6. Cấu trúc của luận văn
2.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao hài hước trong SGK
bài học giống như là một món ăn tinh thần mới lạ đối với các em học sinh, các em bày tỏ sự thích thú với nội dung bài học. Đây chính là sự thuận lợi cho công tác giảng dạy của giáo viên.
. Về thực tế dạy ca dao hài hước .
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, “Ca dao hài hước” được khá đông giáo viên quan tâm, yêu thích. Đó là cơ sở thuận lợi cho hoạt động dạy học bài “Ca dao hài hước” đạt kết quả cao. Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là những cơ sở ban đầu. Việc quan trọng là giáo viên và học sinh phải làm tốt vai trò của mình để phối hợp với nhau thực hiện tốt hoạt động dạy học bài “Ca dao hài hước” đạt kết quả như mong muốn.
Song bên cạch đó có một số giáo viên miền núi chưa nắm vững đặc trưng thi pháp ca dao, nên chưa có ý thức vận dụng thi pháp ca dao vào giảng dạy ca dao trong nhà trường. Do vậy hướng phân tích nội dung và nghệ thuật bài ca dao chưa đúng theo đặc trưng thể loại.
2.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao hài hước trong SGK Ngữ văn 10 THPT (bộ cơ bản và bộ nâng cao). SGK Ngữ văn 10 THPT (bộ cơ bản và bộ nâng cao).
2.2.1. Giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao hài hước trong SGK Ngữ văn 10 (cơ bản). SGK Ngữ văn 10 (cơ bản).
Theo tác giả Trần Nho Thìn trong cuốn “phân tích tác phẩm Ngữ văn 10”- (NXB Giáo dục 2007):
.Bài 1. -Nội dung:
Đây là tiếng cười tự trào (tự cười mình) mang ý vị hài hước, vui vẻ của người lao động trong cảnh nghèo. Lời đối đáp giữa chàng trai - cô gái về việc dẫn cưới và thách cưới có những điều lạ lùng. Cưới xin là những công việc quan trọng của một đời người nhưng ta hãy nghe họ nói với nhau những gì.
Bài ca có kết cấu hai vế đối đáp quen thuộc, vế đầu là lời chàng trai. Bằng lối nói khoa trương, phóng đại, anh nói với nàng về lễ vật dẫn cưới mà mình lựa chọn để hỏi cưới nàng. Một loạt biện pháp đối lập: tự nêu ra, nâng lên rồi tự phủ định:
- Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân,
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng.
Chàng trai đã khéo chọn lí rất hợp lí để phủ định những đồ dẫn cưới cao sang, để tạo nên sự giảm dần : voi-> trâu->bò->chuột. Chẳng ai đi dẫn cưới bằng chuột. Nếu bình thường, người nghe có thể cho đây là nối nói mĩ tự, ba hoa hoặc coi thường bạn gái, nhưng nghe lời đối đáp của cô gái thì chúng ta hiểu rằng họ đã rất hiểu nhau.
Cô gái đáp lại cũng bằng lối đùa vui như thế, không mĩ tự, không tự đề cao mà cũng theo lối nói giảm dần: củ to->củ nhỏ ->củ mẻ->củ rím, củ hà. Cách nói đùa vui thể hiện ngay ở câu đầu:
- Chàng dẫn thế, em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang.
Chàng trai dẫn cưới bằng thú bốn chân (chuột) đã lạ đời. Ở đây cô gái lại thách cưới bằng một nhà khoai lang thì có lẽ trên đời chưa từng có. Cô lại phân loại cả “nhà khoai ấy thành các loại trong sự tính toán tỉ mỉ, kĩ càng. Củ to mời làng; củ nhỏ mời họ hàng; củ mẻ cho trẻ ăn; củ rím, củ hà thì cho lợn gà ăn. Đây là một chàng trai biết lo xa, biết tính toán và có trách nhiệm với nhà gái; còn cô gái thì tỏ ra là một cô gái biết quán xuyến việc nhà, tằn tiện lo toan. Bài ca dao là tiếng cười vui, sảng khoái, cười cợt với cái nghèo của mình và của bạn. Họ không mặc cảm, tự ti khi nói ra cái nghèo của mình, và họ cũng bình thản, thông cảm với cái nghèo của bạn biết bao. Phải chăng khi hai người đối đáp xong bài ca, cả hai cùng cười vui giòn giã. Quả là người Việt Nam tâm hồn thật khoẻ khoắn, lạc quan, dẫu trong cảnh ngộ nào cũng có thể tìm thấy cái lẽ vui sống một cách lành mạnh, khiến cho họ dường như không bao giờ bị đè bẹp bởi hoàn cảnh.
