6. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Giáo viên THPT với việc dạy các văn bản ca dao hài hước
Chúng tôi tiến hành khảo sát giờ dạy trên lớp của giáo viên ở một số trường THPT Hà Giang. Thực tế diễn ra như sau:
Ca dao hài hước (SGK Ngữ Văn 10 chuẩn)
(tiết 29, tuần 10)
(Ngày dạy 28/11/2009 tại lớp 10A THPT Phương Tiến - Thị xã Hà Giang) Sau khi ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ, giáo viên (GV) giảng bài mới: GV: dẫn lời vào bài
I.Văn bản
- HS: (2 em đọc)
- GV: nêu cảm nhận về ca dao hài hước?
- HS: Là những bài ca dao khi đọc nên thấy vui vẻ, bật tiếng cười sảng khoái GV: (chốt lại ý chính)
Ca dao hài hước là một bộ phận nằm trong hệ thống ca dao Việt Nam. Bên cạch những câu hát mượt mà đằm thắm, ca dao việt còn hiện lên với tiếng cười dí dỏm vừa góp vui cho cuộc sống vừa châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu, những đối tượng đáng chê đó chính là ca dao hài hước.
II.Tìm hiểu văn bản. Bài 1:
- GV: Các nhân vật trữ tình là ai? Họ nói với nhau vệ chuyện gì? - HS: (1 em trả lời).
- GV(giảng): Bài ca dao đặt trong thể đối đáp giữa chàng trai và cô gái. Cả hai nói đùa, nói vui về chuyện dẫn cưới, thách cưới. Ngày xưa, khi trai gái lấy nhau có chuyện dẫn cưới và thách cưới.
- GV: Em thấy việc dẫn cưới có điều gì không bình bình thường? - HS: (2 em trả lời)
- GV: (giảng): Dẫn cưới: lúc đầu, chàng trai dẫn voi nghe rất to tát. Sau đó, chàng trai định dẫn cả trâu,bò. Bất ngờ ở chỗ, chàng trai thoái thác
- Dẫn voi thì sợ “quốc cấm”, dẫn trâu “sợ họ máu hàn”, dẫn bò “sợ họ nhà làng co gân”. Cuối cùng: “miễn là có thú bốn chân, dân con chuột béo mời dân, mời làng.
- GV: Tương tự như chuyện dẫn cưới, cô gái thách cưới có điều gì lạ? - HS: (1 Em trả lời)
- GV: (giảng) Ngày xưa, nhà gái thường thách rất cao. Điều lạ là cô gái thách “một nhà khoang lang”. Đây là điều phi lí vì xưa nay chưa ai thách cưới như thế. Do vậy, gây ra tiếng cười.
- GV: Em hãy nêu các biện pháp trào lộng trong bài ca dao? - HS: (1 em trả lời)
- GV: (giảng) Cách nói giả định, nói giảm. Tương phản giữa thách cưới, dẫn cưới thông thường với sự thách cưới, dẫn cưới trong bài.
Bài 2.
- GV: Đối tượng trong bài ca dao là ai? Tác giả dân gian cười chàng trai như thế nào?
- HS: (2 em trả lời)
- GV: (giảng) Đối tượng của bài ca dao là chàng trai, tác giả dân gian phê phán những kẻ làm trai, đáng lẽ phải “xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan” hoặc:
Làm trai quyết chí tang bồng, Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam.
Thế mà lại phải “khom lưng chống gối” tốn bao sức lực chỉ để gánh hai hạt vừng.
- GV: Tác giả sử dụng nghệ thuật trào lộng như thế nào? - HS: (1 em trả lời)
- GV: (giảng) Tác giả kết hợp thủ pháp đối lập và cách nói ngoa dụ. Đối lập giữa lí tưởng sức trai “thoả chí tang bồng” với hiện thực sức trai “gánh hai hạt vừng”. Cách nói ngoa dụ thể hiện rất rõ. Nó phóng đại, tô đậm, cường điệu các hình tượng châm biếm “khom lưng chống gối”.
