1.2.1. Lịch sử hình thành các Phúc Âm
Phúc Âm là một phần trong Kinh Thánh – bộ sách có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của người Kitô giáo. Kinh Thánh là bộ sách có thời gian hình thành dài nhất trong lịch sử nhân loại với gần 1000 năm, từ thế kỷ IX trước Công nguyên (TCN) đến thế kỷ I sau Công nguyên (SCN). Theo quan niệm của người Kitô giáo, Kinh Thánh là Lời của Thiên Chúa Mặc khải cho con người biết vận mệnh của họ và kêu mời họ đến với sự sống. Bộ Kinh Thánh xoay quanh giao ước Thiên Chúa đã ký kết với con người. Kinh Thánh được người Công giáo chia thành 2 phần là Cựu Ước (chỉ thời gian TCN) và Tân Ước (kể từ SCN – khi chúa Giêsu ra đời).
Nếu như Cựu Ước là giao ước cũ giữa Thiên Chúa và người Do Thái thì Tân Ước là giao ước mới giữa Thiên Chúa và loài người, được hiện thực ở một nhân vật lịch sử mang thiên tính là Đức Giêsu Kitô. Sứ vụ của Ngài là làm cho mọi người nhận ra họ đều là con Thiên Chúa và cứu chuộc con
29
người. Tất cả văn bản Tân Ước đều quy chiếu về Đức Giêsu Kitô như một trọng tâm.
Tân Ước được hình thành từ cuối thế kỷ I nhưng phải đến thế kỷ IV mới hoàn tất. Đó là một tổng hợp gồm 27 cuốn sách được viết trong thời gian 70 năm sau cuộc phục sinh của Đức Kitô. 27 cuốn sách trong Tân Ước được phân chia theo nội dung mà từng tác phẩm trong Tân Ước đề cập, phản ánh quá trình ra đời và phát triển của đạo Kitô thời kỳ sơ khai. Tân Ước bao gồm các sách Phúc Âm (Tin Mừng), Công vụ tông đồ, các Thánh thư và sách Khải Huyền. Trong đó, bốn sách Phúc Âm giữ vị trí, vai trò trội vượt vì là nó chứng tích chính yếu về đời sống và giáo huấn của Chúa Giêsu. Các sách khác trong Tân Ước chỉ là sự cụ thể hoá tinh thần Phúc Âm cho các tín hữu.
Phúc Âm gồm bốn sách của Mathêu, Máccô, Luca, Gioan ghi chép về sự xuất hiện, cuộc đời và sứ vụ cứu chuộc loài người của Chúa Giêsu Kitô.
Công vụ tông đồ ghi chép lại hoạt động của các tông đồ của Chúa Giêsu trong việc lập Giáo hội và truyền giáo.
Các Thánh thư gồm bộ sưu tập các lá thư của các tông đồ giảng giải các giáo lý, đạo đức, cuộc đời Chúa Giêsu và khuyên con người theo đạo và giữ đạo theo tinh thần Phúc Âm.
Khải Huyền được xem là của thánh Gioan viết để an ủi những Công giáo Tiểu Á bị đế quốc La Mã bách hại.
Tân Ước không phải là những cuốn sách từ trên trời rơi xuống mà là công trình của nhiều người, ở những thế hệ khác nhau viết ra. Trong quan niệm của người Kitô giáo thì đó là do công lao của các Tông đồ và các tác giả sách Phúc Âm thời Giáo hội sơ khai viết ra. Hai tiếng Phúc Âm (Tin Mừng) bắt nguồn từ tiếng Latinh “Evangelium” có nghĩa là tin mừng hay tin lành – nghe như một bức thư hay điện tín vui mừng đem lại niềm vui, niềm hy vọng
30
cho mọi người về một Đấng Cứu thế đến để giải thoát con người khỏi cảnh khổ cực và tội lỗi. Đấng Cứu thế đó chính là Chúa Giêsu Kitô.
Theo các nhà nghiên cứu thì Giêsu Kitô là một nhân vật lịch sử sống dưới thời La Mã cai trị dân Do Thái cho đến đầu công nguyên. Theo truyền thuyết, Ngài là con của Đức Chúa Trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria, được sinh ra ở Bếtlem vùng Palextin – một tỉnh của đế quốc La Mã khoảng năm 5 – 4 TCN.
