ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ THU THUỶ NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HOÀNG THỊ THU THUỶ
NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO KHỔNG - MẠNH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Triết học
Mã số : 60 22 03 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thanh Bình.Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2016
Tác giả
Hoàng Thị Thu Thủy
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nho giáo là một trong những học thuyết ra đời từ rất sớm tại Trung Quốc và có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội Trong lịch sử, Nho giáo
có sự giao thoa với các nền văn hóa khác nhau và đã để lại dấu ấn nhất định
ở các nước vùng Đông Nam Á, Bắc Á đặc biệt là ở một số nước từng lấy Nho giáo làm nền tảng tư tưởng như Nhật Bản,Triều Tiên Tại Việt Nam,
từ những năm đầu thế kỷ I, Nho giáo đã chính thức thâm nhập và từ đó trở
đi, Nho giáo Việt Nam theo thời gian, ngày càng có sức ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức của dân tộc ta Đạo đức Nho giáo, đặc biệt là Nho giáo Khổng - Mạnh mà nội dung chủ yếu là quan niệm về những chuẩn mực đạo đức cơ bản như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín đã dần thấmsâu vào tư tưởng, lối sống, hành động của bao thế hệ người Việt, trở thành những chuẩn mực đạo đức cần thiết mà người Việt Nam hướng tới, hoàn thiện
Đất nước ta đang trên con đường thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đã đạt được một số thành tựu nhất định Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh lối sống ích kỷ, vụ lợi, tham ô, tham nhũng, ăn chơi sa đọa đã và đang làm băng hoại những giá trị đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam Mặt trái của cơ chế thị trường đã khiến cho một bộ phận dân chúng nói chung, tầng lớp sinh viên nói riêng hình thành lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, bất chấp luân thường đạo lý Điều này đã trở thành lực cản trên con đường xây dựng nền đạo đức mới ở nước ta Để xây dựng thành công đất nước theo con đường Đảng và nhân dân đã lựa chọn thì cần có sự góp sức không nhỏ vai trò của sinh viên Viêt Nam bởi họ là lực lượng tri thức trẻ, có khả năng nắm bắt nhanh nhất những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật tiên tiến, họ sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trên nhiều mặt trận xây dựng và phát triển đất nước Lịch
Trang 52
sử nhân loại đã chỉ ra rằng, sự hưng thịnh hay suy vong của mỗi quốc gia, dân tộc phụ thuộc phần lớn vào thế hệ thanh niên, sinh viên Nhưng do tuổi còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm sống, cho nên sinh viên cần có sự chăm
lo, bồi dưỡng của các thế hệ đi trước và của toàn xã hội Chính vì vậy cần thiết phải thường xuyên giáo dục, đào tạo về kiến thức, đạo đức, lối sống cho sinh viên
Sinh viên Việt Nam với số lượng khoảng hơn 2 triệu người đã và đang học tập, rèn luyện về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để chuẩn bị hành trang bước vào đời sống tự lập một cách hăng say, tích cực Bên cạnh việc giáo dục, đào tạo kiến thức và năng lực thực hành thì sinh viên còn phải được giáo dục và rèn luyện các phẩm chất đạo đức cần thiết cho mình Nhìn chung hiện nay, sinh viên Việt Nam đều chăm chỉ học tập, rèn luyện tri thức và đạo đức, đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu của sinh viên về học tập, rèn luyện đạo đức nhưng cũng có một bộ phận sinh viên do sống
xa gia đình, hàng ngày tiếp xúc với xã hội bên ngoài nên dễ dàng chịu ảnh hưởng từ những tiêu cực của xã hội dẫn đến suy đồi đạo đức, lối sống như
ăn chơi, đua đòi, coi thường các chuẩn mực đạo đức cơ bản với quan niệm cho rằng những chuẩn mực đạo đức đó là lỗi thời, lạc hậu Từ đó tác động xấu và ảnh hưởng tiêu cực trở lại tới tâm lý, suy nghĩ và hành vi trong một
bộ phận sinh viên nói chung
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và sẽ rất cần những lớp sinh viên ưu tú đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Để xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước thì ngoài việc trau dồi kiến thức, sinh viên cần phải chú trọng trau dồi phẩm chất đạo đức, lối sống tốt đẹp Và để thực hiện được điều đó, một trong những biện pháp quan trọng là cần phải biết tiếp thu và phát huy mặt tích cực của các chuẩn mực đạo đức trước kia, trong đó không thể bỏ các chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh Việc kế thừa và phát huy những yếu tố tích cực của đạo đức Nho giáo Khổng - Mạnh, đồng thời đứng trên
Trang 6lập trường của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xuất phát