Bài 3
- GV: Em hãy nêu nội dung của bài ca dao? - HS: (1 em trả lời)
- GV: (giảng) Nội dung bài ca dao châm biếm ông chồng vô tích sự, vô dụng chẳng làm nên trò trống gì. Hình ảnh tương phản “đi ngược về xuôi” mâu thuẫn với “ngồi bếp sờ đuôi con mèo”. Thật là tai hại.
- GV: Em hãy nêu những biện pháp nghệ thuật trào lộng? - HS: (1 em trả lời)
- GV: (giảng) Nghệ thuật ở bài ca dao này là tương phản, ngoa dụ.
Bài 4
- GV: Em hãy phát biểu nội dung chính của bài ca dao? - HS: (1 em trả lời)
- GV: (giảng) Nội dung phê phán ông chồng coi vợ hơn tất cả, dù vợ chẳng ra gì những vẫn cho là tốt, vẫn đẹp, vẫn nguỵ biện cho vợ. Thật là ông chồng vô tích sự. Khen vợ: (Lỗ mũi mười tám gánh lông: râu rồng, ngáy o o: vui nhà, ăn quà: về nhà đỡ cơm, trên đầu rác rơm: hoa thơm rắc đầu).
- GV: Em hãy nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng? - HS: (1 em trả lời)
- GV: (giảng) Nghệ thuật của bài ca dao là tương phản, ngoa dụ.
III. Tổng kết
- GV: hướng dẫn học sinh tổng kết - GV: (giảng)
.Nội dung:
- Thể hiện sự lạc quan của người bình dân
- Ca dao hài hước cũng là phương tiện để chế giễu, châm biếm một số đối tượng trong xã hội.
.Nghệ thuật:
- Cách nói giả định, nói giảm dần. - Đối lập, tương phản, ngoa dụ
.Củng cố, dặn dò Nhận xét giờ dạy:
Nhìn chung giờ dạy đảm bảo các bước của một giờ lên lớp. Sau lời vào bài, giáo viên có phần giao lưu, yêu cầu học sinh cảm nhận của mình về ca
dao hài hước, các em đã trả lời sau khi đã có sự chuẩn bị bài ở nhà. Phần này giáo viên đã phát huy tính tích cực, tự giác ở học sinh tạo không khí ban đầu cho học sinh tiếp thu bài học.
Phần nội dung của bài dạy, giáo viên đã đan xen giữa nội dung và nghệ thuật, cần quan tâm nhiều hơn đến phần nghệ thuật. Nội dung và hình thức nghệ thuật là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể tác phẩm. Nội dung bao giờ cũng được biểu hiện dưới một hình thức nhất định và hình thức bao giờ cũng để chuyển tải một nội dung nào đó. Do vậy khi phân tích tác phẩm văn chương không thể tách rời hai yếu tố vốn có trong mối quan hệ biện chứng ấy.
Đối với ca dao, cái đặc sắc không phải chỉ biểu hiện ở mặt nội dung (tâm tư, tình cảm, khát vọng của người bình dân) mà còn biểu hiện mặt nghệ thuật của nó (cách phô diễn tâm tư, tình cảm, khát vọng ấy). Vậy khi phân tích một bài ca dao, chúng ta không chỉ chú ý đến việc tìm hiểu bài ca ấy “nói cái gì”
mà phải tìm hiểu cái điều muốn nói ấy được “nói như thế nào”?
Giáo viên đã thực hiện được yêu cầu trên, nghĩa là dạy bài ca dao hài hước đã có sự kết hợp giữa hai yếu tố nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên ở mỗi phần giáo viên lần lượt hỏi học sinh về nội dung và nghệ thuật, học sinh trả lời lặp đi, lặp lại như vậy sẽ gây nhàm chán, ảnh hưởng đến hứng thú học tập của học sinh.
Có thể thấy giáo viên đã có ý thức dựa vào câu hỏi trong SGK để thiết kế giáo án nhưng chưa trả lời đầy đủ các câu hỏi đó, chưa có phần so sánh giữa bài ca dao 1 với bài ca dao 2,3,4. Giáo viên chưa chú ý đến phần củng cố bài.