Palextin là một vùng đất tiếp giáp cả ba lục địa là Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Vùng Palextin cách La Mã rất xa, trong lịch sử đã trải qua bao thời kỳ binh đao khói lửa kinh hoàng. Từ hai mươi thế kỷ trước Công nguyên nó đã bị giày xéo bởi người Ácmêni, người Xích và người Ai Cập. Thế kỷ XV TCN, người Hêbrơ (người Israel hay Do Thái ngày nay) bắt đầu tiến sâu vào vùng đất Canaan tươi đẹp (ngày nay là Israel và Palextin), vốn là vùng đất hứa của Thiên Chúa dành cho dân riêng của Người theo những điều đã được ghi trong sách Sáng thế: “Ta ban cho dòng dõi ngươi đất này, từ sông Ai Cập đến sông Cả, tức sông Êuphơrát, đất của những người Kêni, Cơnát, Cátmôn, Khết, Pơrítdi, Rapha, Emôri, Canaan, Ghiagasi và Giơvút” (St. 15, 18 – 21).
Thế kỷ XIII TCN, người Ai Cập chinh phục lại vùng đất này, nhưng sự thống trị đó kéo dài không lâu. Từ thế kỷ này trở đi, người Yasu, Babilon, Ba Tư lần lượt vào làm chủ Canaan, khiến cho nhân dân Do Thái nơi đây nhiều lần bị tấn công và áp bức. Đến thế kỷ I, vùng đất này rơi vào tay đế quốc La Mã.
Dưới thời La Mã cai trị (từ năm 63 TCN), đời sống nhân dân Palextin vô cùng khổ cực bởi phương châm “cạo lông chứ đừng lột da” của giai cấp quý tộc La Mã. Chúng tăng cường ách áp bức, bóc lột tàn nhẫn những tộc người lệ thuộc. Nhiều lần, nhân dân Do Thái nổi dậy chống lại sự thống trị hà khắc của đế chế La Mã nhưng đều bị đàn áp dã man. Đặc biệt, đến năm 70 SCN, đền
31
thờ và thành thánh địa Giêrusalem bị phá hủy. Từ đây, người Do Thái chỉ còn là một cộng đồng tản mát khắp La Mã và tập trung đông nhất ở Rôma.
Những người bị trị cảm thấy bất lực trước cuộc sống thực tại. Họ tìm kiếm một tín ngưỡng, tôn giáo để gửi gắm khát vọng được giải thoát khỏi thực tại đầy đau khổ. Họ trông chờ Đấng Cứu thế như đã được ghi trong sử sách của cha ông họ. Tôn giáo mà Đức Giêsu Kitô truyền bá có sức lôi cuốn hơn cả bởi nó đã kết tinh được trong mình không chỉ văn hóa Do Thái mà còn cả văn hóa Hy Lạp, và thời kỳ đầu, nó là tôn giáo của người nghèo.
Có thể nói, nơi phát xuất của Phúc Âm là một vùng đất liên tục xảy ra chiến tranh, đô hộ, nội chiến. Trong điều kiện bị thống trị như vậy, đại bộ phận dân Do Thái bị chia cắt và phải ly tán. Suốt hàng ngàn năm bị dị tộc thống trị, người Do Thái đã nhiều lần khởi nghĩa, tiến hành chiến tranh, song đều bị đàn áp dã man. Bất lực trước thực tại đầy đau khổ, bất công, họ đành đem hy vọng gửi gắm vào tôn giáo. Phúc Âm ra đời nhằm truyền bá những quan niệm mới về tôn giáo thờ Thiên Chúa và sự dẫn dắt, cứu chuộc của Thiên Chúa với con người.
Đối với các nhà thần học Công giáo, Phúc Âm cũng như Kinh Thánh được viết ra do sự linh ứng của thánh thần. Phúc Âm là Lời của Thiên Chúa được các tông đồ ghi chép lại: “Thuở xưa, nhiều lần, nhiều cách, Thiên Chúa đã phán bảo với cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt. 1, 1 – 2). “Lời Thiên Chúa đã được thể hiện, ghi chép và truyền đạt trong Thần Khí, chỉ có Thần Khí mới có thể đưa chúng ta vào trong ánh sáng của Lời.” [50, tr. 1598].
Các học giả Kinh Thánh đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về quá trình biên soạn các Phúc Âm. Về cơ bản có thể phân chia quá trình hình thành Phúc Âm thành ba giai đoạn:
32
Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn tại thế của Chúa Giêsu (giai đoạn Chúa Giêsu lịch sử). Đây là giai đoạn Chúa Giêsu thực hiện sứ vụ cứu chuộc của Người. Những lời nói và việc làm của người trong giai đoạn này diễn ra công khai, có nhiều người chứng kiến, đặc biệt là các Tông đồ, tác giả của các sách Phúc Âm.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn truyền khẩu, được tính từ sau khi Chúa Giêsu phục sinh và trao lại sứ mệnh rao giảng tin mừng cho các Tông đồ. Trong giai đoạn này, các tín hữu Công giáo đầu tiên đã họp lại thành nhóm để nghe giảng và cầu nguyện; dần dần đã hình thành những tuyển tập thu thập các lời dạy của Chúa Giêsu cũng như những việc làm của người dưới nhiều hình thức: hoặc là những lời dạy ngắn gọn như châm ngôn, hoặc là những bài giảng dài như các dụ ngôn… Các tuyển tập ấy được sử dụng trong các buổi cử hành phụng vụ hoặc các bài giáo huấn cho dự tòng.
Giai đoạn thứ ba chính là giai đoạn biên soạn Phúc Âm. Giai đoạn này, các Tông đồ dựa trên các tài liệu đã thu thập cũng như những trải nghiệm của bản thân khi Chúa Giêsu còn tại thế để viết nên các sách này.
Như vậy, xét về mặt lịch sử, Phúc Âm ra đời dựa trên những yêu cầu của xã hội về sự xuất hiện của một Đấng Cứu thế giúp giải thoát dân Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ tối tăm. Trong hoàn cảnh bị đô hộ và áp bức, họ cần có một tôn giáo mới, một lề luật mới đáp ứng được nhu cầu của đông đảo những người bình dân nghèo khổ trong xã hội. Xét về mặt thần học, Phúc Âm được hình thành dựa trên sự mặc khải của Thiên Chúa với con người. Phúc Âm như lời dẫn dắt, chỉ bảo của Thiên Chúa để con người được giải thoát và hưởng hạnh phúc. Giáo hội đã và đang quả quyết rằng bốn sách Phúc Âm bắt nguồn từ các Tông Ðồ. Theo họ, những gì các Tông Ðồ rao giảng theo lệnh Chúa Kitô, sau này nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, chính các ngài và những người sống bên các ngài viết lại và lưu truyền cho con người như nền tảng đức tin:
33
đó là Phúc Âm trình bày dưới bốn hình thức: theo Thánh Mathêu, Thánh Máccô, Thánh Luca và Thánh Gioan.
Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu nghĩ rằng các sách Phúc Âm đã được viết ra một lèo do các vị như Mathêu, Máccô, Luca… Trái lại, đây là những tác phẩm được hình thành trong một thời gian dài, do nhiều người viết. Trong đó, thánh Mathêu, Thánh Luca và thánh Máccô là những người khởi xướng biên soạn các Phúc Âm. Họ là những con người cụ thể, hoàn toàn là những nhân vật lịch sử có thực, có người từng là một trong mười hai tông đồ của Chúa Giêsu. Quá trình hoàn thiện các Phúc Âm diễn ra trong một thời gian dài cả thế kỷ, có những tác giả ẩn danh bổ sung thêm. Mặc dù vậy, toàn văn các Phúc Âm vẫn được các nhà thần học Công giáo nhất trí bảo tồn và coi đó là nền tảng của đức tin Công giáo, vì những đoạn bổ sung thêm đó không làm hỏng kết cấu mà hoàn toàn tuân thủ lôgic và mạch tư tưởng của các tác giả biên soạn Phúc Âm, đồng thời bổ sung làm cho việc lĩnh hội và diễn giải Phúc Âm sáng tỏ hơn.
1.2.2. Nội dung và ý nghĩa của Phúc Âm
Trong Tân Ước, Phúc Âm là pho sách quan trọng nhất, vì nhờ Phúc Âm mà mọi người biết được về cuộc đời Chúa Giêsu, các công việc Chúa làm, cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa.
