Xác định kiến thức bài học: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt 99

Một phần của tài liệu Sử dụng graph vào dạy học bài đặc điểm loại hình của tiếng việt trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 44 - 50)

2.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng Graph học bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”

2.2.1. Xác định kiến thức bài học: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt 99

Qua thực tế, chúng ta thấy rằng bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” có một vị trí, ý nghĩa quan trọng trong chương trình tiếng Việt THPT. Với tư cách là một môn học,

Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn

4 4

tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho HS những tri thức ngôn ngữ học, quy tắc hoạt động và những sản phấm của nó trong hoạt động giao tiếp. Mặt khác, ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp và tư duy nên môn tiếng Việt còn đảm nhận thêm một chức năng kép mà các môn học khác không có. Đó là, chức năng trang bị cho HS công cụ để giao tiếp: tiếp nhận và diễn đạt mọi kiến thức khoa học trong nhà trường. Với tầm quan trọng của môn tiếng Việt như vậy thì bài: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” nói riêng cũng góp phần không nhỏ vào ý nghĩa chung đó.

Bài học này, giúp HS nắm được những đặc điêm cơ bản của tiếng Việt trong sự phân loại ngôn ngữ bằng loại hình. Qua đó, các em sẽ biết vận dụng đặc điểm loại hình đó vào việc tổ chức các loại ngôn từ như: từ, cụm từ, câu theo đúng quy tắc ngữ pháp dưới sự hướng dẫn của GV và giải quyết tốt các bài tập trong SGK.

Không chỉ vậy, bài học còn cung cấp những kiến thức ngôn ngữ về loại hình, sự phân loại ngôn ngữ theo loại hình. Từ những tri thức ấy, HS hiểu thêm một hình thức tiếp cận và nghiên cứu các ngôn ngữ trên thế giới.

Như vậy, từ những ý nghĩa quan trọng đó, việc giới thiệu những nội dung kiến thức về sự phân loại ngôn ngữ và các đặc điểm của loại hình ngôn tiếng Việt sẽ được triển khai trong hai tiết. Khi dạy học bài này, GV phải biết hệ thống những kiến thức về ngôn ngữ, về tiếng Việt và một số ngoại ngữ mà các em đã được học ở các lớp học dưới, các cấp học dưới trong quá trình dạy học Ngữ văn. GV phải giúp các em đạt được mục tiêu bài học, nghĩa là HS

Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn

4 5

hiêu được mức độ sơ giản thuật ngữ “loại hình”, “loại hình ngôn ngữ” và các đặc điểm loại hình của tiếng Việt. Sau đó, HS sẽ vận dụng làm bài tập thực hành trong SGK.

Trong SGK bài học: “Đặc điểm loại hình tiếng Việt” được cấu trúc với 3 phần:

Phan I: Loại hình ngôn ngữ.

Phan II: Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.

Phan III: Luyện tập.

Riêng trong phần II: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt” được trình bày với ba nội dung:

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết, về mặt sử dụng tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ. (Đây là những kiến thức liên quan đến đơn vị cấu tạo từ mà HS đã được học ở lớp 6.)

2. Từ không biến đối hình thái.

3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là trật tự từ và hư từ.

Theo bố cục như trên thì kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài học là các đặc điểm của loại hình ngôn ngữ tiếng Việt, tức là phần ĨI: “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”. Nhưng để có cơ sở lĩnh hội được vấn đề trọng yếu đó, GV cần hướng dẫn HS hiểu được khái niệm “loại hình”, “loại hình ngôn ngữ” và biết đến các loại hình ngôn ngữ chủ yếu trên thế giới. Vì thế, GV cần phải chú ý khi giảng dạy phần I: “Loại hình ngôn ngữ”. Từ đó, những kiến thức của bài học sẽ được tiếp thu hiệu quả hơn.

Với lượng thời gian bài học là hai tiết, GV cần phân bố hợp lí để việc dạy học truyền đạt được những tri thức trọn vẹn, đầy đủ. Cho nên, có thê tìm hiêu bài học theo trình tự như sau:

ơ tiết một, GV hướng dẫn HS tìm hiếu phần I: “Loại hình ngôn ngữ” và cho HS làm bài tập bổ trợ kiến thức.

Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn

46

Trước hết ở phần I: “Loại hình ngôn ngữ”

Sau khi GV cho HS đọc xong phần I: “Loại hình ngôn ngữ”, GV tiếp tục giới thiệu về sự phân loại ngôn ngữ mới, ngoài cách phân loại ngôn ngữ theo nguồn gốc mà các em đã được làm quen ở lớp 10. Tiêu chí thứ hai đế phân loại ngôn ngữ là tiêu chí loại hình, GV giới thiệu sơ lược về loại hình, loại hình ngôn ngữ.

Trên cơ sở xác định khái niệm “loại hình”, GV rút ra khái niệm “loại hình ngôn ngữ”: “Loại hình ngôn ngữ là một tập hợp những ngôn ngữ tuy cỏ thê không cùng nguồn gốc, nhưng có những đặc đỉêm giong nhau trong cẩu trúc ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp...nhất là sự giong nhau về hình thái ngữ pháp của từ” [17, 133].

Từ đó, dựa vào SGK và sự hướng dẫn của GV, HS biết đến hai loại hình ngôn ngữ cơ bản là:

Loại hình ngôn ngữ hòa kết (Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga...).

Loại hình ngôn ngữ đơn lập (Tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Thái...).

Vì thế, HS sẽ chỉ ra rằng tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đồng thời, qua câu hỏi gợi mở GV cho HS nhắc lại sự phân chia ngôn ngữ theo nguồn gốc mà các em đã được học ở lớp 10, qua đó xác định nguồn gốc cụ thể của tiếng Việt.

Tiếp theo, GV tổng hợp lại hai tiêu chí để phân loại ngôn ngữ trên thế giới là sự phân chia ngôn ngữ theo nguồn gốc và phân chia ngôn ngữ theo loại hình.

Sau khi tìm hiêu xong lý thuyết phần I: “Loại hình ngôn ngữ”, GV nhắc lại toàn bộ những kiến thức cần ghi nhớ về loại hình, sự phân loại ngôn ngữ

hoặc GV có thế cho HS nhắc lại. Dựa vào đó, GV hướng dẫn HS làm bài tập bổ trợ.

GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 (SGK - Tr.58).

GV lấy ví dụ trước:

Câu tiếng Anh: She is writing this book.

(Cô ay đang viết quyển sách này).

Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn

47

Động từ: “writing” (viết) trong tiếng Anh là động từ ở thì hiện tại tiếp diễn, nó được biến đổi từ động từ: “write”. Còn khi ở thì quá khứ thì động từ “write”, biến đổi thành: “wrote”(viết).

Động từ: “write” đã bị biến đổi về cách phát âm và hình thức chữ viết.

Nhưng ở tiếng Việt, dù từ “viết” được đặt ở những vị trí, với những chức vụ ngữ pháp khác nhau thì từ “viết” không bị biến đổi về cách phát âm và hình thức chữ viết. Ví dụ:

Lan đang viết bài.

(“viết” là vị ngữ, chỉ hành động đang xảy ra).

Tuấn đã viết xong bài khóa luận.

(“viết” là vị ngữ, chỉ hành động đã xảy ra trước khi nói).

Viết sách để lưu giữ tri thức.

(“viết” là chủ ngữ, nêu nên tác dụng của việc viết sách).

Sau đó, GV cho HS lấy ví dụ:

Ví dụ 1: Câu tiếng Anh:

He drives a bus.

(Anh ấy lái xe buýt)

Động từ “drive” khi đi với “He”(She, It) ngôi 3, số ít thì động từ “drive” phải thêm “-s”: “drives”. Còn nếu khi động từ đi với ngôi (I, We, You, They) thì động từ giữ nguyên. Nhưng khi động từ “drive” chuyển sang thì hiện tại tiếp diễn thì động từ bị biến đối thành: “driving”.

He is driving a bus.

(Anh ay đang lái xe buýt).

Hay: She likes - an ice cream.

(Cô ay thích ăn kem).

I’m going to scholl.

(Tôi đang đi đến trường).

Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn

48

Trong tiếng Anh có hiện nối âm, nuốt âm: ‘Tm”. Từ “I’m” có thê viết lại là: “I am”. Ngoài ra, trong tiếng Anh còn có hiện tượng chắp dính, nối kết với nhau: “Likes-an”.

Trong tiếng Việt không có hiện tượng nối âm, nuốt âm hay hiện tượng chắp dớnh như vậy, cỏc tiếng khi phỏt õm rừ ràng, tỏch bạch.

Cô / ấy / thích / ăn / kem /.

Tôi / đang / đi / đến / trường /.

Như vậy, tiếng Anh thuộc loại hình ngôn ngữ hòa kết, còn tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập. Đây cũng là kết luận mà HS rút ra được sau khi làm xong bài tập.

Sang đến tiết học thứ hai, GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần II : “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”.

Trước hết, GV cho HS đọc phần II : “Đặc điếm loại hình của tiếng Việt”

trong SGK. Sau đó, GV cho HS tìm hiểu khái quát đơn lập là gì? (tức là biệt lập, rời rạc). Tiếp đó, GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm “ngôn ngữ đơn lập”, khi nào thì một ngôn ngữ được gọi là đơn lập, “ ngôn ngữ đơn lập là các tiếng, các từ trong câu đứng rời rạc, khi phát ầm, viết có sự ngừng, ngắt, nghỉ tạo thành các khối riêng biệt, rừ ràng, nú khụng chịu sự chi phổi của ỷ nghĩa ngữ phỏp và quan hệ ngữ phỏp

”[25, 186].

Cần giúp HS hiêu rằng: tiếng Việt là thứ tiếng tiêu biếu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập. Trên cơ sở đó, GV đưa ra hệ thống các ví dụ và phân tích ví dụ đã nêu.

Đồng thời, GV tiếp tục yêu cầu HS tự lấy thêm ví dụ để minh họa cho những đặc điểm đã chỉ ra. Như vậy, các em sẽ rút ra được ba đặc điểm cơ bản sau:

Một là, về ngữ âm: Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, về mặt ngữ

âm, tiếng có thể là âm tiết về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.

Hai là, về từ vựng: Từ không bị biến đối hình thái.

Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn

49

Ba là, về ngữ pháp: Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sử dụng trật tự từ và hư từ.

Tiếp đó, GV hướng dẫn HS tổng kết lại kiến thức cho toàn bài học, cho HS đọc: Ghi nhớ SGK - Tr.57 để khắc sâu kiến thức đã học.

Đen phần III: Luyện tập, GV hướng dẫn các em làm các bài tập trong SGK (Bài 1, 3 SGK - Tr.58). Ngoài ra, GV có thể đưa thêm một số bài tập ngoài SGK đế làm phong phú cho phần luyện tập.

Khi HS đã đọc xong yêu cầu bài tập SGK, GV sẽ hướng dẫn để các em giải đáp các yêu cầu của bài tập. HS giải quyết xong phần bài tập tức là các em đã nắm được kiến thức bài học.

Việc triển khai nội dung bài học như trên là phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lý của các em, nó phù hợp với yêu cầu vừa sức trong dạy học đối với HS THPT. Cách triển khai bài học được sắp xếp theo đúng quy trình của việc dạy học tiếng Việt trong nhà trường. Từ đó, bài học dễ tiếp cận với HS, khơi dậy hứng thú học tập của các em, đồng thời đảm bảo nội dung kiến thức đúng, trọn vẹn, trình bày hợp lý, khoa học và có hệ thống.

2.2.2. Xác định những CO’ sở khoa học có thể giúp giáo viên sử dụng

Một phần của tài liệu Sử dụng graph vào dạy học bài đặc điểm loại hình của tiếng việt trong sách giáo khoa ngữ văn 11 (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w