Quan niệm của Arixtốt và I.Kant về bản chất của hành vi đạo đức

Một phần của tài liệu Một số quan niệm đạo đức cơ bản của Arixtốt và I Kant (Trang 64)

Ngay từ khi triết học ra đời, đạo đức học đã trở thành một bộ phận của hệ thống triết học. Trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, đạo đức học đã luôn dành được sự quan tâm sâu sắc của các nhà tư tưởng, các triết gia ở cả phương Đông và phương Tây. Mỗi học thuyết đạo đức trong lịch sử đều thể hiện một bản sắc riêng, là những suy tư độc lập của mỗi nhà triết học trước những vấn đề đạo đức xã hội của thời đại. Trong lịch sử, các học thuyết đạo đức dù đa dạng và phong phú đến đâu chăng nữa thì cũng không vượt ra ngoài lôgíc chung của hệ vấn đề cơ bản của đạo đức học. Đó là: Bản chất của hành vi đạo đức? Mục đích của hành vi đạo đức? Phương pháp giáo dục đạo đức? Bên cạnh những vấn đề cơ bản của đạo đức học, mỗi triết gia còn thể hiện quan niệm của mình thông quan những vấn đề đạo đức xã hội khác.

Arixtốt và Kant có đóng góp lớn cho nền đạo đức học phương Tây bằng việc để lại hai quan niệm đạo đức tiêu biểu trong lịch sử triết học. Mỗi quan niệm là một cách tiếp cận và một cách giải quyết riêng về những vấn đề của đạo đức học. Hai triết gia đã thể hiện hai lập trường đạo đức khác biệt và nhiều chỗ đối lập nhau về mọi phương diện. Để nhận diện được những lập

trường khác nhau trong đạo đức học thì việc so sánh giữa hai quan niệm tiêu biểu này là một việc làm cần thiết. Chúng ta sẽ lần lượt so sánh cách giải quyết của mỗi triết gia trong từng vấn đề cụ thể của đạo đức học.

Vấn đề đầu tiên là quan niệm về bản chất của hành vi đạo đức. Vấn đề bản chất của hành vi đạo đức vốn là một nội dung căn bản và trung tâm của đạo đức học mà không có một quan niệm đạo đức nào tránh khỏi nhiệm vụ triển khai nó. Arixtốt và Kant đã giải quyết vấn đề này theo những cách khác nhau. Sự khác biệt ấy thể hiện trước hết trong lôgíc triển khai hệ thống.

Arixtốt đã triển khai học thuyết của mình theo lôgíc: đi từ việc xác định mục đích của cuộc đời con người đến việc xác định phương tiện để đạt được mục đích đó và cuối cùng là phương pháp để hoàn thiện phương tiện. Ông cho rằng, trong số muôn vàn những mục đích khác nhau của con người thì mục đích cao nhất, tuyệt đối nhất chính là hạnh phúc. Như ông nói: “Vậy thì hạnh phúc là điều thiện quý nhất, đẹp nhất và thú vị nhất” [1; 42]. Bản chất của hạnh phúc theo cách định nghĩa của Arixtốt là “(…) hoạt động của tâm hồn phù hợp với đức hạnh” [1; 50] nên chính những hoạt động đó là phương tiện để con người đạt được mục đích tối cao của mình. Như Arixtốt nói: “Chính là những hoạt động phù hợp với đức hạnh quy định hoàn toàn hạnh phúc, hoạt động ngược lại chỉ có thể gây ra một hiệu quả ngược lại” [1; 46].

Trong lôgíc triển khai hệ thống của Arixtốt, phạm trù hạnh phúc được coi là nguyên lý cốt yếu, trung tâm của toàn bộ hệ thống. Việc làm rõ phạm trù đó quy định toàn bộ cách triển khai các phạm trù khác trong đạo đức học của ông. Từ đó, Arixtốt cho rằng, trong đời sống thực tiễn, hạnh phúc là mục đích tối cao của cuộc đời và mục đích đó là cơ sở, động lực, là xuất phát điểm cho toàn bộ hoạt động khác. Theo ông: “Chúng ta hình như nên thêm vào đó cái lý do là hạnh phúc là một nguyên lý cốt yếu, chính để đạt tới hạnh phúc,

người ta làm tất cả hành vi khác. Là nguyên lý và nguyên nhân của tất cả các điều thiện khác, hạnh phúc, theo chúng ta, có một bản tính rất đáng tôn kính và thiêng liêng” [1; 52]. Như vậy, từ cách triển khai hệ thống của mình, Arixtốt đã chỉ rõ thuộc tính đầu tiên của hành vi đạo đức là những hành vi lấy hạnh phúc làm mục đích, điều kiện cho toàn bộ quá trình hoạt động.