-Nghệ thuật:
Nghệ thuật gây cười của bài ca là nghệ thuật nâng cao - hạ thấp, lựa chọn sự vật phù hợp với lập luận của mình đưa ra các chi tiết hài hước nhất làm điểm nhấn tạo nên cao trào bật ra tiếng cười:
- Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng. - Bao nhiêu củ rím, củ hà,
Để cho con lợn, con gà nó ăn…
Thách cưới bằng nhà khoai lang và còn phải lo cả củ rím, củ hà nữa thì thật nực cười. Thủ pháp gây cười là tạo nên chi tiết sinh động làm bật ra tiếng cười với chi tiết hài hước sinh động nhất.
.Bài 2,3 -Nội dung:
Hai bài ca dao này cùng có chung cảm hứng phê phán những người đàn ông yếu đuối, ươn hèn, vô tích sự. Nghệ thuật tạo dựng cái cười là biết đi vào khai thác những cái trái tự nhiên, trái với quy luật của cuộc sống hằng ngày. Cái đáng cười là cái chứa đựng mâu thuẫn. Mâu thuẫn trong cái đáng cười này là lẽ ra những người đàn ông trong con mắt người đời, đặc biệt là trong xã hội phong kiến phụ quyền thì rất đỗi oai phong. Họ thuộc phái mạnh, luôn là chỗ dựa để người phụ nữ nương tựa (người phụ nữ xưa lấy chồng luôn mong mỏi được có chỗ dựa vững chắc, được “núp bóng tùng quân”).
Đã có bao câu ca lưu truyền mở đầu bằng hai chữ “làm trai” hàm ý tôn vinh bậc nam nhi :
- Làm trai quyết chí tang bồng Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam.
- Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống Đông, Đông Tĩnh, lên Đoài, Đoài tan. - Làm trai cho đáng nên trai,
Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng.
Cùng hệ thống câu mở đầu, nhưng những bài ca dao sau đây lại chứa đựng ý nghĩa khác. Hai bài ca tạo nên tiếng cười trào phúng bởi chúng được xây dựng nhờ thủ pháp đối lập, nâng cao để hạ thấp, đột ngột tạo sự bất ngờ:
Làm trai cho đáng sức trai,
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng.
Những chữ đầu phản ánh chí làm trai oai hùng đầy kiêu hãnh. Phải chăng chàng trai đang khom lưng chống gối gánh vác sơn hà? Nhưng không, chàng trai này lại “khom lưng chống gối” để “gánh hai hạt vừng”.
Bài ca dao sử dụng thủ pháp nâng cao rồi đột ngột hạ thấp, khoa trương phóng đại tối đa, phê phán chàng trai yếu đuối về thể xác và chắc chắn yếu đuối cả về tinh thần.
Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
.Bài 4 -Nội dung:
Bài ca dao này phê phán những người đàn bà lười biếng, cẩu thả, bẩn thỉu, vô duyên. Có một điều đặc biệt là truyện cười dân gian hay lấy nhân vật nam giới làm đối tượng gây cười như tham lam, khoác lác, lười biếng, phụ nữ ít bị trở thành đối tượng gây cười. Ca dao hài hước đã làm nhiệm vụ cân bằng lại sự thiếu khuyết đó. Trong ca dao trào phúng, không ít lần người phụ nữ bị phê phán, chê cười bởi những thói xấu của họ.
Lỗ mũi mười tám gánh lông, Chồng yêu chồng bảo: Râu rồng trời cho,
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo: Gáy cho vui nhà, Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo: Về nhà đỡ cơm. Trên đầu những rác cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo: Hoa thơm rắc đầu!
Tiếng cười cất lên phê phán những người đàn bà đoảng vị, đồng thời cũng có ý phê phán những người chồng mù quáng, quá yêu vợ mà không phân biệt được tốt - xấu, thực - hư.
-Nghệ thuật:
Thủ pháp phóng đại, cường điệu được sử dụng tạo ấn tượng phê phán những người đàn bà lười biếng, vô duyên.
Kết luận:
Nếu tiếng cười ở bài 1 là tiếng cười tự trào, hài hước có mục đích mua vui, giải trí, thể hiện nét đẹp lạc quan, vui sống chấp nhận cái nghèo, cảm thông chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ thì ba bài ca dao hài hước sau không có ý nghĩa như thế. Ba bài này, tiếng cười có ý nghĩa phê phán cái xấu, cái chưa hoàn thiện trong nội bộ nhân dân. Tiếng cười có ý nghĩa giải trí, là hoa tặng cuộc đời, đồng thời là công cụ đấu tranh với những cái lạc hậu, bảo thủ trong nội bộ nhân dân và với cả kẻ thù của xã hội. Cái cười thường nhân danh cái đẹp để phê phán cái xấu với hi vọng thanh lọc những điều chưa tốt đẹp và vươn tới sự hoàn thiện của cái tốt, cái đẹp.
Bốn bài ca đều hành công nhờ sự tạo dựng tình huống gây cười, hàm chứa các mâu thuẫn:
.Việc có ý nghĩa trọng đại như cưới xin <-> với đồ dẫn cưới có tính chất đùa vui (bài 1).
. người đàn ông lẽ ra phải mạnh mẽ, giỏi giang <-> người đàn ông lười nhác, ươn hèn, yếu ớt (bài 2) ; đối lập với chồng người <-> chồng ta (bài 3).
. Người đàn bà lẽ ra phải duyên dáng, sạch sẽ <-> với người đàn bà cẩu thả, luộm thuộm, vô duyên; vợ xấu <-> chồng cho là đẹp (bài 4).
Biện pháp phóng đại, khoa trương được sử dụng ở cả bốn bài ca: . Dẫn cưới bằng chuột, bằng khoai rím, khoai hà,…(bài 1). . “ Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng…” (bài 2).
. “ Lỗ mũi mười tám gánh lông…”; “ Đêm nằm thì ngáy o o…” (bài 4) Biện pháp “nâng cao hạ thấp” tạo sự bất ngờ khiến tiếng cười vang lên giòn giã (bài 1,2).
Tác giả Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo trong cuốn “Gợi ý đọc - hiểu và lời bình Ngữ văn 10” (NXB Giáo dục 2007) lại quan niệm nội dung và nghệ thuật ca dao hài hước như sau:
.Bài 1: Bài ca hài hước, vui vẻ
- Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn.
Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân,
Miễn là có thú bốn chân,
Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng. - Chàng dẫn thế, em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là…
Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang,
Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi.
Bao nhiêu củ mẻ chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà.
Bao nhiêu củ rím, củ hà, Để cho con lợn, con gà nó ăn…
-Nội dung:
Nhân vật trữ tình: chàng trai nghèo và cô gái nghèo cùng cất lời bàn về việc chuẩn bị một ngày vui hạnh phúc lứa đôi - ngày cưới.
Chàng trai dự định dẫn cưới thật sang trọng, linh đình. Nhưng vì sợ vi phạm phép vua, sợ gây hại cho gia đình…em nên đành chọn sắm lễ vật đạm bạc, khiêm tốn để mọi người đều …vui vẻ.
Nghe lời chàng trai, cô gái xúc động, cảm thông, đáp lại và bàn thêm về những phương án, những đồ dẫn cưới mà anh có thể sắm sửa để “ngày vui” của hai người thật sự vui vẻ, hạnh phúc.
-Nghệ thuật:
Giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh, kết hợp những hình ảnh mộc mạc, giản dị và những lời bàn, những suy nghĩ vừa vui vẻ vừa thông minh, hài hước và cảm động.
Có thể coi đây là “bài hát vui về hạnh phúc đôi lứa nhà nghèo”.
.Bài 2,3: Lời châm biếm, phê phán những anh chàng yếu đuối, lười biếng.
- Làm trai cho đáng nên trai,
Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng. - Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.
.Nội dung:
Nhân vật trữ tình và đối tượng châm biếm, giễu cợt: ở bài 2, người hát, người nói không xưng danh, nhưng người ta vẫn có thể đoán đây là người vợ chê trách chồng, lời những cô gái giễu cợt chàng trai yếu, gầy. Còn ở bài 3, thì rõ ràng đây là người vợ than thở lấy phải ông chồng trẻ con, lười biếng, hư hỏng.
Qua lời của hai bài ca, hình ảnh hai chàng trai hiện lên thật buồn cười, đáng chê trách.
