôi

Trải qua 7 thế kỉ hình thành và phát triển, thơ Nôm Đường luật mang những nội dung cụ thể, những nội dung ấy góp phần thể hiện đề tài và chủ đề

Trang 30

của thể loại Nó góp phần tiếp nối nội dung cơ bản của văn học trung đại Việt Nam và cũng tạo nên nét riêng, đặc sắc của thể loại thơ Nôm Đường luật Cùng với những đặc trưng nghệ thuật, đặc trưng về nội dung góp phần tạo nên giá trị đặc sắc cho thể loại thơ Nôm Đường luật trong tiến trình phát triển của thơ trữ tình trung đại Việt Nam

1.2.2/ Đặc trưng về hình thức nghệ thuật:

Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB GD, 2004 thì thơ Đường luật có 3 dạng chính: thơ bát cú( mỗi bài tám câu), thơ tuyệt cú ( mỗi bài bốn câu ) và thơ bài luật(dạng kéo dài của thơ Đường luật), trong đó thơ bát cú được coi là dạng

cơ bản, vì từ đó có thể suy ra tất cả các dạng khác của thơ Đường luật

Về hình thức, một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật có các đặc điểm sau:

Ví dụ:trong bài thơ “ Nhàn”, tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gieo vần “ ao”

ở cuối các câu 2,4 ,6,8( ngoại lệ)

Một mai một cuốc một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Trang 31

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao

Bài thơ “ Thu điếu” của Nguyễn Khuyến được gieo vần “ eo” ở cuối các câu 1,2,4,6,8( chính lệ)

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

1.2.2.3:Về đối ngẫu: thực hiện ở 4 câu giữa, gồm đối ý, đối thanh và đối

từ loại

Khảo sát bài thơ “ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm ta thấy: liên 2 và liên 3

có đối ngẫu, thể hiện:

+ Đối ý: liên 2: đối “ta dại” – “người khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”

+ Đối thanh: liên 2: T – B – T

1.2.2.4:Về luật bằng trắc: “ nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân

minh” nghĩa là ở mỗi câu, các tiếng đứng ở vị trí thứ nhất, thứ ba và thứ năm thì có thể bằng hoặc trắc, còn các tiếng nằm ở vị trí thứ hai, thứ tư và thứ sáu

Trang 32

thì phải tuân thủ nghiêm ngặt như sau: nếu ở câu lẻ , ba tiếng ở vị trí 2,4,6 là T.B.T( trắc bằng trắc) thì ở 3 tiếng ấy ở câu chẵn trong liên đó phải là B.T.B ( bằng, trắc, bằng)

Trong mỗi liên, nếu xuất cú mở đầu bằng hai thanh bằng thì đối cú phải

mở đầu bằng hai thanh trắc

Nếu làm sai quy định như trên gọi là thất luật

Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có luật như sau:

1.2.2.5.Về bố cục: bài thất ngôn bát cú Đường luật được chia làm 4 phần:

Đề, thực, luận, kết.Trong đề, câu thứ nhất là phá đề, câu thứ 2 là thừa đề.Phá

đề là mở ý của bài thơ, thừa đề tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài.Thực gồm câu thứ 3 và thứ tư, còn gọi là thích thực hay cập trạng, giải thích rõ ý của đề bài.Luận gồm câu thứ 5 và thứ 6, phát triển rộng ý của đề bài.Kết gồm

2 câu cuối, kết thúc ý của toàn bài.Nhiều khi người ta chia bố cục của bài thơ làm 2 phần: nửa trên( thượng bán tiệt) và nửa dưới ( hạ bán tiệt)

Trang 33

1.2.2.6.Về niêm:Niêm có nghĩa là dính với nhau.Nếu luật là quy định bằng

trắc theo chiều ngang thì niêm là quy định bằng trắc theo chiều dọc để gắn liền các cặp câu lại và tránh đơn điệu.Do có luật “ nhất tam ngũ bất luận, nhị

tứ lục phân minh” nên người ta quy định chữ thứ hai của câu chẵn thuộc liên

trên phải cùng thanh với chữ thứ hai của câu lẻ thuộc liên dưới

Tóm lại, niêm là tiếng thứ hai của các câu sau phải cùng thanh:

1-8, 2-3, 4-5, 6-7.Nếu làm sai quy định này gọi là thất niêm

Ví dụ:bài thơ “ Tiến sĩ giấy” của Nguyễn Khuyến có niêm rất chặt chẽ:

Cũng cờ cũng biển cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè cũng kém ai

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ, Cái giá danh khoa ấy mới hời

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe, Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi

Bên cạnh thơ bát cú ta thấy có thơ tuyệt cú và thơ bài luật

Tuyệt cú là thơ chỉ có 4 câu, nên thường gọi là thơ tứ tuyệt Kết cấu của

một bài thơ tứ tuyệt gồm 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.Các yếu tố khác

như vần, luật, niêm, đối đều phải tuân theo quy định chặt chẽ như ở thể thơ thất ngôn bát cú

Bài luật là thơ luật kéo dài từ 10 câu trở lên, có khi đến một, hai trăm

câu vì vậy thường gọi là trường thiên Hầu hết các bài luật thường dùng ngũ ngôn và thông dụng hơn cả là lối 16 câu Tuy dài như vậy nhưng bài luật vẫn tuân theo mọi quy đinh về niêm, luật, đối của thơ luật

Theo tác giả Lã Nhâm Thìn trong cuốn “Bình giảng thơ Nôm Đường luật”thì đặc điểm của thơ Nôm Đường luật là sự kết hợp hài hòa yếu tố Nôm

và yếu tố Đường luật.Hai yếu tố này vừa tác động nhau, xuyên thấm vào nhau

Trang 34

vừa có tính độc lập tương đối.Yếu tố Nôm là những gì thuộc về dân tộc và yếu tố Đường luật là những gì tiếp thu từ nước ngoài

Yếu tố Nôm biểu hiện về mặt đề tài, chủ đề là hướng tới những vấn đề của đất nước, dân tộc; biểu hiện về mặt ngôn ngữ là chữ Nôm, từ Việt, ngôn ngữ văn học dân gian,ngôn ngữ đời sống; về hình ảnh là những hình ảnh chân thực, bình dị, dân dã, về câu thơ là những câu năm chữ, sáu chữ xen bài thất ngôn…

Yếu tố Đường luật biểu hiện về mặt đề tài, chủ đề là hướng tới những quan niệm, những phạm trù Nho giáo, Đạo giáo…; về mặt ngôn ngữ là những từ Hán Việt, điển cố; hình ảnh tao nhã, mỹ lệ; câu thơ nhịp điệu chặt chẽ mang tính quy phạm của thơ luật Đường về luật bằng trắc, niêm, đối…

Như vậy, đặc trưng về mặt hình thức của thơ Nôm Đường luật là có sự kết hợp giưa hai yếu tố là Nôm và Đường luật, hai yếu tố ấy đều được biểu hiện ở

đề tài, chủ đề,ngôn ngữ, hình ảnh, câu thơ…và được quy định chặt chẽ bởi bố cục, luật bằng trắc, cách đối, cách gieo vần

1.2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: thành tựu của thơ Nôm Đường luật trong văn học trung đại Việt Nam:

Từ khi được Hàn Thuyên viết bằng chữ Nôm ở thời nhà Trần, thơ Nôm Đường luật đã được các thi nhân sử dụng để bày tỏ tâm tư tình cảm cũng như

ý chí của mình Có lẽ các nhà thơ không chỉ coi thơ Nôm Đường luật là công

cụ để sáng tác mà họ còn sáng tác với một niềm say mê tột bâc.Chính bởi niềm say mê ấy mà thi nhân ta xưa đã để lại không ít tác phẩm thơ Nôm Đường luật có giá trị cùng với tên tuổi của mình.Và hậu thế chúng ta khi nói

về thơ Nôm Đường luật không thể không nhớ đến các tác giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương …

Trang 35

Văn bản chữ viết đầu tiên của thể thơ Nôm Đường luật còn đến nay là Quốc

âm thi tập của Nguyễn Trãi.Sáng tác thơ Nôm, Nguyễn Trãi dựa vào thể thơ

Đường luật Với Quốc âm thi tập gồm 254 bài, Nguyễn Trãi được xem như nhà thơ lớn đầu tiên viết thơ chữ Nôm, đồng thời cũng là người sáng tác thơ Nôm đoản thiên có số lượng nhiều bậc nhất trong nền thơ cổ điển dân tộc Xem xét giá trị tự thân cũng như vai trò, vị trí tập thơ trong nền văn học truyền

thống, Quốc âm thi tập gợi mở nhiều phương hướng tiếp cận, nhiều vấn đề về

nội dung và nghệ thuật ngôn từ, về văn học và văn hóa, về chính ý nghĩa tập thơ trong sự phát triển chung của ngôn ngữ dân tộc

Với Quốc âm thi tập, lịch sử văn học Việt Nam đã có thêm một thể thơ

mới: thơ Nôm Đường luật.Nguyễn Trãi đã giải tỏa những gò bó của Đường luật, xây dựng một lối thơ Việt Nam có những điểm khác dễ nhận thấy so với thơ Đường luật Nguyễn Trãi là người thể hiện mạnh mẽ xu hướng phá cách trong sáng tác thơ Nôm Đường luật.Với Nguyễn Trãi, xu hướng dân tộc hóa trước hết tìm cho mình cái riêng Vì vậy những câu thơ sáu chữ, vốn không phải của thơ đường luật đích thực, càng không phải của đường thi, lại phổ biến

trong Quốc âm thi tập Hiện tượng này còn kéo dài cho đến Hồng Đức quốc

âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập… Nguyễn Trãi là người đầu tiên sử

dụng nhiều, sử dụng thành công những thành ngữ, tục ngữ, những hình tượng nghệ thuật đậm đà tính chất dân dã và màu sắc dân tộc trong sáng tác thơ nôm

Xu hướng dân tộc hóa hình thức thể loại đã giúp Nguyễn Trãi thành công trong

việc phản ánh nội dung dân tộc Với Quốc âm thi tập,Nguyễn Trãi là người đã

sáng tạo thể thơ mới và khẳng định sự hiện diện của thơ Nôm Đường luật với

tư cách một thể loại của văn học dân tộc

Đến Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm, tầm khái quát nghệ

thuật của thơ Nôm Đường luật được nâng lên một bước Đề tài chủ đề dân tộc

trong Bạch Vân quốc ngữ thi không đậm nét như trong thơ thế kỉ XV Nổi bật

Trang 36

trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm là những đề tài,chủ đề mang tính chất xã

hội “ Tư duy thế sự” trong thơ Nguyễ Bỉnh Khiêm làm cho sáng tác của ông gần “ triết” và xa “thơ” hơn so với Nguyễn Trãi, nó cũng đã đưa Nguyễn Bỉnh Khiêm tiếp cận cuộc sống vừa cụ thể, sinh động, vừa có tầm khái quát xã hội rộng lớn

Xu hướng phá cách trong sáng tác thơ Nôm Đường luật vần được Nguyễn

Bỉnh Khiêm tiếp tục Tuy nhiên, số lượng câu thơ sáu chữ trong Bạch Vân quốc ngữ thi giảm khá nhiều so với Quốc âm thi tập Điều này phản ánh quy

luật phát triển của thơ Nôm Đường luật; hiện tượng không theo quy cách thơ thương giảm dần và quá trình phát triển của thơ nôm đường luật là đi từ chưa

ổn định đến ổn định

Việc dùng thơ Nôm Đường luật để trào phúng manh nhà từ Nguyễn Trãi Tới Nguyễn Bỉnh Khiêm, chức năng trào phúng của thơ Nôm Đường luật đã được khẳng định Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta có thể nói tới một phong cách triết gia Đó là thành công của một nhà thơ đồng thời cũng là thành tựu của một thể loại Nguyễn Bỉnh Khiêm là một đấu nối giữa hai thời kì-thời kì Nguyễn Trãi và thời kì Hồ Xuân Hương

Với Hồ Xuân Hương, thơ Nôm Đường luật tiếp tục xu hướng dân tộc hóa,

đồng thời chuyển nhanh trên con đường dân chủ hóa nội dung và hình thức thể loại Xu hướng dân chủ hóa thể Đường luật là xu hướng mạnh mẽ nhất trong sáng tác của Hồ Xuân Hương Hồ Xuân Hương là sự giải tỏa hoàn toàn khỏi giáo điều phong kiến Với Hồ Xuân Hương thơ Đường luật không còn ở địa vị

“ Đẳng cấp trên” trong hệ thống thể loại văn học trung đại Với Hồ Xuân Hương thể thơ đường luật đã xa phong cách trữ tình trang nghiêm để đi thẳng vào cuộc sống đời thường cuộc sống đích thực Cuộc sống đời thường, nguyên

sơ, chất phác, dân dã trở thành đối tượng thẩm mĩ của thơ bà Cái bản năng tự

Trang 37

nhiên, trần tục vốn xa lạ với phong cách thơ Đường luật bỗng trở nên thích dụng với phong cách trữ tình trào phúng của thơ Hồ Xuân Hương

Xu hướng dân chủ hóa thể loại là xu hướng chủ đạo trong sáng tác của Hồ Xuân Hương

Nếu Nguyễn Trãi là người đầu tiên thể hiện mạnh mẽ tinh thần phá cách thì

Hồ Xuân Hương là người đầu tiên thể hiện ý muốn trở về với hình thức kết cấu vốn có của Đường luật Đến Hồ Xuân Hương thơ Nôm Đường luật đã đạt dến đỉnh cao bởi hình thức thơ đẹp hơn, thơ Hồ Xuân Hương dân chủ hơn và đại chúng hơn cả

Làm nên vẻ đẹp rạng rỡ của thơ Nôm Đường luật thời kì này còn có thơ Bà huyên Thanh Quan Chỉ với chưa mười bài thơ, Bà huyện Thanh Quan đã có

một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học Việt Nam Nhờ có bà mà tâm hồn dân tộc được biểu hiện một cách tuyệt vời trong một phong cách Đường thi mẫu mực, chải chuốt nhưng không sáo mòn, công thức Nhờ có bà mà thơ nôm đường luật thời kì này trở nên phong phú đa dạng

Đến Bà huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương dòng thơ Nôm Đường luật

đã xuất hiện phong cách tác giả Đây là bước phát triển vượt bậc Trước đó, chúng ta chỉ quan sát thấy phong cách thời đại và phong cách thể loại của thơ Nôm Đường luật

Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai tác giả đã mở rộng và nâng cao tầm

khái quát nghệ thuật của thơ Nôm Đường luật Chức năng phản ánh xã hội của thể loại không chỉ dừng ở mức trữ tình thế sự, tư duy thế sự, trào phúng thế sự mà còn phản ánh xã hội với những chi tiết nghệ thuật sinh động Ta có thể thấy một xã hội thực dân phong kiến ở thành thị trong thơ Tú Xương, ở nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến với nhiều hạng người nhiều màu sắc sinh hoạt Với những thành tựu ấy, thơ Nôm Đường luật có khả năng chuyển

Trang 38

sang văn học hiện đại Tuy nhiên hoàn cảnh lịch sử đã chấm dứt sinh mệnh nghệ thuật của một thể loại ở thời kì đang có nhiều thành tựu Chữ Nôm đã mất hẳn vai trò trong cuộc sống và trong sáng tác văn học Tuy nhiên thể Đường luật vẫn tìm được chỗ đứng của mình, thơ Đường luật tiếng Việt vẫn tiếp tục tồn tại trong văn học hiện đại

Sau khi xác định cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các bài thơ Nôm Đường luật trong SGK ngữ văn 11 và đưa

ra định hướng dạy học các tác phẩm đó theo đặc trưng thể loại.Thông qua việc khảo sát thực trạng dạy và học thơ Nôm Đường luật ở trường phổ thông, trên cơ sở nghiên cứu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thơ Nôm Đường luật trong SGK ngữ văn 11, chúng tôi tiến hành xác định nội dung và phương pháp dạy học các tác phẩm ấy Chương trình SGK ngữ văn

