2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- PHÙNG THỊ THU TRANG QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG TÂN ƯỚC QUA KHẢO CỨU CÁC SÁCH PHÚC ÂM MATHÊU, MÁCCÔ VÀ LUCA
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHÙNG THỊ THU TRANG
QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG TÂN ƯỚC (QUA KHẢO CỨU CÁC SÁCH PHÚC ÂM MATHÊU, MÁCCÔ VÀ LUCA)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Hà Nội – 2013
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
PHÙNG THỊ THU TRANG
QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG TÂN ƯỚC (QUA KHẢO CỨU CÁC SÁCH PHÚC ÂM MATHÊU, MÁCCÔ VÀ LUCA)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.90
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quang Hưng
Hà Nội – 2013
Trang 31
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐẠO ĐỨC CÔNG GIÁO VÀ SÁCH PHÚC ÂM 12
1.1 Đạo đức Công giáo 12
1.2 Sách Phúc Âm – Vài nét về lịch sử, nội dung và ý nghĩa 28
CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG CÁC SÁCH PHÚC ÂM 37
2.1 Quan niệm về lẽ sống và hạnh phúc 37
2.2 Quan niệm về nghĩa vụ và lương tâm 55
2.3 Quan niệm về tình yêu thương và trách nhiệm 66
2.4 Ý nghĩa của các quan niệm đạo đức trong Phúc Âm đối với đời sống tín hữu Công giáo Việt Nam hiện nay 78
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
Trang 54
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh những thành tựu, cũng nảy sinh những hiện tượng tiêu cực, làm xói mòn một số giá trị đạo đức xã hội Để giải quyết được thực trạng này, đòi hỏi
sự nỗ lực tham gia của cả hệ thống chính trị, trong đó có tổ chức các tôn giáo Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo với số lượng tín đồ các tôn giáo khoảng 23 triệu Trong số đó, tín đồ Công giáo đông thứ hai với khoảng hơn 6 triệu người Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, trong vùng đồng bào theo đạo Công giáo, tình hình trật tự, an toàn xã hội tương đối tốt, ít xảy ra các vụ trọng án Trường hợp vợ chồng người Công giáo xin ly hôn hoặc trong cộng đồng có tranh chấp, kiện tụng về dân sự rất ít xảy ra Thực tế đó cho thấy rằng, về hình thức, quan hệ ứng xử đạo đức trong cộng đồng tín đồ Công giáo có những điểm tích cực mà chúng ta nên học tập Có được điều đó, bên cạnh lý do
về niềm tin tôn giáo còn cho thấy các quan niệm đạo đức Công giáo đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội của cộng đồng người Công giáo
Chúng ta cũng biết rằng, đối với cộng đồng người Công giáo, Kinh Thánh, đặc biệt là Tân Ước, luôn là nguồn chính yếu cho đức tin và đời sống của họ Đời sống luân lý của người Công giáo là đời sống trong Đức Giêsu Kitô, dựa theo lời dạy và gương sáng của Ngài Trong Tân Ước các sách Phúc
Âm chiếm vị trí quan trọng nhất Thông qua các sách Phúc Âm mà con người biết đến Thiên Chúa, ơn gọi và gương sáng của Ngài Người Công giáo quan niệm phải liệu sống sao cho xứng đáng với ơn gọi của mình, chứ không được ngả theo những đòi hỏi của tội lỗi Nói khác đi, việc tin theo Đức Kitô đòi hỏi một cuộc sống noi theo gương của Ngài, đặc biệt qua việc thực hành giới răn yêu thương
Trang 65
Những quan niệm đạo đức trong Tân Ước đã góp phần tạo ra giá trị chân – thiện – mỹ của đạo đức Công giáo Do đó trong nhận thức cần xác định được vai trò, ảnh hưởng của đạo đức Công giáo tới đời sống người Công giáo nói riêng và tới quá trình xây dựng đời sống xã hội Việt Nam nói chung, để từ
đó có thái độ ứng xử phù hợp với tôn giáo này là điều cấp thiết Song muốn làm được điều đó, cần rất nhiều công trình lý luận nghiên cứu chuyên biệt về đạo đức Công giáo được thể hiện qua kinh điển, giáo lý của họ Đồng thời, chúng ta phải có những khảo sát thực tiễn về ảnh hưởng của những quan niệm đạo đức đó đến đời sống cộng đồng, xã hội ra sao và đề ra những biện pháp phù hợp để phát huy điểm tích cực của đạo đức Công giáo
Hiện nay, trên tinh thần đổi mới nhận thức về tôn giáo, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận định tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân, trong tôn giáo có những giá trị tốt đẹp về đạo đức, văn hóa Việc nghiên cứu
để tìm ra và khẳng định những giá trị đạo đức tốt đẹp của Công giáo là nhiệm
vụ của cả hệ thống chính trị nói chung và những người làm công tác nghiên cứu về tôn giáo nói riêng Xuất phát từ tinh thần đó, từ đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam, và từ yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới trong giai đoạn
cách mạng hiện nay, tác giả luận văn chọn vấn đề nghiên cứu: “Quan niệm
đạo đức cơ bản trong Tân Ước (Qua khảo cứu các sách Phúc Âm Mathêu, Máccô và Luca)”, làm đề tài nghiên cứu của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
“Đạo đức Công giáo” là một vấn đề đã được nhiều người quan tâm trên
cả phương diện lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu chuyên biệt về nó lại chưa nhiều, chủ yếu tập trung trong giới các nhà thần học Công giáo
Về phía các nghiên cứu của các tác giả trong nước, có thể kể tên một số công trình như:
Trang 76
Công trình Thiên chúa Cha, đấng giàu lòng thương xót của Bùi Văn
Đọc, Võ Đức Minh, Nguyễn Quốc Lâm, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh,
1998, giới thiệu khái quát về hình ảnh của chúa Giêsu trong Kinh Thánh (Tân Ước và Cựu Ước), tình thương bao la, lòng nhân ái, phép mầu nhiệm của Thiên Chúa, cùng sứ mệnh của Người;
Công trình Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo của Hội
đồng Giám mục Việt Nam, Uỷ ban Bác ái xã hội, Nhà xuất bản Tôn giáo,
2007, giới thiệu những điều cơ bản của học thuyết xã hội Công giáo, cụ thể như: Kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa đối với nhân loại, sứ mạng của Giáo hội và học thuyết xã hội, con người và nhân quyền, về gia đình, lao động của con người, đời sống kinh tế, cộng đồng chính trị, quốc tế, bảo vệ môi trường, cổ vũ hoà bình, học thuyết xã hội và hoạt động của giáo hội;
Tiếp đến, nói tới các công trình nghiên cứu về Công giáo ở Việt Nam,
không thể không kể tới công trình Nếp sống đạo của người Công giáo Việt
Nam do Nguyễn Hồng Dương (chủ biên), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa,
2010, đã chỉ ra những vấn đề có tính phương pháp luận về việc hình thành và ảnh hưởng qua lại giữa nếp sống của người Việt Công giáo với nếp sống của người Việt truyền thống và hiện đại;
Công trình Công giáo Công giáo là ai? của Khổng Văn Giám, Nhà xuất
bản Tôn giáo, 2011, phân tích những triết lí về các tính cách, bản chất, nhân phẩm, ý thức về con người Công giáo Công giáo như các triết lí về: hiền hậu khiêm nhường, độc ác và kiêu căng, cảm thức về tội, các quan niệm đúng sai
về thánh thiện, nhân sinh ;
Ngoài các công trình chuyên khảo, còn có các bài viết trên tạp chí; có thể
kể tên những bài viết cung cấp những tri thức về mặt lý luận chung về đạo
đức tôn giáo như: Bài viết Về vấn đề đánh giá vai trò của tôn giáo, Tạp chí Triết học số 3 năm 1993; Tôn giáo và đạo đức – nhìn từ mặt triết học, Tạp chí
Trang 87
Triết học số 4 năm 1993 của tác giả Nguyễn Hữu Vui; Về vai trò của đạo đức
tôn giáo trong đời sống xã hội, Tạp chí Triết học, số 1(188) năm 2007 của tác
giả Đặng Thị Lan; Suy nghĩ bước đầu về đặc trưng và vai trò của đạo đức tôn
giáo, Tạp chí Triết học số 7 năm 2007 của tác giả Nguyễn Đức Lữ; Triết học đạo đức Công giáo, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1 năm 2009 của tác giả
Đỗ Minh Hợp…;
Bên cạnh đó, cũng có những bài viết trên tạp chí cung cấp những hiểu biết
về đời sống đạo của người Công giáo Việt Nam như: Ảnh hưởng của giáo lý,
giáo luật và tổ chức giáo hội cơ sở đến hành vi sinh sản của giáo dân (Qua nghiên cứu cộng đồng Công giáo xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) của Phạm Quyết, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 3 năm 2005; Trách nhiệm xã hội của Uỷ ban Bác ái xã hội – Caritas Việt Nam trong điều kiện kinh
tế thị trường của Nguyễn Ngọc Sơn, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 11 năm
2009; Phát huy truyền thống đồng hành cùng dân tộc, người Công giáo Việt
Nam tiếp tục dấn thân đưa phong trào thi đua yêu nước phát triển trong thời kỳ đất nước hội nhập của Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên
cứu Tôn giáo số 11 năm 2008;
Những năm gần đây, có một số luận án tiến sĩ triết học, luận văn thạc sĩ tôn giáo học và khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành tôn giáo học nghiên cứu
về đạo đức của Công giáo như: Luận án Tiến sĩ triết học năm 1998: Ảnh
hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay
của tác giả Hoàng Thị Lan, đã bước đầu đề cập và đánh giá ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo trong đó có đạo đức Công giáo đối với đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tôn giáo trong nền đạo đức xã hội;
Luận án Tiến sĩ triết học Góp phần tìm hiểu tư tưởng đạo đức trong Kinh
Thánh của Trương Như Vương, đã được xuất bản thành sách năm 2005 đã
Trang 98
khái quát tương đối hệ thống về các chuẩn mực và giá trị đạo đức trong Kinh Thánh dưới góc nhìn Mácxít Công trình nghiên cứu Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong Kinh Thánh của tác giả Trương Như Vương đã chỉ ra được một trong những nội dung tư tưởng rất cơ bản của Kinh Thánh là đạo đức, để từ
đó có thái độ trân trọng và phát huy;
Tác giả Nguyễn Công Oánh đã phân tích cốt lõi của tư tưởng đạo đức trong Kinh Thánh dưới góc nhìn nhân học xã hội trong luận văn Thạc sĩ Tôn
giáo học Tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh Thánh năm 2008;
Trong Khoá luận tốt nghiệp đại học ngành Triết học, chuyên ngành Tôn
giáo học Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong kinh Phúc Âm, năm 2010, tác giả
Đinh Thị Tuyết đã bước đầu tìm hiểu các giá trị, chuẩn mực đạo đức trong các sách Phúc Âm như: thiện, ác, hạnh phúc, lòng bác ái, trách nhiệm của cá nhân với gia đình và xã hội
Về phía các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, do sự hạn chế về việc tìm và đọc tài liệu nên tác giả luận văn chưa có điều kiện đọc và tham khảo các công trình của các học giả nước ngoài
Có thể thấy, ở các công trình nghiên cứu trong nước kể trên, hầu hết cũng chỉ đề cập tới các giá trị, tư tưởng của Phúc Âm một cách gián tiếp Đây
là một khó khăn rất lớn cho tác giả luận văn khi nghiên cứu đề tài này Mặc
dù vậy, với suy nghĩ nghiên cứu một tôn giáo chúng ta không thể không đi vào trực tiếp giáo lý của nó Do vậy, luận văn cố gắng khai thác những kết quả nghiên cứu của các học giả trước và bước đầu làm rõ những quan niệm đạo đức chứa đựng trong các sách Phúc Âm
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích
Làm rõ các quan niệm đạo đức cơ bản trong Tân Ước được thể hiện qua
ba sách Phúc Âm Mathêu, Máccô và Luca; đồng thời, bước đầu phân tích ý
Trang 10+ Bước đầu chỉ ra một số đặc trưng của đạo đức Công giáo;
+ Làm rõ nội dung, vị trí, vai trò của các sách Phúc Âm đối với người Công giáo;
+ Hệ thống hoá những quan niệm đạo đức cơ bản trong các sách Phúc
Âm và tìm hiểu ý nghĩa của những quan niệm đó đến cộng đồng người Công giáo Việt Nam hiện nay
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quan niệm đạo đức được thể hiện qua các sách Phúc Âm của phần Tân Ước
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Tân Ước là một phần trong Kinh Thánh – tài sản chung cho các chi phái Kitô giáo Khi nghiên cứu Tân Ước, tác giả sử dụng bản đã được dịch qua tiếng Việt Mỗi chi phái Kitô giáo lại dịch không giống nhau Vì vậy để có cái nhìn nhất quán, luận văn phân tích các quan niệm đạo đức trong các sách Phúc Âm do người Công giáo dịch và ý nghĩa của các quan niệm đó đối với người Công giáo Việt Nam
Tân Ước là một bộ sách gồm nhiều cuốn sách khác nhau, song các sách Phúc Âm luôn chiếm vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo Trong bốn sách Phúc Âm, trừ sách Phúc Âm theo Thánh Gioan, ba sách Phúc Âm còn lại
có kết cấu, nội dung tương đối giống nhau Chúng ta quen gọi đó là các Phúc
Âm Nhất lãm Nội dung các sách Phúc Âm đều xoay quanh cuộc đời trần thế
Trang 1110
và sứ vụ cứu chuộc con người của Chúa Giêsu Kitô Tuy nhiên, trong sách Phúc Âm Gioan, người ta ít thấy những chi tiết giống với các Phúc Âm còn lại Thêm vào đó, trong phần Tân ước, các sách ngoài Phúc Âm chính là sự cụ thể hoá các lời dạy Phúc Âm cho các cộng đồng Công giáo sơ khởi Vì thế, để
có cái nhìn thống nhất về các quan niệm đạo đức trong Tân Ước, luận văn tập trung phân tích các quan niệm đạo đức trong “Phúc Âm Nhất lãm”
Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, để làm nổi bật các quan niệm đạo đức trong Phúc Âm, luận văn còn trích dẫn cả những cuốn sách khác trong Kinh Thánh Đồng thời, để thấy được giá trị của các quan niệm đạo đức trong Phúc Âm, luận văn nêu lên những ảnh hưởng của các quan niệm đạo đức đó đối với đời sống người Công giáo Việt Nam hiện nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về tôn giáo, đạo đức
để phân tích những vấn đề đặt ra
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chú ý sử dụng tổng hợp các phương pháp cụ thể như: Phương pháp lịch sử và lôgic, phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh v.v
6 Đóng góp mới của luận văn
+ Trên cơ sở phân tích những quan niệm đạo đức cơ bản trong Tân Ước được thể hiện qua các sách Phúc Âm, luận văn cung cấp cho người đọc hiểu hơn về đạo đức Công giáo;
+ Luận văn góp phần làm rõ ý nghĩa của đạo đức Công giáo đối với đời sống của giáo dân Công giáo ở Việt Nam hiện nay Qua đó giúp người đọc
Trang 12+ Về mặt thực tiễn:
– Trên cơ sở phân tích các phạm trù đạo đức Công giáo trong Tân Ước, luận văn góp phần cụ thể hoá tinh thần của nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1998) về chính sách văn hóa đối với tôn giáo: Khai thác những giá trị văn hoá, đạo đức Công giáo phục vụ cho
sự nghiệp xây dựng xã hội Việt Nam hiện nay;
– Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu cho việc tham khảo, nghiên cứu và học tập bộ môn tôn giáo học, đạo đức học, triết học
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt và mục lục, luận văn gồm 2 chương, 6 tiết:
Chương 1: Tổng quan đạo đức Công giáo và sách Phúc Âm
Chương 2: Quan niệm đạo đức cơ bản trong Phúc Âm
Trang 1312
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ĐẠO ĐỨC CÔNG GIÁO VÀ SÁCH PHÚC ÂM
1.1 Đạo đức Công giáo
1.1.1 Đạo đức và đạo đức tôn giáo
Thuật ngữ Đạo đức bắt nguồn từ tiếng La Tinh là Mos (moris) – lề thói Còn trong tiếng Hy Lạp cổ đại, thuật ngữ đạo đức được xem như đồng nghĩa với khái niệm luân lý, có xuất xứ từ chữ gốc là Ethicos – lề thói, phong tục, tập quán Khi nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong sự giao tiếp với nhau hàng ngày Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm: Moral là đạo đức, còn Ethicos là đạo đức học
Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại xuất hiện sớm, được biểu hiện trong quan niệm về Đạo và Đức của họ Đạo có nghĩa là con đường, đường đi, là đường sống của con người trong xã hội Đức dùng để nói đến nhân đức, đức tính và nhìn chung đức là biểu hiện của đạo, là đạo nghĩa, là nguyên tắc luân lý Trong quan niệm của người Trung Hoa cổ đại, đạo đức chính là những yêu cầu, những nguyên tắc do cuộc sống đặt ra mà mỗi người phải tuân theo
Chung nhất, có thể hiểu đạo đức hay luân lý là một trong những hình thái
ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý (đạo lý), quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng (gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hay toàn bộ xã hội) Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng các quan niệm thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ và danh dự [17, tr 26]
Trang 1413
Đạo đức luôn là một quan hệ hai chiều, là một phương thức, một thể chế đặc thù của xã hội nhằm điều chỉnh các hành vi của con người trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh hành vi con người như phong tục, tập quán, tôn giáo, pháp luật, đạo đức… Đối với đạo đức, sự đánh giá hành vi con người dựa theo khuôn phép, chuẩn mực và quy tắc đạo đức biểu hiện thành những khái niệm, những giá trị như thiện, ác, vinh, nhục, chính nghĩa, phi nghĩa… Những chuẩn mực, giá trị, quy tắc đạo đức là yêu cầu của cả xã hội hoặc của một giai cấp nhất định đề ra cho hành vi mỗi cá nhân Đạo đức là phương thức thiết lập mối quan hệ giữa
cá nhân và xã hội, giữa lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân Sự điều chỉnh đạo đức mang tính tự nguyện, và xét về bản chất, đạo đức là sự tự do lựa chọn của con người
Các hiện tượng đạo đức thường biểu hiện dưới hình thức khẳng định hoặc phủ định một lợi ích chính đáng hoặc không chính đáng nào đó Vì vậy, đạo đức là một nội dung hợp thành hệ thống giá trị xã hội Sự hình thành, phát triển và hoàn thiện của hệ thống giá trị đạo đức không tách rời sự phát triển, hoàn thiện của ý thức đạo đức và sự điều chỉnh đạo đức Nếu hệ thống giá trị đạo đức phù hợp với sự phát triển, tiến bộ thì hệ thống ấy có tính tích cực, mang tính nhân đạo Ngược lại, hệ thống ấy mang tính tiêu cực, phản động và
phản nhân đạo Và vì vậy, việc nghiên cứu hệ thống giá trị đạo đức của mỗi
cộng đồng, trong đó có các cộng đồng tôn giáo, làm cho nó phù hợp với sự phát triển, hoàn thiện của cả xã hội là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của cộng đồng đó
Để đảm bảo cho sự trao truyền, giáo hoá đạo đức diễn ra liên tục trong đời sống cộng đồng, cần phải có những phương thức và hệ thống thiết chế nhất định Các thiết chế xã hội đó sẽ làm cho các giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu đạo đức được vận thông trong đời sống xã hội từ cộng đồng đến cá nhân,
Trang 1514
từ người này sang người khác, từ thời đại này qua thời đại khác… Hệ thống thiết chế đó bao gồm thiết chế gia đình, nhà trường, nhà nước, đoàn thể chính trị – xã hội, tôn giáo… Chúng được hình thành trên cơ sở quan hệ giữa các thành viên trong nhóm và các giá trị, chuẩn mực đạo đức mà nhóm đó cùng chia sẻ, cùng hướng tới
Mỗi tôn giáo, với hệ thống chuẩn mực, giá trị đạo đức của mình đã, đang và sẽ có những ảnh hưởng, đóng góp không nhỏ đến hoạt động giáo dục đạo đức cũng như sự phát triển của đạo đức trong đời sống xã hội
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử – xã hội ra đời và phát triển từ hàng ngàn năm nay, và sẽ còn tồn tại cùng với loài người trong một thời gian khó
mà đoán định trước được Tôn giáo chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử,
tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa, chính trị… Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo cũng như đạo đức tôn giáo có ảnh hướng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán của nhiều quốc gia, dân tộc
Khi tìm hiểu về đạo đức tôn giáo, chúng ta thấy có nhiều quan điểm khác nhau Có quan điểm thừa nhận đạo đức tôn giáo nhưng nó không chứa đựng những yếu tố tích cực, tiến bộ, mà hoàn toàn đối lập với đạo đức trần thế, không thể áp dụng vào đời sống hiện thực Quan điểm khác lại cho rằng, tôn giáo không có đạo đức riêng, đạo đức tôn giáo chỉ là sự vay mượn đạo đức chung của nhân loại và mỗi tôn giáo có thể nhấn mạnh điểm này hay điểm khác Theo chúng tôi, để khẳng định có hay không có đạo đức tôn giáo cũng như vai trò của đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội thì cần quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa sự phân tích tôn giáo về mặt triết học và sự phân tích về mặt xã hội học
Trước tiên, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, tôn giáo thường được xem xét từ góc độ nhận thức luận Góc độ tiếp cận này cho phép làm rõ
Trang 1615
thế giới bên ngoài đã được phản ánh một cách đặc biệt trong ý thức tôn giáo như thế nào Khi chỉ ra nguyên lý về vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội, chủ nghĩa duy vật lịch sử đồng thời cũng chỉ ra rằng, bản thân đời sống ý thức xã hội cũng có tính độc lập tương đối của nó Trong quá trình phát triển, các hình thái ý thức xã hội có sự tác động qua lại, kế thừa và ảnh hưởng lẫn nhau Điều đó có nghĩa là, ý thức tôn giáo không bao giờ tồn tại một cách biệt lập với các hình thái ý thức khác, như đạo đức, thẩm mỹ, chính trị, pháp luật Giữa chúng có sự liên hệ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra sự phong phú của mỗi hình thái ý thức xã hội Trong ý thức tôn giáo, mà chủ yếu là trong hệ tư tưởng tôn giáo, không thể không có những yếu tố của tư tưởng đạo đức, triết học, thẩm mỹ, văn hóa Tôn giáo không thể tồn tại và phát triển qua hàng ngàn năm trong lịch sử của các dân tộc khác nhau trên thế giới, nếu như bản chất của nó chỉ bao gồm những sai lầm, ảo tưởng và tiêu cực Chính vì có sự kết hợp của ý thức tôn giáo với các hình thái ý thức khác, nhất là với đời sống văn hóa tinh thần của mỗi dân tộc mà tôn giáo đã có thêm sức sống lâu bền của mình
Như vậy, có thể nói, trong quá trình phản ánh tồn tại xã hội, giữa hình thái ý thức tôn giáo và hình thái ý thức đạo đức luôn có quan hệ tương tác, đan xen và thâm nhập lẫn nhau
Với tư cách những thành tố tạo nên kiến trúc thượng tầng của xã hội, tôn giáo và đạo đức phản ánh tồn tại xã hội theo các cách khác nhau Tôn giáo phản ánh một cách hư ảo hiện thực khách quan vào trong đầu óc con người Còn đạo đức phản ánh các mối quan hệ hiện thực của con người với nhau và với xã hội
Khi xem xét tôn giáo như một hình thái ý thức xã hội độc lập với các hình thái ý thức khác, chúng ta thấy nó chứa đựng nội dung đạo đức (bao gồm giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu, lý tưởng đạo đức ) thể hiện trong giáo lý tôn
Trang 1716
giáo Bất cứ tôn giáo nào cũng có một hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức nhằm điều chỉnh ý thức và hành vi đạo đức của các tín đồ Đa số các tôn giáo đều đưa ra những giá trị tối cao mà mọi giá trị khác phải lấy đó làm chuẩn, đó
là Thượng đế, Chúa trời, hay Thần thánh Thực tế cho thấy, quan niệm đạo đức của hầu hết mọi tôn giáo, ngoài những giá trị đặc thù bảo vệ niềm tin tôn giáo thiêng liêng, còn đề cập đến những chuẩn mực đạo đức mang tính nhân loại, như khuyên răn con người phải hiếu thảo với cha mẹ, trung thực, sống có trách nhiệm, nhân ái, làm điều lành, tránh điều dữ Người theo tôn giáo không phải sống thế nào cũng được, mà phải sống theo những khuôn phép đạo đức hợp với tín điều của tôn giáo mình, hành động không phải chỉ là thực hành một số hình thức nghi lễ, mà còn phải sống theo những quy tắc đạo đức nhất định Những chuẩn mực này đều là những nguyên tắc ứng xử phù hợp giữa người với người, rất có ích cho việc duy trì đạo đức xã hội
Các tôn giáo đã đề cập trực tiếp đến những vấn đề đạo đức cụ thể của cuộc sống thế tục và những quan niệm đó thường mang giá trị nhân văn Trên thực tế, những giá trị, chuẩn mực đạo đức của các tôn giáo có ý nghĩa nhất định trong việc duy trì đạo đức xã hội Do vậy, có thể khẳng định rằng, “trong
hệ thống những giá trị chuẩn mực tôn giáo, ngoài những điều khuyên răn cấm đoán tạo nên nội dung riêng của đạo đức tôn giáo, còn có những điều khuyên răn cấm đoán không hề có nội dung tôn giáo, mà là biểu hiện của các mối quan hệ thuần tuý trần thế” [79, tr 46]
Như vậy, việc xem xét tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội độc lập tương đối với các hình thái ý thức khác, chúng ta cũng thấy được nó chứa đựng trong mình những nội dung đạo đức, hay nói cách khác là nó cũng
có đạo đức riêng
Để đánh giá vai trò xã hội của tôn giáo, chúng ta không chỉ xem xét tôn giáo dưới góc độ nhận thức luận mà còn đồng thời phải xem xét về mặt xã hội
Trang 1817
học Việc xem xét tôn giáo dưới góc độ nhận thức luận hướng vào mục đích chỉ ra mối tương quan giữa ý thức tôn giáo với thế giới khách quan, từ đó đánh giá tính đúng đắn hoặc sai lầm của các quan niệm tôn giáo Còn sự phân tích về mặt xã hội học cho phép chúng ta có thể đánh giá được vị trí, vai trò của tôn giáo cũng như đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội Dưới góc độ xem xét này, Mác khẳng định “Sự nghèo nàn của tôn giáo một mặt là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, và mặt khác là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy” [44, tr 570]
Góc độ xã hội học đòi hỏi xem xét tôn giáo như một hiện tượng xã hội, một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, tức là xem xét tôn giáo không chỉ về mặt ý thức, mà còn cả về mặt nghi lễ thờ cúng và tổ chức tôn giáo nữa Trong
đó, “với tư cách là một tổ chức, giáo hội của mọi tôn giáo không chỉ thực hiện chức năng tư tưởng và thờ cúng thuần túy tôn giáo, mà cả chức năng không mang tính tôn giáo như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức…” [78, tr 31], khiến cho tôn giáo trở thành một thực thể có những đóng góp nhất định cho xã hội
Với tư cách là một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, tôn giáo tất nhiên
có trong nó các hình thái ý thức xã hội khác như tư tưởng triết học, đạo đức học, nghệ thuật… Cho nên, việc khẳng định không có đạo đức riêng của tôn giáo là không thoả đáng
Có thể khẳng định rằng, có một đạo đức tôn giáo và đạo đức ấy mang tính đặc thù, đồng thời, có sự giao thoa giữa những giá trị đạo đức chung toàn nhân loại với đạo đức tôn giáo Tuỳ theo hoàn cảnh ra đời và những điều kiện lịch sử cụ thể, tư tưởng đạo đức trong mỗi tôn giáo có những nét đặc thù riêng biệt Ngoài mặt hạn chế, đạo đức tôn giáo cũng có một số giá trị nhất định trong đời sống xã hội, là một trong những nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền đạo đức xã hội Cho nên việc thừa nhận có đạo đức tôn giáo nhưng lại
Trang 1918
đem đối lập tuyệt đối với đạo đức xã hội hay việc phủ nhận hoàn toàn đạo đức tôn giáo là không đúng Tôn giáo không chỉ có nội dung các quan niệm đạo đức mà còn có cả những chức năng và tổ chức để hiện thực hóa chúng nhằm điều chỉnh các hành vi đạo đức của tín đồ Tuy nhiên, nếu quá đề cao, tuyệt đối hóa vai trò của đạo đức tôn giáo, đồng nhất nó với đạo đức xã hội cũng là sai lầm
Nếu đạo đức xã hội là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác và với cộng đồng (gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hay toàn bộ xã hội), thì đạo đức tôn giáo “là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá sự giao tiếp và hành vi ứng xử của tín đồ trong mối quan hệ giữa họ với đối tượng thờ phụng, cũng như giữa họ với nhau, với cộng đồng xã hội và với tự nhiên nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng tôn giáo.” [37, tr.12]
Đạo đức tôn giáo luôn gắn với đạo đức xã hội và chịu ảnh hưởng của đạo đức xã hội Tuy nhiên, đạo đức tôn giáo lại có tính đặc thù Điều này không chỉ thể hiện qua phương thức phản ánh thế giới khách quan của tôn giáo mà còn thể hiện qua các đặc trưng tiêu biểu của nó Những đặc trưng này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu phân tích, luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu những đặc trưng của đạo đức Công giáo
1.1.2 Một số đặc trưng của đạo đức Công giáo
Ra đời ở khu vực Tiểu Á, phía tây Palextin vào giữa thế kỷ I, Kitô giáo
là tôn giáo thế giới có số tín đồ đông nhất, có khu vực ảnh hưởng rộng nhất thế giới Trong quá trình tồn tại và phát triển, đạo Kitô bị phân hoá do những bất đồng trong nội bộ giáo quyền về giáo lý, lễ nghi, giáo luật và cả lợi ích, quyền lực trần thế Về cơ bản, đạo Kitô gồm có bốn dòng chính là Công giáo, Chính thống giáo, Tin Lành và Anh giáo Mặc dù có sự ly khai về mặt tổ chức
Trang 2019
nhưng các giáo hội Kitô giáo vẫn thừa nhận Kinh Thánh gồm 2 bộ Cựu Ước
và Tân Ước là kinh điển của mình
Đạo đức học Công giáo dựa trên nền tảng Thánh kinh có nội dung vô cùng phong phú Quan điểm đạo đức Công giáo được rút ra từ Kinh Thánh, gồm hai bộ Cựu Ước (Lời ước được Thiên Chúa tiến cử với dân Do Thái) và Tân Ước (Lời ước được Thiên Chúa tiến cử với toàn bộ loài người) Công giáo coi Kinh Thánh – Lời Chúa là kim chỉ nam cho mọi hoạt động trong đời sống tôn giáo, cũng như trong hoạt động trần thế của mình Trong quá trình lịch sử hiện thực hoá Lời Chúa đã hình thành, phát triển đạo đức Công giáo với những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, Đạo đức Công giáo được xây dựng trên nền tảng yêu thương Nói cách khác, tình yêu là cốt tủy của đạo đức Công giáo Toàn bộ lề luật Công giáo đều chỉ xoay quanh một chữ yêu với hai chiều kích: yêu Chúa và yêu người
Trong đạo đức Công giáo, giới răn về tình yêu thương được xem là nền tảng Con người trước hết phải yêu Thiên Chúa rồi yêu thương đến bản thân mình, từ đó mới có cơ sở để thực hiện tình yêu tha nhân
Thiên Chúa là một hình mẫu đạo đức hoàn bị, trọn vẹn về tình yêu để con người noi theo Hình ảnh đó được thể hiện thông qua lời nói và hành động của Chúa Giêsu Chúa Giêsu đến để loan báo tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho mọi người, đặc biệt là những người nghèo, bị gạt ra ngoài lề
xã hội Tình yêu đó không dựa vào địa vị, giai cấp của mỗi người, bởi với Chúa, mọi người đều là anh em với nhau: “Thầy không còn gọi anh em là tôi
tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu
vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15) Vì thế, người nào nói mình yêu Chúa mà không yêu người thì đó
là kẻ nói dối (Xin xem 1Ga 4, 20)
Trang 2120
Tình yêu làm nền tảng cho đạo đức Công giáo phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể Không thể có tình yêu thương chân thực nào mà lại không đi kèm với việc làm, không được thể hiện bằng những hy sinh Tình yêu nào không có việc làm để chứng minh đều là những tình yêu giả hiệu, tương tự như lập trường của Thánh Giacôbê: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17) Điều này đã được giáo hội Công giáo khái quát trong Thương xác bảy mối, Thương linh hồn bảy mối: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách trọ nhà, thăm viếng bệnh nhân, thăm viếng kẻ bị cầm tù, an táng kẻ chết, lấy lời lành khuyên người, mở dạy
kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tội… [28, tr 277 – 278]
Thứ hai, đời sống mỗi người Công giáo luôn lấy đức Giêsu Kitô làm gương mẫu Đạo Kitô cũng giống như các tôn giáo khác, đã xây dựng cho
mình một mẫu hình lý tưởng là chuẩn mực của mọi hành động và là giá trị tối cao trong bậc thang giá trị đạo đức – đó là Thiên Chúa Thiên Chúa được coi
là nguồn gốc của tất cả những gì tốt đẹp đang hiện hữu, là sự hiện diện bảo đảm cho con người có được những điều kiện căn bản để tổ chức thành một xã hội, trong đó, Thiên Chúa chính là hình mẫu, chuẩn mực tối cao cho các quan
hệ giữa người với người trong cộng đồng Thiên Chúa ban cho con người mười điều răn, chỉ cho con người biết phải làm gì, cho con người biết những nghĩa vụ cơ bản của mình để con người sống cho hoàn hảo, thoát khỏi tội lỗi Những điều răn ấy không chỉ nhắc nhở con người phải trung thành với Chúa