- Người thứ nhất mang “sức trai”- vốn được coi là khoẻ mạnh, xốc vác nhưng lại quá yếu đuối, yếu đuối đến thảm hại. Chỉ có “hai hạt vừng” mà anh ta phải “khom lưng, chống gối” mới “gánh” được. Là người hơn nữa lại là trai “làm trai”, mà sức lực của anh gần như bằng không, hoặc chỉ bằng sức một con vật bé nhỏ, bé nhỏ như con kiến vậy ! Thật đáng chê trách
- Người thứ hai - ông chồng của em - tưởng như mọi ông chồng khác tháo vát “đi ngược về xuôi”, nhưng… than ôi chỉ “ngồi bếp sờ đuôi con mèo”. Đó là một anh chồng vừa ốm yếu vừa lười biếng. Có thể đây là anh chồng ốm yếu thật, cũng có thể anh chỉ là đứa trẻ con, hậu quả của nạn tảo hôn, vợ lớn,
chồng bé. Dù thế nào thì hình ảnh “ngồi bếp sờ đuôi con mèo" dựng lên chân dung một người nhỏ bé, quặt quẹo đến… thảm hại, chẳng khác gì anh chàng “chống gối gánh hai hạt vừng” ở bài ca trên và cũng thật đáng trách. Đáng trách hơn nữa là, với cái thói biếng lười, cái sức vóc còi cọc thế kia, anh chồng ấy làm sao đảm bảo cho vợ con cuộc sống ấm lo, hạnh phúc. Anh ta chỉ là kẻ ăn bám mà thôi ! Tuy người vợ chỉ dùng lời châm biếm, chế giễu chồng như thế, nhưng đằng sau giọng điệu hài hước kia là một tiếng thở dài, là những lời than thở về sự bất hạnh, một duyên phận hẩm hiu của người phụ nữ không gặp may. Âm hưởng ngân lên vừa trào lộng, châm biếm, vừa da diết trữ tình.
.Nghệ thuật:
Cả hai bài ca đều sử dụng cấu trúc đòn bẩy (dùng hình ảnh đẹp ở câu trên để nhấn mạnh hình ảnh xấu ở câu dưới) và từ ngữ cường điệu, ngược nghĩa.
Khi giải mã hai bài ca này, ta có thể liên tưởng đối chiếu với một số bài ca dao khác để ý được rộng và sâu. Ví dụ:
- Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống Đông Đông tĩnh sang Đoài Đoài yên.
- Làm trai cho đáng nên trai, Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào…
.Bài 4: Bài ca vừa châm biếm, vừa giễu cợt
Lỗ mũi mười tám gánh lông, Chồng yêu chồng bảo: Râu rồng trời cho,
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu chồng bảo: Gáy cho vui nhà, Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu chồng bảo: Về nhà đỡ cơm. Trên đầu những rác cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo: Hoa thơm rắc đầu!
.Nội dung:
Đối tượng châm biếm, giễu cợt: người vợ xấu, vụng, tham ăn và anh chồng khéo biến báo, nịnh hót.
- Bốn câu đầu: Vợ xấu người (lỗ mũi nhiều lông), lại có tật (ngáy o o)
chồng vẫn nịnh cho là xinh đẹp, tốt tính,…
- Bốn câu cuối: Vợ tham ăn (hay ăn quà), ở bẩn (trên đầu nhiều rác)
chồng vẫn khéo nịnh biến báo, khen vợ,…
Cả hai vợ chồng này đều đáng cười, đáng chê trách. Kẻ tung người hứng rất nhịp nhàng… Bài ca cứ tự nhiên vang lên khiến ta không thể nén được tiếng cười. Tiếng cười bật ra mỗi lúc một to hơn, một chua chát hơn.
.Nghệ thuật:
Bài ca dùng hình ảnh cường điệu, đối lập, kết hợp phép liệt kê, điệp ngữ tạo âm hưởng trùng điệp, dâng cao. Vì thế, càng về cuối ý nghĩa mỉa mai, chế giễu của bài ca càng mạnh mẽ, sâu sắc.
Kết luận:
Qua những bài ca dao hài hước chúng ta nghe được tiếng cười của người bình dân xưa cất lên với nhiều cung bậc: khi vui vẻ, hồn nhiên để tự trào (tự cười mình); khi sắc sảo, chua cay để phê phán xã hội. Cũng từ những tiếng cười đó, chúng ta hiểu được trí thông minh, tâm hồn lạc quan, lòng yêu đời và cách nói hóm hỉnh của người lao động cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất vả lo toan.
Qua khảo sát nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao hài hước trong