Kant đặc biệt phê phán cách triển khai hệ thống theo kiểu của Arixtốt. Theo ông, đối với bất cứ một học thuyết đạo đức nào, nếu mục đích trở thành cơ sở quy định hành vi thì hành vi đó không có giá trị đạo đức và học thuyết đó không thể giúp con người sống có đạo đức hơn. Vì thế, Kant đã triển khai hệ thống của mình theo cách khác. Ông bắt đầu từ vấn đề “Tôi cần phải làm cái gì?” đến vấn đề “Tôi có thể hy vọng cái gì?” và cuối cùng mới là vấn đề về phương pháp giáo dục đạo đức. Kant đã xác định nguyên tắc của hành vi đạo đức trước khi xác định đối tượng, động cơ, mục đích của hành vi đạo đức. Trong quan niệm của ông, phạm trù mệnh lệnh tuyệt đối với tư cách là nguyên tắc của hành vi đạo đức giữ vị trí quan trọng nhất của hệ thống, những vấn đề còn lại chỉ là những nội dung kèm theo. Từ cách triển khai hệ thống của mình, Kant đã thể hiện quan niệm đầu tiên về bản chất của hành vi đạo đức. Hành vi đạo đức là bổn phận và nghĩa vụ của loài người chứ không phải của riêng cá nhân nào.

Như vậy, đối với Arixtốt, hành vi đạo đức là hành vi có điều kiện. Hạnh phúc là mục đích và điều kiện mà mỗi chủ thể hành động hướng đến khi thực hiện những hành vi đạo đức của mình. Ngược lại, đối với Kant hành vi đạo đức là những hành vi hoàn toàn vô điều kiện, nó đơn giản là những nghĩa vụ, bổn phận của mỗi con người. Đó là điểm khác biệt đầu tiên trong quan niệm của hai triết gia trong vấn đề bản chất của hành vi đạo đức. Tuy nhiên, vấn đề không dừng lại ở cách thức triển khai hệ thống mà cốt lõi của nó lại

thể ở việc triển khai những nội dung cụ thể trong những quan niệm đạo đức của họ.

Khi triển khai một cách cụ thể quan niệm của mình, Arixtốt chỉ ra rằng, bản chất của hành vi đạo đức là hành động nhằm đem lại hạnh phúc cho con người nhưng chỉ trong giới hạn của những hành động phù hợp với đức hạnh. Còn đối với Kant, hành vi đạo đức không chỉ là những bổn phận, nghĩa vụ vô điều kiện mà còn phải đảm bảo những yêu cầu cụ thể về nguyên tắc, đối tượng và mục đích của hành vi đạo đức. Chỉ khi đảm bảo toàn bộ những yếu tố đó, hành vi mới đủ thẩm quyền để được coi là một hành vi đạo đức. Arixtốt triển khai vấn đề tập trung trong phạm trù đức hạnh còn Kant lại triển khai trong học thuyết về lý tính thực hành. Để làm rõ bản chất của hành vi đạo đức theo quan niệm của hai triết gia, chúng ta buộc phải đi vào phân tích quan niệm của Arixtốt về đức hạnh cũng như làm rõ quan niệm của Kant về nguyên tắc, đối tượng và động cơ của đạo đức.

Trước hết là, quan niệm của Arixtốt về hành vi hợp với đức hạnh. Từ đó, ông đã đi đến phạm trù đức hạnh theo phương pháp đối lập với Platôn - người đáng kính của mình. Phương pháp của Platôn là đi từ lý luận đến thực tiễn còn Arixtốt lại đi từ thực tiễn đến lý luận. Đối với Platôn, ý niệm là những tồn tại tiên nghiệm, là cơ sở quy định toàn bộ thế giới sự vật cảm tính. Trong khi đó, thế giới các sự vật cảm tính chỉ là cái bóng, mô phỏng lại thế giới ý niệm. Ngược lại, đối với Arixtốt, chính thế giới kinh nghiệm là cơ sở để xây dựng nên hệ thống các khái niệm, phạm trù. Các phạm trù đức hạnh, hạnh phúc, cái Thiện,… đều được ông xây dựng theo phương pháp này. Sau khi đã quan sát và xem xét kỹ lưỡng những trường hợp riêng biệt trong thực tiễn, Arixtốt mới rút ra kết luận về những khái niệm trên. Như vậy, Arixtốt vượt qua cách tiếp cận duy tâm về đạo đức của Platôn và tiến đến cách tiếp cận duy vật. Chúng ta hẳn đã không quên câu nói nổi tiếng của Arixtốt rằng:

“thầy là quý nhưng chân lý quý hơn”. Từ cách tiếp cận trên, Arixtốt đã rút ra những thuộc tính quan trọng nhất của nó.

