2. Loại hình chắp dính. Có các đặc điểm
1.2. Loại hình ngôn ngữ tiếng Việt
1.2.2. Đặc điếm loại hình ngôn ngữ đon lập của tiếng Việt
Loại hình đơn lập là một loại hình tương đối lớn, bao gồm khá nhiều ngôn ngữ. Giữa các ngôn ngữ này ngoài những nét chung nhất, có chung trong toàn loại hình, lại đang còn khá nhiều nét riêng biệt không kém phần quan trọng. Vì vậy, khi nghiên cứu loại hình ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã tìm ra các đặc điếm riêng
của mỗi ngôn ngữ và từ đó họ cũng khắng định rằng tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Ket luận này được rút ra từ những đặc điểm cơ bản sau:
1.2.2.1. về ngữ âm.
Trong tiếng Việt âm tiết (hay tiếng) là đơn vị phát âm tự nhiên, rất dễ nhận biết. Khi núi, cũng như khi viết, mỗi õm tiết được tỏch bạch rừ ràng. Điều này, đối với người Việt Nam, tự nhiên đến mức có thể dễ dàng xác định số lượng âm tiết (và ranh giới âm tiết) trong một lời nói. Còn trong văn học, số lượng âm tiết được coi là một đặc trưng của thể loại (thể thơ lục bát, song thất lục bát, thơ ngũ n g ô n . . v í dụ:
trong câu thơ sau đây, chúng ta dễ dàng nhận ra (khi đọc và khi nghe) có 14 âm tiết:
" Cỏ / non / xanh / rợn / chân / trời, Cành I lê I trắng / điểm í một / vài / bông / hoa”.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Trong thành ngữ, tục ngữ, phép đối giữa các vế, các câu chính là đối giữa các âm tiết của chúng. Nghĩa là, đơn vị đối xứng ở đây là các âm tiết.
Ví dụ:
“Mẹ tròn con vuông”.
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”.
Đối: Mẹ - con; tròn - vuông.
Tay - hàm; làm - nhai; tay - miệng; quai - trễ.
(Ngoài ra, trong các thể văn biền ngẫu cũng có phép đối giữa các vế, đối giữa các âm tiết).
Khi tìm hiểu về âm tiết tiếng Việt có những đặc điểm cần lưu ý sau đây: Thứ nhất: Cú cấu trỳc chặt chẽ và rừ ràng. Mỗi õm tiết ở dạng tối đa thường gồm ba phần: Phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Phần vần tối đa lại bao gồm ba âm: âm đệm, âm chính và âm cuối. Còn tối thiểu, âm tiết tiếng Việt phải có âm chính và thanh điệu. Âm chính luôn luôn phải là một nguyên âm. Các phần và các bộ phận
này được sắp xếp theo một trật tự ổn định và mỗi vị trí chỉ do một số âm vị chiếm giữ. Điều này, được thể hiện cụ thể qua mô hình sau:
Thanh điệu
Phu âm đầu Vần
Am đệm Am chính Am cuối
Chẳng hạn với âm tiết: “TOÀN” ta sẽ có cấu tạo như sau:
T // o - À N
Phụ âm đầu // vần (âm đệm: o, âm chính: a, âm cuối: n), thanh huyền. Thứ hai, mỗi âm tiết luôn luôn mang một thanh điệu nhất định. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có thanh điệu và tất cả có sáu thanh.
Với những đặc điểm này là cơ sở dẫn đến hiện tượng nói lái (cá đua - cua đá...) phép láy (vui vẻ, đo đỏ, lúng túng) tạo ra tính nhạc và tính đối xứng của câu văn, câu thơ, của thành ngữ, tục ngữ, câu đối...
Thứ ba, về mặt nghĩa, âm tiết tiếng Việt thường là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa.
Mỗi âm tiết thường tương ứng với một hình vị. Nhiều âm tiết vừa có nghĩa, vừa được dùng độc lập như một từ (từ đơn) hoặc như một thành tố cấu tạo nên nhiều từ.
Ví dụ:
Âm tiết: “đẹp” được dùng độc lập như một từ đơn trong câu: Bức tranh này đẹp. Hoặc nó được dùng để cấu tạo nên các từ láy {đẹp đẽ, đèm đẹp) và các từ ghép (xinh đẹp, tốt đẹp, tươi đẹp...).
Có những âm tiết có nghĩa nhưng chỉ được dùng làm thành tố cấu tạo nên những từ khác. Ví dụ “nhân” nghĩa là “người” tạo nên các từ: Nhân dân, nhân loại, công nhân, nhân tính...
Có những âm tiết không tự thân có nghĩa, nhưng có tác dụng góp phần tạo nên nghĩa cho các từ mà chúng tham gia cấu tạo. Ví dụ: “đẹp đẽ” (khác nghĩa với đẹp) “lạnh lùng” (khác nghĩa với lạnh), “nhỏ nhen ” (khác nghĩa với nhỏ)...
Tuy nhiên, có một số âm tiết không có nghĩa, thường là các âm tiết trong các từ vay mượn (radio, cacbon, elip_____________).
Thứ tư, về mặt ngữ pháp, mỗi âm tiết tiếng Việt thường xuất hiện trong tư cách một từ. Đặc biệt trong thời kỳ lịch sử trước đây, đại đa số các từ của tiếng Việt là các từ đơn chỉ gồm một âm tiết. Ớ hoàn cảnh lịch sử đó, tiếng Việt là một thứ tiếng đơn âm:
Ví dụ, câu thơ sau đây chỉ toàn các từ đơn tiết:
“ Sao / anh / không / v ề / choi / thôn /Vĩ ?”
(Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ).
(Cõu thơ cú bảy õm tiết, bảy tiếng, cũng là bảy từ được tỏch bạch rừ ràng).
Ở thời kỳ lịch sử muộn hơn, trong tiếng Việt được cấu tạo nhiều từ láy và từ ghép (trong đó phần nhiều là các từ song tiết). Tuy thế, nhiều trường hợp các âm tiết trong các từ láy và các từ ghép này vẫn có thể được tách ra dùng lâm thời như một đơn từ từ tự do. Ví dụ:
Các tiếng “/ở” và ‘7ơf’ trong từ láy ‘7J /ớ*/” được tách ra và dùng mỗi tiếng như các từ đơn.
“Biết bao bướm lả ong lơi,
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm”.
(Nguyễn Du)
Những đặc điêm nêu trên hoàn toàn khác biệt so với loại hình ngôn ngữ hòa kết, tiêu biểu là tiếng Anh. Ví dụ:
I’m going to school.
She likes-an ice cream.
Các từ trong tiếng Anh có hiện tượng nuốt âm, nối âm “J’m ”, các âm khi phỏt õm khụng được rừ ràng hay từ cũn cú hiện tượng chắp dớnh “likes-an
Như vậy, các tiếng Anh (Nga, Pháp...) là thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết.
Từ được cấu tạo bởi căn tố và phụ tố khi phát âm có hiện tượng nối âm, nuốt âm,
còn tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập vì khi phát âm các âm tiết được tách bạch rừ ràng.
Tóm lại, một trong các đặc điểm rất dễ nhận ra trong tiếng Việt là âm tiết (tiếng) cú ranh giới rừ ràng, cú cấu trỳc chặt chẽ luụn luụn mang thanh điệu và thường là một đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và có khả năng độc lập như một từ đơn.
1.2.2.2. về từ ngữ
Từ tiếng Việt (dù là từ đơn, từ ghép, hay từ láy), dù thuộc từ loại nào, dù thực hiện chức năng ngữ pháp nào trong cụm từ, trong câu, luôn luôn có một hình thức ngữ âm duy nhất, ổn định. Hình thức này không biến đổi theo các ý nghĩa ngữ pháp và các chức năng ngữ pháp trong câu. về mặt này, từ tiếng Việt khác biệt với từ của các ngôn ngữ không cùng loại hình (như tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh...)-
ơ tiếng Việt, hình thái của bản thân từ không biến đổi, cho dù các ý nghĩa ngữ pháp và chức năng ngữ pháp của từ có biến đổi. So sánh những lần xuất hiện của từ
“đọc” trong các câu sau:
Họ đang đoc sách. (1)
Tôi đã đo£ xong cuốn sách ây rồi. Đoc sách là một việc bổ ích.
Nó không biết đoc .
Ở câu thứ nhất, “đọc” là động từ, sau từ chỉ chủ thể hoạt động
“Họ”, ở vị ngữ và biếu thị một hành động đang diễn ra.
Ở câu thứ hai, “đọc” là động từ, sau từ chỉ chủ thể hoạt động “Tôi”, ở vị ngữ nhưng biểu thị việc đã diễn ra rồi.
Ở câu thứ ba, “đọc” vẫn là động từ nhưng lại là chủ ngữ, biểu thị thái độ nhận xét tích cực ở việc đọc sách.
Ở câu thứ tư, “đọc” là bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ “biết”.
Như vậy, với những vị trí, chức vụ ngữ pháp khác nhau nhưng từ “đọc”
không bị biến đối hình thái.
Thực ra, trong các câu trên, chức năng ngữ pháp của từ “đọc” và ý nghĩa ngữ pháp đi với nó đã có những thay đổi và khác biệt. Những sự khác biệt ấy được biểu hiện nhờ các hư từ (đang, đã, xong...), nhờ trật tự sắp xếp các từ. Đó đều là những phương tiện ỏ’ bên ngoài từ “đọc” không được tổng hợp vào trong cùng một hình thái với nó. Vì thế, tiếng Việt và các ngôn ngữ cùng loại được gọi là các ngôn ngữ đơn lập - phân tích tính.
So với tiếng Anh:
I’m 2 QÌns to school.
(Tôi đang đi đến trường) I go to school.
(Tôi đi dến trường).
I went to school.
( Tôi đã đi đến trường).
(2) (3) (4)
Từ “go” (đi) trong tiếng Anh bị biến đổi về hình thái khi sử dụng. Với những thời, thì khác nhau, động từ “go” bị biến đổi cho phù họp với thì đó và để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp khác nhau.
Với thì: hiện tại đơn, đê phù hợp với chủ ngữ “I” động từ phải là: “go”.
Nhưng khi đi với chủ ngữ: “He”, “She”, thì động từ “go” phải chuyển thành: “goes”
(thêm “es” sau động từ).
Với thì: hiện tại tiếp diễn, đi với chủ ngữ “I” thì động từ “go” đi sau động từ
“tobe” “is” và động từ bị biến đổi thành: “going”.
Với thì quá khứ, khi đi với chủ ngữ “I” động từ bị biến đổi thành: “went”.
Khi động từ ở dạng quá khứ phân từ hai biến thành “gone”.
Như thế, động từ “go” (đi) trong tiếng Anh đã bị biến đổi hình thái khi có sự thay đối về thời, thì. Cho nên, tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết.
Đặc điểm trên đây của tiếng Việt dẫn đến những hiện tượng khá phổ biến là hiện tượng chuyển từ loại, hiện tượng đồng âm và quan trọng hơn là nó quyết định những phương thức ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt.
1.2.2.3. về ngữ pháp.
Trong các ngôn ngữ hòa kết, phương thức ngữ pháp giữ vai trò chủ đạo là phương thức phụ tố. Trong tiếng Việt và các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, từ không biến đổi về hình thái, nên các phương thức chủ đạo là trật tự từ, hư từ.
