6. Cấu trúc của luận văn
1.3. Đặc trưng về nghệ thuật của ca dao hài hước
Theo tác giả Đào Thản trong cuốn “ca dao hài hước”(Nhà xuất bản Đà
Nẵng 2005):
Từ những mẫu đề, mô típ có sẵn, chẳng hạn như: Trăm năm, chiều chiều…Làm trai cho đáng nên trai, trong các câu “Trăm năm ai chớ quên ai; chỉ thêu nên gấm, sắt mài nên kim”, “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều; Nhớ người đãy gấm khăn điều vắt vai”, “Làm trai cho đáng nên trai; Xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài tan”, sẽ có vô số những câu ca với những nội dung
khác xuất hiện, và cũng từ đây xuất hiện những câu ca hài hước: - Trăm năm, trăm nẳm, trăm nằm,
Không yêu nhau nữa trả đôi trằm lại đây. - Trăm năm trăm tuổi trăm chồng, Mà duyên chả lợt, má hồng chả phai.
- Chiều chiều lại nhớ chiều chiều, Nhớ thầy ký lục ăn liều bánh ngô,
Ăn rồi lại thế đồng hồ… - Làm trai cho đáng nên trai, Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.
Phỏng nhại có cải biến và đôi khi bóp méo một mẫu đề có sẵn từ trước, nhằm thể hiện một nội dung khác, là một trong những phương thức thô sơ nhưng khá phổ biến để tạo ra nhiều câu ca hài hước. Sự trùng
lặp về khuân mẫu không làm cho ca dao bị nhàm chán, mà trái lại vẫn có khả năng gây được nhiều thú vị mới mẻ chính vì cách cải biến bất ngờ, đột xuất
và không thiếu những yếu tố sáng tạo trong kết hợp từ ngữ. Chúng ta đã quen với mô típ “bạn vàng” trong ca dao truyền thống và không sao quên được cái cảnh từ giã “bạn về ta nắm lấy tay”, “chàng về cho chóng mà ra” do đó
không thể nào hết ngạc nhiên khi bắt gặp mấy câu: - Bạn chơi với bạn vàng,
Đừng chơi bạn vện ra đàng cắn nhau. - Bạn về ta nắm lấy đuôi,
Ta trói bốn cẳng ta thui cho vàng. - Chàng về thì đục cũng về, Dùi cui ở lại làm nghề chi đây.
Đặc biệt việc cải biến một yếu tố trong ca dao trữ tình nghiêm túc để
chuyển thành ca dao hài hước mà không làm thay đổi nội dung trữ tình, hơn
nữa lại có khả năng đào sâu thêm vào những tình huống tế nhị khác cũng có thể tìm thấy ví dụ trong hai câu sau đây:
- Hai ta ăn một quả cau, Giấu thầy giấu mẹ ăn sau bóng đèn.
- Hai ta ăn một quả hồng,
Giấu cha, giấu mẹ, giấu chồng mà ăn.
Chỉ cần thay quả cau bằng quả hồng, tác giả dân gian đã làm được một phép chuyển hoá tài tình từ trái cấm lễ giáo phong kiến sang trái cấm của vườn địa đàng. Sắc thái hài hước của câu sau được thể hiện ra từ đấy.
Đối đáp cũng là một phương thức thể hiện đặc trưng trong nghệ thuật ca dao hài hước. Đối đáp khiến cho ngôn ngữ sống động sắc bén, có
điều kiện va chạm, cọ sát làm sảy ra nhiều tình huống mới hấp dẫn, thích hợp với việc gây cười.
Có những cặp đối đáp ra đời từ những câu ca dao nghiêm túc có sẵn
từ trước. Nhưng phần lớn ca dao hài hước thường được tạo ra theo kết cấu
đối đáp:
- Ai làm cho cải tôi ngồng, Cho dưa tôi khú cho chồng tôi chê?
Chồng chê thì mặc chồng chê, Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ!
- Thân em tội nghiệp vì đâu, Ngày ngày em chổng phao câu lên trời.
Bây giờ nông vụ chí kỳ,
Em mà không chổng lấy gì anh ăn.? - Mẹ ơi con muốn lấy chồng, Con ơi mẹ cũng một lòng như con.
