Khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh khi đọc ca dao

Một phần của tài liệu dạy học ca dao hài hước trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 49 - 55)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.3. Khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh khi đọc ca dao

hài hước (tổng số phiếu 164)

Phiếu khảo sát 3.

Câu hỏi: Đọc những câu sau đây em hình dung được những gì? Em liên tưởng đến điều gì?

Bài 1.

- Cưới nàng, anh toan dẫn voi, Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn.

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn, Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân,

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân mời làng. - Chàng dẫn thế, em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà, Nhà em thách cưới một nhà khoai lang,

Củ to thì để mời làng, Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ chàng ơi! Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà.

Bao nhiêu củ rím, củ hà, Để cho con lợn, con gà nó ăn.

Bài 2

Làm trai cho đáng nên trai,

Khom lưng chống gối, gánh hai hạt vừng. Bài 3

Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

bài 4

Lỗ mũi mười tám gánh lông, Chồng yêu chồng bảo: Râu rồng trời cho,

Đêm nằm thì ngáy o o,

Chồng yêu chồng bảo: Gáy cho vui nhà, Đi chợ thì hay ăn quà,

Trên đầu những rác cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo: Hoa thơm rắc đầu! Kết quả thu được:

Học sinh THPT Ngọc Hà - Hà Giang Học sinh THPT Minh Ngọc - Bắc Mê - Hà Giang

Số HS

Mức độ liên tưởng, tưởng tượng Số HS

Mức độ liên tưởng, tưởng tượng

Chính xác, có định hướng và tư duy lôgíc có

cảm xúc Tản mạn ngoài văn bản và tư duy cụ thể không có cảm xúc Chính xác, có định hướng và tư duy lôgíc có cảm xúc Tản mạn ngoài văn bản và tư duy cụ thể không có cảm xúc 82 68 14 82 65 17 83% 17% 79.3% 20.7%

Chúng tôi xin làm rõ những con số ở bảng 3 như sau:

Những em học sinh yêu thích văn học và yêu thích ca dao, đặc biệt là ca dao hài hước là những em có khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Các em biết dựa vào văn bản mà liên tưởng đến những hình ảnh mà mình đã từng nghe, từng biết và thấy, biết hướng hoạt động liên tưởng của mình vào việc tìm hiểu tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Chẳng hạn khi đọc bài ca dao:

Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

Em Ngô Thuỳ Linh học sinh lớp 10C Trường THPT Minh Ngọc - Bắc Mê có viết: “Đọc bài ca dao em hình dung đến một người đàn ông sống trong xã hội phong kiến xưa “không đáng mặt đàn ông”, lười nhác, yếu đuối, hèn

mọn, đáng chê cười, không có chí lớn bị người vợ chê. Đó là loại đàn ông vô tích sự, đáng phê phán”

Với bài ca dao: Lỗ mũi mười tám gánh lông,

Chồng yêu chồng bảo: Râu rồng trời cho, Đêm nằm thì ngáy o o,

Chồng yêu chồng bảo: Gáy cho vui nhà, Đi chợ thì hay ăn quà,

Chồng yêu chồng bảo: Về nhà đỡ cơm. Trên đầu những rác cùng rơm, Chồng yêu chồng bảo: Hoa thơm rắc đầu!

Em Nguyễn Đức Giang học sinh lớp 10A Trường THPT Minh Ngọc - Bắc Mê đã viết: “Bài ca dao chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Tác giả dân gian hư cấu thật tài tình, với trí tưởng tượng thật phong phú và lối nói phóng đại, thậm xưng: “Lỗ mũi mười tám gánh lông, trên đầu những rác cùng rơm…Trên đời này không thể có người phụ nữ nào như vậy, nhưng lối phóng đại ở đây vẫn chấp nhận được vì nó là phóng đại điển hình nhằm nêu bật cái thần thái của loại phụ nữ đỏng đảnh, vô duyên. Bài ca dao trước hết để mua vui, giải trí nhưng đằng sau tiếng cười sảng khoái ấy vẫn ngầm chứa một ý nghĩa châm biếm nhẹ nhàng đối với loại phụ nữ như thế. Cô gái được nhìn qua con mắt của người chồng yêu vợ, “Đã yêu thì cái gì cũng đẹp, cũng tốt” nên cái xấu nhất của vợ đã trở thành cái đẹp trong con mắt của chồng. Và điệp cấu trúc câu “Chồng yêu chồng bảo…”, tạo nên một âm hưởng vui đùa, bỡn cợt, thích thú trong lòng người nghe như tiếng cười tự nhiên, thoải mái trong cuộc sống”.

Những dẫn chứng trên cho thấy, học sinh đã có những hoạt động liên tưởng, tưởng tượng chính xác, có định hướng, có cảm xúc.

Có em đã viết như sau khi đọc bài ca dao:

Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo.

“Đọc bài ca dao trên em hình dung một người chồng lúc nào cũng quanh quẩn, ru rú trong bếp nghịch và sờ đuôi con mèo, thật vô tích sự không làm người chồng trụ cột trong gia đình, trong khi đó người chồng khác lại đi ô tô hết ngược, lại xuôi buôn bán kiếm tiền mang về cho vợ”.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy bên cạnh những học sinh có khả năng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, chính xác thì vẫn còn một số em liên tưởng tản mạn, tán dông dài, suy diễn chủ quan tuỳ tiện, thêm thắt không xác định được chủ đề của bài ca dao. Đây là những khó khăn đối với giáo viên khi dạy ca dao.

