Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 102 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
102
Dung lượng
542,09 KB
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VŨ THỊ TUYẾT MAI DẠY HỌC CA DAO HÀI HƯỚC TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Văn – Tiếng Việt Mã số: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một công trình khoa học nào khác. Tác giả luận văn Vũ Thị Tuyết Mai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Lời cảm ơn Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Tiến sĩ Hoàng Hữu Bội- người thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, Phòng đào tạo- Nghiên cứu khoa học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 QUY ƯỚC VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh NXB : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học nói chung, đổi mới phương pháp dạy học văn nói riêng luôn là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa chiến lược trong việc đào tạo con người mới ở nhà trường hiện nay. Trong việc đổi mới phương pháp dạy văn thì vấn đề giảng dạy văn học theo đặc trưng loại thể là một vấn đề đang được mọi người quan tâm. Văn học Việt Nam cũng như bất cứ một nền văn học nào trên thế giới, gồm có hai bộ phận: Văn học dân gian và văn học viết. Mỗi bộ phận lại có rất nhiều thể loại và đều có đặc trưng thi pháp riêng. Văn học dân gian Việt Nam gồm có các thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, ca dao, tục ngữ, câu đố,…Trong đó ca dao là một hấp dẫn đối với học sinh. Trong chương trình văn học dân gian ở THPT ca dao là một phần văn học quan trọng, có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục văn học và văn hoá cho học sinh lứa tuổi thanh thiếu niên trong nhà trường. 1.1. Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại đã được đặt ra từ lâu và người ta đã đề xuất cách giải quyết những vấn đề cơ bản của nó. Riêng về dạy học ca dao cũng vậy đã có những công trình nghiên cứu, và cũng có những công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học ca dao trong nhà trường (Khoa học sư phạm). Nhưng lại chưa có một công trình nào nghiên cứu về dạy học ca dao hài hước theo đặc trưng loại thể một cách đầy đủ. Điều đó đã thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Dạy học ca dao hài hước trong SGK Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại” để nghiên cứu với hi vọng góp thêm một tiếng nói cho vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại. 1.2. Về thực tiễn: Trong chương trình SGK Ngữ Văn mới được thực thi đại trà ở năm 2006 -2007, các nhà soạn sách có đưa vào một số bài ca dao với 3 chủ đề: Ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Khi thực thi chương trình ấy người giáo viên chưa hẳn đã hết những khó khăn bỡ ngỡ khi dạy ca dao theo hướng đặc trưng thể loại. Do vậy chúng tôi chọn đề tài này với hi vọng góp tiếng nói tháo gỡ những băn khoăn trăn trở của người dạy và người học, đáp ứng mong muốn giờ dạy ca dao có hiệu quả cho chính bản thân mình và các bạn đồng nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề. Hiện nay chưa có một công trình nào chuyên nghiên cứu về việc dạy học ca dao hài hước ở trường THPT theo đặc trưng thể loại. Vấn đề này chúng tôi mới chỉ thấy đề cập tới ở công trình “Con đường nâng cao chất lượng dạy - học ca dao ở lớp 10 THPT theo đặc trưng thể loại, ĐHTN/ ĐHSP, 5/ 2004” của tác giả Nguyễn Trọng Đoan và công trình dạy và học tác phẩm văn học ở trường phổ thông trung học miền núi - NXB Giáo dục 1997 của TS. Hoàng Hữu Bội. Đây là tư liệu quý mà chúng tôi có thể vận dụng để giải quyết những vấn đề đang đặt ra của đề tài. Tư liệu liên quan trực tiếp đến đề tài của chúng tôi chỉ có vậy, song vì quan niệm rằng việc dạy bất cứ môn học nào cũng gồm hai lĩnh vực: 1, Kiến thức cơ bản về môn học đó, nhất là những thành tựu mới nhất về lĩnh vực chuyên môn ấy. 2, Kiến thức về khoa học sư phạm, đặc biệt là những yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học trong nhà trường. Vì vậy khi tìm hiểu lịch sử vấn đề của lịch sử dạy học ca dao trong nhà trường, buộc chúng tôi phải tìm hiểu cả hai lĩnh vực đó: Nghiên cứu ca dao, đặc biệt là ca dao hài hước và phương pháp giảng dạy ca dao trong đó có ca dao hài hước trong nhà trường. 2.1. Lịch sử vấn đề về nghiên cứu ca dao (trong đó có ca dao hài hước). * Cuốn “bình giảng ca dao” của nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học dân gian Hoàng Tiến Tựu - NXB Giáo dục 1992, đã nói về “Công việc bình giảng ca dao” như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 - Một bài ca dao được chọn để bình giảng phải có ít nhất ba điều kiện sau đây: Thứ nhất, phải là một bài ca dao hay, có giá trị thực sự về nội dung và nghệ thuật, đồng thời phải có vấn đề, có chỗ để bình giảng, đáng bình giảng. Thứ hai, phù hợp với khả năng và sở trường của người bình giảng. Thứ ba, phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người nghe, người đọc (trang 15). - Mục đích của việc bình giảng ca dao nói riêng cũng như việc nghiên cứu văn học dân gian nói chung, không phải chủ yếu là chứng minh cho cái chung và sự giống nhau. Càng không phải chỉ là như thế (mặc dù điều này cũng cần thiết), mà chủ yếu là tìm tòi, phát hiện và lí giải những cái riêng, những nét đặc thù, độc đáo, trong sáng tác dân gian của từng dân tộc, từng địa phương, từng thời kỳ lịch sử, cũng như cái riêng của từng tác phẩm cụ thể. (trang 19). - Người làm ca dao cũng như người làm thơ, biến ý thành tứ, người bình giảng ca dao va thơ phải dựa vào tứ mà làm ra ý, và khi đã hiểu rõ và nắm vững được chủ ý (hay chủ đề) của tác giả rồi, người bình giảng mới có điều kiện và cơ sở chắc chắn để tiến hành công việc bình giảng và bình luận khen chê bài ca dao hay bài thơ một cách kỹ càng, chính xác và tinh tế. (trang 28). - Trong ca dao, ngoài mối quan hệ giữa ý và tứ, còn có mối quan hệ giữa tình và tứ, sự và tình, đều là mối quan hệ quan trọng mà người bình giảng không thể không quan tâm chú ý (trang 30). - Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dao phải bám sát vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình ở trong đó. Và sau khi nắm được ý, tứ, sự, tình của toàn bài, mới có điều kiện đầy đủ và chắc chắn để nhận rõ nghĩa đích thực (nghĩa trong bài) của các từ ngữ đã được tác giả sử dụng. Hiện tượng “ý tại ngôn ngoại” ở trong ca dao không phải là hiếm (trang 34). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Tác giả đã vận dụng lý thuyết trên vào bình giảng một số bài ca dao hay trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Trong tổng số 48 bài ca dao tuyển chọn, có 8 bài được dạy trong chương trình THCS và THPT. * Cuốn “Văn học Việt Nam - Văn học dân gian, những công trình nghiên cứu”- NXB Giáo dục - tái bản năm 2000, của nhiều tác giả, do tiến sĩ Bùi Mạnh Nhị (chủ biên) đã chọn lọc, tổng hợp những công trình tiêu biểu trong rất nhiều công trình nghiên cứu về văn dọc dân gian. Các tác giả đề cập đến một số vần đề lý luận chung và phương pháp nghiên cứu văn học dân gian. Trong phần II “một số thể loại và tác phẩm” có 5 bài viết, nghiên cứu về ca dao đó là: - “Những yếu tố trùng lặp trong ca dao trữ tình” của tác giả Nguyễn Văn Lung (trang 306). - “Công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc của ca dao” của Bùi Mạnh Nhị (trang 317). - “Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao” của Nguyễn Thị Ngọc Điệp (trang 328). - “Vài nét về nội dung ca dao dân ca Nam Bộ” của Nguyễn Tấn Phát (trang 342). - “Những bài ca dao hay nhất thế gian” của Bùi Mạnh Nhị (trang 365). 2.2. Lịch sử vấn đề phương pháp dạy học ca dao (Trong đó có ca dao hài hước) *“Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian” của giáo sư Hoàng Tiến Tựu - NXB Giáo dục 1993, đã khẳng định sự cần thiết xây dựng những quy phạm riêng cho việc dạy học văn học dân gian ở trường phổ thông. Tác giả đã đề cập đến các phương pháp nghiên cứu văn học dân gian, làm sáng tỏ vấn đề giảng dạy văn học dân gian theo đặc trưng thể loại như: dạy truyện dân gian, tục ngữ, ca dao… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Trong chương IV “Mấy vấn đề cụ thể về nghiên cứu và giảng dạy ca dao” (35 trang), tác giả đã chỉ ra một số cách dạy ca dao phổ biến hiện nay và nêu lên những khó khăn đối với việc tìm hiểu một bài ca dao cổ. Theo ông: “Quá trình lĩnh hội và phân tích, lý giải một bài ca dao cổ truyền gồm nhiều khâu, nhiều bước cụ thể khác nhau. Những khâu, những bước chủ yếu và quan trọng có thể được tóm tắt dưới dạng những câu hỏi như sau: 1/Bài ca dao ra đời trong trường hợp nào trong hoàn cảnh và trường hợp nào? (vấn đề xác định được hoàn cảnh lịch sử, cái “khung” thời gian của tác phẩm). Bài ca dao được lưu hành sớm nhất và nhiều nhất ở vùng nào? (vấn đề xác định quê hương gốc và địa bàn lưu hành chủ yếu của tác phẩm) 2/Bài ca dao thuộc thể loại nào? (vấn đề xác định đặc trưng thể loại và tiểu thể loại của nó) 3/Chủ thể và nhân vật trữ tình của bài ca dao là gì? Hay là bài ca dao của ai? Người ấy như thế nào? (vấn đề xác định chủ thể và nhân vật trữ tình trong phần lời va trong sự biểu diễn, sử dụng thực tế của bài ca dao) 4/Đối tượng trữ tình của bài ca dao là gì? Hay là bài ca dao là lời trao đổi bày tỏ với ai?Người ấy như thế nào? (vấn đề xác định đối tượng trữ tình trực tiếp hay gián tiếp, chung hoặc riêng của mỗi bài ca dao) 5/Nội dung của bài ca dao là gì? (hay là bài ca dao nói về những điều gì) Vấn đề xác định nội dung truyền đạt, phô diễn của bài ca dao. 6/ Chủ đề của bài ca dao là gì? (hay vấn đề chủ yếu của bài ca dao muốn nói là gì?. Vấn đề phân tích chủ đề bài ca dao thường phải tìm hiểu đầy đủ của tác phẩm mới xác định đúng được). 7/ Hình thức nghệ thuật bài ca dao như thế nào? Hay bài ca dao phô diễn tâm tư, tình cảm bằng những phương phấp, phương tiện và thủ thuật như thế nào? (vấn đề phân tích lí giải hình thức nghệ thuật của tác phẩm thường chỉ có thể nhận thức được rõ khi đã nắm chắc nội dung và chủ đề của nó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 8/ Bài ca dao còn có liên hệ gì với cuộc sống và tâm tư tình cảm của nhân dân hiện nay và mai sau hay không? Mối liên hệ ấy như thế nào? Vấn đề ý nghĩa và giá trị hiện đại của bài ca dao cổ về mặt nội dung cũng như mặt nghệ thuật. (trang 134-135) *Cuốn “Giảng văn văn học dân gian Việt Nam” của hai tác giả Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Xuân Lạc - NXB Giáo dục 1993, có hai phần: Phần đầu (10 trang) “Một số vấn đề về quan điểm dạy học văn học dân gian ở trường phổ thông”, đã chỉ rõ: Cần phải giảng dạy ca dao theo tinh thần tiếp cận một tác phẩm phônclo. Điểm cơ bản của tinh thần tiếp cận này là đặt tác phẩm văn học dân gian vào trường hành động thực tiễn và vấn đề giảng dạy văn học dân gian theo đặc trưng thể loại. Phần sau “Giảng văn”, tác giả đã thể hiện quan điểm trên trong việc phân tích 7 bài ca dao cụ thể thuộc chương trình lớp 10 phổ thông trung học (từ trang 109 đến 185) * Luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Lạc “Quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy học ca dao ở phổ thông trung học” (1996), đã đề xuất hai vấn đề: Quan điểm tiếp cận ca dao: - Dạy ca dao là một loại hình nghệ thuật đặc thù: Vừa là nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, lại vừa mang bản sắc chung của một sáng tác phônclo, với những nét riêng về thi pháp. - Giao tiếp đặc thù phônclo là con đường hướng dẫn học sinh tiếp cận và chiếm lĩnh bài ca dao một cách có hiệu quả. Vận dụng các phương pháp chung về dạy học văn vào việc dạy học ca dao ở phổ thông trung học. - Định hướng học sinh tích hợp cả ba mặt nghệ thuật ngôn từ - bản sắc phônclo - đặc trưng thi pháp trong quá trình chiếm lĩnh một tác phẩm ca dao. [...]... mình Ca dao hài hước được sáng tạo từ nền tảng tiếng cười hài hước trong dân gian Từ hài hước trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” (Viện ngôn ngữ học 1992): Hài hước: vui đùa nhằm mục đích gây cười (thường nói về hình thức văn nghệ) lối văn hài hước Câu chuyện hài hước Giọng hài hước -Khái niệm ca dao hài hước: Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 (cơ bản) định nghĩa ca dao hài hước như sau: Ca dao hài hước là... Chương 1: KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI CỦA CA DAO HÀI HƯỚC 1.1 Khái niệm ca dao và ca dao hài hước - Khái niệm ca dao: “Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi) nêu rõ: Ca dao còn gọi là phong dao Thuật ngữ ca dao được dùng với nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau: Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có khúc điệu Ca dao là danh từ chung chỉ... Vấn đề tiếp cận ca dao hài hước từ đặc trưng thể loại của nó và cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy và học ca dao hài hước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.2 Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi chỉ bàn tới cách dạy học các bài ca dao hài hước có trong SGK Ngữ văn 10 (bộ cơ bản và bộ nâng cao) Chỉ thực hiện ở học sinh lớp 10 THPT miền núi... Thản trong cuốn Ca dao hài hước (Nhà xuất bản Đà Nẵng 2005): Hài hước không đơn thuần là một chủ đề nội dung Ca dao hài hước có thể mang những nội dung khác nhau: có ca dao hài hước về quê hương xứ sở, có ca dao hài hước về tình yêu, về hôn nhân, về gia đình, về triết lí nhân sinh, về thế sự…Một tác phẩm hài hước do đó có thể chứa đựng nội dung hài hước hoặc thể hiện bằng hình thức hài hước, hoặc kết... những đặc điểm riêng, nên ở đây cần xét riêng ca dao trào phúng như là một thể loại của ca dao, dân ca Việt Nam” Ca dao trào phúng hay nói theo SGK lớp 10 THPT là ca dao hài hước bộc lộ rõ nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam Cũng giống như tiếng cười, bản thân tính trào phúng của ca dao hài hước đã là điều hấp dẫn, học sinh rất ưa thích Đồng thời, các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong ca dao hài. .. thành những loại ca dao khác nhau, như ca dao ru con, ca dao tình yêu, ca dao về tình cảm gia đình, ca dao than thân, ca dao trào phúng.v v.” [49, tr.31-32] Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt Theo cách hiểu thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca Giữa ca dao và dân ca như vậy... trạng dạy và học ca dao hài hước lớp 10 THPT ở một số trường THPT miền núi (tỉnh Hà Giang), tìm ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học ca dao hài hước ở lớp 10 THPT theo hướng thể loại - Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát một số giờ học ca dao hài hước ở lớp 10 THPT để xem xét hoạt động định hướng tiếp cận, hoạt động chiếm lĩnh tác phẩm của thầy và trò, thái độ của học. .. sinh với giờ dạy, thu thập thông tin để có cơ sở nhận xét giờ học - Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn sẽ gồm 3 chương: Chương 1: Khái niệm và đặc trưng thể loại của ca dao hài hước Chương 2: Thực tế và định hướng dạy học ca dao hài hước ở THPT theo đặc trưng thể loại Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái... ca dao hài hước cho học sinh THPT), chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể Từ tất cả những ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng ta nhận thấy ca dao là một thể loại trữ tình dân gian, bản thân thể loại này đã mang trong mình nó tính dân tộc và truyền thống Cùng với ca dao trữ tình, ca dao than thân, ca dao yêu tình nghĩa, ca dao hài hước cũng là một nội dung quan trọng của ca dao Việt Nam Trong. .. hước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Nguồn gốc sản sinh ca dao hài hước: Đào Thản trong cuốn ca dao hài hước lí giải rằng: Trong ngôn ngữ của con người, có lẽ hài hước là cách thể hiện có khả năng đạt được hiệu quả cao nhất so với các phương thức khác Năng lực hài hước chỉ có thể có ở con người, được thể hiện trong ngôn ngữ, và chứng tỏ một trình . chọn đề tài Dạy học ca dao hài hước trong SGK Ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại để nghiên cứu với hi vọng góp thêm một tiếng nói cho vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại. 1.2 sử dạy học ca dao trong nhà trường, buộc chúng tôi phải tìm hiểu cả hai lĩnh vực đó: Nghiên cứu ca dao, đặc biệt là ca dao hài hước và phương pháp giảng dạy ca dao trong đó có ca dao hài hước. và đặc trưng thể loại của ca dao hài hước. Chương 2: Thực tế và định hướng dạy học ca dao hài hước ở THPT theo đặc trưng thể loại. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. Số hóa bởi Trung tâm Học