6. Cấu trúc của luận văn
1.4. nghĩa của ca dao hài hước
Phần lớn ca dao hài hước không chỉ dùng như một phương tiện để mua vui, giải trí mà còn là một phương tiện, một phương thức phản ánh cuộc sống, đặc biệt có khả năng đem lại tác dụng và hiệu quả lớn đối với việc khơi dậy và kích thích những cảm xúc thẩm mĩ, nâng cao tâm hồn và trí tuệ của quần chúng trong thưởng thức nghệ thuật.
Không chỉ là một vũ khí đấu tranh xã hội, tiếng cười còn là một đòi hỏi bức thiết của lẽ sống. Nếu như trong cuộc sống thực tại, con người vốn có quan niệm đời là bể khổ, nhiều đau thương và nước mắt thì cũng chính con người luôn luôn có ý thức phải tìm đến hạnh phúc, niềm vui và tiếng cười, để cân bằng lại.
“Vui từ trong cửa vui ra, buồn từ ngã bảy ngã ba buồn về”, con người trong ca dao nhận thức được rằng cái buồn tự khách quan đem đến, cái vui là tự trong lòng người, do mình, là một thứ tiềm năng vốn có, và bản thân con người có thể tạo ra. Vì vậy mà lòng ham sống, lạc quan, yêu đời đã giúp cho con người biết cách khai thác niềm vui, hài hước trong cuộc sống.
Tiếng cười chân chính dù ở cung bậc nào cũng là bạn đồng hành của tình cảm lành mạnh, khoẻ khoắn, lí trí sáng suốt và tinh thần lạc quan yêu đời, và như vậy, nó có sức chinh phục lớn. Là một bộ phận quan trọng trong sáng tác trữ tình dân gian, với cách thể hịên và giọng điệu riêng, nó đã góp phần quan trọng vào việc phản ánh tâm hồn, tính cách và trí tuệ của nhân dân ta.
Chương 2: THỰC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC CA DAO HÀI HƯỚC Ở THPT THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI