2. Loại hình chắp dính. Có các đặc điểm
1.3. Sử dụng Graph vào dạy học tiếng Việt 1. Khái niệm Graph
1.3.4. Vai trò của Graph vào dạy học tiếng Việt
Khi triển khai phương pháp G cho một bài lên lớp, G trở thành bản tóm tắt nội dung kiến thức một cách cơ bản, trực quan nhất. Trong đó nêu nên được các danh mục, các kiến thức cơ bản của bài học, tức là nêu nên được những gì chủ chốt, cơ bản mà HS cần hiếu, cần nhớ, cần vận dụng và từ đó có thê suy ra những hiêu biết khác của bài. Khi sử dụng G, một trong những điều kiện quan trọng và cần thiết là những kiến thức bài học được dạy phải có mối quan hệ với nhau trên một cơ sở, một căn cứ nào đó, những kiên thức ấy phải
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
4 0
có tính tầng bậc. Qua nghiên cứu việc sử dụng phương pháp G trong giảng dạy, các nhà giáo dục đã nhận thấy vai trò của G trong dạy học tiếng Việt.
Trước hết, xét dưới góc độ học tập của HS, việc sử dụng G mang lại tính hệ thống về kiến thức. Những kiến thức cơ bản nhất, chủ yếu nhất, quan trọng nhất của bài lên lớp được tỏi hiện thụng qua G. Nhỡn vào G, ta thấy tổng thể rừ ràng nội dung kiến thức của bài học và logic phát triển của vấn đề trình bày. G trở thành điểm tựa thuận lợi trong việc giúp HS lĩnh hội kiến thức. Nó nêu lên được kiến thức trọng tâm mà các em cần nắm được, cần nhớ, cần củng cố khắc sâu. Tâm lý học chỉ ra rằng, không một ai trong số những người bình thường có thể lưu giữ trong bộ nhớ của mình những nội dung chi tiết, cặn kẽ đến từng dấu chấm, dấu phay của cả một chương sách, cuốn sách. Nhưng bộ óc của chúng ta lại có đầy đủ khả năng lưu giữ một sơ đồ, mạch, mạng... Đối với HS việc lập G cần thiết cho việc ghi nhớ và tái hiện nội dung bài học. HS có thể lưu giữ rất lâu, nhớ sâu và khôi phục lại nó thuận lợi, nhanh chóng tất cả các nội dung của bài học đó, cuốn sách đó khi những kiến thức này được chuyển từ dạng ngôn ngữ thông thường sang ngôn ngữ của G - ngôn ngữ của đồ thị, sơ đồ, mạch, mạng. Đồng thời, nó còn gợi mở những kiến thức mới sẽ được tiếp tục trình bày, tìm hiểu về sau. Những nội dung kiến thức khi được GV chọn lọc tinh giản tới mức tối đa càng được sáng tỏ hơn thông qua mô hình G. Nói khác đi, với G nội dung của bài học sẽ nêu lên được những dấu hiệu bản chất nhất, quan trọng nhất mà các em cần ghi nhớ. G có thể loại trừ những gì rườm rà, không cần thiết, nằm ngoài trật tự logic của bài học.
Bên cạnh đó, G mang tính trực quan nên những nội dung kiến thức chốt đã được mã húa, được sắp xếp thành cỏc hỡnh đẹp, rừ. Cỏc đường liờn hệ giữa cỏc nội dung kiến thức sẽ giỳp vấn đề được trỡnh bày trở nờn rừ ràng, mạch lạc, trụng khụng rối mắt. Cỏc kớ hiệu, màu sắc, nét đậm nhạt của G vừa tạo nên giá trị thẩm mĩ vừa nhấn mạnh những kiến thức quan trọng. G không chỉ giúp HS trực quan kiến thức, các em có thể trực tiếp dùng mắt để quan sát các sơ đồ mà qua G các em có thể tái hiện lại những kiến thức đã học. Các em sẽ có được cái nhìn bộ phận riêng biệt; đồng thời có được cái nhìn tổng thể, khái quát, cái nhìn
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
4 1
trong mối quan hệ biện chứng giữa các đơn vị kiến thức. Vì vậy, việc nhận thức nội dung bài học cũng sâu sắc hơn.
Ngoài ra, khi GV sử dụng G trong giờ học tiếng Việt sẽ mang lại hứng thú học tập cho HS, tránh được cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt mà xưa nay nó bị đánh giá là giờ học vừa khô, vừa khó. Việc sử dụng G kích thích các em thực hiện các thao tác tư duy trong quá trình thu nhận kiến thức, tạo ra trí tò mò, lôi cuốn, hấp dẫn với các em trong việc tìm tòi phát hiện tri thức mới. Từ đó, bài học sẽ tiếp thu nhanh hơn, hiệu quả hơn, các giờ học diễn ra sôi nổi hào hứng và đầy niềm say mê.
Khi đánh giá vai trò của việc sử dụng G trong dạy học tiếng Việt của GV thì: Việc lập G cho nội dung bài học sẽ giúp cho việc giảng dạy của GV đạt kết quả tối ưu. Hình thức sử dụng G trong dạy học tiếng Việt là một hình thức dạy học mới đã tạo ra sự sáng tạo cho bài giảng. Giờ giảng của GV khi sử dụng phương pháp G trở nên mới mẻ, linh hoạt, khác biệt với các giờ học trước đây mang tính dập khuôn, giáo điều.
GV chủ động trong việc trỡnh bày kiến thức, mạch lạc trong việc lập luận và rừ ràng trong việc dẫn dắt HS tìm hiểu tri thức. GV không bị sa vào những điều thứ yếu, vụn vặt, không máy móc lặp lại SGK. Đặc biệt, có trường hợp nội dung SGK không lột tả hết những mạch lập luận của logic khoa học của vấn đề nhiều khi gây ra khó hiêu cho HS nhưng khi sử dụng G trong dạy học thì ta có thê khắc phục được những nhược điêm đó. Hơn nữa, GV có thể sử dụng G để thể hiện nội dung của cả một chương sách, một cuốn sách. Khi nhìn vào G, người ta dễ dàng phát hiện những điểm thiếu sót và bất hợp lý trong việc sắp xếp nội dung kiến thức bài học. Từ đó, kiến thức được hệ thống hóa một cách đầy đủ, GV có thể xác định kiến thức cũ, mới, để tơ chức ôn tập hay trang bị thêm những kiến thức mới cho các em.
Sử dụng G vào dạy học tiếng Việt tạo ra một biện pháp kích thích hứng thú học tập cho HS , GV sẽ nhận được sự hưởng ứng, thái độ học tập tích cực từ các em. Nhờ thế, GV ngày càng tâm huyết với bài dạy, thấy yêu nghề và có niềm đam mê tìm tòi các phương pháp mới trong quá trình dạy học.
Khóa luận tốt nghiệp sv: Nguyễn Thị Ngọc - K33C - Ngữ vãn
4 2
Như vậy, sử dụng G vào dạy học tiếng Việt là một việc làm hữu ích. GV cần linh hoạt trong từng bài học, từng đối tượng HS cụ thể để việc ứng dụng G trong dạy học đạt được kết quả cao nhất.
CHƯƠNG 2: sử DỤNG GRAPH VÀO DẠY HỌC BÀI: “ĐẶC