mà còn phải có trách nhiệm với những người xung quanh
Khi đề cập đến đạo đức Công giáo, trước tiên cần xuất phát từ mối quan
hệ giữa con người với Thiên Chúa bởi nó là nền tảng cho mọi tâm tư, suy nghĩ và hành động của người Công giáo Những tín đồ này, trong mỗi hành động của mình đều tự vấn xem nó có đúng với điều Chúa đã dạy hay trái với điều Người đã dạy không Vấn đề đạo đức đã trở thành một trong những trọng
Trang 2221
tâm trong thần học luân lý Công giáo Thần học luân lý đã đem lại cho các tín
đồ cách thức và phương thế để không chỉ làm đẹp lòng Thiên Chúa mà còn vừa lòng những người xung quanh Trong hệ thống chuẩn mực và giá trị đạo đức này, bên cạnh những tín điều bảo vệ những quyền uy tối thượng của Thiên Chúa thì phần lớn những tín điều còn lại đều dành cho con người tự hoàn thiện mình để trở nên tốt đẹp như Thiên Chúa
Thêm vào đó, đạo đức Công giáo trước hết là sự thông phần vào cuộc đời của chính Đức Giêsu, trở nên bản sao của đời sống Người trong chính bản thân và đời sống của mỗi Kitô hữu Mà đạo đức của Chúa Giêsu lại liên hệ, tồn tại trong sự vâng phục trọn vẹn thánh ý Chúa Cha (Xin xem Pl 2, 6 – 8)
Vì thế đạo đức Công giáo cũng bao gồm việc làm sống lại trong Công giáo sự vâng phục và đường hướng sống yêu thương: Chấp nhận mất tất cả để được Thiên Chúa (Xin xem Pl 3, 7 – 8), bán tất cả để có Thiên Chúa (Xin xem Mt
13, 44 – 45), chọn Thiên Chúa hơn tiền bạc của cải (Xin xem Mt 6, 24)
Thứ ba, đạo đức Công giáo được đặt trên nền tảng ba nhân đức đối thần: Tin, Cậy, Mến Đây là ba nhân đức cơ bản, làm nền tảng cho các nhân
đức đối nhân, các nhân đức đối nhân chỉ là vô nghĩa nếu không có các nhân đức đối thần Nội dung cốt lõi của đức tin Công giáo là tin vào Thiên Chúa duy nhất toàn năng, ngoài Thiên Chúa ra chẳng có ai cứu độ (Xin xem Is 43, 11) Công giáo được coi là tôn giáo của tình yêu thương, điều đó xuất phát từ tình yêu thương vô bờ của Thiên Chúa Sống có luân lý là một cách đáp trả lại tình yêu thương của Thiên Chúa Đời sống Công giáo là sự phó thác hoàn toàn đời sống cho Thiên Chúa Nó kéo theo sự hoán cải, và đặt toàn bộ đời sống và vận mệnh trong tay Thiên Chúa: bán tất cả những gì mình có để mua kho báu trên trời và đi theo Chúa Giêsu (Xin xem Mt 13, 44 – 45), bằng lòng mất mạng sống để cứu mạng sống (Xin xem Mt 16, 25; Mc 8, 34; Lc 9, 23)
Trang 23đề cao, cường điệu và thiêng hóa bằng giáo lý, giáo luật, tín điều để mọi người tuân thủ một cách nghiệm ngặt dưới sức mạnh của thần quyền
Trong đạo đức tôn giáo và đạo đức xã hội thì thiện, ác vẫn là hai phạm trù trung tâm và trọng yếu nhất Nhưng, vấn đề thiện, ác trong đạo đức tôn giáo được gắn chặt với hậu quả của hành vi hành xử của tín đồ và do có sự thưởng phạt “nghiêm minh” bởi các đấng siêu nhiên, nên tính giáo dục và khả năng răn đe của nó đạt hiệu quả rất cao
Thần học của Công giáo quan niệm, con người toàn thiện không phải do
tu tập, mà là “sánh bước cùng Thiên Chúa” Đạo Công giáo cho Chúa là cái thiện toàn năng, tức Chúa là mẫu hình lý tưởng, là nguồn gốc của cái thiện
Từ quan niệm về cái thiện, Kinh Thánh đề cập đến nhân đức, đó là hành vi và biểu hiện cụ thể của cái thiện Khi cái thiện nhường chỗ cho cái ác, là lúc con người không còn chế ngự được dục vọng, không làm chủ được mình tất sẽ dẫn đến sống buông thả để cho cái ác xuất hiện, tội lỗi hoành hành, nhân cách
bị lu mờ Cái ác vốn có nguồn gốc từ quỷ dữ là kẻ thù của cái thiện, cũng là địch thủ của Thiên Chúa và mọi tín đồ Cái ác xuất hiện trên trần thế là sự kết hợp giữa quỷ dữ và tật xấu của con người Kinh Thánh cho rằng, con người
có các tật xấu cơ bản, đó là: kiêu ngạo, dâm ô, hờn giận, ăn uống quá độ, ghen ghét, lười biếng… Công giáo răn dạy tín đồ làm lành, tránh ác là noi gương
Trang 2423
Chúa Sự ban thưởng và trừng phạt đối với ai làm thiện hoặc mắc ác: Ai làm việc thiện sẽ sống lại để được sống Còn ai làm điều ác sẽ sống lại để nhận án phạt… có tác dụng lớn đối với việc giáo dục tính hướng thiện ở con người Công giáo coi Địa ngục là nơi ở của những người chết mà trước đó không tin đạo và phạm nhiều tội ác Thiên đường – Địa ngục là hai thế giới đối lập nhau do con người tưởng tượng nên nhằm thưởng công và phạt tội đối với những ai làm được điều thiện hoặc mắc tội ác Thiên đường, địa ngục của Công giáo có tác dụng khuyến thiện, trừ ác đối với các tín đồ Thiên đường của Công giáo là “một thế giới hoàn mỹ”, nơi đạt đến tuyệt đỉnh của niềm ước
mơ, khát vọng về hạnh phúc của con người Thực ra, Thiên đường mang nặng
ý nghĩa nhân sinh, thể hiện khát vọng của con người vươn tới hạnh phúc vĩnh hằng Vì thế, đó vẫn là nhu cầu tinh thần của đồng bào có tôn giáo Chính sự
nỗ lực không ngừng phấn đấu để đến với cái “xã hội lý tưởng” ấy đã góp phần không nhỏ cho con người trút bỏ tội lỗi, giã từ cái ác để vươn tới cái thiện
Thứ tư, đạo đức Công giáo được hình thành trên cơ sở niềm tin vào Thiên Chúa nên nó được thực hiện một cách hoàn toàn tự giác dựa trên niềm tin của các tín đồ Thiên Chúa luôn được coi là mẫu hình toàn thiện Vì thế,
những nguyên tắc, chuẩn mực mà đấng Thiên Chúa định ra cũng là những nguyên tắc, chuẩn mực hoàn thiện mà mỗi tín đồ buộc phải chấp nhận và tuân thủ Những nguyên tắc ứng xử giữa người với người trong đạo đức Công giáo suy cho cùng là để phục vụ cho niềm tin siêu nhiên, nhằm xây dựng nên những con người phù hợp với ý chí của Thiên Chúa
Các quy tắc đạo đức Công giáo tồn tại dưới dạng các mệnh lệnh của Chúa Do vậy, các quy tắc xử sự trong quan hệ giữa người với người không
do ý muốn chủ quan của con người quyết định mà do chúng có cội nguồn thần thánh, thiêng liêng Đức hạnh tối cao là tuân thủ những lời răn của Chúa
Vi phạm những lời răn của Chúa là tội lỗi lớn nhất Qua câu chuyện ngụ ngôn
Trang 2524
về tội tổ tông trong sách Sáng thế cho thấy, nếu con người kiêu ngạo, không tuân thủ những điều răn dạy của Chúa, muốn đứng ngang hàng với Chúa sẽ phải chịu đựng đau khổ, phải sống với cái ác và phải chết
Niềm tin vào Thiên Chúa chi phối sâu sắc quá trình áp dụng các nguyên tắc, quy phạm, chuẩn mực đạo đức tôn giáo vào đời sống cá nhân, cộng đồng tín hữu Từ niềm tin này, tín hữu Công giáo tự giác thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực, quy tắc đạo đức mà đấng siêu nhiên đã đề ra để hoàn thiện bản thân và tiến gần hơn đến Thiên Chúa Những tín đồ Công giáo tin rằng nếu họ không làm theo các chuẩn mực, quy tắc đạo đức tôn giáo của mình thì họ sẽ
bị trừng phạt, ngược lại họ sẽ được phần thưởng ở kiếp sau Chính sự đan xen giữa hi vọng và sợ hãi, giữa cái thực và cái thiêng có tính thuyết phục các tín
vô tư, vì động cơ đức ái, nên tình thương có tính tự giác cao
Khuôn vàng thước ngọc đối với mỗi tín hữu Công giáo là “Tất cả những
gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt 7, 12) Đức Giêsu dạy các tín đồ “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5, 44) Đành rằng, đã là con người thì chẳng ai hoàn thiện cả, việc tha thứ cho người làm việc sai trái là cần thiết để họ có cơ hội sửa sai Nhưng điều đó không có nghĩa con người phải nhẫn nhục, chịu đựng cái ác, cái xấu để được đẹp lòng Thiên Chúa Ở
Trang 2625
điểm này, đạo đức Công giáo khó hoà nhập với đạo đức xã hội, bởi để có tình yêu thương với kẻ thù, người đã làm cho mình đau khổ, thậm chí đe doạ đến mạng sống của mình thì không hề đơn giản, dễ dàng Mặc dù quan niệm trên mang ý nghĩa nhân đạo, song cần phân biệt rõ những hành vi nào có thể tha thứ, còn hành vi nào thì không Nếu không phải chịu trách nhiệm, không bị chịu sự trừng phạt của pháp luật, thì người làm việc ác, cái ác sẽ có cơ hội gia tăng
Thứ sáu, Công giáo đưa ra những chuẩn mực, giá trị ràng buộc cuộc sống gia đình Trong xã hội, gia đình được coi là cộng đồng đầu tiên, là tế bào
của xã hội loài người Gia đình có vai trò quan trọng trong việc định hướng phẩm chất đạo đức của con người Công giáo rất quan tâm tới gia đình và coi đền thờ tại gia là nơi chuyển giao đức tin của tiền nhân, vun trồng các truyền thống tôn giáo, dâng lời cầu nguyện chung lên Thiên Chúa và diễn tả các niềm tin tôn giáo trong cuộc sống hàng ngày Công giáo rất chú ý tới những chuẩn mực đạo đức trong gia đình theo các mối quan hệ chủ yếu: quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa vợ với chồng
Người cha được công nhận là gia trưởng, là chủ và là hiện thân của toàn gia đình Còn người mẹ được gọi là “Mẹ của sự sống” Thiên Chúa đã tạo dựng nên sự sống con người, gồm có cha và mẹ, nếu không có cha mẹ thì không có con cái và tất yếu, thiếu họ thì không thể có con dân Thiên Chúa được Như vậy, nếu tôn trọng Đấng tạo hoá thì con người phải biết tôn kính cha mẹ Thiên Chúa muốn đặt cha mẹ bên cạnh Thiên Chúa trong việc hành
xử của con cái, nhưng so với Thiên Chúa thì cha mẹ chỉ đứng ở hàng thứ yếu Điều đó không phải hạ thấp vai trò của cha mẹ, mà chỉ là để làm nổi bật tính duy nhất vô nhị của Chúa Điều răn thứ tư trong bảng thập giới quy định con người: “Hãy thảo kính cha mẹ để ngày đời của các ngươi được dài trên Đức Chúa” (Xh 20, 12) Chính Chúa Giêsu đã nêu gương về sự tôn kính với cha mình, mặc dù cha là người thợ mộc, còn mẹ là người phụ nữ bình dân Thảo
Trang 27Thứ bảy, mỗi Công giáo đều bình đẳng về mặt giá trị trước Chúa Dù là
người giàu hay kẻ nghèo thì đều là thụ tạo cao nhất theo hình ảnh Thiên Chúa và đều có tội với Thiên Chúa Vì thế Chúa dành tình yêu thương, sự nhân từ và ban
ơn cứu chuộc cho hết thảy mọi người Điều này có tác dụng sâu sắc đến việc liên kết giáo dân, giúp họ đoàn kết với nhau trong việc thực hiện các công việc chung của cộng đồng
Theo tiến sỹ Đỗ Minh Hợp, mặt mạnh của đạo đức Công giáo là ở chỗ
nó là đạo đức giá trị Những giá trị cơ bản chi phối lối sống, lối ứng xử, lối đối nhân xử thế của tín đồ Công giáo trước hết là những giá trị như tình yêu thương và nhân từ với mọi người, niềm tin vào khả năng đạt tới cái thiện, cái phúc và xác lập sự công bằng chung [31, tr.19] Đạo đức Kitô mang tính phổ biến Mọi tín đồ Công giáo đều có chung một số giá trị Mọi tín đồ có thể hành động khác nhau nhưng giá trị của họ là như nhau
Thứ tám, hệ giá trị, chuẩn mực của đạo đức Công giáo không bất biến
mà luôn thay đổi để phù hợp với thời đại Công giáo không thể tồn tại lâu dài
qua hàng ngàn năm nếu như nó không có những thay đổi để phù hợp với nhu cầu của con người Ngày nay, các nhà thần học của các tôn giáo đều nhận thấy một thực tế là các quá trình chính trị – xã hội có tác động mạnh mẽ đến con người Con người ngày nay có điều kiện để tự tìm cho mình cách lý giải mới về tôn giáo Niềm tin của tín đồ ngày nay không hoàn toàn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm của giáo hội hay tổ chức tôn giáo nữa, thay vào đó, tín đồ tin dựa
Trang 2827
trên những trải nghiệm cá nhân là chủ yếu Vì vậy, các nhà thần học phải tìm kiếm những giá trị và chuẩn mực đạo đức mới cho phù hợp với sự vận động không ngừng của các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội Thêm vào đó, một thực
tế cho thấy, các tôn giáo muốn mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình thì tự thân tôn giáo đó phải có những thay đổi để hoà nhập với truyền thống văn hoá, đạo đức, lối sống của cộng đồng, dân tộc mà nó định truyền bá Ngày nay, trên tinh thần canh tân, Công giáo nói chung, đạo đức Công giáo nói riêng đã cởi mở
và hội nhập, không còn bài xích những truyền thống, tập tục văn hoá của mỗi quốc gia mà nó hiện diện Truyền giáo ngày nay là một quá trình đan xen, hoà hợp và thích nghi với văn hoá bản địa, phong tục tập quán của các dân tộc Quá trình đó làm cho các giá trị và chuẩn mực đạo đức Công giáo có điều kiện thâm nhập, ảnh hưởng sâu sắc hơn trong mỗi cộng đồng tín hữu
Thứ chín, với sự biến đổi không ngừng của các quá trình xã hội, đạo đức Công giáo ngày càng mang tính nhập thế Ngày nay, việc thực hiện các chuẩn
mực đạo đức, các giá trị đạo đức Công giáo không chỉ hướng vào vấn đề Thiên đường hay địa ngục mà ngày càng hướng nhiều hơn vào cuộc sống thực tại Điều đó làm cho những chuẩn mực, giá trị đạo đức Công giáo không còn
xa lạ với đạo đức trần thế mà ngày càng phù hợp và có ảnh hưởng tích cực đến đạo đức trong xã hội Đạo đức Công giáo giờ đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi đạo đức cá nhân mà đã bàn tới những vấn đề đạo đức xã hội, đặc biệt
là trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay, như vấn đề đạo đức sinh thái, vấn đề quyền con người, dân số, nghèo đói, bệnh tật, công lý… Dưới tác động của cuộc cách mạng này, các nhà thần học Công giáo quan tâm tìm kiếm những giá trị, chuẩn mực đạo đức có thể đáp ứng nhu cầu xã hội của thời đại mới, đồng thời hạn chế được những tác động tiêu cực từ cuộc cách mạng này
Sự điều chỉnh các quan niệm đạo đức đó thể hiện khát khao giành lại vị trí
Trang 291.2 Sách Phúc Âm – Vài nét về lịch sử, nội dung và ý nghĩa
1.2.1 Lịch sử hình thành các Phúc Âm
Phúc Âm là một phần trong Kinh Thánh – bộ sách có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Kitô giáo Kinh Thánh là bộ sách có thời gian hình thành dài nhất trong lịch sử nhân loại với gần 1000 năm, từ thế kỷ IX trước Công nguyên (TCN) đến thế kỷ I sau Công nguyên (SCN) Theo quan niệm của người Kitô giáo, Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa Mặc khải cho con người biết vận mệnh của họ và kêu mời họ đến với sự sống Bộ Kinh Thánh xoay quanh giao ước Thiên Chúa đã ký kết với con người Kinh Thánh được người Công giáo chia thành 2 phần là Cựu Ước (chỉ thời gian TCN) và Tân Ước (kể từ SCN – khi chúa Giêsu ra đời)
Nếu như Cựu Ước là giao ước cũ giữa Thiên Chúa và người Do Thái thì Tân Ước là giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài người, được hiện thực ở một nhân vật lịch sử mang thiên tính là Đức Giêsu Kitô Sứ vụ của Ngài là làm cho mọi người nhận ra họ đều là con Thiên Chúa và cứu chuộc con
Trang 30Công vụ tông đồ ghi chép lại hoạt động của các tông đồ của Chúa Giêsu trong việc lập Giáo hội và truyền giáo
Các Thánh thư gồm bộ sưu tập các lá thư của các tông đồ giảng giải các giáo lý, đạo đức, cuộc đời Chúa Giêsu và khuyên con người theo đạo và giữ đạo theo tinh thần Phúc Âm
Khải Huyền được xem là của thánh Gioan viết để an ủi những Công giáo Tiểu Á bị đế quốc La Mã bách hại
Tân Ước không phải là những cuốn sách từ trên trời rơi xuống mà là công trình của nhiều người, ở những thế hệ khác nhau viết ra Trong quan niệm của người Kitô giáo thì đó là do công lao của các Tông đồ và các tác giả sách Phúc Âm thời Giáo hội sơ khai viết ra Hai tiếng Phúc Âm (Tin Mừng) bắt nguồn từ tiếng Latinh “Evangelium” có nghĩa là tin mừng hay tin lành – nghe như một bức thư hay điện tín vui mừng đem lại niềm vui, niềm hy vọng
Trang 31Palextin là một vùng đất tiếp giáp cả ba lục địa là Châu Á, Châu Phi và Châu Âu Vùng Palextin cách La Mã rất xa, trong lịch sử đã trải qua bao thời
kỳ binh đao khói lửa kinh hoàng Từ hai mươi thế kỷ trước Công nguyên nó
đã bị giày xéo bởi người Ácmêni, người Xích và người Ai Cập Thế kỷ XV TCN, người Hêbrơ (người Israel hay Do Thái ngày nay) bắt đầu tiến sâu vào vùng đất Canaan tươi đẹp (ngày nay là Israel và Palextin), vốn là vùng đất hứa của Thiên Chúa dành cho dân riêng của Người theo những điều đã được ghi trong sách Sáng thế: “Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai Cập đến sông Cả, tức sông Êuphơrát, đất của những người Kêni, Cơnát, Cátmôn, Khết, Pơrítdi, Rapha, Emôri, Canaan, Ghiagasi và Giơvút” (St 15, 18 – 21) Thế kỷ XIII TCN, người Ai Cập chinh phục lại vùng đất này, nhưng sự thống trị đó kéo dài không lâu Từ thế kỷ này trở đi, người Yasu, Babilon, Ba Tư lần lượt vào làm chủ Canaan, khiến cho nhân dân Do Thái nơi đây nhiều lần bị tấn công và áp bức Đến thế kỷ I, vùng đất này rơi vào tay đế quốc La Mã
