1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số quan niệm đạo đức cơ bản của Arixtốt và I Kant

122 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Thời đại ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ,… đã làm cho thực trạng đạo đức xã hội ở nhiều nước trên thế g

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HẢI

MỘT SỐ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN

CỦA ARIXTỐT VÀ I KANT

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI, 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ THỊ HẢI

MỘT SỐ QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN

CỦA ARIXTỐT VÀ I KANT

CHUYÊN NGÀNH : TRIẾT HỌC

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS NGUYỄN QUANG HƯNG

HÀ NỘI, 2012

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG CHO SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC ARIXTỐT VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC I.KANT 11

1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Arixtốt và I.Kant 11

1.2 Bối cảnh ra đời của đạo đức học Arixtốt và đạo đức học I Kant….18 1.3 Tiền đề tư tưởng của đạo đức học Arixtốt và đạo đức học I.Kant 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 59

CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC ARIXTỐT VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC I KANT 61

2.1 Quan niệm của Arixtốt và I.Kant về bản chất của hành vi đạo đức 61

2.2 Quan niệm của Arixtốt và I.Kant về mục đích của hành vi đạo đức 79

2.3 Quan niệm của Arixtốt và I.Kant về phương pháp giáo dục đạo đức 96

2.4 Một số nhận xét về đạo đức học Arixtốt và đạo đức học I.Kant 104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 111

KẾT LUẬN 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đạo đức xã hội là một vấn đề luôn thu hút được sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu trong mọi thời đại Bởi nó có ảnh hưởng to lớn tới sự vận động và phát triển của xã hội loài người nói chung cũng như của mỗi quốc gia dân tộc và mỗi cộng đồng người nói riêng Thời đại ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ của khoa học công nghệ,… đã làm cho thực trạng đạo đức xã hội ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam có những biến đổi lớn Hiện nay, ở Việt Nam, thực trạng đạo đức xã hội diễn ra rất nhiều vấn đề phức tạp Không thể phủ nhận được tình trạng suy đồi các giá trị đạo đức dân tộc đang diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục,… đều có những biểu hiện suy đồi về đạo đức Vì thế, việc nghiên cứu về đạo đức xã hội nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức dân tộc là một vấn đề cấp thiết

Ngay từ khi mới ra đời, đạo đức học đã giữa một vị trí quan trọng trong

hệ thống lý luận triết học Các nhà triết học ở cả phương Đông và phương Tây

đã luôn trăn trở trước những vấn đề đạo đức xã hội mà thời đại họ đặt ra Họ

đã tập trung làm rõ những vấn đề cơ bản nhất của đạo đức xã hội như: cái Thiện, cái Ác, đức hạnh, hạnh phúc, lương tâm, nghĩa vụ,… với mong muốn đem lại những quan niệm đạo đức đúng đắn giúp mọi người nhờ đó họ sẽ sống hạnh phúc Ngày nay, việc nghiên cứu những quan niệm đạo đức trong lịch sử giúp ta hiểu được những suy tư của các thế hệ đi trước và có những ứng xử hợp lý đối với các vấn đề của xã hội đương thời

Đối với nền triết học phương Tây, đạo đức học đã sớm trở thành một phần quan trọng Sự vận động và phát triển của triết học cũng đồng thời chứa

Trang 5

đựng trong lòng nó sự vận động và phát triển của đạo đức học Thời gian là một dòng chảy không ngừng trôi đi nhưng các học thuyết, quan niệm tiêu biểu, những tư tưởng lớn sẽ còn lại Người phương Tây nói riêng và nhân loại

sẽ tiếp tục chiêm ngưỡng nó và tìm thấy trong đó những giá trị đối với đời sống hiện thực của mình

Trong lịch sử đạo đức học phương Tây, Arixtốt và I Kant là những nhà triết học đã để lại những quan niệm đạo đức tiêu biểu trong lịch sử Arixtốt là một trong những triết gia đầu tiên đã xây dựng đạo đức học với tư cách là một

hệ thống lý luận mang tính chỉnh thể và được xếp vào trong những người khởi đầu cho nền đạo đức học phương Tây Đến thời cận đại, chúng ta biết đến

Kant - một triết gia người Đức với câu nói nổi tiếng: “Hai điều tràn ngập tâm

tư với sự ngưỡng mộ và kính sự luôn luôn mới mẻ và gia tăng mỗi khi nghĩ đến, đó là: bầu trời đầy sao trên đầu tôi và quy luật luân lý ở trong tôi” [23;

278] Ông là một trong những nhà triết học đặc biệt tâm huyết với các vấn đề đạo đức xã hội Triết gia đã để lại những quan niệm đạo đức có giá trị mà ngày nay vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu

Ngày nay, đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant vẫn khiến cho nhân loại tốn nhiều tâm sức nhằm khám phá và phát hiện những giá trị quý báu của nó Vậy nội dung của từng quan niệm là gì? Giá trị, hạn chế và ý nghĩa của nó đối với thực tiễn xã hội ngày nay? Những vấn đề đó không chỉ mang lại sự thú vị đối với người nghiên cứu mà còn có giá trị sâu sắc về mặt

lý luận và thực tiễn Vì những lý do đó, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Một

số quan niệm đạo đức cơ bản của Arixtốt và I Kant” làm đề tài nghiên cứu

của mình

Tác giả luận văn hy vọng sẽ đem lại một cách tiếp cận mới đối với đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant Đồng thời, tác giả cũng hy vọng việc

Trang 6

nghiên cứu hai quan niệm đạo đức này sẽ góp phần bổ sung những nghiên cứu trước đây và phát hiện những giá trị, hạn chế và ý nghĩa của đối với hiện thực xã hội

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong lịch sử triết học phương Tây, có thể nói, Arixtốt và I Kant là hai triết gia lớn và tiêu biểu của hai thời đại: thời cổ đại và thời cận đại Đã qua bao nhiêu thế kỷ mà tên tuổi các ông vẫn được nhắc đến với một niềm ngưỡng vọng sâu sắc Arixtốt - một triết gia thời cổ đại, một nhà bách khoa toàn thư đã để lại cho nhân loại các công trình nghiên cứu về nhiều lĩnh vực Những công trình của ông đã trở thành nền tảng, cơ sở cho sự phát triển của nền triết học và khoa học phương Tây nói riêng và thế giới nói chung Đến thời cận đại, chúng ta biết đến I Kant không phải với tư cách một nhà bách khoa toàn thư mà với tư cách một nhà triết học, một nhà khoa học có những đóng góp lớn cho lịch sử triết học và khoa học phương Tây cận đại Trong

đền tưởng niệm các triết gia ở Tôkyô, người ta có treo bức tranh của "Bốn

minh triết trên thế gian": Đức Phật, Khổng Tử, Xôcrát và I Kant Đó là niềm

vinh dự lớn của bốn triết gia nói chung và của I Kant nói riêng

Cho đến nay, các học giả trên thế giới và ở Việt Nam vẫn dành nhiều tâm sức để nghiên cứu và khám phá những tư tưởng triết học của Arixtốt và Kant Để biết được tình hình nghiên cứu về những quan niệm đạo đức của họ, theo trình tự, chúng ta sẽ bắt đầu từ đạo đức học Arixtốt đến đạo đức học Kant và sẽ lần lượt xem xét các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đến các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Trước hết, về tình hình nghiên cứu đạo đức học Arixtốt Cho đến nay, ở Việt Nam đã xuất bản nhiều các công trình chuyên khảo về triết học Arixtốt

Tiêu biểu nhất phải kể đến công trình Triết học Arixtốt của Nguyễn Anh

Trang 7

Nghĩa, được nhà xuất bản Tân Việt xuất bản năm 1944 Sau đó phải kể đến công trình nghiên cứu cùng tên của Đặng Phùng Quân được nhà xuất bản Đêm trắng ở Sài Gòn xuất bản năm 1974 Tiếp đó, vào năm 1996, nhà xuất bản Khoa học xã hội tiếp tục xuất bản công trình cùng tên với hai công trình trên của Vũ Văn Viên Tất cả những công trình này đã trình bày những nội dung cơ bản nhất trong triết học của Arixtốt Đó là các vấn đề: siêu hình học, lôgíc học, học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức học và mỹ học Các công trình đó có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nền lý luận Việt Nam và thực tiễn giảng dạy trong các trường đại học Đạo đức học của Arixtốt cũng được trình bày khái quát với những nội dung cơ bản nhất Những nội dung đó có vai trò quan trọng đối với những nghiên cứu chuyên sâu sau này về đạo đức học Arixtốt

Nếu như những nội dung khác của triết học Arixtốt đã từng được tách

ra và nghiên cứu chuyên biệt như: lôgíc, học thuyết phạm trù, mỹ học, thì đạo đức học chưa được sự quan tâm như vậy Sự bỏ ngỏ này đòi hỏi các học giả ngày nay phải bổ sung bằng những nghiên cứu mới của mình Đó là một yêu cầu không chỉ về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn Sự nghiên cứu đó không chỉ giúp chúng ta bổ sung và phát triển nền lý luận ở Việt Nam mà còn giúp chúng ta phát hiện ra những giá trị của quan niệm đạo đức này và ứng dụng nó vào trong việc giữ gìn và phát triển hệ thống những giá trị đạo đức dân tộc trong giai đoạn mới

Đối với đạo đức học Kant, có thể nói, công cuộc nghiên cứu về đạo đức học Kant ở Việt Nam đã được thực hiện nhiều hơn so với việc nghiên cứu đạo đức học của Arixtốt Một trong những công trình sớm nhất nghiên cứu về

Kant đó là cuốn sách mang tên Triết học Kant của Nguyễn Đình Thi được nhà

xuất bản Tân Việt xuất bản năm 1944 Công trình này đã giúp ta hình dung được một cách khái quát về triết học Kant ở những bộ phận cơ bản của nó

Trang 8

Đến năm 1972, nhà xuất bản Văn hóa thông tin đã xuất bản công trình nghiên

cứu của Trần Thái Đỉnh mang tên Triết học Kant Ở đây, Trần Thái Đỉnh đã

trình bày toàn bộ hệ thống triết học Kant một cách rất cụ thể Học giả của chúng ta đã nghiên cứu về Kant rất sâu sắc thông qua các tác phẩm của triết gia này Có thể nói, chính ở đây, đạo đức học Kant đã được trình bày khá đầy

đủ và trọn vẹn Những nội dung cơ bản được đề cập là quan niệm của Kant về nguyên tắc, đối tượng, động cơ và những mệnh đề của lý tính thực hành Sau công trình nghiên cứu của Trần Thái Đỉnh phải kể đến công trình của Trần

Đức Thảo mang tên Lịch sử triết học trước Mác xuất bản năm 1995 Thực

chất, đây là tập bài giảng về lịch sử triết học Ông đã viết nó vào những năm

1955 - 1957 Sau này, Phạm Hoàng Gia và Lưu Đức Mộc biên tập thành sách

và đặt tên cho cuốn sách là Lịch sử triết học trước Mác Ở đây, Trần Đức

Thảo đã đề cập đến triết học Kant và cả triết học Arixtốt với những nội dung

cơ bản và khái quát Tiếp theo là công trình của Nguyễn Văn Huyên mang tên

Triết học Imanuen Cantơ được nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm

1996 Trong công trình này, học giả của chúng ta đã hệ thống lại toàn bộ triết học Kant với những nội dung cơ bản nhất Ông đã dành cho đạo đức học một dung lượng xứng đáng, trong đó ông đã đề đến những vấn đề cơ bản nhất trong đạo đức học Kant như: nguyên tắc mệnh lệnh tuyệt đối và các định đề

cơ bản của lý tính thực hành

Bên cạnh những công trình nghiên cứu đó, chúng ta không thể không

kể đến những bài viết được đăng trên Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Triết học cổ

điển Đức: những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học (2004) Kỷ yếu này

có đăng rất nhiều bài viết về đạo đức học Kant, tiêu biểu nhất phải kể đến:

Đạo đức học của Cantơ và ý nghĩa hiện thời của nó của Nguyễn Trọng

Chuẩn; Triết học đạo đức của Cantơ và ảnh hưởng của nó đối với nền triết

học phương Tây của Ngô Thị Mỹ Dung; Tìm hiểu một số quan niệm đạo đức

Trang 9

của I Cantơ của Đỗ Thị Hòa Hới; Thế giới đạo đức trong triết học thực tiễn của Cantơ của Nguyễn Kim Lai; Mệnh lệnh tuyệt đối và ý nghĩa hiện thời của

nó của Lê Công Sự; v.v Những bài viết này đã tập trung làm rõ những nội

dung và ý nghĩa của đạo đức học Kant như: mệnh lệnh tuyệt đối, bổn phận và nghĩa vụ đạo đức, tự do ý chí, lý tưởng về một nền hòa bình vĩnh cửu, ảnh hưởng của triết học Kant đối với nền triết học phương Tây, v.v Những bài viết này là những đóng góp quý báu cho việc nghiên cứu đạo đức học Kant Tuy nhiên, vẫn cần có những nghiên cứu có tính hệ thống hơn về quan niệm đạo đức này

Những nghiên cứu mới nhất về đạo đức học Kant phải kể đến các công trình của Vũ Thị Thu Lan Có thể nói, đây là một tác giả rất tâm huyết với đạo đức học của Kant Tác giả đã thể hiện sự tìm tòi của mình trong rất nhiều bài

viết được đăng trên Tạp chí Triết học như: Tự do đạo đức của chủ thể trong

đạo đức học I Kant (2003), Vấn đề giá trị đạo đức trong “Mệnh lệnh tuyệt đối” (2006), Đạo đức học Cantơ và tư tưởng văn hoá hoà bình (2005), Các định đề cơ bản trong đạo đức học I Kant (2010), v.v Những bài viết này đã

làm rõ nhiều khía cạnh khác nhau của đạo đức học Kant

Sự nghiên cứu về đạo đức học Kant của tác giả Vũ Thị Thu Lan được

thể hiện tập trung nhất trong công trình luận văn thạc sỹ với đề tài “Mệnh lệnh

tuyệt đối trong đạo đức học của Cantơ” (2004) và công trình luận án tiến sỹ

với đề tài “Đạo đức học Kant và những giá trị, hạn chế của nó” (2010)

Trong luận văn thạc sỹ, tác giả đã khái quát những phạm trù cơ bản của đạo đức học Kant như: lý tính thực tiễn, năng lực mong muốn, thiên hướng, ý chí, nguyên tắc, quy tắc và động cơ Sau đó, tác giả đi sâu, mổ sẻ, làm rõ những khía cạnh khác nhau của phạm trù mệnh lệnh tuyệt đối Đó là cấu trúc lôgíc, vấn đề tự do đạo đức và giá trị đạo đức trong mệnh lệnh tuyệt đối Có thể nói, công trình luận văn thạc sỹ là cơ sở tiền đề để tác giả tiếp tục nghiên cứu sâu

Trang 10

rộng hơn về đạo đức học Kant trong luận án tiến sỹ.Trong công trình này, tác giả không dừng lại ở một nội dung nào đó mà nghiên cứu toàn bộ hệ thống đạo đức học Kant với những nội dung cơ bản nhất Tác giả làm rõ việc Kant xây dựng đạo đức học như một khoa học; làm sâu sắc hơn hệ thống những phạm trù cơ bản trong đạo đức học Kant như: năng lực mong muốn, thiên hướng, ý chí, Thiện chí, động cơ, lương tâm, bổn phận, nghĩa vụ; phân tích các định đề của lý tính thực hành: Tự do, Thượng đế, linh hồn bất tử; phân tích phạm trù mệnh lệnh tuyệt đối ở hai khía cạnh: cấu trúc lôgíc, các hình thức và giá trị đạo đức của mệnh lệnh tuyệt đối Từ đó, tác giả rút ra giá trị và hạn chế của đạo đức học Kant Có thể nói, những công trình của Vũ Thị Thu Lan là những đóng góp quý báu đối với công cuộc nghiên cứu về đạo đức học Kant nói riêng và triết học Kant nói chung

Trên đây chúng ta đã khái quát lại tình hình nghiên cứu về đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant ở Việt Nam Vậy công cuộc nghiên cứu đó ở các nước trên thế giới đã diễn ra như thế nào? Do sự hạn chế về ngoại ngữ, trong công trình này, tác giả xin được đề cập đến những công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới đã được dịch ra tiếng Việt:

Trước hết phải kể đến công trình Câu chuyện triết học của Uil Durang

đã được dịch ra tiếng Việt và được nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản năm 1994 Công trình này đã khái quát được toàn bộ tiến trình phát triển của triết học phương Tây từ thời cổ đại đến hiện đại Ở đây, tác giả không chỉ tái hiện lại câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của các triết gia mà còn tái hiện một cách hết sức thú vị về hệ thống tư tưởng của họ Trong đó, tác giả dành một dung lượng khá lớn để nói về Arixtốt và Kant Riêng về lĩnh vực đạo đức học, tác giả không trình bày toàn bộ hệ thống tư tưởng của hai ông mà chỉ khái quát những tư tưởng độc đáo và đặc trưng nhất

Trang 11

Tiếp theo, phải kể đến công trình Đạo đức học (1998) của E V

Zolotukhina - Abolina Công trình này được PGS TS Nguyễn Anh Tuấn dịch

ra tiếng Việt và được lưu giữ tại thư viện Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Công trình này là một giáo trình đạo đức học Trong đó, tác giả đã trình bày hệ thống những nội dung cơ bản nhất của đạo đức học như: bản chất và chức năng của đạo đức, lịch sử các học thuyết đạo đức, các phạm trù đạo đức và các vấn đề đạo đức trong thế giới hiện nay Đạo

đức học Arixtốt và đạo đức học Kant đã được kể đến trong phần lịch sử các

học thuyết đạo đức Tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản nhất của hai

học thuyết đạo đức này Tác giả luận văn coi đây là một công trình nghiên cứu có nhiều ý nghĩa đối với việc nghiên cứu của mình Công trình này đã giúp tác giả luận văn nảy ra ý tưởng về việc so sánh các học thuyết đạo đức với nhau để tìm ra những tương đồng và khác biệt Việc làm đó giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn, thấy được giá trị, hạn chế của từng học thuyết và đồng thời đem lại một bức tranh chung về nền đạo đức học phương Tây

Công trình Lịch sử triết học và các luận đề (2004) của Samuel Enoch

Stumpf cũng là một công trình tiêu biểu đã được dịch ra tiếng Việt Giống như tên gọi của nó, công trình đã tiếp cận với triết học phương Tây theo từng vấn đề cụ thể và đạo đức học là một trong những vấn đề rất được coi trọng Tác giả đã trình bày những học thuyết đạo đức tiêu biểu và đặc biệt chú ý đến việc xếp loại các lập trường đạo đức trong lịch sử triết học phương Tây Các lập trường đạo đức được kể đến như: đạo đức học mục đích của Arixtốt, đạo đức học công lợi của J S Mill, đạo đức học giá trị của Platôn, đạo đức học nghĩa vụ của Kant, v.v Đối với tác giả luận văn, đây cũng là sự gợi ý cho việc nghiên cứu so sánh trong lĩnh vực đạo đức học

Công trình Nhập môn triết học phương Tây của Samuel Enoch Stumpf

và Donald C Abel được Lưu Văn Hy biên dịch, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2004 Trong công trình này, tác giả dành riêng một

Trang 12

chương để trình bày các học thuyết đạo đức tiêu biểu trong lịch sử triết học phương Tây Đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant cũng được tái hiện với những phạm trù cơ bản nhất Qua đó, các tác giả đã thể hiện ý tưởng về việc phân loại các lập trường đạo đức học trong lịch sử Đạo đức học Arixtốt được

gọi là học thuyết “thể hiện bản tính con người” còn đạo đức học Kant được gọi là học thuyết “làm bổn phận mình” Công trình này đã củng cố thêm ý

tưởng về việc nghiên cứu so sánh trong lĩnh vực đạo đức học của luận văn

Có thể nói, cho đến nay, việc nghiên cứu đạo đức học Arixtốt tuy đã được thực hiện nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát và hiếm thấy một công trình chuyên sâu nào về quan niệm đạo đức này Việc nghiên cứu về đạo đức học Kant đã được chú ý nhiều hơn, đã xuất hiện những luận văn, luận án nghiên cứu chuyên sâu về quan niệm này Tuy nhiên, theo tác giả luận văn, vẫn cần thiết có những nghiên cứu tiếp theo, những cách tiếp cận mới để chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về Kant và những quan niệm đạo đức của ông Việc nghiên cứu so sánh giữa đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant hầu như chưa được thực hiện Theo tác giả luận văn, cần thực hiện những nghiên cứu so sánh về hai quan niệm đạo đức này cũng như các quan niệm đạo đức khác nhau trong lịch sử Việc làm đó sẽ giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn, phát hiện những giá trị, hạn chế, thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa các quan niệm đạo đức trong lịch sử Đó là cơ sở để giải quyết các vấn đề đạo đức xã hội ngày nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những nội dung cơ bản của đạo đức học Arixtốt và đạo đức học I Kant Nhằm giúp cho việc nhận sâu sắc hơn những quan niệm đạo đức của hai nhà triết học, luận văn sẽ có một vài phân tích đối sánh về những quan niệm của họ

Trên cơ sở xác định mục đích nghiên cứu, luận văn sẽ thực hiện nhiệm vụ phân tích, làm rõ quan điểm của Arixtốt và Kant về các vấn đề cơ bản của đạo

Trang 13

đức học như: mục đích, bản chất của hành vi đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức Từ đó, tác giả sẽ rút ra một số nhận xét, đánh giá về hai quan điểm này

