Xác định phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu dạy học ca dao hài hước trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 80 - 85)

6. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Xác định phương pháp giảng dạy

Sau khi xác định được nội dung dạy học chúng tôi tổ chức học sinh đọc văn bản và khám phá nội dung hài hước và nghệ thuật hài hước ở từng bài ca dao theo hướng: Tổ chức việc học tập bằng hoạt động và hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo.

* Các hình thức hoạt động trên lớp của học sinh bao gồm:

Hoạt động 1: Đọc văn bản và giải thích từ ngữ

. Đọc văn bản

Con đường đi vào tác phẩm văn chương nhất thiết phải từ việc đọc và gắn liền với đọc. Đây là phương pháp mà từ trước đến nay chúng ta không thể bỏ qua khi dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông. Văn bản văn chương chỉ trở thành tác phẩm văn chương khi được bạn đọc tiếp nhận, đọc có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào sự thành công cho giờ học.

Có nhiều cách đọc: đọc to, đọc thầm, đọc nhanh, đọc lướt, đọc hiểu, đọc diễn cảm…khi đọc hai chùm ca dao hài hước giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đọc phù hợp. Các bài ca dao chủ yếu viết bằng thể lục bát, thể lục bát trong ca dao thể hiện cho giọng điệu nhẹ nhàng, âm điệu chậm rãi, ngữ điệu khoan thai.

Cách đọc hai chùm ca dao hài hước như sau:

Chùm ca dao hài hước SGK Ngữ văn 10 cơ bản

- Bài ca dao số 1 cho học sinh đọc theo lối đối đáp, đọc với giọng nhẹ nhàng mà vui tươi hóm hỉnh mang âm hưởng đùa cợt

- Bài 2,3,4 đọc với giọng vui tươi có pha chút giễu cợt

Chùm ca dao hài hước, châm biếm SGK Ngữ văn 10 nâng cao

- Bài 1 đọc giọng nhẹ nhàng, đùa vui

- Bài 2,3,4 đọc giọng nhẹ nhàng, vui tươi, pha chút giễu cợt - Bài 5 đọc giọng nhẹ nhàng chế giễu

.Giải thích từ ngữ

Cho học sinh đọc kỹ chú thích trong SGK để có thể hiểu tác phẩm dễ dàng hơn, những từ ngữ nào học sinh thấy không hiểu giáo viên giải thích thêm.

Hoạt động 2: Khám phá nội dung hài hước và nghệ thuật hài hước ở từng bài ca.

Trong SGK những người biên soạn đã chia các bài ca dao theo từng cụm: ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa và ca dao hài hước. Tuy nhiên, mỗi bộ phận ca dao trên lại có những bài ca dao mang sắc thái riêng. Chẳng hạn, trong ca dao hài hước có những bài ca dao mang sắc thái mua vui, giải trí; lại có những bài mang sắc thái giễu cợt phê phán. Khi đưa học sinh đến với từng bài ca dao, người dạy cần hướng sự chú ý của học sinh vào các sắc thái riêng biệt ấy.

Với chùm ca dao hài hước trong SGK Ngữ văn 10 cơ bản, sắc thái riêng của từng bài là:

- Bài 1 là tiếng cười giải trí, tự trào

- Bài 2,3,4 Tiếng cười phê phán, chế giễu

Với chùm ca dao hài hước, châm biếm trong SGK Ngữ văn 10 nâng cao: - Bài 1 là tiếng cười châm biếm

- Bài 2,3,4 Tiếng cười phê phán, chế giễu - Bài 5 Tiếng cười hài hước, mua vui, giải trí

Khi dạy ca dao nói chung và ca dao hài hước nói riêng, người ta thường đưa bài ca vào hệ thống và đặt nó vào hoàn cảnh diễn xướng. Ví dụ trong văn bản “ca dao hài hước” SGK Ngữ văn cơ bản, bài ca dao số một nằm trong hệ thống những câu hát đối đáp, có hai chủ thể trực tiếp đối thoại. Bài ca dao số hai nằm trong hệ thống những bài ca dao phê phán, chế giễu đấng nam nhi vô tích sự. Mở đầu bài ca dao đó luôn có câu “Làm trai cho đáng nên trai”

- Làm trai cho đáng nên trai, Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

- Làm trai cho đáng nên trai, Một trăm đám cỗ chẳng sai đám nào.