Thứ nhất, đức hạnh không phải là bẩm sinh cũng không do Thượng đế

ban tặng mà là kết quả của những thói quen hành động, do rèn luyện tạo ra. Arixtốt khẳng định: “Vậy thì những đức hạnh sinh ra nơi chúng ta không nhờ một hiệu quả của thiên nhiên cũng không trái với tự nhiên; chúng ta tự nhiên sẵn sàng thủ đắc nó, với điều kiện là trau dồi nó bằng thói quen”[1; 58]. Tự nhiên chỉ đem lại cho con người những tiềm năng để trở thành người có đức hạnh. Đó là những năng khiếu, những tư chất bẩm sinh tạo nên sự khác biệt giữa người này với người khác. Chúng là những tiền đề giúp cho mỗi cá nhân may mắn có thể dễ dàng trong quá trình thủ đắc những phẩm hạnh đạo đức. Còn đức hạnh là những thói quen hành động của mỗi cá nhân do quá trình nỗ lực rèn luyện tạo nên. Quá trình đó là cuộc đấu tranh với chính bản thân mình, vượt qua những thói hư, tật xấu để hình thành những thói quen hành động theo những chuẩn mực đạo đức. Đó là thuộc tính thứ nhất của đức hạnh.

Thứ hai, đức hạnh là hoạt động làm tròn chức năng và phù hợp với bản

tính con người. Arixtốt nói: “(…) đức hạnh của con người là một năng hướng khiến người ấy thành một chính nhân có thể làm tròn tác dụng riêng của con người” [1; 69]. Nếu như chức năng của người thợ đóng giầy là tạo ra những đôi giầy đẹp, chức năng của người thợ mộc là tạo ra những vật dụng tinh xảo, chức năng của người nhạc sỹ là tạo ra những bản nhạc, bài hát hay làm rung động trái tim khán giả thì chức năng của con người nói chung là hành động một cách có lý trí. Như ông viết: “Nếu đặc tính của con người là sự hoạt động toàn diện hay phân diện với lý trí; nếu chúng ta quả quyết rằng cơ năng ấy là đặc tính của người đức hạnh” [1; 37]. Vậy, theo cách tiếp cận trên, con người muốn làm tròn chức năng của mình, hoạt động phù hợp với bản tính của mình thì phải hành động theo lý trí ngay thẳng.

Sự tham gia của lý tính vào hành vi đạo đức thể hiện ở hai khía cạnh: thứ nhất, lý trí thực hiện việc suy luận để ấn định một mục đích chân chính của hành vi; thứ hai, lý trí lựa chọn phương tiện hay lựa chọn hành động phù hợp để đạt được mục đích đó. Do đó, nếu không có tri thức thì không có đức hạnh. Tuy nhiên, ông không đồng nhất tri thức và đức hạnh như Xôcrát. Lập trường duy lý trong đạo đức của Arixtốt là sự kế thừa một cách có phê phán đối với truyền thống Hy Lạp. Như vậy, theo ông, sự chỉ đạo của lý tính đối với hành vi của con người là thuộc tính thứ hai của đức hạnh.

Thứ ba, những hành vi có giá trị đạo đức là những hành vi được ý chí

tự do lựa chọn dưới sự chỉ huy của lý tính. Theo cách nói của Arixtốt: “Sau khi đã ấn định giới hạn của cái hữu ý và cái vô ý, chúng ta còn phải nói tới sự lựa chọn có suy nghĩ. Hình như đó là tính chất riêng biệt của đức hạnh; nhờ đó, hơn là nhờ hành vi, người ta có thể xét đoán giá trị luân lý” [1; 91]. Vấn đề mà Arixtốt đề cập chính là sự tự do ý chí trong hành vi đạo đức. Ông phân biệt hai loại hành vi: hành vi vô ý và hành vi hữu ý. Một hành vi vô ý là hành vi do sự cưỡng bách từ bên ngoài hoặc do sự vô tri mà ra. Hành vi hữu ý là những hành vi của ý chí tự do lựa chọn một cách có suy nghĩ, không bị cưỡng bách bởi bất cứ sức mạnh nào từ bên ngoài tác động. Theo Arixtốt, chỉ có những hành vi mà ý chí tự do lựa chọn một cách có suy nghĩ mới được xem xét có giá trị đạo đức hay không. Ngược lại, những hành vi mà ý chí không được tự do lựa chọn thì không thể xem xét giá trị đạo đức của nó. Như vậy, theo ông, sự tự do lựa chọn của ý chí dưới sự chỉ huy của lý tính là một trong những thuộc tính cơ bản của đức hạnh.

Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, vấn đề tự do ý chí trong hành xử đạo đức đã được đặt ra trong đạo đức học. Việc phát hiện ra vấn đề tự do ý chí là một trong những đóng góp lớn của Arixtốt đối với nền đạo đức học phương Tây nói riêng và nền đạo đức học nhân loại nói chung. Cũng từ đây, vấn đề tự

do ý chí các nhà đạo đức học tiếp tục phát triển trong quan niệm của mình. Đến thời cận đại, Kant kế thừa và phát triển quan niệm này trong xây dựng phạm trù Tự do như là đỉnh vòm cho toàn bộ tòa nhà đạo đức học của ông.

Bên cạnh viêc phát hiện ra tự do ý chí trong đạo đức học, Arixtốt đã không vượt qua được lập trường giai cấp trong đạo đức. Ông cho rằng, chỉ những người tự do mới được tham gia vào đời sống đạo đức còn những người nô lệ không có đạo đức. Đạo đức không phân biệt những người giàu có, thông thái, địa vị cao hay thấp trong xã hội nhưng chỉ trong điều kiện họ là người tự do. Những người nô lệ - vì không được tự do ý chí nên không thể gia nhập vào đời sống đạo đức của nhân loại. Họ là những công cụ biết nói, hành động theo sự sai bảo của chủ nô. Arixtốt cho rằng, chỉ khi nào đem lại cho nô lệ đời sống của con người thì lúc đó họ mới được tham dự vào sinh hoạt đạo đức. Có thể nói, lập trường giai cấp là một hạn chế trong đạo đức học Arixtốt, tuy nhiên, mỗi triết gia là sản phẩm của thời đại mình, vì thế, không thể tránh khỏi những ảnh hưởng mang tính thời đại.

Thứ tư, theo Arixtốt, thuộc tính cốt lõi của đức hạnh là sự quân bình đúng mực. Arixtốt khẳng định: “Vậy đức hạnh là một thứ trung bình, vì cứu

cánh mà nó đề xuất là một sự quân bình giữa hai cực đoan” [1; 72], ở chỗ khác ông viết: “Vậy đức hạnh là một khuynh hướng thủ đắc theo ý chí, cốt ở sự điều độ, định nghĩa bởi lý trí theo hạnh kiểm của một người suy nghĩ. Nó là một sự trung bình đúng mực giữa hai cực đoan khóc hận một cái vì thái quá, một cái vì bất cập” [1; 72]. Điểm trung bình hay điểm trung vị, theo cách định nghĩa của Arixtốt, là điểm giữa hai thái cực: thái quá và bất cập. Nó giống như trung điểm của một đoạn thẳng, là vị trí chính giữa hai đầu mút của đoạn thẳng. Hành vi đạo đức là hành vi ở điểm chính giữa. Ví như: dũng cảm là trung điểm giữa thái quá là liều mạng và bất cập là hèn nhát; cao thượng là trung vị giữa thái quá là khoe khoang và bất cập là hạ mình; hào phóng là trung

vị giữa xả láng và hà tiện, hài hước là trung bình giữa người cục mịch và người quá trớn, v.v. Trong số rất nhiều đức hạnh của con người, đức hạnh cơ bản nhất là sự công bằng. Đức hạnh này quan trọng nhất vì nó bao hàm tất cả những đức hạnh khác. Hành động ở mực trung bình giúp người ta thành công và đáng được khen ngợi. Như ông nói: “(…) sự trung bình đúng mực được khen ngợi và thành công, cái kết quả ấy là riêng biệt của đức hạnh” [1; 72].

Việc đạt tới điểm trung vị là điều không dễ dàng, bởi nó chỉ có thể có được bởi một lý trí ngay thẳng, sáng suốt và ý chí kiên quyết. Nhưng mỗi con người là một thực thể tự nhiên không ngừng bị chi phối bởi những ham muốn, dục vọng, những nhu cầu mang tính bản năng tự nhiên. Đó là thủ phạm khiến

Một phần của tài liệu Một số quan niệm đạo đức cơ bản của Arixtốt và I Kant (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)