Phương thức thứ nhất là, phương thức trật tự từ:
Trong câu, từ và cụm từ cần được sắp xếp theo một trật tự phục vụ cho việc biểu hiện các ý nghĩa, các chức năng ngữ pháp các quan hệ ngữ pháp nhất định. Nếu thay đổi trật tự sắp xếp thì các phương diện này có thể thay đổi, hoặc làm cho tổ hợp từ ngữ trỏ' nên vô nghĩa, không thể chấp nhận được. Chẳng hạn, từ ngữ giữ chức vụ chủ ngữ thường đặt trước từ ngữ giữ chức vụ vị ngữ, từ ngữ đóng vai trò thành tố chính thường đi trước từ ngữ đóng vai trò phụ. Ví dụ:
Nó tặng tôi một quyển sách.
Với trật tự như thế, câu trên đây có từ “Nó” biểu hiện chủ thể của hoạt động và thực hiện chức năng chủ ngữ, từ “tặng” thể hiện hoạt động và là thành tố chính của vị ngữ, từ “tôi” thể hiện đối tượng phục vụ của hoạt động và là thành tố phụ của vị ngữ (bổ ngữ gián tiếp) cụm từ “một quyển sách” thể hiện đối tượng trực tiếp của hoạt động và là thành tố phụ thứ hai (bổ ngữ trực tiếp) của động từ “tặng”.
Nếu trật tự thay đổi thì các phương diện trên đây của câu đó cũng thay đổi, so sánh.
Tôi tặng nó một quyển sách (khác nghĩa).
Ngoài trường hợp ấy, sự thay đổi trật tự dẫn dến các tổ hợp vô nghĩa:
Nó tôi một quyển sách tặng.
Tôi một quyển sách nó tặng.
Trong phạm vi một cụm từ chính phụ, trật tự sắp xếp các từ còn ở mức độ chặt chẽ hơn. Cỏc từ trong vai trũ phụ được sắp xếp một cỏch mạch lạc, rừ ràng vào các vị trí đi trước, hoặc các vị trí đi sau. Từ chính và không thể tùy ý thay đổi nếu không có những điều kiện về ngữ cảnh, hoặc tình huống giao tiếp.
Ví dụ:
“Đó là một truyền thống quý báu của ta”.
Trong câu này có một cụm từ “một truyền thống quý báu của ta”, trong đó từ
“truyền thống” đóng vai trò từ chính. Phụ thuộc vào nó và bổ sung ý nghĩa cho nó có ba từ đóng vai trò phụ. Đó là các từ “một” (thành tố phụ đi trước) “quý báu” và “của ta” (các thành tố phụ đi sau). Trật tự sắp xếp như vậy khó có thể thay đổi. Neu sắp xếp khác thì dễ làm cho cụm từ mất nghĩa hoặc đổi nghĩa.
Chỉ trong những điều kiện nhất định thì trật tự các từ trong cụm từ mới có thể thay đổi mà không làm thay đổi nội dung cơ bản của câu. Ví dụ:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
(Bà Huyện Thanh Quan)
Ở đây, có sự hỗ trợ của vần nhịp, của phép đối trong thơ Đường Luật nên từ chính “tiều” được đặt trước các từ phụ “vài chú”, hơn nữa các vị ngữ “lom khom”,
“lác đác” ở cả hai câu đều đặt trước chủ ngữ. Điều này làm cho câu thơ trở nên hấp dẫn, độc đáo. Trong các ngôn ngữ mà từ có biến đổi hình thái, trật tự từ trong câu có tính tự do và linh hoạt hơn. Còn trong tiếng Việt, sự linh hoạt trong việc sắp xếp các từ trong câu chỉ có thể có ở những hoàn cảnh giao tiếp nhất định, với những điều kiện nhất định và để phục vụ cho những mục đích nhất định.
Phương thức thứ hai là, phương thức hư từ.
Trong các ví dụ ở phần trên, chúng ta đã thấy vai trò của hư từ tiếng Việt đối với việc biểu hiện các ý nghĩa, các quan hệ và các chức năng ngữ pháp. Tất cả các ngôn ngữ đều có hư từ, nhưng khi hình thái biến đổi từ là phương thức ngữ pháp chủ đạo thì vai trò của hư từ mờ đi. Còn ở tiếng Việt, từ không biến đổi hình thái sau trật tự từ, hư từ là phương thức ngữ pháp quan trọng.
