Đặc điểm của Graph

Một phần của tài liệu Sử dụng graph vào dạy học bài đặc điểm loại hình của tiếng việt trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 35 - 37)

I went to school.

1.3.2.Đặc điểm của Graph

về bản chất G là các dạng sơ đồ, mô hình. Muốn tạo được sơ đồ. mô hình ấy thì trong một G cần có hai nhân tố cơ bản là các điểm, các đoạn. Chính các điểm và các đoạn này sẽ lập thành một G.

Thứ nhất: Các điểm (hoặc các ô vuông, các đường tròn hay hình chữ nhật) để biểu thị cho đối tượng, trong đó mỗi điểm (hoặc mỗi ô vuông, mỗi đường tròn, hay mỗi hình chữ nhật...) ứng với một đối tượng hoặc một yếu tố.

Thứ hai: Các đoạn, đây là nhân tố có vai trò để gắn, nối các điểm (các yếu tố) có quan hệ với nhau, để biểu thị mối quan hệ giữa các đối tượng.

Tập hợp các điểm, các đoạn lại chúng ta sẽ lập thành một G. Khi đó, đường nối các điểm gọi là “cạnh” (hoặc cung) và các điểm trở thành các “đỉnh” của G. Tùy theo hình vẽ quy ước cho các “đỉnh” (các ô vuông, các đường tròn, hình chữ nhật...) và các “cạnh” của G dài hay ngắn, thẳng hay cong là điều không quan trọng trong cấu tạo của G, điều quan trọng tạo nên bản chất của một G là ở chỗ: G đó có bao nhiêu đỉnh, bao nhiêu cạnh và đỉnh nào được nối với nhau.

Tuy nhiên, khi tạo lập G cần lưu ý rằng trong một G các đỉnh của G phải có giá trị tương xứng nhau, ngang bằng nhau. Có nghĩa là, tương ứng với mỗi đỉnh G đã được chúng ta quy ước từ trước nó sẽ thể hiện những nội dung kiến thức mang tính chất tương xứng, cùng nội dung, cùng lĩnh vực tìm hiểu. Nhờ đó, chúng ta sẽ xác định được tính chất, tên gọi chung nhất cho một G vừa lập được.

Ngoài ra, khi lập G cần xét mối quan hệ giữa các đỉnh của G, dựa vào mối quan hệ đó chúng ta sẽ có các G khác nhau. Do đó, trong một G các đỉnh phải có mối quan hệ với nhau, mối quan hệ này đôi khi là ngang hàng, bình đẳng, đôi khi là quan hệ tầng bậc giữa những nội dung kiến thức được trình bày trong bài học. Vậy nên, trong dạy học tiếng Việt các đỉnh của G là những kiến thức có mối quan hệ với nhau hoặc là hệ thống của nhau. Điều đó, làm cho nội dung kiến thức bài học được liên kết chặt chẽ, có tính hệ thống, sinh động .

Chẳng hạn, khi dạy về : “Từ tiếng Việt” ta có mô hình sơ đồ G như sau:

(Nhìn vào Graph này, ta có thể thấy đầy đủ mối quan hệ trong từ tiếng Việt, cụ thể về loại từ mượn của tiếng Việt).

Mặt khác, cùng một G có thể biểu hiện diễn bằng hai hay nhiều hình vẽ khác nhau khi mà hình vẽ đó có: Số đỉnh bằng nhau và số cạnh bằng nhau.

Số đỉnh cùng bậc bằng nhau và tương ứng với nhau (bậc của đỉnh thực chất là nói tới quan hệ của đỉnh với các đối tượng nằm trong G. Nó được xác định bằng số lượng các đầu mút của cạnh đi qua đỉnh đó). Ví dụ:

c

Một phần của tài liệu Sử dụng graph vào dạy học bài đặc điểm loại hình của tiếng việt trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 35 - 37)