Ca dao hài hước và châm biếm (SGK Ngữ Văn 10 Nâng Cao tập 1)
(Dạy ngày 1/12/2009, lớp 10A THPT Ngọc Hà - Thị xã Hà Giang)
Trong bài dạy này, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi chủ yếu về nội dung, ít câu hỏi về nghệ thuật.
Câu hỏi 1: Hình ảnh chú cuội ngồi gốc cây đa được giải thích một cách bất ngờ như thế nào?
Câu hỏi 2: Cái cười và lời đáp của Cuội nói gì về tính cách của nhân vật này? Câu hỏi 3: Trong quan niệm của nhân dân nam nhi và người anh hùng phải là người như thế nào?
Câu hỏi 4: Những hiện tượng được nêu trong 3 bài ca dao có đúng với quan niệm ấy không?
Câu hỏi 5: Phân tích cách nói về những hình tượng trong bài ca dao ? nêu tác dụng về cách nói này?
Trong suốt giờ học, giáo viên chỉ tập chung phân tích nội dung bài ca dao hài hước và châm biếm. Đến bước tổng kết giờ học, giáo viên mới thấy đề cập đến phần nghệ thuật (tổng kết với khoảng thời gian từ 4 đến 6 phút). Có thể thấy điều đó trong phần tổng kết của một số giờ học dẫn ra sau đây:
Giờ học “Ca dao hài hước”- SGK Ngữ Văn 10 chương trình chuẩn (Lớp 10D Trường THPT Phương Tiến - Thị xã Hà Giang, Ngày 28/11/2009)
Tổng kết:
1. Nội dung:
- Ca dao hài hước thể hiện sự lạc quan của người bình dân. - Phê phán thói hư tật xấu, một số đối tượng trong xã hội. 2. Nghệ thuật.
- Cách nói giả định - Tương phản, đối lập - Ngoa dụ
Giờ học “Ca dao hài hước và châm biếm” - SGK Ngữ Văn 10 Nâng
Cao tập 1 .Tổng kết:
- Bài 1: Hình ảnh chú Cuội trong bài được giải thích khá bất ngờ gây tiếng cười hài hước. Thể hiện niềm lạc quan, yêu đời của người bình dân.
- Bài 2,3,4 : Phê phán kẻ “làm trai” và “anh hùng rơm” vô tích sự - Bài 5: Cách nói ngược tạo nên tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui 2. Nghệ thuật
- Đối lập - Chơi chữ - Ngoa dụ - Phóng đại
Giờ học “Ca dao hài hước”- SGK Ngữ Văn 10 chương trình chuẩn (Lớp 10C Trường THPT Minh Ngọc - Bắc Mê, Ngày 2/12/2009)
.Tổng kết
1. Nội dung
- Thể hiện niềm lạc quan, ham cuộc sống của người bình dân. - Phê phán những chàng trai, ông chồng vô tích sự
2. Nghệ thuật
- Cách nói giả định - Tương phản, ngoa dụ.
Muốn có được những kết luận như trên, thì trước hết phải hướng dẫn học sinh tiến hành một quá trình tìm hiểu, phân tích, cắt nghĩa trong sự thống nhất giữa nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của bài ca dao. Nhưng trong bài giảng, giáo viên chỉ chú ý phân tích nội dung mà không đan xen phân tích nghệ thuật của bài ca dao mà đến khâu tổng kết mới rút ra nghệ thuật. Dạy như vậy là áp đặt kiến thức, phần nào làm giảm khả năng tưởng tượng, khám phá bài ca dao của học sinh. Các em tiếp thu một cách thụ động.
Cần phải thay đổi cách dạy này, bằng một cách dạy mới để nâng cao chất lượng dạy học ca dao, đặc biệt là ca dao hài hước cho học sinh THPT miền núi. Luận văn sẽ trình bày rõ vấn đề này ở chương.
2.1.3. Kết luận chung về thực tế dạy và học ca dao hài hước ở lớp 10 THPT hiện nay.
. Về thực tế học ca dao hài hước
Học sinh miền núi rất yêu thích ca dao hài hước, chúng tôi nhận thấy hứng thú học của học sinh đối với bài học này là khá tốt. Đây là bài học mới