Dưới thời La Mã cai trị (từ năm 63 TCN), đời sống nhân dân Palextin vô cùng khổ cực bởi phương châm “cạo lông chứ đừng lột da” của giai cấp quý tộc La Mã Chúng tăng cường ách áp bức, bóc lột tàn nhẫn những tộc người lệ thuộc Nhiều lần, nhân dân Do Thái nổi dậy chống lại sự thống trị hà khắc của
đế chế La Mã nhưng đều bị đàn áp dã man Đặc biệt, đến năm 70 SCN, đền
Trang 3231
thờ và thành thánh địa Giêrusalem bị phá hủy Từ đây, người Do Thái chỉ còn
là một cộng đồng tản mát khắp La Mã và tập trung đông nhất ở Rôma
Những người bị trị cảm thấy bất lực trước cuộc sống thực tại Họ tìm kiếm một tín ngưỡng, tôn giáo để gửi gắm khát vọng được giải thoát khỏi thực tại đầy đau khổ Họ trông chờ Đấng Cứu thế như đã được ghi trong sử sách của cha ông họ Tôn giáo mà Đức Giêsu Kitô truyền bá có sức lôi cuốn hơn cả bởi nó đã kết tinh được trong mình không chỉ văn hóa Do Thái mà còn
cả văn hóa Hy Lạp, và thời kỳ đầu, nó là tôn giáo của người nghèo
Có thể nói, nơi phát xuất của Phúc Âm là một vùng đất liên tục xảy ra chiến tranh, đô hộ, nội chiến Trong điều kiện bị thống trị như vậy, đại bộ phận dân Do Thái bị chia cắt và phải ly tán Suốt hàng ngàn năm bị dị tộc thống trị, người Do Thái đã nhiều lần khởi nghĩa, tiến hành chiến tranh, song đều bị đàn áp dã man Bất lực trước thực tại đầy đau khổ, bất công, họ đành đem hy vọng gửi gắm vào tôn giáo Phúc Âm ra đời nhằm truyền bá những quan niệm mới về tôn giáo thờ Thiên Chúa và sự dẫn dắt, cứu chuộc của Thiên Chúa với con người
Đối với các nhà thần học Công giáo, Phúc Âm cũng như Kinh Thánh được viết ra do sự linh ứng của thánh thần Phúc Âm là Lời của Thiên Chúa được các tông đồ ghi chép lại: “Thuở xưa, nhiều lần, nhiều cách, Thiên Chúa
đã phán bảo với cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1, 1 – 2) “Lời Thiên Chúa đã được thể hiện, ghi chép và truyền đạt trong Thần Khí, chỉ có Thần Khí mới có thể đưa chúng ta vào trong ánh sáng của Lời.” [50, tr 1598] Các học giả Kinh Thánh đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về quá trình biên soạn các Phúc Âm Về cơ bản có thể phân chia quá trình hình thành Phúc Âm thành ba giai đoạn:
Trang 3332
Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tại thế của Chúa Giêsu (giai đoạn Chúa Giêsu lịch sử) Đây là giai đoạn Chúa Giêsu thực hiện sứ vụ cứu chuộc của Người Những lời nói và việc làm của người trong giai đoạn này diễn ra công khai, có nhiều người chứng kiến, đặc biệt là các Tông đồ, tác giả của các sách Phúc Âm
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn truyền khẩu, được tính từ sau khi Chúa Giêsu phục sinh và trao lại sứ mệnh rao giảng tin mừng cho các Tông đồ Trong giai đoạn này, các tín hữu Công giáo đầu tiên đã họp lại thành nhóm để nghe giảng và cầu nguyện; dần dần đã hình thành những tuyển tập thu thập các lời dạy của Chúa Giêsu cũng như những việc làm của người dưới nhiều hình thức: hoặc là những lời dạy ngắn gọn như châm ngôn, hoặc là những bài giảng dài như các dụ ngôn… Các tuyển tập ấy được sử dụng trong các buổi
cử hành phụng vụ hoặc các bài giáo huấn cho dự tòng
Giai đoạn thứ ba chính là giai đoạn biên soạn Phúc Âm Giai đoạn này, các Tông đồ dựa trên các tài liệu đã thu thập cũng như những trải nghiệm của bản thân khi Chúa Giêsu còn tại thế để viết nên các sách này
Như vậy, xét về mặt lịch sử, Phúc Âm ra đời dựa trên những yêu cầu của
xã hội về sự xuất hiện của một Đấng Cứu thế giúp giải thoát dân Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ tối tăm Trong hoàn cảnh bị đô hộ và áp bức, họ cần có một tôn giáo mới, một lề luật mới đáp ứng được nhu cầu của đông đảo những người bình dân nghèo khổ trong xã hội Xét về mặt thần học, Phúc Âm được hình thành dựa trên sự mặc khải của Thiên Chúa với con người Phúc Âm như lời dẫn dắt, chỉ bảo của Thiên Chúa để con người được giải thoát và hưởng hạnh phúc Giáo hội đã và đang quả quyết rằng bốn sách Phúc Âm bắt nguồn
từ các Tông Ðồ Theo họ, những gì các Tông Ðồ rao giảng theo lệnh Chúa Kitô, sau này nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, chính các ngài và những người sống bên các ngài viết lại và lưu truyền cho con người như nền tảng đức tin:
Trang 341.2.2 Nội dung và ý nghĩa của Phúc Âm
Trong Tân Ước, Phúc Âm là pho sách quan trọng nhất, vì nhờ Phúc Âm
mà mọi người biết được về cuộc đời Chúa Giêsu, các công việc Chúa làm, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa
Phúc Âm (Tin Mừng) là cuốn sách nền tảng cho đời sống và giáo lý Công giáo vì nó kể lại đời Chúa Giêsu Phúc Âm là những sách ghi lại những lời giảng dạy đầu tiên của các Tông đồ về đời sống và cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế và Con Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc nhân loại Sách Phúc Âm bao gồm 4 cuốn: Phúc Âm theo thánh Mathêu, Phúc Âm theo thánh Máccô, Phúc Âm theo thánh Luca và Phúc Âm theo thánh Gioan Trong bốn cuốn này, ba cuốn Phúc Âm theo thánh Mathêu, thánh Máccô, thánh Luca có thể tài, kết cấu, tình tiết và quan điểm đại thể là giống nhau nên được gọi là
Trang 3534
“Phúc Âm (Tin Mừng) Nhất lãm” Từ “nhất lãm” (synoptic) có gốc ở tiếng
Hy Lạp, nghĩa là “cùng nhìn sự vật theo một kiểu” Ba cuốn Phúc Âm này rất giống nhau trong nhiều phương diện Chúng có rất nhiều yếu tố trùng hợp, chứa nhiều lời nói giống nhau của Đức Giêsu và kể những câu chuyện giống nhau về Đức Giêsu và thường giống nhau cả về từ ngữ Hầu hết các giai thoại được ông Máccô thuật lại thì cũng được ông Mathêu và Luca thuật lại Người ta
có thể đem ba bản ấy viết thành ba cột song song để nhìn chung một lượt (nhất lãm), để so sánh các bản văn được ba ông cùng viết về nột biến cố duy nhất Sách Phúc Âm theo thánh Gioan có phong cách hoàn toàn khác Phúc
Âm Gioan có rất ít lời nói và câu chuyện mà chúng ta gặp trong các Phúc Âm Nhất lãm Trong Phúc Âm theo thánh Gioan, có thể thấy một hình ảnh hoàn toàn khác về Đức Giêsu [4, tr.82]
“Phúc Âm theo thánh Máccô” tương truyền do Máccô viết Tác giả Máccô đã mô tả lại một cách ngắn gọn lúc sinh thời của Giêsu thành Nazarét, làm nổi bật thực tiễn truyền đạo và công tích cứu thế của Chúa Giêsu Ông không câu nệ thứ tự thời gian, chỉ phân biệt hai giai đoạn: hoạt động của Chúa Giêsu tại Galilê và sứ vụ của Người tại Giêrusalem trước khi chịu Thương Khó
“Phúc Âm theo thánh Mathêu” tương truyền do Mathêu viết Tác giả Mathêu đã thuật lại gia phả, bình sinh, giáo huấn và hoạt động cứu giúp người trần thế của Chúa Giêsu Qua đó đã phác hoạ nên Chúa Giêsu dưới nét nổi bật
là người Thầy, bậc Thầy mang lại sự khôn ngoan cho con người Trong Phúc
Âm theo thánh Mathêu, phần “Bài giảng trên núi” (chương 5 đến chương 7)
và “Kinh Lạy Cha” (câu 9 – 13 chương 6) mà mỗi người Công giáo phải ghi nhớ nằm lòng là được ứng dụng rộng nhất, được trích dẫn nhiều nhất trong giáo hội Kitô
“Phúc Âm theo thánh Luca” tương truyền do Luca viết Tác giả Luca mở đầu Tin Mừng với dụ ngôn về Gioan Tẩy Giả, thuật lại tường tận lúc đản sinh
Trang 3635
và cuộc sống thường nhật của Chúa Giêsu, cuối cùng kết thúc bằng sự phục sinh và lên trời sau khi chết của Chúa Giêsu Cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh lòng nhân ái của Chúa Giêsu Kitô đối với những tội lỗi của con người và đức tính cứu chuộc phổ biến của Người