11 (cơ bản) có 3 tác phẩm là “ Tự tình”( bài II) của Hồ Xuân Hương,

“Thương vợ” của Trần Tế Xương, “ Thu điếu ”của Nguyễn Khuyến Chương trình SGK ngữ văn 11 (nâng cao) có thêm hai bài nữa là “ Tiến sĩ giấy ” của Nguyễn Khuyến và bài “ Vịnh khoa thi Hương” của Trần Tế Xương.Trong

khuôn khổ của luận văn chúng tôi xin phép trình bày định hướng dạy học 3 bài thơ Nôm Đường luật có trong chương trình SGK ngữ văn 11 bộ cơ bản

Trang 39

CHƯƠNG II: ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ NÔM ĐƯỜNG LUẬT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

2.1 Thực trạng dạy học thơ Nôm Đường luật trong trường phổ thông: 2.1.1/ Học sinh THPT với thơ Nôm Đường luật:

2.1.1.1 Hứng thú của học sinh đối với việc học thơ Nôm Đường luật:

Vưgôtxky trong cuốn sách “Tuyển tập tâm lý học” Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội 1997, trang 134 viết: “Phần lớn trẻ em trong giai đoạn

này đều rất khó giáo dục Trẻ em dường như trượt ra ngoài hệ thống tác động của giáo dục học Hệ thống mà cách đây không lâu đã bảo đảm được xu thế giáo dục và đào tạo chúng một cách bình thường Trong giai đoạn khủng hoảng của trẻ ở lứa tuổi phổ thông, ta thấy thành tích học tập giảm đi, các em

ít hứng thú với công việc học tập hơn và khả năng làm việc nhìn chung giảm Trẻ ít nhiều có những mâu thuẫn với xung quanh Cuộc sống nội tâm thường gắn liền với cảm giác, tâm trạng dằn vặt, khó chịu và những khủng hoảng bên trong

Tâm lý học chỉ rõ về mặt thời gian cuộc đời con người có những thời kỳ

ổn định và có những thời kỳ khủng hoảng Thời kỳ ổn định kéo dài hơn song

ở lứa tuổi học sinh trung học thì đặc trưng cơ bản là thời kỳ khủng hoảng Tất cả những ai đã nghiên cứu lứa tuổi đặc biệt này đều có nhận xét đầu tiên rằng: Nó khác những lứa tuổi ổn định ở chỗ sự phát triển thực hiện công việc có tính chất phá hoại hơn là tính chất xây dựng Sự phát triển đi lên của nhân cách đứa trẻ, sự liên tục tạo ra cái mới, là những hiện tượng được thể hiện rất rõ ở các giai đoạn lứa tuổi ổn đinh, thì ở giai đoạn khủng hoảng dường như tắt dần đi, tạm dừng lại Trước hết, quá trình biến mất, thu hẹp

Trang 40

giảm và phân hóa những gì đã được hình thành ở giai đoạn trước là dấu hiệu nhận biết đứa trẻ ở giai đoạn sau này Trẻ em không tiếp nhận thêm được mấy

so với sự mất đi những gì nó đã có trong giai đoạn trước Sự mở đầu của giai đoạn này không được đánh dấu bằng sự xuất hiện những hứng thú mới, những

dự định mới, những dạng hoạt động mới, những hình thái mới trong đời sống nội tâm của đứa trẻ Những đứa trẻ khi bước vào lứa tuổi khủng hoảng có những hiểu biết ngược lại: Mất đi hứng thú mà mới hôm qua nó hướng vào đó tất cả hoạt động của mình, hoạt động chiếm phần lớn thời gian và sự chú ý của

nó Lúc này, dường như biến mất; những hình thái quan hệ đến bề ngoài và đời sống nội tâm đã được hình thành trước đây cũng bị bỏ quên L.N Tonxtoi gọi một trong những giai đoạn đó một cách chính xác và có hình ảnh là:

“Hoang mạc thời niên thiếu”

Các nhà nghiên cứu tâm lý học đặc biệt chú ý đến sự khủng hoảng tâm lý của lứa tuổi 13 đến 17 có ảnh hưởng tiêu cực đến học tập

Nhìn vào thực trạng với lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, ta nhận thấy: Số đông học sinh hiện nay có thiên hướng thi vào các khối tự nhiên (do

dễ kiếm việc làm sau khi ra trường), số còn lại rất ít dự thi vào hai khối C, D thì học môn Ngữ văn với một động cơ rất thực dụng: Để thi đại học, cao đẳng Vậy nên, môn Ngữ văn nói chung và thơ Nôm Đường luật nói riêng không được các em chú ý

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tâm lí học sinh lớp 11 ở THPT Trần Phú,

Võ Nhai, Thái Nguyên với các tác phẩm thơ Nôm Đường luật trong SGK Ngữ văn 11 tập 1 Phiếu khảo sát với các câu hỏi

Em có thích học các bài thơ Nôm Đường luật trong SGK Ngữ văn 11 tập

1 không? Vì sao?