4 Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về lịch sử triết học

Khi thực hiện luận văn này, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của phép biện chứng duy vật như: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, so sánh và khái quát hoá, v.v

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant Về phạm vi nghiên cứu, tác giả luận văn chỉ dừng lại ở những nội dung cơ bản trong đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant như: bản chất, mục đích của hành vi đạo đức và vấn đề giáo dục đạo đức Tác giả chủ yếu

khảo cứu qua hai tác phẩm là Đạo đức học của Nicômatic của Arixtốt và Phê

phán lý tính thực hành của I.Kant

6 Đóng góp của luận văn

Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant Tuy vậy, để làm rõ hơn nữa diện mạo của hai quan niệm, luận văn đã kế thừa những công trình nghiên cứu trước đây và cố gắng đưa ra một số so sánh về những nội dung cơ bản trong hai quan niệm đạo đức trên Vì thế, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu về đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant Đồng thời luận văn cũng có thể làm cơ sở cho việc nghiên cứu những quan niệm đạo đức khác trong lịch sử triết học

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm hai chương, bảy tiết

Trang 14

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG CHO SỰ

RA ĐỜI CỦA ĐẠO ĐỨC HỌC ARIXTỐT VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC I.KANT

1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Arixtốt và I.Kant

1.1.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Arixtốt

Arixtốt sinh năm 384 TCN, tại thành phố Stagira trên bờ biển Êgiê thuộc xứ Maxêđoan, cách Athen 200 dặm Cha ông là thầy thuốc Nicômac, chuyên chữa bệnh cho quốc vương Maxêđoan và trở thành bạn thân của quốc vương Maxêđoan là Aminta Vị vua này là cha của vua Phillip, ông đã cầm quyền trong những năm 393 - 369 TCN, sau đó nhường ngôi lại cho Phillip Khi còn nhỏ, Arixtốt thường giúp cha làm thuốc ở cung đình nên đã trở thành bạn thân của vua Phillip Năm 369 TCN, khi Arixtốt 15 tuổi, ông bị mồ côi cha mẹ Ông không kế tục sự nghiệp làm thầy thuốc của cha mà đi theo con đường khoa học Vì Arixtốt rất say mê nghiên cứu khoa học nên người cha đỡ đầu của ông là Prôksen đã cho ông tới Athen để học tập Năm 367 TCN, Arixtốt đã vào học ở Học viện của Platôn Ông đã học tập và giảng dạy ở đây suốt 20 năm cho đến khi Platôn qua đời Ông đã học tập và làm việc say xưa, viết nhiều công trình, thể hiện suy nghĩ độc lập, sáng tạo và thậm chí có nhiều quan điểm trái ngược với Platôn

Năm 348 TCN, Platôn mất ở tuổi 80, quyền quản lý Học viện được trao lại cho người cháu là Spevxip Do bất đồng quan điểm với người này nên Arixtốt đã dời bỏ Hàn lâm viện và đi du lịch vòng quanh vùng Tiểu Á Cuối cùng, ông đã chọn thành phố Assos để định cư Arixtốt đã sống và làm việc ở Assos 3 năm, từ năm 348 đến năm 345 TCN Ở đây, ông đã gặp lại Germi - một người từng có quan hệ gần gũi với Học viện của Platôn và hiện tại đang cai quản vùng Tiểu Á rộng lớn Arixtốt đã kết hôn với con gái nuôi, cũng là cháu gái của Germi là Piphiađa và bà đã sinh cho ông một người con gái

Trang 15

Cũng chính trong khoảng thời gian này, Arixtốt đã khẳng định thế giới quan riêng của mình Khi người Ba Tư gây ra bạo loạn dẫn đến cái chết của Germi, Arixtốt đã chuyển đến sống tại thành phố Mitilena theo lời mời của Teophrát

- một người bạn đồng hương và cũng là người phụ tá của ông trong suốt thời gian sau đó

Năm 343 TCN, theo lời mời của vua Phillip, Arixtốt đến thành phố Pella để dạy dỗ cho hoàng tử Alexanđrơ - con trai của vị vua này Lúc đó hoàng tử Alêxanđrơ mới 13 tuổi Việc đã dạy dỗ kéo dài trong ba năm và kết thúc khi hoàng tử 16 tuổi Lúc này hoàng tử bắt đầu theo cha trị vì đất nước, không còn thời gian để học hành nữa Năm 339 TCN, Arixtốt trở về thành phố quê hương là Stagira Vào năm 349 TCN, trong cuộc chinh phục Hy Lạp của Phillip, thành phố Stagari đã bị tàn phá nặng nề Để đền ơn Arixtốt đã dạy

dỗ con trai mình, vua Phillip cho xây dựng lại thành phố này

Năm 335 TCN, vua Phillip qua đời khi Alexanđrơ vừa tròn 20 tuổi Ông đã thay cha trị vì đất nước và thực hiện tiếp kế hoạch chinh phục châu Á của cha mình Khi đó, Arixtốt đã 50 tuổi, ông quyết định trở lại Athen Nhờ

sự giúp đỡ của những người Maxêđoan, đặc biệt là của một người bạn tên là Antipart đang cai quản vùng Bancăng, ông đã mở được trường dạy triết học của mình là trường Lykei tại vùng Lykei, ngoại thành Athen Trường này còn được gọi là trường Periratos – trường Tiêu dao vì kiến trúc đặc biệt của nó và phong cách dạy học đặc biệt của Arixtốt Ông vừa đi dạo vừa giảng dạy và đàm thoại với học trò của mình Arixtốt đã dạy học ở đây trong khoảng thời gian 12 năm Cũng trong khoảng thời gian này, Alexanđrơ tiến hành cuộc chiến tranh chinh phục miền Bắc Phi và châu Á như: Ai Cập, Ba Tư, Babilon, Palextin, Ấn Độ Về sau, mối quan hệ giữa Arixtốt với vua Alexanđrơ càng ngày càng phai nhạt vì sự bất đồng trong quan điểm về chính trị và đặc biệt là

sự kiện cháu của Arixtốt đã bị triều đình Maxêđoan xử tử hình

Trang 16

Năm 323 TCN, vua Alexanđrơ đột ngột qua đời ở tuổi 33 tại Babilon Cái chết của vị vua này đã ảnh hưởng lớn tới số phận của những người ủng hộ Maxêđoan, trong đó có Arixtốt Sau khi ông chết, người Athen nổi dậy chống lại người Maxêđoan, Arixtốt cũng bị lâm vào hoàn cảnh nguy hiểm Những người thuộc phái chống Maxêđoan, đứng đầu là nhà hùng biện Đêmôxten đã dấy lên phong trào chống Arixtốt, họ lên án và buộc ông phải ra tòa với lý do tôn giáo Arixtốt đã chuyển giao lại quyền quản lý trường Lykei và toàn bộ thư viện, kho lưu trữ tư liệu của trường cho người phụ tá của ông là Teophrát rồi bỏ trốn khỏi Athen trước khi diễn ra phiên tòa xét xử ông Ông đã chuyển đến Sansiđidơ thuộc đảo Ơbe Hai tháng sau khi Arixtốt chuyển đến nơi ở mới, ông đã qua đời vì bệnh đau dạ dày kinh niên vào năm 322 TCN

Arixtốt qua đời ở tuổi 62 Ông đã để lại cho nhân loại một kho tàng tri thức khổng lồ, một di sản khoa học vô cùng to lớn Các tác phẩm của ông được lưu giữ trong thư viện của trường Lykei Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau khi nhận định về số lượng tác phẩm của Arixtốt Nhiều học giả cho rằng, ông đã viết khoảng 1000 tác phẩm Một số học giả khác lại cho rằng, ông viết khoảng 400 tác phẩm Qua những biến cố của lịch sử nhân loại, những tác phẩm này đã được lưu chuyển qua nhiều nơi, bị thất lạc và hư hỏng nhiều Trong số các tác phẩm còn lại cho tới ngày nay, một số tác phẩm là nguyên bản của Arixtốt, một số tác phẩm khác được các học trò bổ sung, diễn giải qua mỗi lần biên tập và xuất bản

Có thể phân chia các tác phẩm của ông thành ba loại: thứ nhất, các tác phẩm đầu tay được ông viết khi ở Học viện của Platôn và trong thời gian sau

đó khi ông dời khỏi nơi này; thứ hai, các tác phẩm được viết dưới sự chỉ đạo của ông trong thời gian làm việc tại trường Lykei; thứ ba, các tác phẩm ông viết từ khi ông thành lập trường Lykei cho đến lúc cuối đời Cho đến nay, hầu như các tác phẩm loại thứ nhất và loại thứ hai đã bị mất hết Chúng ta chỉ biết

Trang 17

tới chúng thông qua những tác giả khác kể về Arixtốt Chỉ có nhóm tác phẩm loại thứ ba được lưu giữ lại đầy đủ hơn cả

Những tác phẩm còn lại cho đến ngày nay có thể phân chia thành một

số loại sau:

Thứ nhất, các tác phẩm về lôgíc học Có tác phẩm Organon, tác phẩm này là tập hợp của năm tác phẩm lôgic khác: Các phạm trù, Các cách lý giải

(Tractat), Phân tích học (Analitica), Topic, Sự bác bỏ các kiểu chứng minh ngụy biện

Thứ hai, các tác phẩm về triết học Đó là Metaphysic, tác phẩm này bao

gồm 14 tác phẩm được viết trong thời gian khác nhau và được sắp xếp lại

Thứ ba, các tác phẩm về vật lý học, bao gồm: Vật lý học, Về bầu trời,

Về sự xuất hiện và diệt vong, Khí tượng học

Thứ tư, các tác phẩm về sinh học, bao gồm: Lịch sử động vật, Về các

bộ phận của động vật, Về vận động của động vật, Về nguồn gốc của động vật

Những tác phẩm này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của sinh vật học của nhân loại

Thứ năm, các tác phẩm về tâm lý học, bao gồm: Bàn về linh hồn và 8 tác phẩm khác được gọi chung là Parvanaturalia

Thứ sáu, các tác phẩm chính trị - xã hội, bao gồm: Kinh tế, Chính trị (Politea)

Thứ bảy, các tác phẩm về nghệ thuật, bao gồm: Thi ca (Pôetique), Luật thơ

Thứ tám, các tác phẩm về đạo đức, bao gồm: Đạo đức học của

Nicômactic, Đại luân lý học, Đạo đức học của Eudeme, Khái luận về những đức hạnh và những thói xấu Trong đó, chỉ có Đạo đức học của Nicômatic là

tác phẩm duy nhất được lưu giữ lại cho đến ngày nay

Trang 18

Toàn bộ các công trình của Arixtốt có thể coi là một bộ bách khoa thư của Hy Lạp Người đời sau suy tôn ông là một nhà bách khoa toàn thư của Hy Lạp nói riêng và của nhân loại nói chung Arixtốt có vai trò quan trọng đối với triết học và khoa học phương Tây Ông là người đã đặt nền móng cho sự phát triển các ngành khoa học của nhân loại như: vật lý học, lôgíc học, sinh vật học, tâm lý học, chính trị học, đạo đức học, nghệ thuật, v.v Cuộc đời Arixtốt gặp nhiều gian nan nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn

1.1.2 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của I Kant

Sau Arixtốt 22 thế kỷ, đến thời cận đại, nhân loại biết đến I Kant - một triết gia người Đức, có đóng góp to lớn đối với nền khoa học và triết học phương Tây nói riêng và nhân loại nói chung Cũng như Arixtốt, Kant đã dành cho đạo đức học sự quan tâm sâu sắc Đạo đức học của Arixtốt và đạo đức học của Kant thể hiện hai lập trường đạo đức học khác nhau Bởi mỗi học thuyết được ra đời trong bối cảnh lịch sử khác nhau, chúng là con đẻ tinh thần của hai triết gia khác nhau Mỗi con người là một tiểu vũ trụ, có một thế giới nội tâm và trải nghiệm một cuộc đời riêng Đó là những điều kiện, tiền đề cho

sự hình thành và phát triển của mỗi học thuyết

I Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm 1724 ở Koenigsberg - một thành phố miền Đông nước Phổ, nay là Kalinigrát thuộc Nga Kant được sinh ra trong một gia đình làm nghề thuộc da và theo đạo Tin lành Đặc biệt, ông có một người mẹ là một tín đồ rất sùng đạo Chính đức tin của bà đã vun trồng mầm thiện nơi ông và khiến ông trở thành một tín đồ Tin lành giáo đến suốt cuộc đời Điều đó đã ảnh hưởng lớn tới triết học Kant nói chung và đạo đức học Kant nói riêng Mẹ ông cũng là người đã nhận ra những khả năng sắc bén nơi con trai mình Bà đã cố gắng để Kant được vào học tại một trường trung học tốt hơn - trường trung học Collegium Fredericianum Tại đây, Kant được giáo dục rất tốt Đó là những nền tảng đầu tiên cho sự nghiệp học thuật của ông sau này

Trang 19

Sau khi tốt nghiệp trường trung học, vào mùa thu năm 1740, Kant đã thi vào khoa Triết của trường Đại học Tổng hợp Koenigsberg Tại đây, ông không chỉ học tập và nghiên cứu triết học mà còn được trang bị những kiến thức về khoa học tự nhiên Kant dành sự quan tâm sâu sắc tới các môn: toán học, vật lý học, vũ trụ học, cơ học Nhờ đó, ông được biết đến các nhà khoa học nổi tiếng như: Niutơn, Đềcáctơ, Lépnit, Vônphơ và các nhà tư tưởng khai sáng Pháp như: Vônte, Môngtexkiơ, Rútxô, v.v Giáo sư của Kant ở trường đại học là Martin Knutzen, là người theo phái duy lý, chịu ảnh hưởng của phương pháp triết học Lépnit - Vônphơ Vì thế, ông đã hướng Kant theo truyền thống duy lý

Năm 1746, Kant bảo về luận án tốt nghiệp với đề tài “Một số suy nghĩ

về sự đánh giá đúng đắn các năng lực sinh động” Trong công trình này, Kant

đã phê phán và chỉ ra những hạn chế của hai nhà tư tưởng nổi tiếng là Lépnít

và Đềcáctơ Luận án của ông không được thầy hướng dẫn Martin Knutzen công nhận Sau đó, cha ông qua đời Kant đã phải dời trường đại học và hành nghề gia sư để kiếm sống Trong những năm tháng này, ông tiếp tục tự mình trau dồi, nghiên cứu về các lĩnh vực của khoa học tự nhiên

Năm 1754, Kant trở lại trường Đại học Koenigsberg để tiếp tục học tập

và nghiên cứu Khi đó Martin Knutzen - thầy hướng dẫn trước đây của ông đã qua đời Vào năm 1755, Kant đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài

Lịch sử tự nhiên và lý thuyết về thiên hà Cũng trong năm đó, ông được bổ

nhiệm phó giáo sư và bắt đầu tham gia giảng dạy tại trường

Năm 1759, lần đầu tiên Kant nộp đơn xin dạy môn Lôgic học và Siêu hình học ở trường Đại học Koenigsberg nhưng đã không được chấp nhận Trường Erlangen và Jena đã mời Kant tới giảng dạy nhưng ông đã từ chối Ông quyết định ở lại giảng dạy tại trường Đại học Koenigsberg và khước từ

Trang 20

những cơ hội để nhậm chức giáo sư ở các trường đại học khác Mãi đến năm

1770, Kant mới được nhậm chức giáo sư về Lôgic học và Siêu hình học tại trường Đại học Koenigsberg Năm 1778, ông từ chối lời mời dạy tại trường Đại học Halle với mức lương bổng cao Năm 1786 đến năm 1788, Kant là trở thành hiệu trưởng của trường Đại học Koenigsberg Năm 1787, ông được bầu làm viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Hoàng gia Phổ ở Berlin

Trong thời gian giảng dạy tại trường Đại học Koenigsberg, Kant đã tham gia giảng dạy rất nhiều môn học như: Lôgic học, Siêu hình học, Đạo đức học, Thần học tự nhiên, Vật lý học, Toán học, v.v Bài giảng của ông được các học trò rất hâm mộ vì đã sử dụng phương pháp giảng dạy đặc biệt hơn các giáo sư khác trong trường Kant không tuân thủ theo sách giáo khoa một cách máy móc như những giáo sư khác Ông chỉ sử dụng sách giáo khoa làm cơ sở, từ đó phát triển những tư tưởng riêng của mình Cách giảng dạy của ông không nhằm đem lại những đáp án có sẵn mà chú ý tới việc định hướng, khích lệ các học trò tự mình tìm ra chân lý Phương pháp giảng dạy ấy khiến các học trò rất hâm mộ ông

Cả cuộc đời mình, Kant không đi ra khỏi thành phố quê hương, thậm chí là một vài dặm Vì sức khỏe quá yếu, Kant phải sinh hoạt theo một thời khóa biểu rất nghiêm ngặt, cứng nhắc Buổi sáng ông thức dậy vào lúc 5 giờ

và bắt đầu chuẩn bị bài để lên lớp giảng Sau mỗi buổi giảng, ông lại dành thời gian để nghiên cứu khoa học Tuy rất bận rộn và say mê nghiên cứu nhưng ông không bao giờ quên bữa ăn trưa cùng với các bạn bè Sau bữa trưa

là thời gian ông dành cho việc đọc sách, nghiền ngẫm, suy tư Đúng 4 giờ chiều thì ông đi dạo và cuối cùng là đi ngủ vào lúc 10 giờ đêm Thời gian biểu của ông được thực hiện một cách đều đặn đến nỗi cứ mỗi khi ông ra khỏi nhà thì người dân sống trong khu của ông biết lúc đó là mấy giờ để lên giây cót cho đồng hồ

Trang 21

Năm 1793, Kant cho xuất bản tác phẩm Tôn giáo chỉ trong giới hạn

của lý tính Tác phẩm này gây một tiếng vang lớn đối với công chúng nhưng

đã dẫn đến sự phản ứng rất gay gắt từ các nhà cầm quyền Quan điểm của ông

về tôn giáo hàm chứa tư tưởng phiếm thần luận, phản đối thuyết tam vị nhất thể và như vậy là không đúng với Kinh thánh của tôn giáo đang thịnh hành lúc đó Năm 1794, cuốn sách đã được tái bản Vua Friedrich Wilhelm II đã ký sắc lệnh cảnh cáo Kant, không cho phép ông phát biểu những vấn đề tôn giáo, nếu không sẽ bị trừng phạt Cũng trong năm này, Kant trở thành viện sỹ Viện Hàn lâm khoa học Saint Peterburg Ông tiếp tục giảng dạy cho đến năm 1797 thì nghỉ hưu vì sức khỏe suy giảm Năm 1798, cả Viện Hàn lâm khoa học Italia và Viện Hàn lâm khoa học Paris đều bầu ông làm viện sỹ của viện mình Kant tạ thế vào ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại Koenigsberg - thành phố quê hương mà ông đã gắn bó cả cuộc đời

1.2 Bối cảnh ra đời của đạo đức học Arixtốt và đạo đức học I.Kant

1.2.1 Bối cảnh ra đời của đạo đức học Arixtốt

Arixtốt được sinh ra và lớn lên ở Hy Lạp - một trong ba cái nôi của nền văn minh nhân loại thời kỳ cổ đại, nơi đã hình thành và phát triển những nền móng đầu tiên của các ngành khoa học Để trở thành cái nôi của văn minh nhân loại, Hy Lạp đã hội tụ rất nhiều những điều kiện khác nhau mà trước hết phải kể đến điều kiện địa lý

Đất nước Hy Lạp nằm ở phía nam châu Âu, trên bán đảo Bancăng Lãnh thổ Hy Lạp thời cổ đại rộng hơn ngày nay rất nhiều, bao gồm ba khu vực: miền Nam bán đảo Bancăng, miền ven biển Tiểu Á và các đảo trên biển Êgiê Miền nam bán đảo Bancăng có tới hơn 80% diện tích là núi, phía bắc là dãy Prinde, phía tây là dãy Eupia, phía Đông là bình nguyên Thessalia, phía nam là bán đảo Pêlôpônezơ Bán đảo Pêlôpônezơ có hình dáng như một bàn

Trang 22

tay với bốn ngón tay xòe ra biển Ở đây có nhiều đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Miền ven biển Tiểu Á bao gồm các tỉnh nằm trên các bình nguyên ven bán đảo Tiểu Á Đây là một vùng giàu có, có vị trí như là chiếc cầu nối giữa Hy Lạp với các nước phương Đông

cổ đại Còn vùng thứ ba bao gồm các đảo và quần đảo trên biển Êgiê Trong

hệ thống đảo này, quan trọng nhất là đảo Crét là trung tâm của nền văn minh tối cổ Crét - myxen Bờ biển phía đông và tây bán đảo Bancăng có địa hình khúc khủy tạo nên nhiều vịnh và hải cảng, rất thuận lợi cho việc phát triển hàng hải Biển Êgiê giống như một cái hồ lớn êm ả, các đảo trên biển trở thành trạm nghỉ chân cho tàu thuyền đi lại từ Hy Lạp đến Tiểu Á và Bắc Phi

Đó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng hải

Những đặc điểm địa lý tự nhiên của Hy Lạp đã tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và biến nơi đây thành một trong ba trung tâm của nền văn minh của nhân loại Điều kiện địa lý đó giúp cho nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ và đặc biệt là ngành hàng hải phát triển rất thuận lợi Người Hy Lạp cổ đại đã lợi dụng sự thuận lợi của đường biển để đi đến khắp các vùng Tiểu Á, Bắc Phi, phương Đông để trao đổi buôn bán Việc giao thương về kinh tế kéo theo sự giao lưu văn hóa Những yếu tố văn hóa tư tưởng cũng thông qua những con đường này mà đến với Hy Lạp và làm giàu thêm nền văn hóa Hy Lạp cổ đại, biến nơi đây trở thành một nền văn minh thịnh vượng

Triết học Hy Lạp cổ đại có thể chia thành ba thời kỳ: thứ nhất, triết học tiền Xôcrát, kéo dài từ thế kỷ VIII TCN đến thế kỷ VI TCN Đây là thời chế

độ chiếm hữu nô lệ mới hình thành và cũng là thời kỳ hình thành và xác lập những vấn đề cơ bản của nền triết học Hy Lạp Thứ hai, thời kỳ triết học Athen, kéo dài từ thế kỷ V TCN đến thế kỷ IV TCN Đây là thời kỳ phồn thịnh của triết học Hy Lạp, cũng là thời kỳ chế độ nô lệ phát triển đến đỉnh

Trang 23

cao của nó Thứ ba, thời kỳ Hy Lạp hóa, kéo dài từ thế kỷ III TCN đến thế kỷ

II TCN Thời kỳ này, chế độ chiếm hữu nô lệ khủng hoảng và suy vong, nền văn hóa nói chung và triết học Hy Lạp cổ đại nói riêng cũng suy tàn

Arixtốt sống ở thế kỷ thứ IV TCN, tương ứng với thời kỳ thứ hai trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại Đây là thời kỳ phát triển đến đỉnh cao của chế

độ chiếm hữu nô lệ và của nhà nước thành bang, dẫn đến sự phân công lao động xã hội, tách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay Nô lệ đảm đương mọi việc nặng nhọc, những công việc thuộc về lao động chân tay trong

xã hội Nhờ có lao động của giai cấp nô lệ mà mà tầng lớp trí thức, quý tộc, chủ nô có điều kiện để chuyên tâm vào lĩnh vực học thuật, nghiên cứu khoa học Đó là một trong những thành tố góp phần vào sự thịnh vượng của nền văn hóa tư tưởng Hy Lạp nói chung và triết học Hy Lạp nói riêng

Tình hình chính trị của Hy Lạp thời kỳ này thường xuyên xảy ra nhiều biến động Sự chia cắt của điều kiện địa lý tự nhiên dẫn đến sự xuất hiện của rất nhiều những thành bang lớn nhỏ trong lãnh thổ Hy Lạp Trong suốt chiều dài lịch sử, ở Hy Lạp thường xuyên xảy ra những cuộc chiến tranh xung đột giữa các thành bang Arixtốt sống trong thời kỳ trỗi dậy của vương quốc Maxêđoan Trong thời kỳ này, người thống lĩnh vương quốc Maxêđoan là Phillip và người kế tục là con trai ông - Alexanđrơ Tham vọng của hai cha con là chinh phục toàn đất nước Hy Lạp và thậm chí là trở thành bá chủ của các châu lục: châu Âu, châu Á và châu Phi Sự nghiệp chính trị của hai cha con Phillip đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Họ đã chinh phục được toàn

bộ Hy Lạp, đánh bại đế chế Ba Tư hùng mạnh và tiến sang chinh phục được một khu vực châu Á rất rộng lớn, đến tận sông Hằng, Ấn Độ Tuy vậy, trong suốt quá trình đó, họ đã gặp phải sự chống đối từ nhiều tập đoàn chính trị khác Ngay sau khi Alexanđrơ qua đời, đế chế Maxêđoan hùng mạnh sớm tan

vỡ vì sự nổi dậy của các tập đoàn chính trị ở Hy Lạp

Trang 24

Những biến cố chính trị - xã hội ở Hy Lạp thời kỳ này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp nghiên cứu khoa học và triết học của Arixtốt Ông có vinh

dự trở thành người dạy dỗ Alexanđrơ trong ba năm khi vị vua này 13 tuổi Theo các sử gia, Alexanđrơ yêu mến, kính trọng Arixtốt như một người cha

Vị vua này đã giúp đỡ rất nhiều trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và triết học của Arixtốt Sự thành công của các công trình khảo cứu khoa học của ông phụ thuộc lớn vào sự thành công của Alexanđrơ trong lĩnh vực chính trị Mỗi khi Alêxanđrơ đi chinh phạt các nơi, ông đều cho người sưu tầm các tài liệu khoa học, triết học và các cây, con giống lạ mang về cho Arixtốt nghiên cứu

Có thể nói, Alêxanđrơ là người có đóng góp đáng kể đối với sự nghiệp của Arixtốt

Nguồn gốc của những biến động trong đời sống chính trị - xã hội Hy Lạp là do những mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt giữa giai cấp chủ nô và nô

lệ, giữa các tập đoàn chính trị, giữa các thành bang khác nhau và đặc biệt là mâu thuẫn giữa tầng lớp trí thức, giai cấp quý tộc với nhân dân Những mẫu thuẫn xã hội ấy thể hiện trong đời sống chính trị là sự đấu tranh giữa tư tưởng dân chủ và tư tưởng bảo vệ chính thể quý tộc Những lập trường chính trị ấy

đã ảnh hưởng lớn tới các nhà triết học Hy Lạp nói chung và Arixtốt nói riêng Lập trường chính trị đã quy định lập trường triết học của mỗi triết gia khi lý giải các vấn đề triết học Cũng như Xôcrát, Arixtốt ủng hộ phe quý tộc Vì thế, khi Alexanđrơ qua đời, nếu không nhanh chóng trốn khỏi Athen thì Arixtốt đã chịu một kết cục như Xôcrát

Sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các nền văn minh trên thế giới và những biến động chính trị - xã hội đã làm phong phú đời sống văn hóa tư tưởng của Hy Lạp Những hệ tư tưởng, những lý thuyết, những quan điểm có dịp gặp gỡ, tương tác, phản biện lẫn nhau đã thúc đẩy nền văn hóa Hy Lạp phát triển mạnh mẽ Tuy vậy, bối cảnh đó cũng gây ra những xáo trộn trong

Trang 25

nền đạo đức xã hội Hy Lạp Đứng giữa nhiều lý thuyết, nhiều quan điểm như vậy, người Hy Lạp có xu hướng hoài nghi và muốn xem xét lại tất cả những quan điểm, lý thuyết truyền thống Tiêu biểu nhất là trường phái ngụy biện Các triết gia phái này thường đi lang thang nay đây mai đó để tuyên truyền tư tưởng của mình Họ đả phá tất cả mọi vấn đề, không ngại đụng chạm đến các giáo lý tôn giáo hay các lập trường chính trị Họ đã làm đảo lộn toàn bộ hệ giá trị, những chân lý, những chuẩn mực của truyền thống Hy Lạp Họ đã khiến người Hy Lạp không còn tin tưởng vào những chuẩn mực đạo đức truyền thống, du nhập chủ nghĩa cá nhân cực đoan và làm đảo lộn hệ thống những giá trị đạo đức Thực tiễn ấy đòi hỏi phải xây dựng một nền đạo đức mới nhằm đem lại sự ổn định cho nền đạo đức xã hội và chính trị xã hội Hy Lạp Sôcrát là người đầu tiên đã đặt ra nhiệm vụ này Đến thời Arixtốt, chủ nghĩa

cá nhân vẫn tiếp tục gây ra những hệ quả tai hại đối với xã hội Vì thế, việc xác lập những giá trị đạo đức mới nhằm đem lại sự ổn định và trật tự xã hội vẫn là một nan đề khiến các triết gia Hy Lạp cổ đại, cũng như Arixtốt phải bận tâm

Thời đại Arixtốt sống cũng là thời đại mà nền khoa học phát triển mạnh

mẽ Sự phát triển kinh tế và nhu cầu trao đổi buôn bán là nguồn gốc, động lực đối với sự phát triển của các ngành khoa học Từ rất sớm, người Hy Lạp đã vượt biển để đến các nước phương Đông, các nước Bắc Phi và các vùng đất khác để giao thương buôn bán Do trao đổi buôn bán mà nhu cầu tính toán xuất hiện, toán học hình thành từ đây Vì phải bôn ba trên biển dài ngày nên người Hy Lạp phải quan sát thời tiết, khí tượng, tìm hiểu các vùng đất mới Cũng từ đó mà thiên văn học, địa lý, lịch pháp, vật lý học, v.v hình thành và phát triển Như vậy, chính thực tiễn lao động sản xuất và giao thương buôn bán là nguồn gốc hình thành và phát triển các ngành khoa học Sự hưng thịnh của các ngành khoa học là tiền đề dẫn tới sự thoái trào của thế giới quan thần

Trang 26

thoại, nhường chỗ cho sự ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp Đó cũng là tiền đề để Arixtốt xây dựng và phát triển triết học nói chung và đạo đức học nói riêng

Bối cảnh lịch sử xã hội Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là thời đại Arixtốt sống

đã tạo ra những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành, phát triển triết học và đạo đức học Arixtốt Sự hình thành và phát triển của bất cứ một học thuyết triết học, khoa học nào trong lịch sử không thể độc lập, tách rời khỏi bối cảnh

ra đời của nó Đạo đức học của Arixtốt cũng không tránh khỏi quy luật trên

1.2.2 Bối cảnh ra đời của đạo đức học I Kant

I Kant được sinh ra và lớn lên trong bối cảnh lịch sử châu Âu thế kỷ

XVIII Đúng như Ăngghen đã nói: “Thế kỷ XVIII, thế kỷ của cách mạng” [31;

749] Tuy nhiên, có thể nói, thời kỳ cận đại ở châu Âu là thời kỳ của các cuộc cách mạng Cách mạng diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, khoa học, văn hóa tư tưởng Những cuộc cách mạng đã ảnh hưởng lớn tới sự hình thành và phát triển của triết học cũng như đạo đức học phương Tây cận đại

Bức tranh kinh tế - xã hội châu Âu thời cận đại cho thấy những chuyển biến to lớn và quan trọng Sự tan rã của chế độ phong kiến và sự hình thành, phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là đặc điểm nổi bật nhất của xã hội châu Âu thời kỳ này Đó là kết quả của những cuộc cách mạng được xúc tiến trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng

Về chính trị, từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, người châu Âu đã thực hiện những cuộc cách mạng tiêu biểu như: cách mạng tư sản Hà Lan (1566 -1572), cách mạng tư sản Anh (1642 - 1648), cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1794) Đó là những làn sóng dội vào đời sống chính trị và tư tưởng châu Âu lúc bấy giờ Cách mạng tư sản nổ ra là do sự tác động tổng hợp của nhiều yếu

Trang 27

tố: sự tích lũy của bản thân nền kinh tế về tất cả các mặt: lực lượng sản xuất

và quan hệ sản xuất; vai trò của những cuộc phát kiến địa lý giúp mở rộng thị trường, thúc đẩy sự phát triển sản xuất và nền kinh tế hàng hóa; sự hình thành

và phát triển của các khu công nghiệp lớn thay thế cho công trường thủ công nhỏ; chế độ phong kiến lạc hậu, lỗi thời, giai cấp thống trị cũ áp đặt những chính sách chuyên chế đã ngăn cản sự phát triển của những thành phần kinh tế mới và triệt tiêu những quyền lợi của tầng lớp tư sản mới hình thành Những mâu thuẫn

xã hội sâu sắc khiến cho cuộc cách mạng bùng nổ ở nhiều nước Cuộc cách mạng tư sản cuối cùng là cách mạng tư sản Pháp đã đánh dấu chấm hết cho phương thức sản xuất phong kiến và khẳng định một thời đại mới của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thống trị trên toàn cõi châu Âu Theo Mác, chính các cuộc cách mạng đó đã thiết lập chế độ chính trị mới ở châu Âu

Về kinh tế, cách mạng công nghiệp Anh là biến cố lớn nhất trong đời sống kinh tế - xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII Sự thắng lợi của cách mạng

tư sản Anh thế kỷ XVII, sự tích lũy tư bản sau cách mạng và cuộc cách mạng trong nông nghiệp biến đất đai trở thành tài sản của giai cấp tư sản, vô sản hóa người nông dân Đó là những điều kiện cho cách mạng công nghiệp Thực chất cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng về kỹ nghệ Nó tạo nên bước nhảy vọt trong lực lượng sản xuất Từ lao động thủ công chuyển sang lao động bằng máy móc khiến cho năng suất lạo động tăng cao Nó tạo ra những điều kiện thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển và thêm một lần nữa khẳng định địa vị của mình đối với thời đại

Những cuộc cách mạng trên lĩnh vực chính trị và kinh tế khiến cho tình trạng xã hội châu Âu có nhiều biến đổi Sự dịch chuyển các luồng dân cư là một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này Dân cư từ các điền trang, thái ấp đổ

về các thành thị, bởi đó cũng là những nơi mà các khu công nghiệp khổng lồ xuất hiện, nơi mà họ có thể kiếm được việc làm Những giai cấp mới xã hội

Trang 28

mới được hình thành: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân Xã hội lại nảy sinh những mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giai cấp, tôn giáo, sắc tộc, v.v Thực trạng xã hội diễn ra nhiều biến động: tình trạng chiến tranh, khủng hoảng kinh

tế, xung đột chính trị, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số và sự tan rã hàng loạt các thiết chế cổ truyền Tình trạng đó kéo theo những vấn đề đạo đức xã hội Hệ thống những giá trị và chuẩn mực cũ cần được thay thế bằng hệ giá trị

và chuẩn mực mới

Trên cơ sở hiện thực xã hội đó, văn hóa châu Âu cũng thể hiện những bước chuyển mình dữ dội Không gian văn hóa châu Âu cận đại thực sự được khởi nguồn từ phong trào Phục hưng và phong trào cải cách tôn giáo Với phong trào Phục hưng, người châu Âu đã khôi phục và làm sống dậy những thành tựu của nền văn hóa và khoa học Hy Lạp - La Mã cổ đại, mở đường cho khoa học phát triển Phong trào cải cách tôn giáo thế kỷ XVI cũng muốn khơi dậy những giá trị nhân văn của Kitô giáo nguyên thủy, đấu tranh chống lại xã hội đương thời Nhưng sự phát triển đến cao trào của nền văn hóa tư tưởng phương Tây cận đại chính là phong trào Khai sáng Phong trào Khai sáng bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII và đạt đến đỉnh cao ở thế kỷ XVIII Trào lưu này xuất phát đầu tiên ở nước Anh, sau đó lan sáng Pháp rồi Đức và tới nhiều nước khác ở châu Âu, trong đó Pháp là trung tâm của phong trào Khai sáng Các đại diện tiêu biểu phải kể đến Lốccơ, Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô, Điđrô, Hônbách, Hécđơ, Letxinh, v.v

Kant đã định nghĩa về phong trào Khai sáng Pháp như sau: “Khai sáng

là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính lỗi con người gây ra Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập và không cần sự chỉ đạo của người khác Hãy có can đảm sử dụng trí tuệ của chính mình!” [Dẫn theo 20; 71] Nội dung cốt yếu của phong phong trào Khai sáng là đề cao lý tính, trí tuệ của con người, chủ trương đánh

Trang 29

đổ niềm tin mù quáng dựa trên những quyền uy tôn giáo, kinh nghiệm, truyền thống hay bất cứ một quyền uy nào Niềm tin phải được xác lập bởi tư duy và trí tuệ con người Đồng thời các nhà Khai sáng cũng tuyên truyền tư tưởng về quyền con người: sở hữu, tự do, bình đẳng Mục đích cuối cùng của phong trào Khai sáng là giải phóng con người ra khỏi những uy quyền bao lâu nay vẫn đè nặng lên thể xác, tinh thần Đồng thời làm cho mỗi người nhận thức, hiểu được và thực sự được hưởng những quyền mà họ xứng đáng được hưởng: sự do, bình đẳng, bác ái Để làm được điều đó nhiệm vụ là phải khai sáng cho con người về mặt trí tuệ, đánh đổ đến tận gốc rễ những niềm tin mù quáng, xem xét lại toàn bộ những tri thức của loài người từ trước đến nay và đồng thời phải phát triển khoa học, giáo dục, nâng cao dân trí, hoàn thiện hệ thống pháp quyền, phát triển các giá trị nhân văn và bảo vệ quyền tự nhiên của con người, v.v Đó là những nội dung cơ bản của phong trào Khai sáng

Phong trào Khai sáng dấy lên một niềm tin mãnh liệt vào lý tính và năng lực trí tuệ của con người, gây ảnh hưởng rất lớn tới triết học và khoa học Từ đó chủ nghĩa duy lý đã trở thành một đặc trưng cơ bản của triết học Phương Tây thời cận đại Kant là một trong những nhà triết học đã hưởng ứng phong trào này với sự nhiệt tình hứng khởi Sự nhiệt tình và lòng hứng khởi

đó được thể hiện trong luận văn “Khai sáng là gì?” Kant định nghĩa: “Khai

sáng là sự giải phóng con người, đạt tới tự do trong suy nghĩ và trong hành động của lý trí không bao giờ bị lạc hậu bởi thời gian” [Dẫn theo 20; 72] Ông

đã quán triệt tư tưởng đó trong toàn bộ hệ thống triết học cũng như đạo đức học của ông Từ đó, Kant cho rằng, không phải điều gì khác mà chính con người mới điểm xuất phát và cũng là mục đích cuối cùng cho toàn bộ lâu đài triết học Khát vọng của ông là làm sao để con người không còn bị nô dịch về mặt thể xác, tinh thần và loài người có thể sống trong một nền hòa bình vĩnh cửu Đạo đức học của Kant cũng xác lập những quan điểm cơ bản của mình

Trang 30

trên cơ sở những tư tưởng của phong trào Khai sáng Trong đó sự kết nối giữa

tự do và lý tính là nền tảng quan trọng đối với đạo đức học của ông

Như vậy, thời kỳ cận đại, người châu Âu đã thực hiện những bước chuyển mình dữ dội trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Châu Âu đã đạt được những bước tiến dài trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng Tuy nhiên, trong hoàn cảnh đó nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu mà mọi phương diện trong đời sống xã hội đều biểu hiện một sự suy thoái đến cùng cực

Về mặt chính trị xã hội, nước Đức trên danh nghĩa là một liên bang thống nhất, song thực chất lại là một nước phong kiến phân quyền với những mâu thuẫn nội bộ sâu sắc Ăngghen đã mô tả tình hình nước Đức lúc này như sau: “Nước Đức già cỗi lúc bấy giờ mang cái tên Đế quốc La Mã thần thánh

do vô số những nước nhỏ: vương quốc, tuyển hầu quốc, công quốc, đại công quốc và siêu đại công quốc, hầu quốc, lãnh địa bá tước, lãnh địa nam tước và những thành phố tự do của đế quốc họp thành, tất cả những nước nhỏ ấy đều độc lập với nhau và chỉ phục tùng một quyền lực (nếu như có quyền lực ấy, nhưng trong hàng thế kỷ nay nói chung quyền lực ấy không hề tồn tại) - quyền lực của hoàng đế và của nghị viện” [32; 751 - 752] Các tài liệu lịch sử cho thấy, nước Đức lúc đó bị chia tách thành khoảng 300 nhà nước tự chủ lớn nhỏ với chế độ chuyên chế vô độ, cực kỳ hà khắc, độc đoán với thần dân Hoạt động của nghị viện với tư cách là cơ quan quản lý tối cao của đất nước hoàn toàn không hiệu quả Họ thường xa đà vào những việc nhỏ nhặt mà không tập trung đến những việc hệ trọng, đến sự nghiệp của đế quốc Họ cũng bộc lộ sự bất lực trước sức mạnh của các vương quốc phụ thuộc Đó là lý do khiến những vương quốc phụ thuộc liên minh với ngoại bang làm phản Ăngghen nhận định rằng: “Do tất cả những cái đó mà tình trạng mất trật tự và hỗn loạn nghiêm trọng đã diễn ra ở khắp nơi” [32; 752]

Trang 31

Tình trạng chiến tranh là một đặc điểm nổi bật trong đời sống chính trị nước Đức vào thế kỷ XVIII Trong thời gian từ cuộc cải cách tôn giáo thế kỷ XVI đến cách mạng tư sản Pháp 1789, tình trạng tranh chấp nội bộ dẫn đến những cuộc nội chiến đã làm cho nước Đức hỗn loạn cực độ Sự can thiệp của ngoại quốc, đặc biệt là Pháp đã khiến cho đế quốc La Mã thần thánh dần dần tan rã

Riêng về vấn đề sự cai trị của giai cấp thống trị đối với dân chúng, sự khốn khổ cực độ dội lên đầu tầng lớp những người nông nô Mỗi một tiểu vương hầu là một tên bạo chúa chuyên quyền, độc đoán đối với thần dân của mình Chúng khinh dẻ nhân dân, tàn nhẫnvới thần dân không chút thương tiếc; gia sức vơ vét của cải, gái đẹp, bóc lột lao động nông nô đến tận xương tủy Chế độ cha truyền con nối và sự cai trị ngày càng bạo ngược khiến nhân dân không một chút tự do Nông nô là những người cực khổ nhất nhưng không thể nổi dậy vì quân đội và nhà tù sẵn sàng đe dọa tàn sát họ Những mâu thuẫn xã hội chồng chất: mẫu thuẫn giữa các lãnh địa, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị, v.v Đó

là nguồn gốc suy vong của nước Đức thời cận đại

Về lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp đình đốn, tình trạng chiếm hữu ruộng đất trong tay địa chủ, chế độ phường hội vẫn tồn tại lâu dài trong các thành thị

và nhiều tàn dư của chế độ nông nô để lại đã làm cho nền kinh tế nước Đức ngày càng trì trệ Công thương nghiệp cũng phát triển chậm chạp Năm 1822,

cả nước Đức chỉ có hai máy hơi nước Việc sản xuất diễn ra trong các công trường thủ công, những xí nghiệp tư bản lớn hầu như chưa có Việc tham gia vào các cuộc chiến tranh lớn nhỏ càng làm cho nền kinh tế Đức suy thoái trầm trọng hơn Thương mại chưa phát triển, nội thương và ngoại thương đều yếu kém do nước Đức bị chia rẽ và chế độ chuyên chế hà khắc

Trang 32

Ph Ăngghen đã nhận xét về tình trạng xã hội Đức như sau: “Đấy là tình hình Đức cuối thế kỷ trước Đấy là cả một đống những cái chán trường, mục nát và tan rã Không ai cảm thấy dễ chịu Thủ công nghiệp, thương nghiệp, công nghiệp và nông nghiệp trong nước đều rơi vào tình cảnh điêu tàn cùng cực Nông dân, thợ thủ công và chủ xí nghiệp chịu hai lần khổ ải: chính quyền ăn bám và trạng thái tiêu điều Bọn quý tộc và vương hầu cảm thấy rằng mặc dầu thu nhập của chúng vẫn không thể bù đắp được khoản chi tiêu ngày một phình lên của chúng Mọi cái đều tồi tệ và tâm trạng bất mãn đã bao trùm cả nước Không có giáo dục, không có phương tiện ảnh hưởng đến ý thức quần chúng, không có tự do báo chí, không có dư luận xã hội, thậm chí không có buôn bán tương đối lớn với các nước khác - không có gì cả ngoài sự

đê tiện và tự tư tự lợi; lề thói con buôn hèn mạt, xun xeo nịnh hót thảm hại, đã thâm nhập toàn dân Mọi thứ đều nát bét, lung lay, xem chừng sắp sụp đổ, thậm chí chẳng còn lấy một tia hy vọng chuyển biến tốt lên, vì dân tộc thậm chí không còn đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi” [32; 754] Những nhận xét xác đáng của Ăngghen đã giúp chúng ta hình dung rõ nét về thực trạng nước Đức thời kỳ này

Bộ mặt xã hội hỗn loạn, chứa đựng đầy mâu thuẫn ấy đã phơi bày tình trạng đạo đức xã hội Đó là sự suy thoái về đạo đức, mất nhân tính, nhân tâm một cách phổ biến Người lao động bị xúc phạm, bị sỉ nhục, bị đè nén, bị bóc lột bằng mọi cách Còn giai cấp thống trị giống như phường kẻ cướp Cái ác hoành hành dữ dội Nói chung, xã hội Đức thể hiện một tình trạng bất công, phi nhân tính, không có tự do, bình đẳng Có thể nói, những giá trị, chuẩn mực đạo đức trở nên vô hiệu hóa đối với hiện thực xã hội Thực tiễn ấy đã đặt

ra nhiều vấn đề đối với triết học: vấn đề vận mệnh và tương của đế quốc La

Mã thần thánh; vấn đề quyền sống, quyền bình đẳng và tự do cho con người; vấn đề đạo đức xã hội Có thể coi đây là nguồn gốc xã hội cho sự hình thành đạo đức học của Kant cũng như của nhiều triết gia khác

Trang 33

Trong khi hiện thực xã hội thể hiện sự suy đồi và xuống cấp nghiêm trong như vậy thì nền văn hóa tinh thần Đức đạt được những thành tựu rực rỡ, đặc biệt trong lĩnh vực của văn học, nghệ thuật và triết học Sự phát triển của đời sống văn hóa tinh thần nước Đức hoàn toàn đối lập với điều kiện chính trị

và xã hội đương thời Ăngghen đã nhận xét rằng: “Chỉ có nền văn học tổ quốc mới cho thấy tương lai tươi đẹp Cái thời kỳ nhục nhã về mặt chính trị và xã hội ấy cũng chính là thời kỳ vĩ đại của nền văn học Đức” [32; 755] Nền văn học Đức thế kỷ XVIII được gọi là văn học Khai sáng với những đại biểu như: Hécđơ, Gơtơ, Sinlơ, v.v Nền văn học ấy bày tỏ một nỗi buồn sâu sắc và hoàn toàn mất hết niềm tin vào hiện thực nước mình Các tác phẩm của họ đều chứa đựng tinh thần đấu tranh, phản kháng chống lại sự thối nát của chế độ xã hội đương thời Họ ca ngợi trí tuệ và khoa học, họ bày tỏ khát vọng giải phóng con người và hướng xã hội tới sự công bằng, bình đẳng, bác ái

Triết học Đức cũng thể hiện sâu sắc sự đối lập giữa đời sống tinh thần

và hiện thực xã hội Trong khi hiện thực xã hội xuống cấp nghiêm trọng thì nền triết học Đức vẫn phát triển rất rực rỡ với những hệ thống tư tưởng độc đáo thể hiện những khám phá mới về nhiều khía cạnh Những đại diện tiêu biểu của nền triết học Đức trước Kant là Nicôlai Kuzan, Lépnít và sau đó là Senlinh, Phíchtơ, Hêghen, v.v Những nhà văn, những nhà triết học ấy đã đem lại cho Kant động lực tinh thần to lớn trên con đường xây dựng tòa lâu đài triết học cũng như đạo đức học của ông Tuy nhiên, tất cả họ và kể cả Kant đều chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong trào Khai sáng và các nhà khai sáng Pháp Môngtexkiơ, Vônte, Rútxô, Lametơri, Điđrô, v.v - những nhà Khai sáng đã đưa hệ giá trị “tự do, bình đẳng, bác ái” vào trong đời sống xã hội châu Âu Hệ giá trị đó đã không chỉ cổ vũ cho phong trào hiện thực như cách mang tư sản Pháp 1789 mà còn hun đúc bầu nhiệt huyết của toàn thể các nhà

tư tưởng tiến bộ của châu Âu lúc đó Cũng chính vì thế, Kant được coi là “lý

luận của người Đức về cuộc cách mạng Pháp”

Trang 34

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp nhận thức khoa học cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới triết học và đạo đức học của Kant Do nhu cầu phát triển sản xuất, các cuộc cách mạng khoa học diễn ra ở thế kỷ XVI, XVII và đặc biệt là thế kỷ XVIII đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và phương pháp luận khoa học Các khoa học phát triển nhất phải kể đến là cơ học, vật lý học, toán học, thiên văn học, v.v Các nhà khoa học tiêu biểu phải kể đến Galilê, Képlơ, Đềcactơ, Lépnít, Niutơn, v.v Những tiến bộ của khoa học đã tạo nên động lực to lớn cho sự phát triển của triết học và đặc biệt là nó định hướng cho triết học những mục đích và nhiệm

vụ mới Triết học thời cận đại đòi hỏi xem xét lại toàn bộ các chân lý đã được thừa nhận từ trước đến nay Bên cạnh đó nó còn đặt ra cho mình nhiệm vụ tìm

ra phương pháp nhận thức phù hợp để con người có thể khám phá sâu sắc hơn

về thế giới

Bối cảnh khoa học tự nhiên ấy cũng ảnh hưởng lớn tới Kant trong việc xác định nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống triết học của ông và đối với từng bộ phận của hệ thống Kant cho rằng, sở dĩ hiện nay khoa học vẫn chưa có được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển vì khoa học về con người vẫn chưa được quan tâm đúng mức Vì thế, triết học phải tập trung giải quyết toàn bộ những vấn đề của cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người Xác định

rõ ràng nhiệm vụ của triết học, Kant đã triển khai hệ thống triết học của ông nhằm giải đáp ba câu hỏi:

1 Tôi có thể biết được cái gì?

2 Tôi cần phải làm gì?

3 Tôi có thể hy vọng cái gì?

Câu hỏi thứ nhất tương ứng với triết học lý luận Câu hỏi thứ hai tương ứng với triết học thực tiễn Câu hỏi thứ ba bao gồm cả lý luận và thực tiễn

Trang 35

được giải quyết trong thẩm mỹ học Đạo đức học trả lời cho câu hỏi thứ hai trong hệ thống của ông Dưới sự ảnh hưởng của không khí khoa học thời đại, Kant đã xây dựng đạo đức học của mình với hình thức một khoa học Đây cũng chính là một điểm đặc biệt trong đạo đức học của Kant

Như vậy, bối cảnh xã hội châu Âu và nước Đức thời cận đại chính là nền tảng vật chất và tinh thần quan trọng cho sự hình thành và phát triển triết học Kant nói chung và đạo đức học của ông nói riêng Tất cả những yếu tố của lịch sử và thời đại đã hun đúc những cuộc cách mạng trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, v.v Những cuộc cách mạng đó tạo nên nền tảng vật chất, tinh thần và tạo nên động lực thúc đẩy cho cuộc cách mạng trong triết học cổ điển Đức Kant chính là người đi đầu trong cuộc cách mạng triết học Đức Ăngghen đã đánh giá như sau: “Cuộc cách mạng triết học ở Đức đi kèm với cuộc cách mạng chính trị ở Pháp Cantơ đã mở đầu cuộc cách mạng này bằng cách lật nhào hệ thống siêu hình đã già cỗi của Lepnit, hệ thống đã được chấp nhận trong tất cả các trường đại học ở châu Âu cuối thế

kỷ trước Phictơ và Senlinh bắt đầu công cuộc cải tạo triết học, còn Hêghen thì đã hoàn thành hệ thống mới” [31; 738]

1.2.3 Một vài nhận xét về bối cảnh ra đời của đạo đức học Arixtốt và đạo đức học I Kant

Về bối cảnh ra đời của đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant, có thể nói, chúng là hai học thuyết ra đời trong hai bối cảnh, hai thời đại lịch sử hoàn toàn khác nhau Học thuyết đạo đức của Arixtốt ra đời ở thời cổ đại, thời đại

mà phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ thay thế cho chế độ cộng sản nguyên thủy và giữ vai trò thống trị xã hội Lịch sử không ngừng chứng kiến những cuộc chiến tranh: những cuộc nội chiến và những cuộc chiến tranh với ngoại bang Sự phân chia giai cấp xã hội giữa chủ nô và nô lệ, sự phân công

Trang 36

lao động xã hội giữa lao động trí óc và lao động chân tay là đặc điểm nổi bật

về mặt xã hội thời kỳ này Những thành tựu trong khoa học tự nhiên của người Hy Lạp cùng với sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các nền văn minh khác đã xúc tiến sự hình thành và phát triển của thế giới quan triết học thay thế cho thế giới quan thần thoại, tôn giáo Arixtốt sinh ra và lớn lên trong bối cảnh triết học Hy Lạp cổ đại đã phát triển hết sức rực rỡ Nhiều học giả cho rằng, thế kỷ V TCN đến thế kỷ IV TCN là thời kỳ cổ điển của triết học Hy Lạp cổ đại Những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa tư tưởng

đã ảnh hưởng lớn đến đời sống đạo đức xã hội Những mâu thuẫn trong đời sống xã hội khiến cho những giá trị truyền thống không thể đứng vững Nền đạo đức xã hội suy đồi nghiêm trọng Nhiều học giả nhận xét rằng, trong thời đại ấy tình trạng đạo đức quốc gia suy đồi nghiêm trọng Tất cả những tình trạng đó là tiền đề căn bản thúc đẩy sự ra đời của đạo đức học với tư cách là một bộ phận của triết học Đạo đức học của Arixtốt đã ra đời và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi hoàn cảnh lịch sử đó

Nếu như đạo đức học Arixtốt ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ thì đạo đức học Kant ra đời trong thời đại chế độ phong kiến suy tàn và chế độ tư bản xác lập địa vị thống trị xã hội Những cuộc cách mạng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực xã hội: cách mạng tư sản, cách mạng công nghiệp, cải cách tôn giáo, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên và phong trào Khai sáng Những mâu thuẫn xã hội giai cấp, mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, v.v Có thể nói, xã hội phương Tây thời cận đại hoàn toàn khác biệt về tính chất và trình

độ so với thời cổ đại Đây cũng là thời đại mà các vấn đề đạo đức được đặt ra bức thiết Mặc dù mỗi thời đại đều đặt ra những vấn đề đạo đức xã hội tương ứng với hoàn cảnh của nó, tuy nhiên, những thời điểm nào xảy ra nhiều biến động xã hội nhất thì những vấn đề đạo đức cũng trở nên bức thiết nhất Những giá trị đạo đức truyền thống ép con người vào trong khuôn khổ của sự

Trang 37

phục tùng đã không còn phù hợp nữa Những cuộc cách mạng, những phong trào hiện thực đã tuyên truyền những giá trị mới: tự do, bình đẳng, bác ái Đạo đức học của Kant được hình thành và phát triển trong bối cảnh ấy, đã kế thừa

và phát triển những giá trị tiến bộ của nền văn hóa tinh thần thời đại

Mỗi học thuyết thường bị quy định rất lớn bởi điều kiện lịch sử cụ thể

mà nó ra đời Có lẽ đó là một trong những căn cứ để người nghiên cứu có thể giải thích sự khác biệt giữa các học thuyết, giữa các nền triết học khác nhau Đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant ra đời trong hai hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên sự khác biệt cũng là điều dễ hiểu Tuy nhiên, để giải thích sâu sắc hơn về sự khác biệt giữa hai học thuyết cần phải phân tích rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó không thể không kể đến những yếu tố chủ quan như: thân thế, cuộc đời, sự nghiệp Mỗi con người là một tiểu vũ trụ, có một thế giới tâm hồn vô cùng phức tạp, phong phú Thế giới ấy nhất định sẽ tác động rất lớn đến những sản phẩm tinh thần của mỗi nhà triết học

1.3 Tiền đề tư tưởng của đạo đức học Arixtốt và đạo đức học I.Kant

Bối cảnh lịch sử là tiền đề cho sự hình thành và phát triển đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant Tuy nhiên, ảnh hưởng tới hai học thuyết chúng

ta không thể không kể đến công lao của các triết gia tiền bối Những người đặt ra những tiền đề tư tưởng, làm cơ sở, nền tảng cho sự hình thành và phát triển của hai học thuyết đạo đức ấy Để hiểu rõ hơn về đạo đức học Arixtốt và đạo đức học Kant, việc phân tích tiền đề tư tưởng của mỗi học thuyết là việc làm cần thiết

1.3.1 Tiền đề tư tưởng của đạo đức học Arixtốt

Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, những tư tưởng, những quan điểm

về đạo đức xuất hiện từ rất sớm, từ thời kỳ cộng sản nguyên thủy Chỉ đến thời cổ đại, những quan điểm đạo đức mới thực sự trở thành một hệ thống lý

Trang 38

luận và được gọi là đạo đức học Trước khi đạo đức học với tư cách là một bộ phận của triết học xuất hiện, những tư tưởng, quan điểm về đạo đức đã tồn tại

và phát triển trong đời sống của nhân dân Nó được thể hiện thông qua những câu truyện ngụ ngôn, những áng văn thơ, những truyền thuyết, huyền thoại, thần thoại, những bản anh hùng ca mà nhân dân đúc kết lại trong nền văn hóa tinh thần và đặc biệt được thể hiện trong sự trình bày sống thực của nhân dân

Đó là tiền đề cho sự phát triển của đạo đức học Hy Lạp cổ đại

Đạo đức học Hy Lạp cổ đại được khơi nguồn từ đây Các triết gia Hy Lạp cổ đại đã kế thừa những quan niệm đạo đức truyền thống và xây dựng thành những hệ thống lý luận về đạo đức tạo nên những học thuyết đạo đức học mà ngày nay vẫn còn được lưu giữ Arixtốt sống trong thời kỳ thịnh vượng của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ và cũng là thời kỳ mà nền triết học Hy Lạp phát triển đến đỉnh cao của nó Những tư tưởng về đạo đức trong nền văn học cổ đại cũng như những quan điểm về đạo đức của các triết gia tiền bối đã trở thành tiền đề quan trọng cho đạo đức học của ông

Trước khi nền văn học viết xuất hiện, thành tựu rực rỡ nhất của nền văn học dân gian Hy Lạp cổ đại phải kể đến là thần thoại Hy Lạp Có thể nói, đây

là một tuyệt tác dân gian được sáng tác trong một thời kỳ dài: từ thời mông muội cho đến thời đại văn minh Công trình này đã kể tới một số lượng lớn các vị thần, những câu truyện, những tình tiết hết sức thú vị xoay quanh đời sống của các vị thần ấy Các vị thần là đại diện cho những lực lượng tự nhiên

và xã hội: mặt trời, mặt trăng, trái đất, chiến tranh, hòa bình, sắc đẹp, tình yêu, v.v Các vị thần cũng mang đầy đủ những tính cách, những cảm xúc như con người bình thường Họ cũng yêu thương, ghen ghét, hờn giận và hận thù Thần thoại Hy Lạp chính là sự phản ánh hiện thực xã hội với đầy đủ những bình diện của nó Ở đó cũng thể hiện những đặc trưng văn hóa tinh thần, tư tưởng của người Hy Lạp cổ đại: một nỗ lực giải thích thế giới, những quan

Trang 39

niệm đạo đức, những quan niệm về xã hội loài người, v.v Không ai có thể phủ nhận rằng, thần thoại Hy Lạp kết tinh trong đó những giá trị luân lý đạo đức căn bản của người Hy Lạp Những vấn đề công lý, bình đẳng, tự do, tinh thần chiến đấu chống lại số mệnh, tư tưởng anh hùng, tinh thần yêu nước, đức hạnh, hạnh phúc, tình yêu, cái thiện, cái ác, v.v được bày tỏ hết sức sâu sắc thông qua các câu truyện về các thần Những quan niệm đó là tiền đề cho Arixtốt cũng như nhiều triết gia Hy Lạp khác xây dựng học thuyết đạo đức của mình

Kế tiếp thành tựu của nền văn học dân gian là nền văn học thành văn

Hy Lạp cổ đại Nền văn học đó được biết đến với những nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng như: Hôme, Ơripit, Aristôphan, Ezôp, Xôphôclơ, Sôlôn, Esin, v.v Con người là đề tài trung tâm, là cội nguồn cảm hứng cho những sáng tác của các tác gia Các tác phẩm ấy đã tái hiện lại cuộc sống của con người ở mọi phương diện của đời sống xã hội Nó phản ánh trình độ văn minh, phong tục tập quán, quan niệm đạo đức, tôn giáo, v.v của người Hy Lạp Những tác phẩm văn học ấy bằng những cách khác nhau đều bày tỏ những quan điểm đạo đức xã hội hết sức sâu sắc Những vấn đề công lý, tự

do, công bằng, tình thân hữu, cái Thiện, cái Ác, v.v được thể hiện Tất cả những tư tưởng đó trở thành bài học luân lý đạo đức có ý nghĩa giáo dục to lớn đối với con người thời đại và cả sau này

Vì sao những giá trị đạo đức lại được thể hiện nổi bật như vậy? Thực trạng đạo đức xã hội đương thời đem lại câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi

ấy Thời kỳ cổ đại, đất nước Hy Lạp thường xuyên xảy ra những biến động chính trị, xã hội và kéo theo những nan đề đạo đức rất nghiêm trọng Có nhà nghiên cứu văn học đã nhận xét về thực trạng đạo đức xã hội thế kỷ V TCN như sau: “Cái ác, cái xấu lấn át cả cái Thiện, cái tốt đẹp Đạo đức không có chỗ đứng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của đất nước bị chà đạp, thế thái

Trang 40

nhân tình bị đảo lộn, cuộc sống của con người không có gì đảm bảo, lòng người hoang mang, đời sống xã hội bị khủng hoảng nghiêm trọng” [8; 109] Các nhà văn trở thành những chứng nhân của lịch sử Họ đã dùng ngòi bút làm vũ khí đấu tranh, các tác phẩm của họ ca ngợi những giá trị đạo đức luân

lý và phê phán quyết liệt những hiện tượng phản luân lý phổ biến trong xã hội đương thời

Thực trạng đạo đức xã hội là nền tảng căn bản đối với triết học cũng như đạo đức học của các triết gia thời cổ đại cũng như của Arixtốt Những tác phẩm văn học đã đặt ra những vấn đề đạo đức, luân lý thu hút sự quan tâm

của các triết gia Trong tác phẩm Đạo đức học của Nicômatic của Arixtốt, ông

đã rất nhiều chỗ nhắc đến những điển tích, những câu nói của các nhà văn, nhà thơ, nhà triết học đi trước có nội dung liên quan đến đạo đức Điều đó chứng tỏ rằng, nền văn học Hy Lạp đương thời đã ảnh hưởng rất sâu đậm tới ông Những tư tưởng, những quan niệm đạo đức chứa đựng trong đó là tiền đề cho Arixtốt xây dựng học thuyết của mình

Trước hết là quan niệm về sự quân bình đúng mực trong đạo đức học

Arixtốt Các nhà nghiên cứu gọi nguyên tắc đạo đức của Arixtốt là “trung

điểm vàng” Triết gia đặc biệt phê phán cách hành xử hoặc thái quá hoặc bất

cập Ông khẳng định và ca ngợi cách hành xử phù hợp với điểm trung vị Điểm trung vị của hành động là chuẩn mực của đạo đức Quan niệm này hoàn toàn không phải là phát kiến mới trong lịch sử Thực ra nó đã tồn tại trong quan niệm thông thường của người dân Hy Lạp và từ lâu nó đã biến thành lý tưởng đạo đức đối với họ Trong trường ca Iliat, nhà văn Hôme đặc biệt ca ngợi cách hành xử ứng với điểm quân bình đúng mực Đó là chuẩn mực đạo đức của xã hội của người Hy Lạp cổ đại Sau này, không chỉ Arixtốt mà nhiều nhà triết học khác cũng lấy chuẩn mực nó làm lý tưởng đạo đức cho mình

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w