“Phúc Âm theo thánh Gioan” tương truyền do Gioan viết Sách này còn được gọi là “Tin Mừng thần tính”, đã hình thành nên hệ thống thần học khá hoàn bị Nội dung của sách triển khai màu nhiệm Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần, cũng như tình hiệp thông sâu kín giữa Thiên Chúa và loài người thông qua đời sống cộng đoàn và các bí tích Hội Thánh Trong Phúc Âm Gioan, Đức Giêsu được giới thiệu như một nhân vật từ Trời xuống để đem lại cho con người sự sống mới qua cuộc Tử nạn và Phục sinh của Người
Đối với người Kitô hữu, Phúc Âm là Lời Chúa, là tin mừng cứu độ Chúa mang đến cho loài người, là cơ sở cho đức tin và hy vọng của họ Qua Phúc
Âm, họ hình dung hình ảnh Chúa Giêsu giàu lòng thương xót, đã hy sinh thân mình làm giá chuộc cho con người Người Công giáo sống theo tinh thần Phúc Âm, luôn nương theo lời dạy và hành động của Đức Giêsu Kitô Qua Phúc Âm, tấm gương đạo đức của Chúa Giêsu được tỏ hiện, tạo một sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt nơi các tín đồ
Trong phạm vi luận văn, để có thể phân tích sâu và nhất quán về quan niệm đạo đức trong Tân Ước, tác giả chủ yếu tập trung khảo cứu sách Phúc
Âm Nhất lãm
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong các quan hệ xã hội thông qua hệ thống giá trị, chuẩn mực làm khuôn phép ứng xử cho cộng đồng, xã hội Trong quá trình tồn tại, các chuẩn
Trang 3736
mực, giá trị đạo đức đó đã ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các hình thái ý thức khác, trong đó có tôn giáo
Với việc xem tôn giáo là một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, chúng
ta thấy mỗi tôn giáo đều có những chuẩn mực, giá trị đạo đức riêng nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với các lực lượng siêu nhiên, với cộng đồng và xã hội
Bước đầu tìm hiểu về đạo đức Công giáo, chúng tôi đã nêu lên chín đặc trưng cơ bản của đạo đức Công giáo Trong đó, chúng tôi khẳng định toàn bộ nền đạo đức Công giáo được xây dựng trên nền tảng yêu thương với hai chiều kích: yêu Chúa và yêu người Công giáo với hệ thống chuẩn mực, giá trị đạo đức của mình đã, đang và sẽ có những ảnh hưởng, đóng góp không nhỏ đến hoạt động giáo dục đạo đức cũng như sự phát triển của đạo đức trong đời sống xã hội
Toàn bộ đời sống của người Công giáo đều dựa theo lời dạy và gương sáng của Đức Giêsu Kitô Cuộc đời và những hoạt động của Ngài được tỏ ra cho các tín hữu qua các sách Phúc Âm Các sách Phúc Âm, đặc biệt là các Phúc Âm Nhất lãm có một vị trí đặc biệt quan trọng đối với người Công giáo
Vì vậy, việc tìm hiểu các quan niệm đạo đức trong Phúc Âm và ảnh hưởng của các quan niệm đó đến đời sống người Công giáo sẽ góp phần tìm ra, khai thác những giá trị đạo đức tốt đẹp của Công giáo, phục vụ sự nghiệp xây dựng
xã hội mới
Trang 3837
CHƯƠNG 2 QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN TRONG CÁC SÁCH PHÚC ÂM
2.1 Quan niệm về lẽ sống và hạnh phúc
2.1.1 Quan niệm về lẽ sống
Lẽ sống hay ý nghĩa cuộc sống là một trong những vấn đề trung tâm của đời sống con người, nó chi phối và liên quan mật thiết đến những định hướng sống hết sức cơ bản của con người như lý tưởng, niềm tin, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc, thiện, ác… Người có lẽ sống tốt đẹp sẽ có khả năng vượt qua mọi khó khăn, thử thách để vươn lên trong cuộc sống Trái lại, nếu không có quan niệm đúng đắn về lẽ sống có thể khiến con người bị đổ vỡ niềm tin, chao đảo tinh thần, lệch hướng trong cuộc sống, rối loạn trong hành động, dẫn đến những hậu quả khó lường
Người có lẽ sống đạo đức luôn nhận thức rõ mối quan hệ giữa hạnh phúc
và nghĩa vụ Lẽ sống đạo đức khác hẳn lẽ sống tầm thường ở chỗ con người nhận ra được ý nghĩa cuộc sống của mình, luôn hướng tới những giá trị đích thực, tự giác, tự nguyện hành động vì lợi ích, vì hạnh phúc của người khác và của xã hội, dù trong hoàn cảnh nào cũng luôn giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình Xác định lẽ sống đúng đắn sẽ mang lại hạnh phúc chân chính cho
xã hội cũng như cá nhân, tạo nên tinh thần lạc quan, yêu đời
Lẽ sống đạo đức chính là ý nghĩa cuộc sống mà con người tự nhận thức được, tự giác hành động vì một lý tưởng đạo đức cao đẹp dựa trên một quan niệm nhân sinh tiến bộ
Vậy, phải chăng các tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng với tư cách là thế giới quan hư ảo, phủ nhận đời sống trần thế sẽ không có quan niệm đúng về lẽ sống?
Trang 3938
Như trên đã trình bày, Phúc Âm là bộ sách có ảnh hưởng vô cùng mạnh
mẽ đến đời sống của người Công giáo Một cộng đồng tôn giáo lớn như vậy ắt hẳn phải có lẽ sống riêng của mình Vậy lẽ sống đó được thể hiện trong Phúc
Âm như thế nào?
Nội dung của Phúc Âm đã cho chúng ta thấy lẽ sống của người Công giáo Thông qua việc thuật lại cuộc đời trần thế và hành động của đức Giêsu Kitô, Phúc Âm đã nêu lên một gương sáng về sự hi sinh, cứu giúp con người của Ngài Ý nghĩa, lẽ sống của người Công giáo chính là Chúa Giêsu Kitô, là
sự tin tưởng, phó thác, yêu mến Thiên Chúa và mọi người Cảm tạ và phó thác cho Chúa bởi vì Ngài vẫn luôn là Thiên Chúa của tình yêu, Thiên Chúa của sự sống Để thực hiện được lẽ sống đó, con người phải noi gương Thiên Chúa là đấng toàn thiện và thực hiện các giới răn mà Người dạy Hàng ngày, người Công giáo thực hành việc cầu nguyện, đọc Thánh Kinh, noi gương Chúa, cố gắng trở thành những con người tốt hơn Lẽ sống đó không chỉ dừng lại ở lời nói, ở tâm niệm mà cần được hiện thực hoá bằng hành vi cụ thể: cho
kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách mặc (Xin xem Mt 25, 35 – 46) …
Đó chính là lẽ sống “mến Chúa, yêu người”
Mến Chúa là giữ trọn ba nhân đức: Tin, Cậy, Mến
Người Công giáo phân biệt hai loại nhân đức là nhân đức đối thần (thần đức) và nhân đức đối nhân (nhân đức) Thần đức lấy Chúa làm đối tượng và động cơ trực tiếp Nhân đức lấy các thụ tạo là đối tượng trực tiếp Trong đó, thần đức là cái cơ bản, làm nền tảng cho nhân đức được thực hiện Có ba thần đức cơ bản là đức tin, đức cậy và đức mến và bốn nhân đức cơ bản là khôn ngoan, công bằng, can đảm, tiết độ Ba thần đức cùng với bốn nhân đức trên hình thành nên đức tính của người Công giáo Các nhân đức bắt nguồn từ ba thần đức, giúp tín hữu hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi Khi thực hiện các hành vi tôn giáo, các nhân đức đối thần sẽ khơi dậy tình cảm tôn giáo và định
Trang 40từ “tin” 97 lần trong Phúc Âm Gioan, nhất là trong 12 đoạn đầu kể lại sự mặc khải của Chúa Giêsu cho nhân loại Thánh Gioan đã viết Phúc Âm để làm phát sinh lòng tin và củng cố lòng tin nơi các Công giáo (Xin xem Ga 20, 31) Công trình của Thiên Chúa mà người Công giáo phải thực hiện là tin vào Đấng mà Thiên Chúa đã sai đến Trong thư thứ nhất của Thánh Gioan, ông đã trình bày đức tin như một điều kiện cần thiết để được hiệp thông với Thiên Chúa (Xin xem 1Ga 5, 1 – 12)
Theo Thánh Gioan, đức tin là sự liên kết hoàn toàn với Chúa Kitô và qua Chúa Giêsu Kitô, với chính Thiên Chúa; Chúa đòi hỏi người ta phải tin vào
“Người”, “tin vào danh Người” Tin là tận hiến hoàn toàn cho Chúa Kitô, việc tận hiến này được diễn tả nhiều cách khác nhau như: đến với Chúa Kitô (Xin xem Ga 5, 40; 6, 35 – 45; 7, 37 – 38); đón nhận Chúa Kitô (Xin xem Ga 1, 12; 5, 43; 13, 20); kiên trì trong lời dạy của Người (Xin xem Ga 8, 31; 15, 7); (Xin xem 1Ga 2, 24) Hơn nữa, đối tượng của đức tin còn là những sự thật về Chúa Kitô: Người kêu mời các môn đệ hãy tin Người là Đấng Mêsia, là Đấng Chúa Cha sai đến, là Con Thiên Chúa; Người với Chúa Cha là một
Theo giáo lý của Hội thánh, đức tin được hiểu là sự chấp nhận vô điều kiện những điều được coi là Lời của Thiên Chúa (Thánh Kinh) Nội dung cốt lõi của đức tin Công giáo là tin vào Thiên Chúa duy nhất toàn năng Tin vào