Nhiều khi chỉ một câu, một lời độc thoại thôi, mà vẫn có tính chất như đang đối đáp, tranh cãi hay đang cật vấn nảy lửa với ai đó:
- Có chồng càng dễ chơi ngang, Đẻ ra con thiếp, con chàng, con ai?
- Tội lội xuống sông,
Đánh ba tiếng cồng lại nổi tội lên! - Tham giàu đã thấy giàu cha, Vừa ăn vừa khóc như ma táng hè!
Giống như nghệ thuật trong truyện cười nói chung, ở đấy điểm nút gây cười bao giờ cũng được đẩy về cuối, cách dẫn dắt của ca dao hài hước cũng
luôn luôn đi từ không cười đến tức cười. Mới vào đầu, ta chả thấy có gì đáng cười cả, mà cũng khó thấy có dấu hiệu gì báo truớc sẽ xuất hiện cái cười. Thí dụ:
Thương anh hãy đứng xa xa, Đừng có đứng cận người ta nghi ngờ.
Thương anh hãy đứng cho xa,
Phải đến câu cuối, tiếng cời mới lộ ra, không dừng được, bằng những chi tiết diễn đạt vừa cụ thể vừa có sức hấp dẫn:
Con mắt liếc cũng bằng ba đứng gần.
Trình tự các ý tứ hình ảnh, chi tiết đa rạng bao giờ cũng lần lượt từ cái chung khái quát đến cái riêng, cái riêng biệt, cá biệt rồi mới đến cái cụ thể và hết sức cụ thể:
- Có nam có nữ mới nên xuân, Có xôi có thịt mới nên phần, Có tre có trúc mới nên cần câu rô.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Cứ thế hình ảnh so sánh ví von muốn gợi được tiếng cười hài hước không thể là những gì mây gió xa xôi, mà phải là thứ gây được ấn tượng trực tiếp, đậm nét, thật sự gần gũi và thiết thực:
- Lấy anh, anh sắm sửa cho: Cái bị, cái bát, cái quạt mo đập ruồi.
- Lấy ai thì lấy một người,
Tàu bè duyên buôn mít cho chồng gặm xơ. Gặm xơ trở lại gặm cùi,
Còn dăm ba cái hột để lùi cho con.
Cường điệu, phóng đại, nói ngoa, nói ngược, nói mỉa, nói giảm đủ các kiểu kết hợp với nhiều lối chơi chữ, đối âm, ám chỉ…đều là những biện pháp hữu hiệu được dùng để thiết kế nên những văn bản ca dao đặc sắc
giàu tính gợi cảm và ý vị hài hước, với các mức độ từ thấp đến cao. Có thể nói rằng năng khiếu hài hước, trào lộng của người nghệ sĩ dân gian không những đã khiến cho ca dao dân ca có thêm những phẩm chất và giá trị mới
làm tăng sức truyền cảm, sức lưu giữ sâu lắng của thơ ca mà còn là một thứ năng khiếu sáng tạo nghệ thuật thật sự.
Tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên) trong cuốn “Văn học dân gian Việt Nam” (NXB Giáo dục 1998) lại quan niệm về nghệ thuật ca dao hài hước như sau:
Nghệ thuật ca dao trào phúng kết hợp được nhiều biện pháp của truyện cười dân gian và của các loại ca dao trữ tình khác. Kể chuyện ở đây thường xen lẫn với miêu tâm trạng. Đặc điểm này, biểu hiện ra ở chỗ
các tác giả dân gian hay dùng ngay những lời nói, ý nghĩ ở ngôi thứ nhất, để cho nhân vật tự vạch cái xấu xa của mình ra. Hình thức kể chuyện trong ca dao trào phúng ngắn gọn, súc tích, nhờ ở ngôn ngữ lựa chọn, điêu luyện, nhiều hình ảnh, nhờ ở nhịp điệu của thơ ca. Nhiều cách chơi chữ được sử dụng để nêu bật mâu thuẫn trong tính cách, tâm trạng của nhân vật, gây ra
tiếng cười tế nhị, sâu sắc (ví dụ “lợi” với nghĩa “răng lợi” và “ích lợi”; “báng nước” và “báng con”…)
Từ những ý kiến trên của các nhà nghiên cứu, chúng ta có thể tóm lược
lại như sau:
Về đặc trưng nội dung của ca dao hài hước: *Nội dung theo chủ đề.
