Quan niệm của Arixtốt và I.Kant về phương pháp giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Một số quan niệm đạo đức cơ bản của Arixtốt và I Kant (Trang 99)

con người. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt giữa Kant với rất nhiều nhà đạo đức học khác trong lịch sử.

Như vậy, với vấn đề mục đích của hành vi đạo đức, Arixtốt và Kant đã tìm cho mình những cách kiến giải riêng, độc đáo. Những tương đồng và khác biệt đã được khái quát ở năm khía cạnh khác nhau xoay quanh khái niệm cái Thiện tối cao như đã triển khai ở trên. Đó là hai quan niệm tiêu biểu trong lịch sử, nó đã thể hiện sự đa dạng trong cách tiếp cận và cách giải quyết các vấn đề đạo đức học của các triết gia trong lịch sử.

2.3. Quan niệm của Arixtốt và I. Kant về phương pháp giáo dục đạo đức đạo đức

Trong hệ thống những vấn đề mà đạo đức học quan tâm, một vấn đề không thể không kể đến là vấn đề giáo dục đạo đức. Mỗi nhà đạo đức học đã luôn cố gắng đi tìm phương pháp giáo dục đạo đức nhằm giúp mỗi con người

sống có đạo đức và vì thế có thể hạnh phúc hơn. Arixtốt và Kant - hai nhà đạo đức học tiêu biểu trong lịch sử triết học phương Tây cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Mỗi triết gia đã đưa ra một phương pháp riêng cho việc giáo dục đạo đức. Vậy trong quan điểm của họ có gì tương đồng và khác biệt?

Thứ nhất, chúng ta sẽ bắt đầu với quan điểm của hai triết gia về phương

pháp giáo dục đạo đức và sự cần thiết của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho con người. Không chỗ nào Arixtốt đưa ra một định nghĩa về phương pháp giáo dục đạo đức nhưng ông đã chỉ ra sự cần thiết của nó trong việc giáo dục đạo đức cho con người. Ông viết: “Như thế, về đức hạnh, tri thức lý thuyết chưa đủ; còn phải cố gắng có và lợi dụng đức hạnh ấy, cũng như bất cứ phương tiện nào có thể khiến chúng ta trở thành thiện nhân” [1; 390]. Như vậy, theo triết gia thì những tri thức lý thuyết là không đủ để con người trở nên có đức hạnh mà cần phải kết hợp với những phương tiện khác để mỗi người trở thành thiện nhân.

Arixtốt cũng cho rằng: “Thường thường, người ta nghĩ rằng sự lương thiện của người này bắt nguồn ở bản tính, của kẻ kia ở phong tục hay học thức. Điều rõ ràng là thiên tư ấy không phải có sẵn sàng để chúng ta sử dụng và chỉ phú bẩm cho những người thật sự được số phận ưu đãi do một nguyên nhân thần bí nào đó. Mặt khác, tôi sợ rằng những lý luận và học thức không gây cùng một ảnh hưởng cho mọi người là cần phải dùng những thói quen tốt để phiến động tâm hồn thính giả, để cho thính giả có những tình cảm hân hoan và hiềm kỵ thích đáng, cũng như người ta sới thửa đất để gieo hạt giống” [1; 391 - 392]. Như vậy, đức hạnh không phải là một thứ có sẵn do bẩm sinh hay Thượng đế ban tặng cho con người và học vấn đem lại những tri thức lý thuyết cũng không giúp cho mọi người có đức hạnh, đức hạnh chỉ có được thông qua sự rèn luyện nghiêm túc để tạo nên những thói quen tốt. Để tạo nên những thói quen tốt người ta cần đến một phương pháp thích hợp.

Trên đây là quan điểm của Arixtốt, thế còn Kant? Kant đã dành riêng

một phần trong tác phẩm Phê phán lý tính thực hành của ông để trình bày học

thuyết về phương pháp. Ông đã đưa ra định nghĩa về phương pháp như sau: “(…) “học thuyết về phương pháp” là phong cách làm sao để những quy luật của lý tính thuần túy thực hành có thể đi vào trong tâm thức con người và có ảnh hưởng lên những châm ngôn của tâm thức ấy, nghĩa là nhờ đó ta biến lý tính thực hành khách quan thành lý tính thực hành chủ quan” [23; 265]. Như vậy, phương pháp giáo dục đạo đức, theo quan điểm của Kant, là con đường để đem lại cho mỗi chủ thể đạo đức một động cơ đạo đức thuần túy xét về mặt chủ quan hay là “phương pháp về việc thiết lập và vun bồi những ý đồ hay tình cảm luân lý” [23; 267].