- Làm trai cho đáng nên trai, Vót đũa cho dài ăn vụng cơm con.

- Làm trai cho đáng nên trai, Ăn cơm với vợ lại nài vét niêu.

Bài ca dao số ba nằm trong hệ thống những bài ca dao phê phán những ông chồng vô dụng có mô típ “chồng người …chồng em”

- Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

- Chồng người thổi sáo, thổi tiêu, Chồng em ngồi bếp húp riêu bỏng mồm.

- Chồng người vác giáo săn beo, Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm.

- Chồng người bể Sở, sông Ngô, Chồng em ngồi bếp, nướng ngô cháy quần.

Việc đặt bài ca vào hệ thống của nó sẽ giúp học sinh có kiến thức chắc chắn hơn về ca dao.

Người dạy hướng dẫn học sinh khám phá cái hay của bài ca về nội dung hài hước và nghệ thuật trào lộng bằng hệ thống lời gợi dẫn.

.Bài ca dao hài hước trong SGK Ngữ văn 10 cơ bản:

Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu cấu trúc bài ca.

Hướng dẫn học HS đọc chùm ca dao hài hước.

Gợi dẫn: Trong bốn bài ca dao chúng ta được học, những bài nào là

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh khám phá nội dung hài hước và nghệ thuật hài hước ở từng bài ca.

Bài 1

Gợi dẫn 1: Việc dẫn cưới và thách cưới ở đây có gì khác thường?

Gợi dẫn 2: Cách nói của chàng trai và cô gái có gì đặc biệt, nhất là cô gái? Gợi dẫn 3: Qua lời đối đáp của chàng trai và cô gái ta thấy cuộc sống của người dân lao động xưa như thế nào?

Gợi dẫn 4: Trong bài ca dao này, người dân lao động đã cười ai? Cười điều gì? Chọn thời điểm nào để cười?

Gợi dẫn 5: Đằng sau tiếng cười ấy, ta thấy được điều gì về phẩm chất, bản lĩnh, vẻ đẹp tâm hồn và triết lí sống của người dân lao động xưa?

Gợi dẫn 6: Tác giả dân gian đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào để thể hiện tiếng cười?

Bài 2,3,4

Gợi dẫn 1: Tiếng cười trong ba bài ca dao này có gì khác so với tiếng

cười bài 1?

Gợi dẫn 2: Tác giả dân gian cười những loại người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì với thái độ ra sao?

Gợi dẫn 3: Hãy chỉ ra những điều đáng phê phán, chế giễu trong từng bài? Nét riêng trong nghệ thuật trào lộng của từng bài ca dao là gì?

Gợi dẫn 4: Qua tìm hiểu những bài ca dao trên, các em có thể thấy được

những nét đặc sắc nào của nghệ thuật trào lộng qua các bài ca dao trên?

Hoạt động 3: Củng cố

Gợi dẫn: Chùm ca dao hài hước đã để lại trong em ấn tượng như thế nào

về người bình dân xưa?

.Bài ca dao hài hước, châm biếm trong SGK Ngữ văn 10 nâng cao

Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung hài hước và nghệ thuật hài hước ở từng bài ca.

Gợi dẫn 1: Nội dung bài ca dao này nói điều gì?

Gợi dẫn 2: Em có nhận xét gì về cái cười và lời đáp của cuội?

Gợi dẫn 3: Trong quan niệm của nhân dân, nam nhi và người anh hùng phải như thế nào? Những hiện tượng nêu trong ba bài ca dao này có đúng với quan niệm ấy không?

Gợi dẫn 4: Em hãy cho biết thủ pháp nghệ thuật chơi chữ ở bài 4

Gợi dẫn 5: Nhận xét về các hiện tượng được nêu trong bài ca dao? Cách

nói ngược trong bài ca dao có dụng ý gì?

Gợi dẫn 6: Em hãy rút ra kết luận qua chùm ca dao hài hước, châm biếm? Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản đọc thêm

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu dạy học ca dao hài hước trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)