Tổng quát về kết quả khảo sát tình hình học tập của học sinh:

Qua kết quả khảo sát cho chúng tôi thấy hứng thú của học sinh đối với ca dao hài hước khá cao. Đây là bài học mới được đưa vào chương trình Ngữ Văn 10 THPT nó giống như một món ăn tinh thần mới lạ đối với các em học sinh. Bản thân các em không xa lạ gì với ca dao. Nhưng từ trước đến nay hầu hết các em đều được tiếp xúc nhiều với ca dao than thân, ca dao yêu thương tình nghĩa hơn là ca dao hài hước. Chỉ một số em thuộc một vài bài ca dao hài hước qua sách báo, bạn bè hay người lớn. Khi được học bài ca dao hài hước trong chương trình, các em bày tỏ sự thích thú rõ ràng đối với nội dung bài học. Đây là sự thuận lợi cho công việc giảng dạy của giáo viên.

Các bài ca dao hài hước có đặc điểm khá ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ hiểu. Từ ngữ chủ yếu là từ thuần Việt. Các em chỉ gặp khó khăn trước những từ khó, những từ miêu tả phong tục, tập quán…Khó khăn này học sinh đã được trợ giúp nhờ phần chú giải. Nếu học sinh còn từ nào không hiểu có thể nhờ giáo viên giải thích thêm.

Cô giáo Hoàng Thị Lan (giáo viên Trường THPT Minh Ngọc - Bắc Mê) cho biết: “Học sinh miền núi thiếu thói quen lao động trí óc, các em ngại động não. Nhiều em nhìn bề ngoài rất chăm chỉ học tập nhưng thực ra các em ít đào sâu suy nghĩ, các em thường suy nghĩ một chiều, ngại đi sâu vào những vấn đề phức tạp, các ngõ ngách của vấn đề đặt ra, chỉ ưa thừa nhận những vấn đề có sẵn. Cho nên trong giờ giảng văn nếu chúng tôi đưa ra nhiều câu hỏi khó sẽ cháy giáo án”.

Cô Nguyễn Thị Vân Anh (giáo viên Trường THPT Minh Ngọc - Bắc Mê) thì nêu ra một số tồn tại yếu kém của học sinh hiện nay, đó là khả năng đọc diễn cảm không tốt. Trong lớp chỉ có một vài em là có thể đọc diễn cảm. Còn lại nhiều em đọc không trôi chảy, chứ chưa nói là đọc diễn cảm. Hiện tương phát âm sai, ngọng vẫn tồn tại. Thậm chí các em có tâm lí ngại đọc diễn cảm, khi đọc phải thể hiện cảm xúc thì xấu hổ và không dám. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến việc tìm hiểu tác phẩm văn chương, đặc biệt là các tác phẩm trữ tình như ca dao hài hước.

Cô Hồ Thị Nga (giáo viên Trường THPT Ngọc Hà - Thị xã Hà Giang) thì tỏ ra rất hứng thú khi dạy bài ca dao hài hước. Cô tâm sự: “Tôi rất thích dạy ca dao, bài ca dao hài hước là một nội dung mới nên Tôi càng say mê nghiên cứu để việc giảng dạy của mình đạt hiệu quả hơn”.

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát giờ học ca dao hài hước tại Trường THPT Minh Ngọc - Bắc Mê. Kết quả như sau:

Trong giờ học giáo viên vẫn nặng về thuyết trình, còn học sinh vẫn nghe và ghi chép. Các em vẫn chưa có thói quen tự học, vẫn thụ động tiếp thu lời giảng của giáo viên. Hiện tượng đọc chép vẫn còn trong các giờ học ca dao. Giáo viên có đưa câu hỏi phát vấn, có rất ít các em học sinh xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài, khi gọi tên các em trả lời rất chậm, mất nhiều thời gian mà vẫn không đúng yêu cầu câu hỏi, khiến cho giờ học tẻ nhạt, các em chủ yếu chỉ ngồi im nghe cô giáo giảng.

Chúng tôi cũng tiến hành khảo sát giờ học ca dao hài hước tại Trường THPT Phương Tiến - Thị xã Hà Giang và thu được kết quả khả quan hơn. Kết quả như sau:

Trong giờ học các em tích cực, chủ động phát biểu ý kiến xây dựng bài, trả lời đúng và đầy đủ cá câu hỏi giáo viên đưa ra, giờ học sôi nổi. Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm, tìm những văn bản ca dao hài hước ngoài những bài ca dao hài hước các em được học trong chương trình. Các em học sinh thảo luận sôi nổi.

Kết quả khảo sát cho thấy: Học sinh đã thể hiện được phần nào vai trò chủ động, tích cực trong giờ học ca dao hài hước. Chính vì thế lượng kiến thức mà các em tiếp thu được là rất đáng kể. Qua trao đổi với học sinh ở 2 Trường THPT Ngọc Hà - Thị xã Hà Giang và học sinh ở Trường THPT Minh Ngọc - Bắc Mê chúng tôi thấy các em ở địa bàn Thị xã Hà Giang có thể theo kịp phương pháp dạy học mới như hiện nay. Các em thấy rằng phương pháp dạy học mới yêu cầu các em chủ động hơn, bản thân các em cũng tự tin hơn khi mình được giao lưu, trao đổi nhiều hơn với giáo viên và các bạn ngay trong giờ học, giờ học sôi nổi giúp các em yêu thích môn ngữ văn và sống tốt hơn.

Một phần của tài liệu dạy học ca dao hài hước trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)