- Hài hước những chuyện đáng cười trong thực tế đời sống.
Trong thực tế đời sống xã hội, thời nào cũng vậy, có thể quan sát thấy vô số những điều đáng cười. Ví dụ một ông bố bà mẹ nào đó có thể chép miệng nghĩ về cảnh cúng giỗ linh đình hoặc làm ma, làm chay cho người chết:
Sống thì con chẳng cho ăn, Chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi.
- Hài hước những thói hư tật xấu.
- Lỗ mũi mười tám gánh lông, Chồng yêu chồng bảo: Râu rồng trời cho,
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo: Gáy cho vui nhà, Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo: Về nhà đỡ cơm. Trên đầu những rác cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo: Hoa thơm rắc đầu.
- Hài hước nạn tảo hôn.
Cuộc sống thật lắm màu sắc, muôn hình muôn vẻ. Có cảnh tượng hùng vĩ, cao cả khiến ta phải cúi đầu khâm phục. Có cảnh ngộ thương tâm làm trái tim ta thổn thức, chua xót. Nhưng lắm khi cuộc sống lại bày ra những trò trớ trêu mà ta không khỏi tức cười. Bài ca dao sau đây bêu riếu đứa con tí hon còn phải cõng trên vai người khác, có thể nằm vừa trong chiếc gàu sòng để người ta múc lên như múc một vật nhỏ rơi xuống nước mà đã “làm chồng”.
Bồng bồng cõng chồng đi chơi, Đi qua chỗ lội, đánh rơi mất chồng. Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng,
Để tôi tát nước múc chồng tôi nên.
Qua đó phê phán nạn tảo hôn. Nhưng bài ca dao còn là lời than thân trách phận, lời kêu gào thảm thiết của cô gái đang là nạn nhân của hủ tục đó. Đọc bài ca dao chúng ta thấy buồn cười trước một tình thế trớ trêu nhưng liền đó ta thấy chua xót, ngậm ngùi thay cho thân phận người phụ nữ xưa kia.
- Hài hước những ông chồng cờ bạc.
- Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm.
- Rượu chè cờ bạc lu bù, Hết tiền đã có mẹ cu bán hàng.
- Trời sinh ra ông tướng tài, Cờ bạc, xóc đĩa dông dài cả đêm.
Canh trước tưởng hãy còn tiền, Canh sau cố áo ngồi bên lọ hồ.
- Hài hước châm biếm quan lại.
- Con ơi nhớ lấy câu này,
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. - Quan văn mất một đồng tiền, Xem bằng quan võ mất quyền quận công.
Trâu buộc thì ghét trâu ăn, Quan võ thì ghét quan văn dài quần. *Nội dung theo cung bậc hài hước.
- Cười cho vui.
Đời sống của người xưa vốn vất vả khó nhọc và họ đã dùng tiếng cười để cất lên bản nhạc vui tươi cho cuộc sống. Nếu như có những điều cần phải chê để rút kinh nghiệm cho nhau thì họ tặng nhau những tiếng cười, cùng cười với nhau:
Bắc thang lên đến cung mây Hỏi sao cuội phải ấp cây cả đời?
Cuội nghe thấy nói cuội cười : Bởi hay nói dối phải ngồi gốc cây.
- Tự cười mình.
Tiếng cười có tác dụng giải trí, cười cho vui, anh em vui, bạn bè vui…Tiếng cười lúc ấy dí dỏm, hồn nhiên, cởi mở, thường là cười mình.
Giàu như ai thì tôi không biết Chứ giàu như tôi, thì ít kẻ muốn vô
Trong nhà trống rỗng, chỗ mô cũng thấy trời.
- Cười chế giễu.
Ca dao hài hước chế giễu kẻ nam nhi hám ăn, yếu đuối, hèn nhát bất tài nhưng lại hay huênh hoang:
- Làm trai cho đáng nên trai, Một trăm đán cỗ, chẳng sai đám nào.
- Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
- Chồng người thổi sáo, thổi tiêu, Chồng em ngồi bếp húp riêu bỏng mồm.
- Cười châm biếm, đả kích.
Nhân dân muốn phê phán châm biếm các thầy bói. Cách bày tỏ ở bài ca dao sau đây đặc biệt ở chỗ là “nhại’ lời phán của thầy, toàn nói chuyện số mệnh.
Số cô chẳng giầu thì nghèo Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà
Số cô có mẹ, có cha Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông
Số cô có vợ có chồng
Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.
Mọi phán bảo của thầy đều là những tất yếu: Có thịt trong ngày tết, con phải do cha mẹ sinh ra, cha đàn ông, mẹ đàn bà…Có hai điều phải đoán thì thầy lại nói nước đôi: “chẳng giàu thì nghèo”, “chẳng gái thì trai” đấy là sự thật hiển nhiên mà chẳng cần thầy nói ra thì ai cũng biết. Thầy giỏi đến mức nghe thầy phán xong, người ta chẳng được mảy may thông tin gì mới. Vậy là tự thầy đã lộ rõ thầy chỉ có thể nói những điều ai cũng biết.
Hay bài ca dao phê phán, châm biếm thầy cúng
- Chập chập thôi lại cheng cheng, Con gà sống thiến để riêng cho thầy,
Đơm xôi thì đơm cho đầy, Đơm mà vơi đĩa thì thầy không ưa.
- Thầy cúng ngồi cạnh giường thờ Mồm thì lẩm bẩm, tay sờ đĩa xôi. Về đặc trưng nghệ thuật của ca dao hài hước
- So sánh
So sánh cũng trực tiếp nhưng kín đáo hơn như miêu tả thói lười biếng và tham ăn mà không gọi tên thói xấu.
Ăn no rồi lại nằm khoèo, Hễ giục trồng chèo bế bụng đi xem.
Hoặc so sánh ông chồng đánh bạc giống như voi phá nhà. Đêm nằm nghĩ lại mà coi,
Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà.
- Chơi chữ, nói ngược.
Trong một số bài ca dao trữ tình về tình yêu nam nữ được sử dụng những lối chơi chữ, người ta thường thấy có một ẩn ý tinh nghịch, hóm hỉnh
qua giọng nói tình tứ:
Ba năm ăn ở trên thuyền, Bởi anh hàng muối cho nên mặn mà.
Xuống thuyền dịp bảy dịp ba, Trách anh hàng trứng cho ra đôi lòng.
Những hiện tượng được miêu tả trong bài ca dao sau đây đều phi lí, ngược đời, trái tự nhiên, chưa bao giờ và chẳng bao giờ có trong thực tế.
Bao giờ cho đến tháng ba, Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
Hùm nằm cho lợn liếm lông, Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.
Nắm xôi nuốt trẻ lên mười, Con gà be rượu nuốt người lao đao.
Lươn nằm cho trúm bò vào, Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.
Lúa mạ nhảy lên ăn bò, Cỏ năn cỏ lác rình mò bắt trâu.
Gà con đuổi bắt diều hâu, Chim ri đuổi đánh vỡ đầu bồ nông.
- Đối lập
Nhân dân dùng nghệ thuật đối lập để chê cười loại đàn ông yếu đuối thiếu bản lĩnh làm trai trong bài ca dao sau đây.
Làm trai cho đáng nên trai,
Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
- Phóng đại.
Bằng nghệ thuật phóng đại giàu trí tưởng tượng để chê cười loại phụ nữ đỏng đảnh vô duyên nhưng tác giả dân gian vẫn có cái nhìn đầy nhân hậu, cảm thông nhắc nhở nhẹ nhàng.
Lỗ mũi mười tám gánh lông,
Chồng yêu chồng bảo: Râu rồng trời cho, Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo: Gáy cho vui nhà, Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo: Về nhà đỡ cơm. Trên đầu những rác cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo: Hoa thơm rắc đầu!
Hay nói quá sự thật như:
Con rận bằng con ba ba, Đêm nằm nó gáy cả nhà thất kinh.