từ những yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn cách mạng của nước ta để xây dựng
và hoàn thiện đạo đức sinh viên Việt Nam sẽ giúp nâng cao hơn nữa bản lĩnh của sinh viên, giúp sinh viên đứng vững trước mọi thử thách khắc nghiệt của cuộc sống hiện đại
Với ý nghĩa đó, việc tìm hiểu ý nghĩa của việc giáo dục những chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh đối với sinh viên Việt Nam hiện nay là vấn đề hết sức cấp thiết Đó cũng là lý do để tác giả của
luận văn lựa chọn vấn đề: “Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh và ý nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn của mình
với mục đích góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu ý nghĩa tích cực của đạo đức Nho giáo Khổng - Mạnh trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về nội dung và những giá trị đạo đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh, để trên cơ sở đó nhằm giáo dục, kế thừa và phát huy những giá trị này không phải là những vấn đề mới, vì đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước Ở Trung Quốc có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Bàn về Khổng Tử” của Quan Phong, Lâm Duật Thời (Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội, 1963); “Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc” của Lã Trấn Vũ (Nhà xuất bản Sự thật Hà Nội, 1964) Phần lớn trong những công trình này các tác giả đề cập tới những nội dung, giá trị và hạn chế trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo Khổng - Mạnh và mối quan hệ của nó với tư tưởng chính trị, giáo dục Trong nghiên cứu về Nho giáo của các tác giả trong nước phải kể tới tác giả Nguyễn Hiến Lê với: “Khổng Tử”, “Mạnh Tử”, “Đại cương triết học Trung Quốc” (viết chung với Nguyễn Giản Chi); Nguyễn Đăng Thụ với 5 tập sách “Lịch sử triết học phương Đông” Bên cạnh đó, còn có các tác
Trang 74
phẩm khác như: “Nho giáo xưa và nay” (Quang Đạm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1991); “Bàn về đạo Nho” ( Nguyễn Khắc Viện, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội, 1993) ; “Nho giáo tại Việt Nam” (Viện Triết học, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội , 1994); Phan Văn Các, 1991, “Việc nghiên cứu
Khổng Tử và Nho giáo ở Trung Quốc trong thập kỷ 80”, “Nho học và Nho học Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nguyễn Tài Thư, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1997) Các công trình nghiên cứu trên đều đề cập đến nhiều nội dung cơ bản của Nho giáo nói chung và Nho giáo Khổng
- Mạnh nói riêng trong đó có tư tưởng, học thuyết đạo đức Mặc dù mỗi công trình ấy đều có những phương pháp tiếp cận và dung lượng nội dung nghiên cứu khác nhau, nhưng nhìn chung, đều đưa ra những giá trị và hạn chế chung trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo Khổng - Mạnh đồng thời đặt ra vấn đề sự cần thiết phải kế thừa một số mặt tích cực trong tư tưởng đạo đức của Nho giáo Khổng - Mạnh nhằm góp phần xây dựng nền đạo
đức mới ở nước ta hiện nay
Đặc biệt là trong thời gian gần đây, đã có một số luận án tiến sỹ và thạc sỹ nghiên cứu sự ảnh hưởng của Nho giáo và vai trò của việc giáo dục đạo đức Nho giáo đối với từng nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội Việt Nam hiện nay Tiêu biểu có luận án tiến sỹ “Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo đối với việc xây dựng đạo đức người cán bộ lãnh đạo quản lý ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thanh Bình, bài viết “Nho giáo với vấn
đề phát triển kinh tế và hoàn thiện con người” của tác giả Nguyễn Thanh Bình (Tạp chí Triết học, số 9, tháng 9/2002), luận án tiến sỹ “Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai hay một số luận văn thạc sỹ như “Tìm hiểu tư tưởng Nhân - Lễ và mối quan hệ giữa Nhân và Lễ trong tác phẩm Luận ngữ” của Phan Minh Nhật, “Học thuyết đạo đức Nho giáo và vận dụng nó vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay” của Ngô Thị Mai
Trang 8Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu khá nhiều nội dung, nhiều phương diện trong học thuyết đạo đức của Nho giáo (chủ yếu là trong Nho giáo Khổng - Mạnh) và ảnh hưởng, vai trò của nó đối với xã hội