Đối với vấn đề sự cần thiết của phương pháp giáo dục đạo đức, Kant viết: “Tất nhiên không thể phủ nhận rằng, để đưa một tâm hồn còn chưa được đào luyện hay bị thoái đi vào đúng đường ray của cái Thiện luân lý cũng cần phải có một số hướng dẫn có tính dự bị nào đó để lôi cuốn nó bằng sự hy vọng hay đe dọa của việc được, mất; nhưng bao lâu cơ chế này, hay chiếc xe tập đi này cũng mang lại một ít hiệu quả, thì ta phải mang lại cho tâm thức động cơ luân lý thuần túy” [23; 266]. Như vậy, cần thiết phải xây dựng một phương pháp giáo dục đạo đức nhằm tạo nên động cơ thuần túy cho hành vi đạo đức. Sở dĩ việc xây dựng phương pháp giáo dục đạo đức là cần thiết vì thực tế của việc giáo dục lý thuyết thông thường đã chỉ ra rằng, sự giáo dục lý thuyết đó không thực sự có hiệu quả để tạo nên những hành vi đạo đức thuần túy mà thường chỉ đem lại những thói đạo đức giả mà thôi. Kant nói: “(…) thoạt nhìn dường như ai cũng thấy thật khó tin được rằng việc trình bày về đức hạnh thuần túy lại có thể có được sức mạnh lớn hơn đối với tâm thức con người, cả về mặt chỉ tạo nên tính hợp lệ của hành vi, cũng như tạo ra được những quyết định cương quyết ủng hộ quy luật từ lòng tôn kính thuần túy đối

với nó thay vì những sự toan tính khác so với sự cám dỗ lừa bịp của khoái lạc hay của tất cả những gì được xem là hạnh phúc, hay thậm chí so với mọi đe dọa của sự đau đớn và bất hạnh. Tuy thế, tình hình trong thực tế lại khác; và nếu bản tính tự nhiên của con người không được cấu tạo như thế, ắt sẽ không có phương cách trình bày nào về quy luật - dù là đi đường vòng và có thêm những lời khuyến cao gián tiếp - lại có thể tạo ra được tính luân lý cho ý đồ. Tất cả sẽ chỉ là sự đạo đức giả; quy luật sẽ bị thù ghét hay chí ít cũng là bị xem thường, trong khi con người cứ chạy theo cái gì thuận lợi cho riêng mình” [23; 265 - 266]. Chính vì thế, cần có một phương pháp giáo dục đạo đức thích hợp hơn là sự giáo dục thuần túy trình bày lý thuyết.

Như vậy, cả Arixtốt và Kant đều cho rằng, cần phải xây dựng một phương pháp để giáo dục đạo đức nhằm giúp cho con người trở thành người đức hạnh. Nhưng sự khác nhau giữa hai triết gia là ở chỗ, nếu như Arixtốt xây dựng phương pháp nhằm hình thành thói quen tốt thì Kant xây dựng phương pháp nhằm đem lại động cơ đạo đức tốt cho hành vi. Vậy nội dung cụ thể của những phương pháp đó là gì?

Thứ hai, về nội dung cụ thể của phương pháp giáo dục đạo đức của mỗi

triết gia. Trước hết, chúng ta làm rõ quan điểm của Arixtốt về nội dung của phương pháp. Phương pháp của Arixtốt bao gồm hai bước: thứ nhất, làm cho “tâm thiện”; thứ hai, xây dựng thói quen hành động thiện. Hai bước của Arixtốt là sự tác động làm thay đổi toàn diện cả hai mặt từ suy nghĩ đến hành động. Phải làm cho tâm hồn con người trở nên lương thiện trước khi làm cho hành động lương thiện. Hai bước ấy có tầm quan trọng ngang nhau và không thể thiếu được một bước nào trong quá trình vun đắp một nhân cách tốt.

Để tạo nên một tâm hồn lương thiện, theo Arixtốt, cần phải thay đổi năng hướng của mỗi công dân. Tìm cách loại bỏ những nhiệt dục, ham thích

sinh lý ra khỏi tâm hồn và hình thành một nếp nghĩ mới là yêu thích những điều lương thiện và ghét những xấu hổ cho mỗi công dân. Triết gia cho rằng, để làm được điều đó, cần phải giáo dục và chăm sóc công dân từ thời thơ ấu. Arixtốt viết: “Vậy trước hết phải có một tính chất có thể nói là thích hợp với đức hạnh, yêu cái gì tốt đẹp, ghét cái gì xấu hổ, cho nên khó lòng mà hấp thụ, ngay từ thiếu thời, một nền giáo dục lành mạnh thúc đẩy theo đường đức hạnh, nếu người ta không ta được dưỡng dục trong những quy tắc như vậy, vì quần chúng, và nhất là thiếu niên, không thấy một lạc thú nào trong đời sống tiết độ và cương quyết. Cho nên luật pháp phải ấn định quy tắc về giáo dục và công việc, những điều quy định ấy sẽ được chịu đựng dễ dàng hơn khi thành thói quen” [1; 392]. Như vậy, sự giáo dục mỗi công dân từ thời thơ ấu là cần thiết nhưng nó thực sự đem lại hiệu quả khi có sự trợ giúp của luật pháp. Luật pháp sẽ đem lại những quy tắc cụ thể và có vai trò giám sát chặt chẽ đối với mỗi công dân. Tính chất cưỡng chế, ép buộc của luật pháp tuy làm người ta phải chịu đựng khi hành xử theo quy luật nhưng nó giúp người ta hình thành nên những tâm thiện dễ dàng hơn.

Để thực sự tạo nên những công dân có đạo đức thì việc làm cho tâm hồn lương thiện là chưa đủ mà cần phải làm cho những hành động trở nên lương thiện. Arixtốt nói: “Giáo dục và săn sóc công dân, trong thời niên thiếu, một cách thích đáng, chắc chắn là chưa đủ; khi đến tuổi trưởng thành, họ còn phải thực hành những điều mà người ta đã giảng dạy và, do đó, có những thói quen tốt. Về phương diện ấy cũng như về tất cả cuộc đời tổng quát, chúng ta cần pháp luật. Thực thế, quần chúng vâng theo sự tất yếu hơn lý trí và hình phạt hơn danh dự” [1; 393]. Như vậy, theo triết gia, làm hình thành nên một tâm hồn lương thiện thôi vẫn là chưa đủ mà cần thiết phải tạo ra thói quen hành động lương thiện trên cơ sở một tâm hồn lương thiện. Để tạo nên thói quen hành động lương thiện thì cho đến tuổi trưởng thành mỗi công dân phải

thực hành theo những quy tắc và những chuẩn mực đức hạnh. Nhưng bản tính của con người thường bị những ham muốn dục vọng lôi kéo nên mỗi công dân thường ít tự giác thực hiện hành vi đạo đức vì thế cần đến luật pháp.

Vai trò của luật pháp là hướng dẫn công dân những quy phạm, nguyên tắc để hành xử đạo đức và đồng thời luật pháp còn có chức năng giám sát và trừng phạt đối với những công dân vi phạm quy luật. Tùy theo mức độ vi phạm của hành vi mà mức độ hình phạt sẽ phù hợp với nó. Như Arixtốt viết: “Những nhà lập pháp phải thúc đẩy và khuyên nhủ công dân thực hành đức hạnh, bằng cách kêu gọi lòng danh dự: như thế những ai có thói quen tốt không thể không nghe họ, trái lại, nhưng ai không tuân theo và bản nhiên tỏ ra chống lại đức hạnh đều phải trừng phạt và nghiêm trị. Còn những ai lộ ra tuyệt đối bất trị, thì phải trích thú (…) Cũng vì lý do ấy, người ta thêm rằng những hình phạt phải là những hình phạt ngược lại nhiều nhất những lạc thú mà tội nhân đã ưa chuộng đến tột bậc” [1; 393]. Đó là hai bước cơ bản trong quan niệm của Arixtốt về phương pháp giáo dục đạo đức.

Đối với Kant, trước khi đưa ra quan niệm của ông về phương pháp, ông đã tìm hiểu và chỉ ra những hạn chế mà phương pháp giáo dục đạo đức hiện thời đang sử dụng. Kant đặc biệt phê phán phương pháp giáo dục đạo đức mà người ta đang sử dụng trong các trường học ở thời đại ông. Những người giảng dạy về đạo đức trong thời đại của Kant đã xuất phát từ quan niệm cho rằng, tình cảm, cảm xúc của con người là cơ sở của hành vi đạo đức, vì thế họ cố gắng khuấy động tình cảm, trái tim con người nhằm kêu gọi những hành vi tốt đẹp. Người ta khuếch trương những hình mẫu vĩ đại, phi thường, cao cả nhằm khơi dậy lòng ham muốn vươn tới những mẫu hình lý tưởng đó nơi mỗi con người. Như ông viết: “Chỉ có điều tôi mong mỏi rằng thầy giáo nên “tha” cho học sinh tấm gương của những hành vi gọi là “cao cả” (“cống hiến siêu đẳng”) tràn ngập trong các sách giáo khoa luân lý của ta, và nên quy hướng