Hư từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng, không dùng để gọi tên (định danh) các đối tượng trong hiện thực khách quan. Chúng chỉ làm dấu hiệu cho một số loại ý nghĩa ngữ pháp, hoặc ý nghĩa hình thái. Chúng không thể thực hiện vai trò của các thành phần chính trong cụm từ hay trong câu, mà chỉ có thể đóng vai trò các thành phần phụ (các phụ từ), các thành phần tình thái (các từ tình thái) hoặc làm dấu hiệu cho các quan hệ ngữ pháp (các quan hệ từ).
Ví dụ: Cùng có ý nghĩa chỉ thời gian tương lai, nhưng tiếng Việt có một số thực từ và hư từ khác nhau:
Chẳng hạn, một số thực từ như: (Ngày) “mai”, (ngày) “kia” (mốt). “Mai” chỉ ngày tiếp theo ngày hôm nay (ngày diễn ra hoạt động nói). Nó có thể thực hiện chức năng thành phần chính hoặc thành phần phụ của câu.
Ví dụ:
Ngày họ hẹn chúng ta là mai. ( “mai” giữ vai trò là: vị ngữ). Mai, anh ấy đến. ( “mai” giữ vai trò là: trạng ngữ).
Ngoài ra, còn có các hư từ như: “sẽ”, “sắp”, được dùng làm dấu hiệu cho ý nghĩa thời gian trong tương lai. Nó không chỉ dùng để gọi tên cho một thời điểm hay một khoảng thời gian nào trong tương lai. Nó không chỉ đóng vai thành phần chính trong câu hoặc trong cụm từ, mà chỉ có thể đóng vai thành phần phụ.
Ví dụ: Anh ây sẽ đến.
Hư từ có số lượng ít hơn thực từ, nhưng tần số sử dụng lại cao.
Hư từ trong tiếng Việt bao gồm ba loại chính:
Loại một: Phó từ (phụ từ) chuyên làm thành tố phụ cho các thực từ, làm dấu hiệu bổ sung một số loại ý nghĩa cho thực từ. Ví dụ các phụ từ: Đã, sẽ, đang, không, chưa, cứ, còn, đều, hãy, rất....
Loại hai: Quan hệ từ chuyên biểu hiện quan hệ giữa các từ, các cụm từ, các câu. Ví dụ: Và, nhưng, song, mà, của, bằng, nên, vì, tại, bởi, để...
Loại ba: Tinh thái từ chuyên làm dấu hiệu cho tình cảm và thái độ của con người. Ví dụ: à, ạ, nhỉ, nhé, ối, ái, chà, chao ơi, than ôi, vâng, dạ, ừ...
Trong một câu có thể dùng nhiều hư từ, ví dụ:
“Chẳng những chích bông là bạn của các em nhỏ, mà chích bông còn là bạn của bà con nông dân”.
(Tô Hoài)
Như vậy, hư từ là những từ có tác dụng bổ sung, làm cụ thể ý nghĩa của thực từ trong những hoàn cảnh cụ thể.
Nói chung khi trật tự từ chưa làm sáng tỏ được các mối quan hệ, thì hư từ có tỏc dụng quyết định. Cũn khi quan hệ nghĩa đó rừ từ văn cảnh hoặc từ hoàn cảnh giao tiếp, thì có thể không dùng hư từ, mà chỉ nhờ trật tự các từ. Ví dụ: tay tôi / tay của tôi / anh ấy là người Hà Nội / anh ấy người Hà Nội.
Bên cạnh đó, trong tiếng Việt còn phải kể đến phương thức ngữ điệu.
Ngữ điệu là một yếu tố siêu đoạn tính. Nó không thể được phát âm riêng, mà phải thể hiện đồng thời với việc phát âm các từ ngữ trong câu.