Ngày đăng: 16/09/2014, 23:11

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát (2001), một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường
Tác giả: Hoàng Hữu Bội, Nguyễn Huy Quát
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2001
2. Hoàng Hữu Bội (2007), Thiết kế dạy học ngữ văn 11- phần văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế dạy học ngữ văn 11- phần văn học
Tác giả: Hoàng Hữu Bội
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2007
3. Nguyễn Sĩ Cẩn (1984), Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy thơ cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy thơ cổ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Sĩ Cẩn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1984
4. Nguyễn Gia Cầu (1994), “Vấn đề hiện đại hóa phương pháp dạy học văn”, nghiên cứu giáo dục, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề hiện đại hóa phương pháp dạy học văn”", nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Nguyễn Gia Cầu
Năm: 1994
5. Nguyễn Gia Cầu (2006), “Tiếp cận một số thành tựu của khoa học phương pháp dạy học văn trong những năm qua”, Tạp chí giáo dục, (132) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận một số thành tựu của khoa học phương pháp dạy học văn trong những năm qua”, "Tạp chí giáo dục
Tác giả: Nguyễn Gia Cầu
Năm: 2006
6. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
7. Nguyễn Trọng Di (1996), “Phương pháp giáo dục tích cực bàn về luận điểm xuất phát”, Nghiên cứu giáo dục,(9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tích cực bàn về luận điểm xuất phát”, "Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Nguyễn Trọng Di
Năm: 1996
8. Hồ Ngọc Đại (1983), Tâm lí học dạy học, Nxb Giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học dạy học
Tác giả: Hồ Ngọc Đại
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1983
9. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2000
10. Nguyễn Trọng Hoàn (2000), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
12. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học chương trình và sách giáo khoa
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: Nxb Đại học Sƣ phạm
Năm: 2007
13. Trần Bá Hoành (1996), “ Phương pháp tích cực”, Nghiên cứu giáo dục, (3) 14. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tích cực”, "Nghiên cứu giáo dục," (3) 14. Nguyễn Thanh Hùng (2000), "Hiểu văn dạy văn
Tác giả: Trần Bá Hoành (1996), “ Phương pháp tích cực”, Nghiên cứu giáo dục, (3) 14. Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
15. Nguyễn Thanh Hùng (2003), Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Thanh Hùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
16. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trên hành trình văn học trung đại
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
17. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001), Dạy học văn ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học văn ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội
Năm: 2001
18. Nguyễn Thị Thanh Hương (1991), “ Các điều kiện để nâng cao giờ dạy văn học”, Nghiên cứu giáo dục, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các điều kiện để nâng cao giờ dạy văn học”, "Nghiên cứu giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Năm: 1991
19. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1978), Văn học Việt Nam thế kỉ X nửa đầu thế kỉ XVIII, tập 1, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ X nửa đầu thế kỉ XVIII
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương
Nhà XB: Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1978
20. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
21. Nguyễn Kỳ (1994), Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực, Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Năm: 1994
22. Nguyễn Kỳ (1996), “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”, Nghiên cứu Giáo dục, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”," Nghiên cứu Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Kỳ
Năm: 1996

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình tƣợng nghệ thuật: Cảnh mùa thu,  tâm trạng thi nhân. - dạy học các bài thơ nôm đường luật trong sách giáo khoa ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại
Hình t ƣợng nghệ thuật: Cảnh mùa thu, tâm trạng thi nhân (Trang 54)
Bảng điều tra  cụ thể nhƣ sau: - dạy học các bài thơ nôm đường luật trong sách giáo khoa ngữ văn 11 theo đặc trưng thể loại
ng điều tra cụ thể nhƣ sau: (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w