tất cả vào nghĩa vụ đơn thuần mà thôi và vào giá trị mà con người có thể và phải mang lại cho chính mình từ những gì chính mắt mình thấy, bằng ý thức về việc không vi phạm nó, chứ còn bất cứ cái gì chỉ dẫn đến những ước mơ hay khát vọng rỗng tuếch, chạy theo sự hoàn hảo không tưởng thì chỉ tạo ra được những bậc anh hùng trong tiểu thuyết” [23; 269]. Như vậy, theo Kant, phương pháp giáo dục đạo đức hiện thời hoàn toàn không thích hợp. Nó “(…) không có gì “tăng cường” trái tim mà chỉ “kích thích” nó, nên, một cách tự nhiên, nó quay trở lại trạng thái ôn hòa bình thường và, do đó, rơi vào lại tình

trạng bạc nhược trước đó” [23; 272]. Vậy cần tìm một phương pháp thích hợp

để việc giáo dục đạo đức cho công dân có hiệu quả hơn.

Kant trình bày phương pháp của ông bao gồm hai bước:

Bước thứ nhất là tập trung ở sự quan sát và phán đoán đạo đức. Theo Kant, để vun đắp những nhân cách tốt, những con người lương thiện thì cần phải làm ngay từ khi mỗi công dân còn là những trẻ em. Cần phải tập cho trẻ em thói quen quan sát và đánh giá về hành vi luân lý. Kant viết: “(…) người thầy giáo có thể tin chắc rằng sự luyện tập thường xuyên cho trẻ em để nhận biết và đánh giá hành vi tốt trong tất cả tính trong sạch, thuần khiết của nó, cũng như ngược lại, biết phê phán hay khinh chê việc vi phạm dù là nhỏ nhất, thì, tuy chỉ mới là một trò chơi để trẻ em ganh đua với nhau, nhưng sẽ lưu lại ấn tượng rất lâu bền về việc yêu quý điều này và ghê tởm điều kia, và như thế, bằng thói quen quan sát đơn thuần những hành vi đáng tán thưởng hay đáng chê trách, ta đã đặt được một nền móng tốt đẹp để có thể dẫn dắt trẻ em đến nép sống ngay thẳng, công chính trong cuộc sống tương lai” [23; 269]. Mục đích của việc quan sát và đánh giá những hành vi luân lý là nhằm mài sắc khả năng phán đoán luân lý và tạo ra một sự “quan tâm luân lý” cho mỗi con người. Đó là bước thực hành đầu tiên để mỗi người tiến tới một đời sống đức hạnh.

Kant cho rằng, việc quan sát và phán đoán luân lý khi được thực hiện thường xuyên và liên tục sẽ tạo ra thói quen tâm lý và lề lối tư duy phù hợp với quy luật luân lý. Tuy nhiên, việc làm này vẫn chưa đủ để làm nên những nhân cách tốt. Ông viết: “Việc làm này mới chỉ khiến ta thích thú đi vào sự bình phẩm như thế và nó mang lại cho đức hạnh hay lề lối suy tư phù hợp với những quy luật luân lý một hình thức của vẻ đẹp [thẩm mỹ], được ngưỡng mộ nhưng chưa phải đã được cầu tìm” [23; 276]. Và đó là lý do mà “(…) một sự thực tập thứ hai xuất hiện, đó là sự trình bày sống thực về ý đồ luân lý bằng những ví dụ điển hình, trong đó sự chú ý được hướng đến tính thuần túy của ý chí, thoạt đầu chỉ như là sự hoàn hảo tiêu cực, trong chừng mực không có động cơ nào của xu hướng có ảnh hưởng quy định đến hành vi đã được làm từ nghĩa vụ” [23; 277]. Như vậy, bước thứ hai là sự trình bày sống thực bằng những ví dụ tiêu biểu, những tấm gương điển hình về hành xử đạo đức. Mục đích của việc làm này sẽ giúp mỗi người giải thoát khỏi những nhu cầu thường nghiệm, những ham thích sinh lý và vun đắp lòng tôn kính với quy luật với tư cách là động cơ luân lý thuần túy. Kant viết “(…) đó là sự Tự do

Một phần của tài liệu Một số quan niệm đạo đức cơ bản của Arixtốt và I Kant (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)