CHƯƠNG 3: THỤC NGHIỆM

Một phần của tài liệu Sử dụng graph vào dạy học bài đặc điểm loại hình của tiếng việt trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 59 - 61)

II: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.

CHƯƠNG 3: THỤC NGHIỆM

Với GV phổ thông, giáo án là công cụ không thể thiếu. Nó là bản kế hoạch chi tiết chuẩn bị cho một giờ học tốt trên lớp. Giáo án là phương tiện để phân biệt năng lực của người GV. Thực nghiệm là khâu không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Vì vậy, từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ áp dụng cụ thể qua bài dạy học: “Đặc điếm loại hình của tiếng Việt” trong SGK Ngữ văn THPT.

3.1. Mục đích thực nghiệm.

Khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi đưa ra mục đích thực nghiệm sau: Trước hết, thực nghiệm nhằm đưa ra một hướng dạy học bài: “Đặc điếm loại hình của tiếng Việt” theo hướng trực quan, hiện đại.

Ngoài ra, khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi có mục đích xây dựng những phương pháp dạy học mới để tạo ra tính sáng tạo trong quá trình dạy học tiếng Việt của GV.

Bên cạnh đó, thực nghiệm còn thực hiện mục đích tạo hứng thú học tập cho HS để góp phần làm cho giờ học trở nên tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Như vậy, khi tiến hành thực nghiệm với mục đích là đánh giá xem việc GV sử dụng G thì giờ dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học bài này như thế nào?. Qua đó, đánh giá tính khả thi của việc sử dụng G trong dạy học.

Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn

3.2. Đối tượng thực nghiệm.

Đối tượng thực nghiệm của chúng tôi là các em HS lớp 11, trường THPT Tiên Du số 1 (Tiên Du - Bắc Ninh), trường tôi về thực tập. Cụ thể là các em HS lớp 11A6.

Sĩ số: 45 HS

Học lực: Khá - giỏi : 33,3% Trung bình : 55,6% Yếu kém: 11,1%

Trong giờ dạy học còn có GV hướng dẫn dự giờ để cùng nghiên cứu, thu thập ý kiến, thông tin từ phía HS, từ người dự (GV) và người giảng dạy trực tiếp để điều chỉnh, tổ chức thực nghiệm cho phù hợp.

3.3. Kế hoạch thực nghiệm.

Thời gian chúng tôi thực nghiệm được tiến hành trong học kỳ ĨI, năm học 2011 - 2012, với HS khối 11. Cụ thể:

Thời gian tiến hành thực nghiệm từ: 14/02/2011 đến 26/03/2012.

Địa bàn thực nghiệm tại lớp 11A6, Trường THPT Tiên Du số 1 (Tiên Du - Bắc Ninh).

Nội dung thực nghiệm là bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” (SGK

-NV11).

3.4. Giáo án:

BÀI SOẠN:

Tiết 88+89 : ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIÉNG VIỆT (2 TIẾT)

Người soạn: Nguyễn Thị Ngọc Ngày soạn: 16/2/2011 Ngày giảng: 20/2/2011 Lóp: 11A6. Trường THPT Tiên Du số 1 (Tiên Du - Bắc Ninh)

A

: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS nắm được: về tri thức: Nắm được các loại hình ngôn ngữ, đặc điểm cơ bản của loại hình tiếng Việt

và mối quan hệ giữa tiếng Việt và các ngôn ngữ có cùng loại hình.

Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn

về kỹ năng: Biết vận dụng các đặc điêm loại hình của tiếng Việt vào việc tổ chức các đơn vị ngôn ngữ như từ, cụm từ, câu theo đúng quy tắc ngữ pháp.

Củng cố, ôn tập các kiến thức về nguồn gốc của tiếng Việt, sự phân loại ngôn ngữ.

về thái độ: HS biết quý trọng và yêu tiếng Việt, học tập ngoại ngữ, làm giàu ngôn ngữ cho bản thân.

B : PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN về phưoiầg pháp: Đàm thoại, so sánh - đối chiếu, quy nạp, phân tích ngữ liệu, sử dụng Graph.

về phưong tiện: GV: SGK, STK, SGV, Giáo án, tài liệu tham khảo. HS: Vở ghi, bài soạn, SGK, SBT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c : TIẾN TRÌNH DẠY

Một phần của tài liệu Sử dụng graph vào dạy học bài đặc điểm loại hình của tiếng việt trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 59 - 61)