và con người Việt Nam trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên những công trình này chưa đề cập sâu và có hệ thống về nội dung và vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục các chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín cho sinh viên Việt Nam hiện nay Do đó, trong luận văn này của mình, tác giả cố gắng đi sâu vào nghiên cứu để làm rõ một số nội dung trong quan niệm về các chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh đồng thời bước đầu chỉ ra ý nghĩa của việc giáo dục những chuẩn mực đạo đức này trong quá xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những nội dung cơ bản trong quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về các chuẩn mực đạo đức cơ bản và vai trò của nó trong việc giáo dục đạo đức cho con người nói chung, luận văn rút ra một
số ý nghĩa tích cực của việc cần thiết giáo dục các chuẩn mực đạo đức trong Nho giáo Khổng - Mạnh đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên nước ta hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm
vụ sau:
- Trình bày quan niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh về bản tính của con người, với tư cách là các quan niệm xuất phát để Nho giáo Khổng -
Mạnh đề xuất các chuẩn mực đạo đức cơ bản
- Phân tích làm rõ các khía cạnh, phương diện trong một số chuẩn mực đạo đức cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh và ảnh hưởng của nó đối với đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay
Trang 96
- Rút ra ý nghĩa tích cực của sự cần thiết giáo dục các chuẩn mực đạo đức trong Nho giáo Khổng - Mạnh cho sinh viên Việt Nam hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là các chuẩn mực đạo đức
cơ bản của Nho giáo Khổng - Mạnh và ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức Nho giáo Khổng - Mạnh cho sinh viên Việt Nam hiện nay
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn là các tác phẩm của Nho giáo
Khổng - Mạnh (chủ yếu các cuốn sách Luận ngữ, Mạnh Tử) và thực trạng
đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, do số lượng sinh viên Việt Nam hiện nay ở các trường đại học rất nhiều, lại có ở phần lớn các tỉnh, thành phố trong cả nước, do vậy tác giả chỉ có thể khảo sát việc giáo dục đạo đức ở một số trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội mà thôi
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận chủ yếu của luận văn là những nguyên lý cơ của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước
về đạo đức và vai trò của giáo dục đạo đức cho người Việt Nam nói chung, cho đội ngũ sinh viên Việt Nam nói riêng Ngoài ra, luận văn còn tham khảo và kế thừa một số thành tựu nghiên cứu trong một số công trình khoa học khác đã được công bố có liên quan đến đề tài luận văn
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp lịch sử - logic, phân tích và
Trang 10tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học để thực hiện mục đích và nhiệm vụ đề tài luận văn đặt ra
6 Đóng góp khoa học, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng rõ vai trò và ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức cơ bản trong Nho giáo Khổng - Mạnh đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay.Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập các môn lý luận chính trị, chuyên ngành triết học, đạo đức học ở trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn gồm 2 chương, 8 tiết
Trang 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đào Duy Anh (1938), Khổng giáo phê bình tiểu luận, Nxb Quan hải
Tùng
thư, Huế
2 Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh
3 Ph Ăngghen (1997), Gửi I- ô- dép B lốc ở Khuê- ních- xbua, C Mác,
Ph Ăngghen, Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
4 Ban Thanh niên trường học (2007), Định hướng giá trị cho sinh viên
trong giai đoạn hiện nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội
5 Nguyễn Thanh Bình (2000), Nho giáo với vấn đề phát triển kinh tế và
hoàn thiện con người, Giáo dục lý luận, (số 5), tr.35 - 38
6 Nguyễn Thanh Bình (2000), Đôi điều suy nghĩ về đối tượng và nội dung
giáo dục, giáo hóa của Nho giáo, Giáo dục lý luận, (số 10), tr.50 - 54
7 Nguyễn Thanh Bình, Những điểm tương đồng và dị biệt trong học thuyết
“Tính người” của Nho giáo, Triết học, (số 9), tr.37 - 42
8 Nguyễn Thị Thanh Bình (2005), Tư tưởng Nhân, Lễ, Chính danh trong
tác phẩm Luận ngữ của Khổng Tử và vận dụng vào giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học Triết học, Trung
tâm học liệu, Đại học Huế
9 Phan Văn Các, 1991, Việc nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo ở Trung
Quốc trong thập kỷ 80,Triết học,(số 1),tr.61 – 65
10 Phan Văn Các (1994), Giới Nho học quốc tế đang quan tâm những
gì,Triết học, (số 1), tr 63- 64
11 Phạm Như Cương chủ biên (1978), Về vấn đề xây dựng con người mới
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
12 Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội