1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các quan niệm đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô

106 1,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Trong đó, công trình đã trình bày tư tưởng của Augustinô và Thomas Aquinô với các nội dung: Các chứng minh về sự tồn tại của Thượng đế, tạo dựng, đạo đức học… và chia nhỏ thành các tiểu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

Mục lục

Mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 5

3 Mục đích và nhiệm vụ 9

3.1 Mục đích của luận văn 9

3.2 Nhiệm vụ của luận văn 9

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9

4.1 Cơ sở lý luận 9

4.2 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5.1 Đối tượng nghiên cứu 10

5.2 Phạm vi nghiên cứu 10

6 Đóng góp của luận văn 10

7 Kết cấu của luận văn 10

Nội dung 11

Chương 1: Tổng quan về triết học Augustinô và Thomas Aquinô 11

1.1 Tiền đề kinh tế - xã hội của đạo đức học Agustinô và Thomas Aquinô 11 1.2 Tiền đề tư tưởng của đạo đức học Augustinô và Thomas Aquinô 15 1.3 Vài nét về thân thế và sự nghiệp của Augustinô và Thomas Aquinô 25 1.3.1 Augustinô và tác phẩm "Tự Thú" 25

1.3.2 Thomas Aquinô và tác phẩm “Tổng luận thần học” 30

chương II: Các quan niệm đạo đức học của Augustinô 36

2.1 Con người và đạo đức 36

2.1.1 Đức Kitô - nguồn gốc, cơ sở đạo đức của con người 36

2.1.2 Con người đạo đức 42

2.1.3 Con đường để con người đạt được phẩm hạnh 46

Trang 3

2.2 Một số phạm trù đạo đức học cơ bản của Augustinô 49

2.2.1 Cái Thiện 49

2.2.2 Cái ác 52

2.2.3 tình yêu 55

2.2.4 hạnh phúc 58

2.3 Augustinô và đạo đức học Thomas Aquinô 59

Chương III: các quan niệm đạo đức học cơ bản của Thomas Aquinô so sánh với Augustinô 63

3.1 Con người và đạo đức 63

3.1.1 Đức Kitô - nguồn gốc, cơ sở đạo đức của con người 63

3.1.2 con người đạo đức 66

3.1.3 Con đường để con người đạt được phẩm hạnh 74

3.2 Một số phạm trù đạo đức học cơ bản của Thomas Aquinô 76

3.2.1 Cái thiện 76

3.2.2 Cái ác 79

3.2.3 Hạnh phúc 83

3.3 Một số điểm tương đồng và khác biệt giữa đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô 87

3.3.1 một số điểm tương đồng 87

3.3.2 Sự khác biệt 89

Kết luận 94

Tài liệu tham khảo 97

Trang 4

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Ăngghen từng khẳng định: "Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận … Nhưng tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi Năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện, và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước" [59; tr 487, 489] Chính vì vậy, việc chú trọng và nghiên cứu lịch sử triết học luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với công tác đổi mới tư duy nói chung và đối với sự phát triển của triết học nói riêng Trong những năm gần đây, công việc nghiên cứu và giảng dạy triết học ngoài mácxít đã được quan tâm hơn Tuy nhiên, nhiều vấn đề chưa được mở rộng

và phân tích, mổ xẻ một cách có chiều sâu xứng với tầm quan trọng và sự cần thiết của nó, trong đó có triết học Tây Âu giai đoạn Trung cổ Đánh giá

về giai đoạn triết học này có nhiều quan điểm khác nhau nhưng tựu chung lại giới nghiên cứu thường cho rằng, đây là giai đoạn thoái trào trong lịch

sử triết học phương Tây Tuy nhiên, với sức sống của hơn một thiên niên kỉ

và đặc biệt là nền văn hóa và triết học này đã đóng góp rất quan trọng trong việc xây dựng xã hội châu Âu hiện đại Do vậy, việc nghiên cứu triết học Trung cổ nói chung và tư tưởng đạo đức của Augustinô và Thomas Aquinô nói riêng mang cả ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Trong triết học Tây Âu Trung cổ, Augustinô và Thomas Aquinô là những người đóng vai trò quan trọng Tư tưởng của các ông là cơ sở lý luận cho Giáo hội Kitô giáo Hơn nữa, với những công trình nghiên cứu của mình, hai triết gia này đã đóng góp cho nền văn hóa nhân loại một khối lượng tri thức khổng lồ

Những tri thức đó bao gồm khoa học về Thánh Kinh, triết học, văn hóa học và đạo đức học … mang tính nhân văn sâu sắc Triết học của các

Trang 5

ông được các nhà triết học Hiện sinh và chủ nghĩa Thomas mới đánh giá cao và coi như là cội nguồn tư tưởng, là cơ sở để có thể phát triển trong giai đoạn hiện nay Những trước tác của các ông rất phong phú và đa dạng

Do đó kiến giải tư tưởng triết học, đạo đức học của các ông để rút ra những

ý nghĩa, giá trị cho giai đoạn hiện nay là việc cần thiết

Hơn nữa, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bên cạnh những thành tựu thu được như: nền kinh tế tăng trưởng liên tục, đời sống nhân dân không ngừng nâng cao, tình hình chính trị xã hội ổn định … thì những hạn chế, những mặt trái của cơ chế thị trường đã có những ảnh hưởng tác động tiêu cực Một trong những mặt trái đó là tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân Tình trạng chạy theo lợi ích vật chất và nhu cầu tầm thường của con người

đã làm cho tình trạng đạo đức đáng báo động và xuống cấp nghiêm trọng Đảng và Nhà nước cần có những biện pháp khắc phục tình trạng trên Một trong những biện pháp là nghiên cứu cơ sở lý luận về đạo đức và tuyên truyền giáo dục ý thức đạo đức cho công dân Bên cạnh đó, truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời của dân tộc, với những học thuyết đã nổi tiếng ở phương Đông như Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo… thì những giá trị đạo đức của phương Tây cũng cần phải được kế thừa và là cơ sở giáo dục lý tưởng đạo đức Một trong những lý thuyết đạo đức nổi tiếng ở phương Tây

là tư tưởng đạo đức của thời Trung cổ Nếu triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại đề cao sự thông thái, thì triết học Trung cổ cho rằng, thông thái không chưa đủ mà cần bổ sung thêm đức hạnh nữa Đức hạnh đó là gì? và nó có ảnh hưởng đến những tín đồ Kitô hữu, đến con người như thế nào? là những câu hỏi cần phải được nghiên cứu và lý giải một cách thoả đáng

Trang 6

Với những yêu cầu về mặt lý luận và về mặt thực tiễn nêu trên,

chúng tôi đã mạnh dạn chọn "Các quan niệm đạo đức học của Augustinô

và Thomas Aquinô" làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước hết phải khẳng định rằng, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan việc nghiên cứu triết học Trung cổ ở Việt Nam thời kỳ trước Đổi mới không được coi trọng Các học giả Việt Nam khi đó chịu ảnh hưởng bởi quan niệm của giới triết học Xô viết hạ thấp vai trò của triết học Trung cổ chỉ bởi vì tính chất duy tâm và tôn giáo của chúng Chỉ những năm gần đây, với việc dịch thuật một số công trình nước ngoài, nhãn quan về triết học Trung cổ mới được cải thiện Những thành tựu trong nghiên cứu triết học Trung cổ của giới học giả phương Tây bước đầu có điều kiện phổ biến

ở Việt Nam Chúng ta biết, cả Augustinô và Thomas Aquinô đều được Giáo hội Công giáo phong Thánh, nên những tác phẩm của các ông được giới nghiên cứu đặc biệt những người trong Giáo hội đề cao Dưới con mắt của nhiều sử gia Kitô giáo, Augustinô và Thomas Aquinô là hai trong số người thánh thiện nhất trong các nhà thông thái và thông thái nhất trong các vị thánh Do đó, những công trình nghiên cứu về tư tưởng của các ông được giới nghiên cứu tiếp cận dưới nhiều góc độ và dịch thuật sang nhiều thứ tiếng khác nhau

Luận văn có điều kiện tiếp cận một số công trình của học giả nước ngoài được dịch ra tiếng Việt

Công trình "Lịch sử triết học và các luận đề" của Sumuel Enoch Stumpf (gồm 2 phần): Phần 1 là lịch sử triết học phương Tây từ thời kỳ sơ khai tới thời kỳ hiện đại Phần 2 là tuyển tập các tác phẩm gốc của các nhà triết học phương Tây từ thời kỳ sơ khai đến hiện đại Triết học Trung cổ được trình bày ở hai chương với tên gọi: Hòa nhập giữa triết học và thần học ở chương này, tác giả tập trung trình bày khái quát về triết học của các

Trang 7

tác giả: Augustino, Boethius, Eriugena và Thomas Aquinô Trong đó, công trình đã trình bày tư tưởng của Augustinô và Thomas Aquinô với các nội dung: Các chứng minh về sự tồn tại của Thượng đế, tạo dựng, đạo đức học… và chia nhỏ thành các tiểu mục rồi kiến giải các tư tưởng của hai triết gia trên rất sâu sắc; đặc biệt tư tưởng về đạo đức học

Tiếp đến phải kể đến công trình: "Các phạm trù văn hóa Trung cổ" của A.J.A.Gurevich Công trình này tiếp cận thời Trung cổ tây Âu dưới góc

độ văn hóa Cách bố cục của công trình là kiến giải về "không gian, thời gian Trung cổ; vũ trụ; về của cải và lao động…" Công trình này đã cho chúng tôi cái nhìn khách quan về triết học Trung cổ nói chung và đạo đức học Trung cổ nói riêng Với mục "đi tìm nhân cách con người", những kiến giải về hệ giá trị, về văn hóa, về con người và xã hội thời Trung cổ không hẳn là những bước "tụt lùi" mà thực sự là cơ sở cho văn hóa, tư tưởng của châu Âu cận, hiện đại Tuy vậy, tư tưởng đạo đức học của các nhà tư tưởng thời Trung cổ chỉ được tác giả trình bày một cách khái quát và có tính sâu chuỗi tổng hợp vấn đề mà không đi vào chi tiết cụ thể

Đặc biệt, luận văn có điều kiện tiếp cận công trình "Lịch sử triết học, tập I: Triết học Tây Âu Trung cổ" của J.Hirschbegrer do Nguyễn Quang Hưng và Nguyễn Chí Hiếu dịch (công trình đã nghiệm thu nhưng chưa công bố và xuất bản) Đây là một công trình nghiên cứu về triết học tây Âu thời Trung cổ khá chi tiết ở công trình này, chúng tôi có cơ sở tiếp cận tiền đề tư tưởng của các nhà triết học Trung cổ Họ đã kế thừa những thành tựu triết học đạo đức học của các học giả tiền bối: Arixtốt, Platôn, Platôn mới, các triết gia Arập… Trong đó, đáng lưu ý là kiến giải của nhà nghiên cứu Hirschberger cho rằng, một trong những lý do cơ bản khiến triết học Kinh viện thế kỷ XII - XIII đạt được sự hưng thịnh là do thế kỷ thứ X, các công trình của Platôn và Arixtốt mới có điều kiện dịch thuật trực tiếp từ tiếng Hy Lạp Trước đó các nhà triết học Tây Âu phải đọc Platôn và

Trang 8

Arixtốt qua bản dịch tiếng Arập và Do thái do đó khó tránh khỏi những cách kiến giải theo nhãn quan của các nhà triết học Arập và Do thái Ngoài

ra công trình này còn cho thấy những bước phát triển của triết học Trung

cổ

- "Triết học tôn giáo" của Mel Thomson do dịch giả Đỗ Minh Hợp dịch Trong công trình này, Mel Thomson đã nghiên cứu sâu sắc các vấn đề tôn giáo nói chung và triết học tôn giáo nói riêng Phần đạo đức học cũng được tác giả đề cập Trong đó, Thiên Chúa được kiến giải là mẫu lý tưởng của đạo đức học Kitô giáo; sự sáng tạo, sự siêu việt và vĩnh hằng Ngoài ra, tác giả cũng trình bày các luận cứ chứng minh sự tồn tại của Thiên chúa trên cơ sở và luận cứ đạo đức học (từ trang 146 đến trang 150) Tác giả còn trình bày những vấn đề về sự đau khổ và cái ác, mối quan hệ giữa tôn giáo

và khoa học Những tư tưởng đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô được tác giả trình bày đan xen nhằm luận chứng các quan niệm đạo đức Kitô giáo Các phạm trù đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô được trình bày từ trang 228 đến trang 232 Tuy nhiên, đây không phải là công trình chuyên khảo về đạo đức, triết học Trung cổ nói chung, Agustinô và Thomas Aquinô nói riêng Những nội dung đạo đức học mà Mel Thomson đề cập chỉ có tính chất minh hoạ và khái quát

- Ngoài ra, một công trình đã gây ấn tượng với độc giả hiện nay là

"Ngôn ngữ của Chúa" do Francis Collins viết Công trình này cho chúng ta cái nhìn về mối quan hệ giữa khoa học và kinh thánh, giữa lý trí và đức tin những cách kiến giải về con người và xã hội hiện đại Nó cũng luận chứng cho nhiều vấn đề về đạo đức học trong giai đoạn hiện nay

Với các học giả Việt Nam, trước đây do nhiều nguyên nhân chủ quan

và khách quan, triết học và đạo đức học thời Trung cổ ít được quan tâm hoặc giả có tiếp cận thì cũng trên quan điểm tiêu cực, không khách quan khi đánh giá giai đoạn triết học này Nhưng những năm gần đây, do nhu cầu của xã hội,

Trang 9

của giới học thuật thì việc nghiên cứu triết học Tây Âu Trung cổ được quan tâm nhiều hơn Một số công trình phải kể đến là:

Lịch sử triết học phương Tây (2000) của Lê Tôn Nghiêm gồm 3 tập của nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh

Triết học Tây Âu Trung cổ (2003) của Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội ở công trình này, các tác giả đã trình bày khái quát về các giai đoạn phát triển của triết học Trung cổ Từ giai đoạn Giáo phụ học trung cổ đến triết học Kinh viện Trung cổ ứng với hai giai đoạn đó là hai tác giả nổi tiếng của thời Trung

cổ là Augustinô và Thomas Aquinô đã được kiến giải dưới nhiều nội dung Tuy nhiên, trong khuôn khổ của công trình, mỗi phần nội dung cho hai nhà

tư tưởng kể trên rất khái lược và không đi sâu vào phần nào cụ thể của bản thể luận, nhận thức luận hay tư tưởng nhân sinh Tuy vậy, đây là tài liệu bổ ích và quan trọng mà chúng tôi dựa vào để luận chứng cho các quan điểm của mình về đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô

Nhìn chung, các công trình của các tác giả kể trên đều đã đề cập một cách khái quát về triết học, đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô Tuy vậy, triết học của Augustinô và Thomas Aquinô nói chung, đạo đức học của hai ông nói riêng chưa có điều kiện trình bày và phân tích một cách

hệ thống

Cuối cùng, khi nghiên cứu về tư tưởng đạo đức của Thomas Aquinô chúng tôi còn được tiếp cận đến luận văn thạc sĩ khoa học triết học của

Nguyễn Thị Thanh Hải với đề tài "Một số nội dung cơ bản trong triết học

Thomas Aquinô", Hà Nội 2006 Tuy nhiên, tác giả đã kiến giải toàn bộ

những nội dung chính của Triết học Thomas Aquinô, phần đạo đức học cũng được tác giả đề cập đến nhưng chỉ ở một mức độ nhất định

Trang 10

Điểm qua tình hình nghiên cứu đề tài trên đây cho thấy, một trong những khó khăn lớn của luận văn ít có điều kiện kế thừa kết quả nghiên cứu của những người đi trước Hy vọng, luận văn góp một phần nhỏ trong việc làm rõ, khai thác các giá trị tư tưởng đạo đức của Augustinô và Thomas Aquinô nói riêng, đạo đức học Kitô giáo nói chung

3 Mục đích và nhiệm vụ

3.1 Mục đích của luận văn

Phân tích và làm rõ tư tưởng đạo đức của Augustinô và Thomas Aquinô Qua đó nêu lên những giá trị và những hạn chế của các ông về tư tưởng đạo đức học Từ đó, chúng ta kế thừa có chọn lọc những giá trị tinh hoa tư tưởng đó vào xây dựng đời sống đạo đức ở Việt Nam

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Tổng hợp và phân tích những tư tưởng đạo đức của Augustinô và Thomas Aquinô, chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng của các nhà triết học kể trên về lĩnh vực đạo đức học

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở phương

pháp luận của triết học mácxít

4.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp

nghiên cứu biện chứng: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp; diễn dịch - quy nạp; so sánh, đối chiếu, khái quát hóa… nhằm phân tích và nổi bật những đóng góp của Augustinô và Thomas Aquinô về các vấn đề của đạo đức học

Trang 11

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung vào các vấn đề đạo

đức học của Augustinô và Thomas Aquinô

5.2 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện các tư tưởng đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô được trình bày ở nhiều tác phẩm đa phần trong số đó chưa được dịch ra tiếng Việt, nên luận văn tập trung kiến giải, phân tích, đánh giá và

so sánh các vấn đề đạo đức của Augustinô và Thomas Aquinô chủ yếu được trình bày qua hai tác phẩm "tự thú" và "tổng luận thần học" ảnh hưởng, tác động bởi các tư tưởng đạo đức của Augustinô và Thomas Aquinô không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn

Do điều kiện thiếu tư liệu, luận văn không có điều kiện so sánh quan niệm đạo đức học trong hai tác phẩm trên với các tác phẩm khác của hai ông

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn đã góp phần hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô

Luận văn có thể dùng làm tư liệu cho việc học tập, giảng dạy lịch sử triết học, đạo đức học phương Tây nói chung và Trung cổ nói riêng

7 Kết cấu của luận văn: ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài

liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết

Trang 12

Nội dung

Chương 1:

Tổng quan về triết học Augustinô và Thomas Aquinô

1.1 Tiền đề kinh tế - xã hội của đạo đức học Agustinô và Thomas Aquinô

Châu Âu trong giai đoạn lịch sử Trung cổ được các nhà sử học thế giới cho là bắt đầu từ khoảng năm 350 cho tới năm 1453 Tuy không có cột mốc thời gian xác định nhưng người ta cho rằng thời kỳ này bắt đầu từ sự suy tàn của Đế chế La Mã và kết thúc khi đế chế Constantinople sụp đổ

Từ thế kỉ thứ III - V, đời sống các dân tộc Tây Âu có những biến đổi mạnh

mẽ Vào thời kì này những cuộc nổi dậy của nô lệ và những cuộc đấu tranh giai cấp bên trong và những bộ tộc bên ngoài (đặc biệt bộ tộc giéc manh)

đã đưa tới sự sụp đổ của đế quốc La Mã, chấm dứt sự tồn tại của chế độ chiếm nô thời Cổ đại mở ra một thời đại mới thời đại phong kiến trong lịch sử châu Âu

Quá trình phong kiến hóa đã diễn ra ở Tây Âu suốt thế kỷ V - VIII, người nô lệ và nông dân tự do trong xã hội Cổ đại giờ đã trở thành nông dân phụ thuộc Như đánh giá của Ăngghen, "sự cướp bóc của quý tộc đối với nông dân mỗi năm một tinh vi hơn Nông nô bị bóp nặn đến giọt máu cuối cùng những nông dân phụ thuộc phải gánh thêm những khoản thuế và đảm phụ mới dưới đủ mọi lý do và tên gọi" [54, tr 463] Trong giai đoạn này, của cải, ruộng đất tập trung trong tay giới quý tộc, thủ lĩnh quân sự và đám thân binh của người Giécmanh Các thế lực quý tộc đã chiếm toàn bộ ruộng đất, đồng cỏ, rừng rú… lập thành lãnh địa phong kiến Chúng khống chế hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội như sản xuất nông nghiệp, tổ chức

Trang 13

các xưởng thủ công… trong ba thế kỉ này, các vương triều phong kiến ở Tây Âu lần lượt thay thế nhau mở rộng lãnh thổ và tranh giành ảnh hưởng của mình Đến thế kỉ IX sự phong kiến hóa ở châu Âu được hoàn thành

Bước sang thế kỉ IX - X, kinh nghiệm sản xuất của những người nông nô ngày càng phong phú, kỹ thuật cây trồng được cải tiến; công cụ lao động cũng có những bước phát triển rõ rệt Trong xã hội lúc này xuất hiện những thợ thủ công chuyên sản xuất công cụ lao động Thợ thủ công hoặc bỏ trốn lãnh địa hoặc chuộc lại thân phận, tìm đến những nơi giao thông thuận tiện để làm ăn, sinh sống Đó là điều kiện cho sự ra đời của các thành thị trung đại ở châu Âu

Đến thế kỉ XIII, Pari đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất

ở châu Âu, trở thành trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa Cũng trong thời

kì này, với những cuộc xâm lược của Thành Cát Tư Hãn và gia tộc đã chế ngự Đông Âu, ngược lại những cuộc "Thập tự chinh" của người châu Âu tiến hành đã mở rộng ra con đường thông thương, buôn bán nối liền á - Âu

Sự phát triển của kinh tế - xã hội đã làm cho vai trò của các thành phố tăng lên, đồng thời vai trò của những vùng thợ thủ công trong sinh hoạt kinh tế cũng tăng theo Điều này dẫn đến những biến chuyển rõ rệt trong phương thức sản xuất phong kiến châu Âu

Trong xã hội phong kiến châu Âu Trung cổ, nền kinh tế tự cung, tự cấp thống trị Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên chế độ tư hữu về ruộng đất Toàn bộ tư liệu sản xuất nằm trong tay giai cấp địa chủ, quý tộc tăng lữ, còn nhiệm vụ lao động sản xuất lại thuộc về nông dân hay nông nô phụ thuộc Mỗi quốc gia phong kiến có rất nhiều các điền trang thái ấp và các điền trang này là một vương quốc đóng kín không liên hệ với bên ngoài gọi là các lãnh địa Chủ nhân thực sự của các lãnh địa là lãnh chúa Các lãnh chúa quý tộc này có tính độc lập về kinh tế đối với vai trò của nhà nước phong kiến ở châu Âu Nhà vua trong nhà nước phong kiến cũng chỉ

Trang 14

là một lãnh chúa lớn Điều này có điểm khác biệt với xã hội phương Đông,

vì đối với chế độ phong kiến ở phương Đông thì: khắp gầm trời đâu cũng là đất của nhà vua và dân ở đâu cũng là dân của nhà vua Chính sự tách biệt tương đối của vua với các vị lãnh chúa đã thúc đẩy sự bóc lột có tính đại quy mô dẫn đến đời sống nông dân thấp kém, tối tăm… Họ bất lực trước thế lực phong kiến tàn ác và phải dựa vào sự "cứu rỗi" từ phía Giáo hội và chúa sáng thế

Về mặt cơ cấu, xã hội phong kiến tây Âu thời Trung cổ có hai giai cấp chủ yếu là nông dân và địa chủ Giai cấp địa chủ chiếm trong tay rất nhiều tài sản, ruộng đất, sức lao động… còn người nông dân thì bị phụ thuộc cả về kinh tế và chính trị Chính sự áp bức nặng nề ấy, trong một thời gian dài đã làm cho giai cấp nông dân càng ngày càng trở nên bần cùng và tồi tàn về trí tuệ

Trong xã hội đó, cùng với sự thống trị của quý tộc phong kiến, giới tăng lữ, Giáo hội và nhà thờ cũng trở thành một lực lượng đầy quyền uy, nắm trong tay cả thần quyền và quyền lực chính trị Họ là đại diện cho Giáo hội chăm sóc phần hồn cho các tín đồ nhưng cũng nằm trong tay rất nhiều ruộng đất, tiền bạc và trở thành những tên đại địa chủ Dựa vào quyền uy của mình, tầng lớp tăng lữ quý tộc này cũng tiến hành cho vay nặng lãi, thu tô thuế lao dịch đối với những người nông dân thuê ruộng đất của mình Ph.Ăngghen cho rằng, "giới tăng lữ cũng chia thành hai giai cấp hoàn toàn khác nhau Hệ tôn ti của giáo hội phong kiến hình thành nên giai cấp quý tộc Giám mục và tổng giám mục, trưởng tu viện, giáo chủ và các giáo chức cao cấp khác Các giáo chức cao cấp đó của giáo hội đều hoặc giả tự mình là những vương công của đế chế, hoặc giả là những chúa phong kiến phục tùng chính quyền tối cao của những vương công khác và chiếm hữu những vùng đất đai rộng lớn có nhiều nông nô và dân cư lệ thuộc" [54,

tr 464]

Trang 15

Giáo hội Kitô giáo chiếm hữu một phần ba đất đai ở Tây Âu và một

số lượng lớn nông nô Mỗi giáo hội có một tu viện và cả trăm thôn xã phụ thuộc với hàng vạn hécta đất với hàng chục vạn nông nô Giáo hội không những bóc lột một cách đầy tàn nhẫn các nông nô và bầy tôi của mình, không kém các quý tộc và vương công mà còn dùng nhiều thủ đoạn khác Theo đánh giá của Ăngghen, "để cướp đồng xu cuối cùng của bầy tôi hoặc

để làm tăng thêm phần gia tài di chúc lại cho giáo hội … ngoài những sự khủng khiếp của tra tấn ra họ còn dùng tất cả mọi sự khủng khiếp của việc rút phép không công và của việc khước từ xá tội mọi mưu kế của việc xưng tội… [54, tr 464]

Sự liên kết giữa quý tộc phong kiến và tầng lớp tăng lữ quý tộc lúc bấy giờ rất chặt chẽ Nó tạo nên sự kết hợp giữa thế quyền và thần quyền (vua chúa và tăng lữ) thống trị mọi mặt của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa… đến cả thể xác và linh hồn con người

Chúng ta biết, khác với chế độ tập quyền ở phương Đông, ở châu Âu thời kỳ Trung cổ, chế độ phong kiến phân quyền được xác lập và củng cố Lúc này, quyền lực không chỉ tập trung trong tay vua phong kiến mà nắm trong tay cả các lãnh địa phong kiến Vua cũng chỉ có quyền lực trong lãnh địa của mình Tính chất khép kín của các lãnh địa làm cho sự thống trị của các lãnh chúa trở nên vững chắc hơn, sự kết hợp của thế quyền và thần quyền đã đè bẹp sự phản kháng của người dân Đánh giá về vấn đề này Ăngghen khẳng định, "toàn bộ các cơ cấu gồm toàn bộ vương công, quan lại quý tộc, linh mục, quý tộc thành thị và thị dân, đều đè nặng lên vai nông dân Dù là thuộc về một vương công, về một giám mục, về một tu viện hay một thành thị, ở đâu người nông dân cũng bị đối xử như một đồ vật, như là một xúc vật thồ, hoặc còn tệ hơn thế nữa … Bất kỳ lúc nào muốn là lãnh chúa cũng có thể tống nông dân vào nhà giam, ở đó việc tra tấn chắc chắn

Trang 16

hơn sẽ đến với họ… lãnh chúa đánh người nông dân đến chết và có thể ra lệnh chặt đầu họ nếu hắn muốn" [54, tr 471,472]

Như vậy, trong suốt thời kỳ trung cổ ở châu Âu là quá trình phong kiến hóa và thần quyền hóa đời sống xã hội thế tục Nhưng phải khẳng định rằng, chính sự phát triển kinh tế (dù là phong kiến) dẫn tới sự phân quyền

về mặt quyền lực, nhưng đã tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển

Nó là cơ sở để xây dựng nền văn hóa Trung cổ, trong đó với đóng góp của

nó là kiến trúc, khoa học, kỹ thuật, trong đó có triết học, đạo đức học thời

kỳ này

Những tiền đề kinh tế - xã hội trên đây đã tác động trực tiếp đến tư tưởng của các nhà thần học và triết học Trung cổ Augustinô và Thomas Aquinô cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng tất yếu đó Những sự khác biệt trong quan niệm đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô một phần bởi chúng được xây dựng trong những bối cảnh lịch sử - xã hội khác nhau, mặc dù cả hai đều dựa trên những tiền đề Kitô giáo và triết học Hy Lạp và La Mã Cổ đại Nếu như triết học, đạo đức học Augustinô xuất hiện trong thời kỳ đế chế La Mã và chế độ chiếm hữu nô lệ đang sắp suy tàn thì triết học, đạo đức học Thomas Aquinô lại được xây dựng ở thời kỳ chế độ phong kiến châu Âu đang ở đỉnh cao cực thịnh

1.2 Tiền đề tư tưởng của đạo đức học Augustinô và Thomas Aquinô

Triết học Trung cổ nói chung và đạo đức học Trung cổ nói riêng là một hình thái ý thức xã hội và nó chịu sự tác động tất yếu của yếu tố kinh

tế - xã hội và các tiền đề tư tưởng phát triển trước nó văn hóa Trung cổ đó

là nền văn hóa tôn giáo và cụ thể là Kitô giáo

Đạo đức học và triết học thời kỳ này cũng thuộc dòng chảy của văn hóa Kitô giáo Chính vì vậy mà các tác giả đạo đức học, triết học

Trang 17

Augustinô và Thomas Aquinô sẽ là đại diện cơ bản cho triết học, đạo đức học Kitô giáo Nói như vậy để chúng ta khẳng định rằng, tiền đề tư tưởng của các ông là những giá trị cơ bản vĩnh hằng của kinh thánh; những tư tưởng của các nhà Giáo phụ học trước đó, tư tưởng, văn hóa Hy Lạp và La

1.2.1 kinh thánh

Chúng ta có thể khẳng định rằng, không phải ngẫu nhiên mà người

ta cho rằng Kinh thánh là cuốn sách vĩnh hằng Kinh thánh là một trong các cuốn sách cổ nhất về mặt thời gian và có giá trị phổ biến nhất trong mọi thời đại Điều đó có nghĩa là Kinh thánh thực sự chứa đựng những giá trị sâu sắc Lịch sử chứng minh rằng, trong mọi điều kiện xã hội, dưới những chế độ và kinh tế khác nhau, không phụ thuộc vào nhân tố dân tộc, độ tuổi… con người luôn phát hiện ra trong văn bản Kinh thánh một điều gì

đó quan trọng cho bản thân mình

Kinh thánh theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là "các cuốn sách" Nó là tập hợp những cuốn sách gồm hai nhóm chính là Cựu ước và Tân ước Cựu ước được bắt đầu sưu tập từ 1300 cho đến 100 năm trước Công nguyên Tân ước được sưu tập ở thế kỉ I sau Công nguyên, đề cập đến sự hiện thân của chúa Giêsu và tất cả những gì gắn liền với Người

Kinh thánh là những cuốn sách cổ được xây dựng trên quan điểm di huấn Đó là những những lối giáo huấn của Chúa dành cho con người Và cho rằng bản chất con người và sự sinh tồn của con người là do chúa tạo thành và tác động, do đó nó có tính thần thánh Khi đưa ra lời giáo huấn của con người, chúa thiết lập một kiểu quan hệ đặc biệt giữa chúa - con người, kiểu quan hệ này chứng tỏ thiện chí của chúa: Chúa ban phát và cứu rỗi con người Văn bản Kinh thánh là sự khích lệ chúa; giải thích sự ra đời

Trang 18

và xuất hiện chúa như là đấng cứu rỗi loài người Hơn nữa, Kinh thánh còn

có tên gọi là Mặc khải, là niềm tin của con người vào chúa; là con đường hướng những người đi theo chúa, về với bản chất chúa vĩnh hằng

Có thể khẳng định rằng, văn bản kinh thánh đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển tư tưởng thiên Chúa giáo nói chung và triết học, đạo đức học trung cổ nói riêng Với tính Mặc khải, sự cứu rỗi của Chúa và là lời di huấn của Chúa đối với con người nên những nội dung của bản kinh thánh

là đúng đắn và duy nhất Do đó, khi cần viện dẫn một điều gì các tác giả thời Trung cổ không thể không trích dẫn trong kinh thánh Hơn nữa, Kinh thánh đã vạch ra hàng loạt những đặc trưng phổ biến của tồn tại người cho nên những giá trị của Kinh Thánh đóng vai trò là triết lý nhân sinh quan trọng cho các nhà tư tưởng Thiên Chúa giáo, trong đó có Augustinô và Thomas Aquinô Augustinô khẳng định, “con thấy rằng hết mọi điều chân thật con được đọc trong các sách phạm Thánh thì trong sách Thánh đều có

cả, với một điều khác biệt này là sách Thánh chẳng dạy sự gì mà chẳng liên

lỉ đặt ngay ra trước mắt chúng con thấy quyền năng từ ơn Chúa” [2; Tr.185] Trong tác phẩm “Tổng luận thần học” cũng vậy, hầu hết trong số các tư tưởng của Thomas Aquinô đều dựa trên tư tưởng, trích dẫn trong Thánh kinh Đánh giá về vai trò của Kinh thánh đối với triết học Trung cổ, Ăngghen viết: "Những giáo lý của Giáo hội đồng thời cũng là những định

lý chính trị, và những đoạn Kinh Thánh cũng có hiệu lực trước mọi tòa án như là luật pháp" [54; tr 475, 476] Nội dung tư tưởng đạo đức trong Kinh thánh rất phong phú và đa dạng Kinh thánh một mặt kiến giải sự tồn tại của Đức Chúa - hệ giá trị cao đẹp của con người; mặt khác, phân tích, luận giải tỷ mỉ về con người đạo đức, những tiêu chí đạo đức của con người đặc biệt, những điều răn trong Kinh thánh đều hướng con người đến cái Thiện Theo kinh Cựu ước, Thiên Chúa đã ban cho Mai - sen mười điều răn khắc vào bia đá để làm luật pháp cai trị dân Do thái Cụ thể là: Phải thờ kính

Trang 19

Thiên Chúa trên hết mọi sự; Không được lấy danh Thiên Chúa để làm những việc tầm thường; Dành ngày chủ nhật để thờ phụng Thiên Chúa; Thảo kính cha mẹ; Không được giết người; Không được dâm dục; Không được gian tham lấy của người khác; Không được làm chứng dối, che dấu

sự gian dối; Không được ham muốn vợ (hoặc chồng) người khác; Không được ham muốn của cải trái lẽ Mười điều răn trên qui lại thành hai điều: Kính Chúa và yêu người mười điều răn của Kinh thánh thực chất là những quan điểm nền tảng đạo đức học Kitô giáo Nó là những qui tắc cụ thể điều chỉnh hành vi ý thức của con người Điều chỉnh quan hệ đạo đức của con người với Thiên Chúa, với cha mẹ và với tha nhân Những qui tắc đó bắt buộc con người phải tuân theo để đạt được phẩm hạnh Do đó, Kinh thánh

có ảnh hưởng trực tiếp đến các quan niệm đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô

Như vậy, với lịch sử lâu đời và những giá trị về mặt nội dung của Kinh thánh đó là cơ sở trực tiếp cho sự ra đời các tư tưởng triết học, tôn giáo học, đạo đức học thời Trung cổ ở Tây Âu

1.2.2 Tư tưởng triết học và văn hóa Hy Lạp và La Mã

Chúng ta biết rằng, theo đánh giá của Hegel, triết học là tinh hoa tinh thần của thời đại, là thời đại được thể hiện dưới dạng tư tưởng lịch sử triết học dường như không mất đi mà thể hiện dưới những vòng khâu, những mối liên hệ nội tại Tiếp theo dòng chảy của văn hóa phương Tây, triết học, đạo đức học thời Trung cổ đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa,

tư tưởng triết học Hy Lạp và La Mã

Sự ảnh hưởng đó là rộng lớn và sâu sắc Với ý định là phân tích những giá trị trong tư tưởng đạo đức của Augustinô và Thomas Aquinô luận văn sẽ phân tích và kiến giải sự tác động cụ thể của các triết gia Hy Lạp và La Mã

Trang 20

đến các ông Điều này rất quan trọng bởi nó xác định khuynh hướng tư tưởng, những giá trị đạo đức nhân sinh không giống nhau giữa các nhà triết học

Theo đánh giá của giới nghiên cứu thì Augustinô chịu ảnh hưởng và

đi theo đường hướng của Platôn còn Thomas Aquinô thì chịu ảnh hưởng và

đi theo đường lối của Arixtốt và Plôtin, nhà triết học theo phái Platôn mới

+ Với Augustinô: Có thể khẳng định sự ảnh hưởng của triết học Hy Lạp, La Mã đến với ông là rõ ràng và tất yếu Trong nhiều vấn đề triết học của Agustinô từ bản thể luận, nhận thức luận, đến quan điểm đạo đức nhân sinh ta thấy sự ảnh hưởng từ tư tưởng của Platôn đến ông là rõ ràng Trong tác phẩm “Tự thú” Augustinô đã khẳng định như vậy Ông viết:

“Chúa đã dùng phương tiện của một con người đầy kiêu căng, để cho con gặp thấy mấy cuốn sách của Platôn dịch từ tiếng Hy Lạp sang tiếng La tinh” [2; Tr 170] Hơn thế, khi tiếp cận các văn bản Kinh thánh, bao giờ Augustinô cũng đọc sách của Platôn trước Ông khẳng định, “trong các sách vở Platôn, nào thấy đâu đức bác ái xây dựng trên nền tảng khiêm nhường nghĩa là trên chính Chúa Kitô …nhưng Chúa cho phép những cuốn sách ấy rơi vào tay con trước khi con chuyên chú đọc sách Thánh của Chúa” [2; Tr.183] Ngoài ra, trong triết thuyết của Platôn, ta thấy cơ sở và nguồn cội của thế giới là ý niệm, ý niệm có trước và sản sinh ra thế giới sự vật hiện tượng Trong đó ý niệm phúc lợi là tối cao, và đó cũng là ý niệm

về đức hạnh Theo Augustinô, có một lực lượng siêu nhiên nào đó có trước

và sản sinh, thụ tạo ra thế giới trong đó có cả con người, đó là Thiên chúa Chúa là phúc lợi, là cái Thiện tối cao, cái Thiện của cái Thiện trong quan niệm về con người, Platôn cho rằng con người gồm có linh hồn và thể xác, thể xác thì mất đi còn linh hồn thì trường cửu Ông cho rằng, linh hồn là một trong ý niệm hằng cửu, có trước thân thể trong thế giới tư tưởng, tình

cờ tách ra khỏi thế giới ấy để phối hợp với chất thể; đó là sự phối hợp về

Trang 21

mặt phụ thể và tạm bợ, sự chết sẽ giải phóng linh hồn về với quê hương thật Augustinô thì cho rằng, hãy nhận thức chúa và linh hồn của bản thân mình, nhận thức Chúa thông qua linh hồn còn linh hồn thì thông qua chúa Trong quan niệm về nhà nước cũng vậy, nếu Platôn muốn xây dựng một nhà nước lý tưởng trên trần thế thì Augustinô trong tác phẩm "về thành đô của Thượng đế” cho rằng có hai nhà nước, nhà nước của cái ác trên trần gian còn nhà nước thiên chúa là nhà nước lý tưởng, nhà nước của cái Thiện

và hoàn chỉnh Cũng trong tác phẩm “Nhà Nước”, Platôn xây dựng xã hội

có ba đẳng cấp và ứng với mỗi đẳng cấp là Những chuẩn mực đạo đức khác biệt Cụ thể là:

+ Nhà cai trị, nhà triết học: Đức của họ là sự thông thái

+ Chiến binh: Đức của họ là sự dũng cảm

+ Nông dân và thợ thủ công: Đức của họ là dĩ hoà

“Đức” phổ quát theo Platôn là sự công bằng, mỗi đẳng cấp chỉ làm việc của mình mà không can thiệp vào công việc của người khác Augustinô sau này cũng có quan điểm tương tự Vì ông cho rằng con người

là sản phẩm của Đức Chúa, được Đức Chúa dẫn dắt, nên mỗi người chỉ cần

có bổn phận là tin và làm theo giá trị mà Thiên Chúa mặc định thì sẽ có đời sống đức hạnh Điểm quan trọng, thể hiện rõ rệt sự kế thừa, sự ảnh hưởng của Platôn đối với Augustinô là các phạm trù đạo đức học

Chúng ta biết rằng, phạm trù trung tâm của đạo đức học là phạm trù cái Thiện và cái ác Đạo đức học của Platôn xuất phát từ hai phạm trù cơ bản này Theo Platôn, cái Thiện tự nó, có trước và mang tính tiên nghiệm ông ví cái Thiện cũng giống như mặt trời, là cái có trước, ở trên cao và soi sáng mọi vật trong thế giới vật thể Cái Thiện có nguyên nhân tối hậu của mọi vật trong thế giới vật thể và con người Ông cho rằng, chỉ thông qua ý cái Thiện thì mọi vật mới là chúng Cái Thiện là phẩm giá của mọi vật Với

Trang 22

phạm trù cái ác, Platôn cho rằng, cái ác gồm hai nghĩa: theo nghĩa thứ nhất, cái ác là điều xấu tự nhiên; thứ hai, cái ác là điều tồi tệ về đạo đức Nguyên nhân của cái ác là do thế giới vật thể này là chưa hoàn thiện Sau này, Augustinô cũng kiến giải như vậy Đặc biệt, khi giải quyết mối quan hệ giữa cái thiện và cái ác; theo Platôn cái Thiện trong con người chúng ta nổi trội hơn cái xấu, cái ác Augustinô cho rằng, Thiên Chúa sáng tạo ra con người là hoàn toàn Thiện, nhưng do con người ham mê dục vọng, mắc tội

Tổ tông mà có cái ác

ảnh hưởng của Platôn đến Augustinô còn thể hiện trong kiến giải về tình yêu, hạnh phúc của con người Bác bỏ thuyết chủ trí của Xôcrát, Platôn cho rằng người có trí tuệ chưa hẳn đã là người có đức hạnh Trong hội thoại “Lysis”, Platôn đã phân tích về vị thần Eros (thần tình yêu) và vai trò của tình yêu với đức hạnh và cái thiện Tư tưởng này là cơ sở quan trọng, đặt nền tảng cho Augustinô kiến giải phạm trù Tình yêu một cách độc đáo và sâu sắc

Như vậy, triết học Hy Lạp và La Mã nói chung và Platôn nói riêng

đã có những tác động làm cơ sở tiền đề lý luận cho các nhà tư tưởng thời Trung cổ trong đó có Augustinô

+ Với Thomas Aquinô: Chúng ta biết, sang thế kỉ XIII triết học Kinh viện phát triển tới đỉnh cao Xét về phương diện tư tưởng, theo Hirschberger, nguyên nhân của sự phát triển đó là do sự xuất hiện của ba nguồn tư tưởng đóng vai trò như những nguồn sinh lực mới: đó là sự tiếp thu tư tưởng của Arixtốt, sự khởi sắc của các trường đại học và hoạt động khoa học của các dòng tu lớn Sự tiếp thu các nguồn tư tưởng của Arixtốt được khởi sắc vào thế kỷ XII và kết thúc vào thế khỉ XIII Sự tác động của Aritốt đến Thomas Aquinô là sở dĩ, ông có chủ ý làm cho học thuyết của Arixtốt phù hợp với đạo Thiên Chúa, biến triết học của mình thành cơ sở lý

Trang 23

luận cho tín điều nhà thờ Arixtốt (384-322TCN), sinh ở Stagirơ thuộc thành phố Sanxigicơ (Chalcidique) trên bờ biển Êgiê, là học trò của Platôn nhưng Arixtốt luôn thể hiện tính độc lập suy nghĩ của mình với câu nói, Platôn là người thầy của tôi, nhưng chân lý quý hơn! Và sự phê phán của ông đối với Platôn là có căn cứ và với một thái độ tôn trọng Hệ thống triết học của Arixtốt rất đồ sộ bao gồm nhiều lĩnh vực và ở lĩnh vực nào ông cũng có sự nghiên cứu sâu sắc Các tư tưởng đạo đức của Arixtốt được Thomas Aquinô kế thừa chủ yếu ở những nội dung cơ bản: Bản thể luận đạo đức, bản chất đạo đức của con người, các phạm trù đạo đức học v v

Trong tác phẩm "đạo đức của Nicomaque" của mình, Arixtốt đã trình bày khá hoàn chỉnh các quan niệm về đạo đức học thời Cổ đại Theo truyền thống, người Hy Lạp cho rằng, cái Thiện của đạo đức nằm trong sự khoái lạc và khoái lạc là cái Thiện tối cao Arixtốt không cho là như vậy Ông khẳng định rằng, không thể tìm khoái lạc trong ham muốn hay trong

sự hưởng thụ được vì hưởng thụ không loại trừ có cả súc vật Tuy nhiên, khi giải quyết mối quan hệ giữa ham muốn và đức hạnh Arixtốt phản đối, phê phán việc phủ nhận cực đoan cái ham muốn trong tư tưởng đạo đức của Platôn Arixtốt phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa ham muốn đối với cái gì, tức ham muốn theo bản năng và ham muốn mãn nguyện về cái gì Chỉ ham muốn bản năng thì bị Platôn lên án, còn ham muốn thứ hai thì không phải như vậy Theo Arixtốt, mọi cái xảy ra một cách tự nhiên đã chứa đựng cái Đẹp và cái Thiện Thomas Aquinô kế thừa quan điểm này và

đã không khắt khe với nhu cầu của thân xác của con người Chính đặc điểm này đã thể hiện tính ôn hoà trong tư tưởng đạo đức Thomas Aquinô và khác biệt với Augustinô Ngoài ra, vấn đề mối quan hệ giữa tri thức và đức hạnh trong tư tưởng Arixtốt đã có ảnh hưởng không nhỏ đến Thomas Aquinô Bị ảnh hưởng của thuyết chủ trí trong đạo đức học của Xôcrát; Arixtốt cho rằng, nhận thức, tri thức của con người là cội nguồn của cách hành xử có

Trang 24

đạo đức, có đức hạnh Thomas Aquinô cũng đề cao vai trò quan trọng của khoa học, của nhận thức với ý thức và hành vi đạo đức của con người

Quan niệm của Arixtốt về các phạm trù đạo đức như: cái Thiện, cái

ác, Hạnh phúc, Lương tâm cũng đã tác động không nhỏ đến Thomas Aquinô Vậy nên, trong các tác phẩm của Thomas Aquinô, hầu hết những câu trích của Arixtốt được ông sử dụng để luận chứng cho quan điểm đạo đức của mình Điều đó để có thể thấy vai trò của Arixtốt đối với Thomas Aquinô

Ngoài Arixtốt, Thomas Aquinô còn chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của trường phái Platôn mới như là Plutac, Amoni, Plôtin và phái Khắc kỷ Đây là những nhà triết học đóng vai trò như là những cây cầu nối văn hóa

Hy Lạp, La Mã với văn hoá Trung Cổ Đặc biệt nổi tiếng và có ảnh hưởng trực tiếp đến đạo đức học Kitô giáo nói chung, đến Augustinô và Thomas Aquinô nói riêng là tư tưởng đạo đức của phái Khắc kỷ điểm quan trọng đạo đức học là quan điểm về con người Cũng giống như quan niệm của các nhà triết học Hy Lạp và La Mã cho rằng, con người bao gồm linh hồn

và thể xác, nhưng theo phái Khắc kỷ, phần hồn của con người là vĩnh cửu,

nó không bị mất đi khi thể xác mất đi Nhà Khắc kỷ cho rằng, trong một thời gian ngắn sau khi ta không còn trên đời này nữa, linh hồn được tẩy rửa, giũ sạch khỏi những lỗi lầm và những đớn đau của cuộc sống đời thường, linh hồn bay tới nơi cao xa trong vũ trụ và bay bổng cùng các linh hồn của các Thánh thần đạo đức học Kitô giáo cũng xuất phát từ kiến giải như vậy Con người về bản chất không phải thể xác của nó mà là linh hồn của nó, linh hồn sẽ được giải thoát và con người sẽ có hạnh phúc thực sự ở thế giới bên kia Trong quan niệm về mục đích của đạo đức học, tức quan niệm về cái Thiện, theo các nhà triết học thuộc trường phái Khắc kỷ, cái Thiện là cái vốn có đức hạnh là lý trí và hành động theo lẽ phải, theo cái Thiện Ngoài ra, tư tưởng về nghĩa vụ, bổn phận và trách nhiệm của con

Trang 25

người đối với Thượng đế và đối với con người cũng rất độc đáo Họ cho rằng, con người hành xử theo những điều Thượng Đế muốn hơn là chính bản thân con người muốn Quan điểm này được các nhà Kitô giáo kế thừa triệt để Đặc biệt, quan điểm về vai trò của Luật đối với hành vi và ý thức đạo đức Theo Zenon, quy luật tự nhiên là qui luật thần thánh và nó có uy quyền quy định cái gì là đúng luật hoặc phạm luật Con người về cơ bản là phải tuân theo luật, và luật này không chỉ do nhà nước hoặc do cộng đồng qui định mà nó còn mang ý nghĩa Thánh thần Quan niệm về vai trò của luật và cụ thể là luật tự nhiên là nền tảng cơ sở để Thomas Aquinô tiếp nhận

Như vậy, về cơ bản tư tưởng đạo đức học Trung cổ là sự tiếp nối và phát triển các quan niệm đạo đức Hy Lạp và La Mã Những nội dung cơ bản thuộc về đạo đức học trong thời kỳ Cổ đại được các nhà triết học, đạo đức học Trung cổ triển khai và phát triển lên một tầm cao mới Điều đó được khẳng định trong tư tưởng đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô

Bên cạnh Kinh thánh, triết học và văn hoá Hy Lạp và La Mã, nói đến tiền đề tư tưởng đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô, chúng

ta cũng còn phải kể đến các Giáo phụ học Cổ đại Giáo phụ (những người cha trong đức tin), là người hướng chúng ta về với giáo lý và sự mặc khải của Thiên Chúa Các giáo phụ đã không chỉ dừng lại ở việc suy niệm Kinh Thánh, hoặc đưa ra những huấn dụ luân lý sử dụng trong nội bộ cộng đồng

mà các Giáo phụ Cổ đại còn có vai trò loan báo phúc âm bằng những phạm trù văn hóa Hy Lạp và La Mã để người nghe hay đọc có thể hiểu được Họ

đã tìm ra được mối liên quan của sự thông thái trong triết học Hy - La và

sứ điệp Kitô giáo Một trong số họ phải kể đến là Athanasio (295-373); Basiliô (330-379); Gregorio thành Nazianle' (330-390) và đặc biệt là

Trang 26

Ambrosio (340-397); Gieronimo (347-420) là những nhà tư tưởng đã gián tiếp và trực tiếp tác động đến tư tưởng của Augustinô và Thomas Aquinô

Như vậy, với sự phân tích và lý giải những tiền đề tư tưởng của triết học trung cổ nói chung và Augustiô và Thomas Aquinô nói riêng Với các giá trị của Thánh Kinh, của giá trị văn hóa Hy Lạp và La Mã và đặc biệt là các giáo phụ học thời Cổ đại đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến sự suy tư và những

tư tưởng đạo đức, hệ giá trị của triết học, đạo đức học thời Trung cổ và thể hiện cụ thể trong tư tưởng đạo đức của Augustinô và Thomas Aquinô

1.3 Vài nét về thân thế và sự nghiệp của Augustinô và Thomas Aquinô

1.3.1 Augustinô và tác phẩm "Tự Thú"

Augustinô sinh ngày 13 tháng 11 năm 254 tại Thagaste xứ Numidie, nay là Souk - Ahras, Angiêri Mẹ ngài là một tín đồ kitô hữu, nhưng cha là người ngoại giáo Đó là một gia đình "tiểu trưởng giả", ít tài sản nhưng nhiều tham vọng đối với con cái Mẹ Ngài, bà Monique là người có ảnh hưởng rất lớn và sâu sắc đến tư tưởng của Augustinô

Augustinô khi còn là thanh niên theo học một lớp tu từ học tại Madaure, một trung tâm trí thức có tiếng, nhưng vì thiếu tiền, việc học bị chậm lại và không kéo dài được Ngài chỉ biết chút ít tiếng Hy Lạp, nhưng cũng không đào sâu thêm Augustinô đã rơi vào cảnh buông tuồng phóng đãng và tỏ ra hư hỏng cả trong tư tưởng, nếp sống và tác phong Bị cha mẹ đuổi ra khỏi nhà, ông tin theo những tín điều của phái Manes, của thuật chiêm tinh trong cuộc đời có phần phóng túng đó, Augustinô đã bỏ mặc đức tin nơi Đức chúa Kitô

Một sự kiện có tính bước ngoặt trong cuộc đời Augustinô là khi ông đọc tác phẩm "Hortensius" của Ciceron, triết gia cổ đại Hy Lạp Tác phẩm này đã thức tỉnh ngài về "Sự bất tử của đức khôn ngoan" và đánh thức

Trang 27

trong ngài niềm khắc khoải về thiên chúa Ông khẳng định, con đã bắt đầu trỗi dậy và trở về với Người Trong tác phẩm “Tự thú”, Augustinô đã kể lại những cảm xúc và nhũng suy nghĩ của mình khi được đọc tác phẩm của Ciceron Ông viết: “Khi ấy con 19 tuổi, bây giờ khi đọc cuốn sách này, con tìm hiểu ý nghĩa hơn là tiếng nói, con đi tìm điều người ta nói trong sách ấy hơn là cách nói điều ấy” [2, Tr 63] Năm 19 tuổi, ông đã bắt đầu dạy tu từ học Tham vọng của ông là đến Thagaste, đến Carthage trong 9 năm, đến Roma và cuối cùng năm 384 đến Milan, ở đó Augustinô được viên thị trưởng nổi tiếng là Symaque chọn làm nghề diễn thuyết chính thức của triều đình Trong thời gian ở đây, Augustinô bị ảnh hưởng của học thuyết Manes Đó là một lý thuyết mà Augustinô cảm nhận được chủ trương duy vật của hệ thống và sự an toàn tuyệt đối của niềm tin Tại Milan, Augustinô được tiếp xúc với linh mục Ambroxie, một nhà hoạt động Thiên Chúa giáo nổi tiếng, được coi là một trong các thánh tông đồ của Giáo hội Sau cuộc đối thoại kéo dài, Ambroxie đã gây ấn tượng mạnh với Augustinô Tất cả các văn bản Thánh Kinh đã trở nên đơn giản và dễ hiểu đối với Ngài Ngài khám phá ra tính thiêng liêng của Thiên Chúa và luôn cảm thấy trong đáy sâu tâm hồn mình "niềm tin vào Đức Giêsu đã bén rễ vững chắc"

Để dễ bề thăng tiến trên con đường sự nghiệp và với sự trợ lực của

mẹ, bà Monique, Augustinô đã say mê phái khắc kỷ, ông khám phá ra tác phẩm "Enneades" của Plôtin do Marius Victorinus dịch Tác phẩm này đã đưa Augustinô đến khám phá thần học về ngôi lời cùng với tính chất thuần túy tiêu cực của cái ác, và về thế giới bên kia, những điều mà các dữ kiện của mặc khải Kitô giáo sẽ được bổ trợ và phát triển Ngoài ra, Augustinô còn đọc các thư của thánh Phaolô, những bức thư về Ngôi lời nhập thế, về

ơn cứu độ và hoàn toàn tin theo chúa Trong tác phẩm “Tự thú” Augustinô khẳng định, “Thiên Chúa truyền cho con mở sách Thánh ra và đọc một đoạn đầu tiên con sẽ gặp Theo những điều con được nghe biết về

Trang 28

thánh Auton…con đọc thư thánh Phaolô và con chỉ đọc bằng mắt thôi Đùng chè chén say sưa, chớ chơi bời dâm đãng, đừng cãi cọ ghen tuông nhưng hãy mặc lấy Chúa Kitô, Chúa chúng ta” [2, Tr 218]

Augustinô đã từ bỏ công danh sự nghiệp của một người trần thế bình thường, cùng với người thân về Cassiciacum, ở đó ông đã suy tư, viết lách, cuối đời ông trở về Thagaste nghiên cứu triết học và tôn giáo và được phong chức linh mục và giám mục ở đây Ông qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430, hưởng thọ 76 tuổi

Về quan điểm tư tưởng: Augustinô được giới thần học đương thời coi

là trụ cột, là sự khẳng định chân lý của đạo Kitô Ông luôn bảo vệ Giáo hội

và nhà thờ Với sự am hiểu sâu sắc thánh kinh, tư tưởng triết học Hy Lạp

và La Mã của phái Platôn mới và của Giáo phụ Ambroxie, Augustinô đã trình bày tư tưởng của mình ở nhiều tác phẩm với nội dung phong phú và

đa dạng Trong hệ thống tư tưởng đó gồm những nội dung cơ bản: chứng minh sự tồn tại của chúa; về vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề đạo đức xã hội và đặc biệt là vấn đề triết học về con người rất đặc sắc Quan niệm về con người và tồn tại người và vai trò của con người với những giá trị chân - thiện - mỹ là thiên chúa của Augustinô đã được jaspers đánh giá ông là ông tổ của tri thức triết học cùng với Platôn và Kant

- Các tác phẩm triết học cơ bản của Augustinô bao gồm khoảng 40 tập Tác phẩm đầu tay được viết khoảng năm 380 "khảo luận về cái đẹp và

về sự thích hợp" nay đã thất lạc Thời gian lưu trú ở Cassiacum gắn với tác phẩm "Chống phái Platôn - Hoài nghi"; "Về hạnh phúc"; "Về trật tự" Khi

về Thagaste và cả sau đó, nguồn cảm hứng triết học của ông còn rất phong phú, ông viết tiếp tác phẩm: "Về tính bất tử của linh hồn"; "về tượng tính của linh hồn", "về ý chí tự do" các quan điểm trình bày trước khác với quan điểm trình bày sau đó Trong tác phẩm "về Chúa Ba Ngôi", ông trình bày quan điểm về Ba Ngôi chúa và dành cho "vị thầy nội tâm" vị trí hàng

Trang 29

đầu Ngoài ra, ông cũng bàn đến vai trò, giá trị của ngôn ngữ đối với tri thức…

Augustinô còn viết tác phẩm "về tôn giáo đích thực'' trong đó, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của lý trí đối với vai trò của đức tin, dưới sự dẫn dắt của chúa Một tác phẩm khác nữa cũng bàn về đức tin là "sự hữu ích của lòng tin" và "về Ba Ngôi" Ngoài ra, xung quanh vấn đề con người

và ý nghĩa cuộc sống con người, đạo đức học… Augustinô còn viết tác phẩm "những lời tự thoại" và "tự thú"

Tác phẩm "Tự thú" là tác phẩm quan trọng về phương diện triết học

và đạo đức học "Tự thú" là nền tảng trong sự xác định hệ giá trị người và nhân tính nơi con người thời Trung cổ Nếu triết học Hy Lạp và La Mã đề cao sự thông thái, hướng con người theo những chuẩn mực của tự nhiên, thì triết học Trung cổ nói chung và Augustinô nói riêng đã tìm về con

người như là đối tượng của triết học

+ Về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Chúng ta biết, khi còn trẻ Augustinô từng là tay ăn chơi khét tiếng tại Pari Ông buông mình trước cám dỗ của cảnh nghèo túng, một lối sống buông tuồng phóng đãng Nhưng sau khi gặp Ambroxie tại Milan, nghe giảng và tranh biện với vị giáo chủ này, Augustinô đã bị ảnh hưởng về mặt tư tưởng và đã có những thay đổi lớn trong cuộc đời của mình Những văn bản Kinh thánh trở nên

dễ hiểu hơn, có niềm tin vào Đức Chúa một cách tuyệt đối và Augustinô cảm nhận được giá trị cuộc sống và ý nghĩa làm người tư tưởng của ông bắt đầu nảy nở và khoảng năm 397 đến 401 ông viết tác phẩm "Tự thú”

+ Nội dung cơ bản của tác phẩm: “Tự thú” là tác phẩm duy nhất của Augustinô viết về những hối tiếc về một thời lỗi lầm Tác phẩm là lời cầu nguyện, bài Thánh ca ca ngợi Thiên Chúa Trong đó, Augustinô luận giải

về bản thể tồn tại người, sự đấu tranh nội tâm nơi con người và hướng con

Trang 30

người tới đời sống đức hạnh Theo Augustinô, đức hạnh, hạnh phúc của con người là hướng đến giá trị cao đẹp - Đức Chúa Con người không ngừng kêu cầu, nhận thức và làm theo Đức Chúa Trong tác phẩm “Tự thú” Augustinô đã hồi tưởng và kể về quãng đời lầm lỗi đã qua Ông kiến giải con người khi còn trẻ thơ, những ham muốn dục vọng khi đó Ông kể về những ham muốn thấp hèn của mình như: ghét học, thích chơi bài, hưởng khoái lạc quá sớm….Augustinô cũng kể về bước chuyển từ sự ăn chơi sang

sự sám hối của mình trước Chúa và tin theo Chúa Ông viết: “Đấng là sự sống đích thực đã xuống trần gian này, người đã chết như chúng ta, và người đã làm cho cả sự chết này cũng phải chết đi, nhờ sức sống sung mãn của người Tiếng người đã vang lên như tiếng sấm ran: tiếng ấy kêu gọi chúng ta vươn lên với Người, lên tận chốn kín ẩn là nơi thần tính của người

ở đấy…Người đã cưới lấy bản tính nhân loại” [2, Tr 104] Những cuốn sách của Ciceron, triết thuyết của Platôn, Kinh thánh đã tác động rất lớn tư tưởng của Augustinô Cuối cùng, tác phẩm còn là sự nghiên cứu và chú giải ý nghĩa của Kinh thánh

+ Kết cấu của tác phẩm: Tác phẩm gồm 10 quyển và nhiều chương

mục tách rời từng phần rõ rệt Nội dung gồm hai phần cơ bản: Phần 1;

Augustinô kể lại, hồi tưởng lại quãng đời đã qua và những lỗi lầm mà mình mắc phải, ông khát khao xoá bỏ những lỗi lầm đó và hướng đến Thiên

Chúa cao đẹp, vĩnh hằng Phần 2; Augustinô cắt nghĩa và kiến giải những

bí nhiệm của Kinh thánh điều đó càng cho thấy ảnh hưởng, vai trò của Kinh thánh đối với việc hình thành thế giới quan của Augustinô nói chung, đạo đức học của ông nói riêng Tác phẩm “Tự thú” toát lên một tư tưởng chủ đạo là nhờ có đức tin vào Chúa Kitô mà Augustinô từ một con người đầy tội lỗi phàm tục trở thành thánh thiện

Trang 31

Tác phẩm "Tự thú" và những tác phẩm triết học kể trên đánh dấu những bước chuyển về mặt tư tưởng của Augustinô từ lúc theo phái Manes, Platôn mới cho đến lúc theo giáo phụ Ambroxie và cho đến lúc ở Thagaste khi cuối đời Những tư tưởng triết học cơ bản và sâu sắc về con người và đạo đức của con người trước thiên chúa được ông trình bày cụ thể và trên lập trường thần học Tuy nhiên, chúng có vị trí vai trò quan trọng cho triết lý nhân sinh Sau này, trường phái Hiện sinh coi Augustinô là một trong những ông tổ của mình

1.3.2 Thomas Aquinô và tác phẩm “Tổng luận thần học”

Thomas Aquinô sinh năm 1225 tại làng Roccaisicca, xứ Neapoli (phía nam nước Italia), gần Monte Cassino, là con trai thứ 7 của Bá tước Landolfo Aquinô Mẹ ông là người Nauy Do đó, về nguồn gốc, ông thuộc dòng dõi quý tộc lớn nhất châu Âu, có họ với Giáo Hoàng Phriedrich Bacparos, còn Hoàng đế Phriedrich II là người anh họ của Thomas Aquinô

Cha ông, người đã từng hy vọng con mình sau này sẽ có một địa vị cao trong xã hội, nên đưa ông vào học tại tu viện Monte Kasinô khi ông chín tuổi Tu viện trưởng là một địa chủ lớn, tuy nhiên những cuộc chiến tranh không ngừng giữa Hoàng đế và Giáo hoàng đã biến tu viện thành nơi

u sầu hoang vắng Năm 14 tuổi, Thomas Aquinô đã nhập học tại đại học tổng hợp Neapel do Friedrich Đệ nhị thành lập Trong thời gian sống và học tập ở đây, Thomas Aquinô đã bị thu hút và làm quen bởi dòng tu Dominican (dòng tu khất thực, hay là dòng anh em thuyết giáo) Gia đình ông là gia đình quý tộc nên đã phản đối chuyện này Dòng tu Dominican do thánh Dominicus (1170-1221) thành lập Dòng này chủ trương sống nghèo khó và dấn thân làm việc Tông đồ qua sự thuyết giáo và công việc giáo dục Vì thế, để công việc Tông đồ đó được thành công và đưa lại kết quả, các tu sĩ cần phải được đào tạo và huấn luyện một cách đầy đủ chu đáo

Trang 32

trong lĩnh vực thần học Đây là một môn học mà từ trước cho đến lúc bấy giờ vẫn được coi là nhân đức và trí tuệ thì bây giờ nó lại được tổ chức học trong trường đại học Thomas Aquinô theo học ngành chuyên môn "các nghệ thuật tự do" tại tỉnh Neapel, tiếp đến ông theo học thần học tại Paris Tại đây ông được thụ giáo với Đại thánh Albert một học giả lỗi lạc thời bấy giờ Trong thời gian quan hệ lâu dài với Đại thánh Albert ở Paris và ở Côlônhơ, Thomas Aquinô đã tiếp thu kho kiến thức bao la của nhà thần học này

Vào năm 1252, khi tổng giáo chủ dòng Dominican cần một ứng cử viên trẻ tuổi cho con đường công danh khoa học ở Paris thì Alber đã cử Thomas Aquinô Năm 1252, ông vẫn tiếp tục học thần học tại Paris ở đây với tư cách là người có bằng cử nhân Ông đã bắt đầu dạy khoa thần học cho tới năm 1256, và được công nhận là hội viên chính thức của khoa học thần học năm 1257 Từ đó, ông tiếp tục dạy ở Paris cho đến năm 1259 trong khoảng 10 năm tiếp theo, ông đã qua nhiều tu viện ở gần Roma để giảng dạy triết học và thần học

Cuối năm 1268, Thomas Aquinô trở về Paris để tiếp tục giảng dạy thần học tại đây, ông đã có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi để bảo vệ triết học Arixtốt theo tinh thần của Giáo hội, bảo vệ triết học của mình và chống lại "tà thuyết" Averroes Rất nhiều tác phẩm triết học và thần học của ông được sáng tác trong thời gian này Như "bình luận thần học" "về các thực thể phân chia được"; "về tính vĩnh cửu của thế giới", "về sự thống nhất của trí tuệ thần học", "tổng luận thần học"

Năm 1272, Thomas Aquinô được gọi về ý và tham gia giảng dạy tại Đại học Neapol khoảng một năm Nhưng vì sức khỏe yếu nên ít lâu sau đó ông buộc phải chấm dứt việc này Ngày 7 tháng 5 năm 1274, ông được bổ nhiệm tham dự Công đồng, nhưng trên đường đi ông bị bệnh nặng và mất khi mới có 54 tuổi

Trang 33

Thomas Aquinô đã để lại một di sản khổng lồ và mức độ rộng lớn của di sản này, cũng đáng khâm phục khi ông viết trong vòng 20 năm Theo một cách đánh giá khiêm tốn, ông đã viết hơn 8 triệu từ và bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau Trong những trước tác của ông, có sách bình luận về Arixitốt, về triết học Hy Lạp và La Mã; về Thánh kinh; Mặc khải của Chúa và đặc biệt là những tư tưởng về con người, về đạo đức của con người đối với Thiên chúa

Nổi bật trong những tác phẩm của ông là bộ "Tổng luận thần học" (Summa Theologea) và "tổng luận chống lại dân ngoại đạo" (Summa contra Gentiles) Nhiều học giả đánh giá rằng, nếu nhìn lại tổng thể lịch sử triết học

và thần học từ thời Cổ đại cho đến thời Trung cổ, thì người ta phải công nhận rằng, tác phẩm "tổng luận thần học" của Thomas Aquinô là cả một công trình nguy nga đồ sộ vào bậc nhất Người ta thường ví tác phẩm vĩ đại đó như ngôi đền Gôtích nguy nga hùng vĩ nhưng rất thanh thoát và cao xa Trong đó là những tư tưởng sâu sắc về triết học, luân lý học, thần học

Trong tác phẩm “Tổng luận thần học"(Summa Theologea) thì chữ

"Summa" phải được hiểu là sự trình bày toàn diện một ngành học chuyên môn, tức không phải từng môn học riêng rẽ thuộc về thần học, nhưng là khoa thần học xét một cách tổng thể, mặc dầu đối tượng và phương pháp của mỗi môn học thuộc khoa thần học tương đối khác biệt nhau: từ môn tín

lý cho đến môn thần học mục vụ, từ môn giáo sử cho đến giáo lý và chú giải Thánh Kinh … Do đó, khoa thần học thời Trung cổ không những được hiểu là môn học thuộc đại học, nhưng còn là môn khoa học thống nhất, nghĩa là mọi môn học thuộc thần học đều gắn bó mật thiết với nhau

Trong cách trình bày tác phẩm "tổng luận thần học" trước tiên Thomas Aquinô đặt ra các khoản mục để giải thích từng khoản mục đó, tác giả đã nêu lên một câu hỏi rất rõ ràng, chi tiết và duy nhất ví dụ: "có hợp

lý hay không khi Thiên Chúa trở nên xác phàm? chứ "không nêu vấn đề

Trang 34

một cách tổng quát như thánh Ansel Canterbury: "Tại sao Thiên Chúa đã trở nhân phàm nhân?" Trước khi Thomas Aquinô trả lời vấn đề đó, câu hỏi

đó thì ba luận cứ đối kháng được đưa lên và kết luận của những luận cứ đó như làm giảm bớt câu trả lời của Thomas Aquinô Tiếp đến, một luận cứ khác được nêu lên thường là trích dẫn một câu kinh thánh - để mở đường

và làm điểm tựa cho câu trả lời của Thomas Aquinô và sau cùng mới đến phần trọng tâm, đó là câu trả lời của thomas aquinô Trong câu trả lời, ông đưa ra một luận đề rõ ràng được dựa trên nền tảng lý trí và những văn bản

cổ điển Cuối cùng, những quan điểm hay, những luận cứ đối lập sẽ lại được nhắc đến và đưa ra mổ xẻ, tìm hiểu và chứng minh luận điểm đó có thể đứng vững hay không

Người ta ước tính trong toàn bộ "tổng luận thần học" có khoảng 3000 khoản mục được coi như những phần cơ bản tạo nên tác phẩm, trong đó có khoảng 10.000 câu giải đáp và 20.000 trích dẫn

Tác phẩm "tổng luận thần học" là tác phẩm quan trọng nhất của Thomas Aquinô Nội dung của nó được chia làm ba phần rõ rệt

+ Phần đầu: Thomas đã tìm cách trình bày và chứng minh tính cách

khoa học của Thần học Đó là một khoa học tùy thuộc sự tri thức về thiên chúa, bởi vì nó xuất phát từ sự mặc Khải của sự tri thức về thiên chúa Trong phần mở đầu này, Thomas Aquinô đã đưa ra năm con đường cơ bản để chứng minh sự tồn tại của thiên chúa; tiếp đến là sự bàn luận đến những phẩm tính của Thiên Chúa và tiếp theo đó là phần Thiên Chúa Ba Ngôi

+ Phần thứ 2: Đây là phần tương đối dài và được tác giả soạn thảo

khi đang ở Paris; nội dung của nó bao gồm: Xét con người như là hình ảnh của thiên chúa nghĩa là một thụ tạo có trí năng và ý chí, tức một tạo vật tự do; và nội dung tiếp theo là bàn đến các nhân đức (đức tin, tình yêu, sự trông chờ sự Mặc khải ) và các nhân đức luân lý

Trang 35

+ Phần 3: Phần này được Thomas Aquinô soạn thảo vào năm 1272

khi ông rời Paris về sống ở Neapel Trong phần này Thiên Chúa được trình bày như là tình yêu thương con người Vì thế, trước tiên ông bàn về Chúa cứu thế

Như vậy, với lối lập luận chặt chẽ (áp dụng lôgic học hình thức của Arixtốt), bố cục nội dung rõ ràng, tác phẩm “Tổng luận thần học” thực sự

là một khối lượng tri thức khổng lồ cả về mặt thần học, triết học, đạo đức học Nó xứng đáng được ví như ngôi đền Gôtích nguy nga, tráng lệ

Với đóng góp to lớn của mình, Thomas Aquinô đã luận chứng một cách khoa học và dung hòa các quan điểm khác nhau về các vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, đạo đức học Tư tưởng của ông là sự kết hợp giữa tư tưởng của Kinh Thánh; triết học Hy lạp và La mã và tư tởng của những Giáo Phụ trước ông Do đó, những lý thuyết, luận điểm của ông đã trở thành cơ sở lý luận chính thống cho giáo hội và nhà thờ

Điểm qua những tiền đề kinh tế - xã hội và tư tưởng cho sự ra đời và phát triển của triết học, đạo đức học của giai đoạn trung cổ ở Tây Âu cho thấy vai trò to lớn của đạo đức học Platôn, Arixtốt, phái Khắc kỷ nói riêng, triết học Cổ đại nói chung đối với đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thấy một thực tế rằng, nếu không

có Kinh thánh thì cũng không thể có đạo đức học của hai ông Đạo đức của Augustinô và Thomas Aquinô là sự cụ thể hoá, tiếp tục phát triển đạo đức học Kitô giáo Mối quan hệ giữa đạo đức học Kitô giáo và đạo đức học Augustinô và Thomas Aquinô là quan hệ nhân quả tương hỗ Nếu không có đạo đức học Kitô giáo thể hiện trong Kinh thánh và các vị Giáo phụ thì cũng không thể có đạo đức học của Augustinô và Thomas Aquinô Về phần mình, đạo đức học Augustinô và Thomas Aquinô góp phần cụ thể hoá, làm giầu và phong phú thêm các quan niệm đạo đức Kitô giáo Hơn nữa, chúng tôi cũng trình bày một cách tổng lược, khái quát về tiểu sử và những đóng

Trang 36

góp của hai nhà tư tưởng lớn là Augustinô và Thomas Aquinô Với sự trình bày đó, mục đích của chương này là cơ sở, là điều kiện để kiến giải các vấn

đề đạo đức học được Augustinô và Thomas Aquinô trình bày trong hệ thống tư tưởng đa dạng và sâu sắc của các ông

Trang 37

Chương II:

Các quan niệm đạo đức học của Augustinô

2.1 Con người và đạo đức

2.1.1 Đức Kitô - nguồn gốc, cơ sở đạo đức của con người

Chúng ta biết rằng, theo lịch sử văn hóa nhân loại các tôn giáo thường có xu hướng vận động từ đa thần giáo đến nhất thần giáo ở thời cổ đại hầu hết các tôn giáo đều là đa thần giáo, tức là các tôn giáo của các cộng đồng người khép kín riêng biệt và là sản phẩm đặc thù của từng dân tộc Cùng với sự phát triển của lịch sử tôn giáo nhân loại, Thiên Chúa giáo

ra đời với tư cách là tôn giáo nhất thần Đó là tôn giáo thờ một Đức Chúa duy nhất, hay còn gọi là tôn giáo độc thần (Monotheism) đối lập với đa thần giáo (Polytheism)

Trong Kinh thánh, Chúa được quan niệm như một thần linh duy nhất

và độc đáo Chúa sản sinh ra thế giới và vượt lên trên thế giới trong đó có

cả con người và tự nhiên Nhưng Chúa là vị thần có nhân cách Trong Chúa thể hiện hai bản tính đó là bản tính thiên thần và bản tính Người Bản tính Người được bộc lộ rõ nhất qua hình ảnh của Giêsu Cộng đồng Constantinop đã thừa nhận rằng: Chúa Giêsu có hai bản tính đó là bản tính thánh thần và bản tính người Hai bản tính này không tách rời và thống nhất với nhau trong Chúa Giêsu

Dưới góc độ bản thể luận, các nhà tư tưởng Thiên Chúa giáo nói chung và Augustinô nói riêng đều tìm cách chứng minh sự tồn tại của Chúa trời và cho rằng thế giới là sản phẩm do Thiên Chúa tạo thành Tuy nhiên, dưới góc độ đạo đức nhân sinh, các nhà tư tưởng đã kiến giải bản tính người trong Chúa cũng có tính hợp lý và nhân bản Quan niệm Kitô giáo được thể hiện trong Thánh kinh luôn cho rằng, Đức Chúa bao gồm ba ngôi,

Trang 38

Đức Chúa cha, Đức Chúa con và Đức Chúa thánh thần Nhưng Đức Chúa

là một, bản chất của Đức chúa là sự yêu thương giữa chúa cha và chúa con; chúa cha (Đức Chúa trời, Đấng tạo dựng ra trời đất và muôn loài) sinh ra chúa con (tức Giêsu Kitô), ban cho chúa con mọi sự Trong đó, Chúa cha nhờ chúa con nhập thế làm người và chúa thánh thần được sai đến để thúc đẩy con người, hướng con người về với nguồn cội của mình là Thiên chúa

Vì Thiên Chúa chính là sự toàn năng, nhân từ vô biên, là sự sản sinh ra thế giới và con người, thiên chúa đã cứu rỗi cả loài người Do đó, bản tính người của Thiên Chúa chính là sự siêu vượt, là sự cứu rỗi Chúa là biểu tượng của tình yêu, niềm tin và hy vọng đối với con người và mang lại những quy tắc đạo đức cho con người cũng như toàn nhân loại

Theo truyền thống lịch sử đó, Augustinô cho rằng, "Đức Chúa thật cao cả, và lời ngợi khen nào cũng còn thấp hèn, không xứng với chúa; quyền năng của chúa thật vô biên và sự khôn ngoan của Chúa là không có chừng mực nào" [2, tr 11] Vì vậy, có thể khẳng định, Đức Chúa trong tư tưởng của Augustinô là một điều gì đó vượt lên trên mọi sự vật, hiện tượng Trong thế giới chúng ta Đức Chúa là sự hoàn hảo tuyệt đối Trong tác phẩm "thiên Chúa Ba Ngôi" Augustinô cho rằng, Chúa cha là toàn năng, chúa con toàn năng, chúa thánh thần toàn năng Như vậy, cả Ba Ngôi của Thiên Chúa đều là toàn năng, vô biên Tuy nhiên, đó không phải là ba Thiên Chúa, ba đấng tốt lành, ba đấng toàn năng, mà chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, tốt lành và toàn năng đó là Thiên Chúa Ba Ngôi Ngoài ra, ông còn cho rằng, Thiên Chúa là cha của chân lý, của sự khôn ngoan, người cha của sự sống đích thực và tối thượng, người cha của chân hạnh phúc, của Thiện và của Mỹ; người cha của ánh sáng khả tri, của sự giác ngộ và thức tỉnh con người

Trang 39

Trong tác phẩm "Tự Thú" một lần nữa ông khẳng định, bản tính thánh thần cũng như bản tính Người của Thiên Chúa Ông viết, "Chúa là đấng nào nếu không phải là Thiên Chúa và là Chúa tể của hết loài thụ tạo… Chúa cao cả vô cùng, nhân lành vô biên, Chúa toàn năng, từ bi và công minh vô cùng, Chúa vừa vô hình vừa hiện diện khắp mọi nơi" [2, tr 16]

Như vậy, Augustinô thực sự là người đã đặt nền móng và đi tìm cơ

sở nguồn gốc đạo đức học Kitô giáo Trong tư tưởng của ông, Đức Chúa chính là cơ sở, là nguồn gốc, là mục đích đạo đức tối thượng mà con người cần đạt đến Đức Chúa một lần nữa được khẳng định trong sự thống nhất

Ba Ngôi, là Đấng sáng thế, là mục đích và ý nghĩa của nó Thế giới đã được Đức Chúa tạo thành theo thiện chí của tình yêu Đức Chúa là tồn tại, ngài không chỉ sáng tạo ra hiện thực kinh nghiệm về mặt lịch sử, mà còn cho phép nó tồn tại, tự nó ở từng thời khắc Đồng thời Đức Chúa còn là phúc lộc duy nhất là hoàn thiện nhất, vì thế Đức Chúa là đấng toàn năng đồng thời cũng là đấng tuyệt đối đạo đức

Bản tính người của Đức Chúa còn được thể hiện ở sự khát khao hạnh phúc và ban phát hạnh phúc cho con người Bản thân Đức Chúa là hạnh phúc tối thượng và con người cần và phải hướng tới Theo Augustinô,

"Hạnh phúc là mục đích tối hậu mà ý chí con người tự nhiên hướng tới Nhưng ý chí con người chỉ được hướng về Thiên Chúa chứ không về điều

gì khác như về mục đích Chỉ nơi một mình người ta mới được hưởng hạnh phúc" [Trích theo 4; 4.16; vấn đề 3; mục 1; tr 225] Tại sao Đức Kitô là mục đích tối hậu của hạnh phúc? con người đã tìm thấy hạnh phúc ở đâu? Theo truyền thống tư tưởng Kitô giáo, Chúa là hiện thân của Chân - Thiện -

mỹ, là nhân tính của con người Chỉ nơi ngài tính người là bộc lộ rõ rệt và

có khả năng thực hiện bản tính đó Augustinô cho rằng, "Chúa đã biết con

đi tìm hạnh phúc và chỉ khi nào con có thể nói được rằng “đủ rồi" và lại nói

Trang 40

như vậy đúng chỗ phải nói, thì bây giờ con mới tìm được cuộc đời ấy Hết mọi người không trừ một ai, đều ước ao cuộc sống hạnh phúc … niềm vui hạnh phúc của con người chỉ có thể tìm thấy trong chúa" [2; tr 286 - 287]

Có nhiều quan điểm cho rằng, tư tưởng về nguồn gốc bản chất đạo đức của Kitô giáo nói chung và Augustinô nói riêng là duy tâm và chỉ có giá trị về phương diện thần học Do đó, nó ít có giá trị đối với cuộc sống hiện thực của con người Tuy nhiên, thực tế dưới góc độ giá trị học, rõ ràng

tư tưởng về sự định hướng hệ giá trị của con người của Augustinô cũng có điểm hợp lý và có vai trò nhất định với tín đồ kitô hữu nói riêng và con người nói chung Điểm hợp lý đó là xây dựng một hệ giá trị mới cao đẹp cho con người đó là những giá trị chân - thiện - mỹ Đức Chúa là một đấng toàn năng nhưng có đủ ba hệ chuẩn giá trị nói nên, và không những thế Đức Chúa còn là một vị thần có nhân cách, có nhân tính Đức Chúa mang lại hạnh phúc, mang đến những định hướng cuộc sống cho con người và khẳng định những điều cao đẹp con người hướng tới Tuy nhiên, con người cần phải có niềm tin và ý chí và cả hai thứ này cũng được Đức chúa ban tặng cho con người Augustinô cho rằng, Đức Chúa ban cho linh hồn bản tính mãnh liệt, đến độ từ hạnh phúc rất sung mãn của linh hồn một sức cường tráng của sự bất hoại luôn tràn sang bản tính thấp kém đó là con người Nói cách khác, Đức Chúa là đấng siêu việt nhưng gần gũi con người, Đức Chúa là hình ảnh là mục đích tối hậu của con người Đức Chúa

là đạo đức, là tiêu chí cho những giá trị của con người cũng như mang hạnh phúc đến cho con người và loài người

Trong tác phẩm "Tự Thú", khi nói về nhân tính trong Đức Kitô, Augustinô viết, "Người ta không thể hồ nghi về sự thực của Thánh Kinh, nên con nhìn nhận trong Chúa Giêsu có mọi sự thuộc về bản tính nhân loại; con thấy người là nguyên vẹn đầy đủ Trước mắt con, con người này không phải là hiện thân của chính chân lý, nhưng con nghĩ vì bản tính của Người,

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w