Phúc Âm (Tin Mừng) là cuốn sách nền tảng cho đời sống và giáo lý Công giáo vì nó kể lại đời Chúa Giêsu. Phúc Âm là những sách ghi lại những lời giảng dạy đầu tiên của các Tông đồ về đời sống và cuộc tử nạn của Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế và Con Thiên Chúa, Đấng cứu chuộc nhân loại. Sách Phúc Âm bao gồm 4 cuốn: Phúc Âm theo thánh Mathêu, Phúc Âm theo thánh Máccô, Phúc Âm theo thánh Luca và Phúc Âm theo thánh Gioan. Trong bốn cuốn này, ba cuốn Phúc Âm theo thánh Mathêu, thánh Máccô, thánh Luca có thể tài, kết cấu, tình tiết và quan điểm đại thể là giống nhau nên được gọi là
34
“Phúc Âm (Tin Mừng) Nhất lãm”. Từ “nhất lãm” (synoptic) có gốc ở tiếng Hy Lạp, nghĩa là “cùng nhìn sự vật theo một kiểu”. Ba cuốn Phúc Âm này rất giống nhau trong nhiều phương diện. Chúng có rất nhiều yếu tố trùng hợp, chứa nhiều lời nói giống nhau của Đức Giêsu và kể những câu chuyện giống nhau về Đức Giêsu và thường giống nhau cả về từ ngữ. Hầu hết các giai thoại được ông Máccô thuật lại thì cũng được ông Mathêu và Luca thuật lại. Người ta có thể đem ba bản ấy viết thành ba cột song song để nhìn chung một lượt (nhất lãm), để so sánh các bản văn được ba ông cùng viết về nột biến cố duy nhất.
Sách Phúc Âm theo thánh Gioan có phong cách hoàn toàn khác. Phúc Âm Gioan có rất ít lời nói và câu chuyện mà chúng ta gặp trong các Phúc Âm Nhất lãm. Trong Phúc Âm theo thánh Gioan, có thể thấy một hình ảnh hoàn toàn khác về Đức Giêsu [4, tr.82].
“Phúc Âm theo thánh Máccô” tương truyền do Máccô viết. Tác giả Máccô đã mô tả lại một cách ngắn gọn lúc sinh thời của Giêsu thành Nazarét, làm nổi bật thực tiễn truyền đạo và công tích cứu thế của Chúa Giêsu. Ông không câu nệ thứ tự thời gian, chỉ phân biệt hai giai đoạn: hoạt động của Chúa Giêsu tại Galilê và sứ vụ của Người tại Giêrusalem trước khi chịu Thương Khó.
“Phúc Âm theo thánh Mathêu” tương truyền do Mathêu viết. Tác giả Mathêu đã thuật lại gia phả, bình sinh, giáo huấn và hoạt động cứu giúp người trần thế của Chúa Giêsu. Qua đó đã phác hoạ nên Chúa Giêsu dưới nét nổi bật là người Thầy, bậc Thầy mang lại sự khôn ngoan cho con người. Trong Phúc Âm theo thánh Mathêu, phần “Bài giảng trên núi” (chương 5 đến chương 7) và “Kinh Lạy Cha” (câu 9 – 13 chương 6) mà mỗi người Công giáo phải ghi nhớ nằm lòng là được ứng dụng rộng nhất, được trích dẫn nhiều nhất trong giáo hội Kitô.
“Phúc Âm theo thánh Luca” tương truyền do Luca viết. Tác giả Luca mở đầu Tin Mừng với dụ ngôn về Gioan Tẩy Giả, thuật lại tường tận lúc đản sinh
35
và cuộc sống thường nhật của Chúa Giêsu, cuối cùng kết thúc bằng sự phục sinh và lên trời sau khi chết của Chúa Giêsu. Cuốn sách đặc biệt nhấn mạnh lòng nhân ái của Chúa Giêsu Kitô đối với những tội lỗi của con người và đức tính cứu chuộc phổ biến của Người.
“Phúc Âm theo thánh Gioan” tương truyền do Gioan viết. Sách này còn được gọi là “Tin Mừng thần tính”, đã hình thành nên hệ thống thần học khá hoàn bị. Nội dung của sách triển khai màu nhiệm Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần, cũng như tình hiệp thông sâu kín giữa Thiên Chúa và loài người thông qua đời sống cộng đoàn và các bí tích Hội Thánh. Trong Phúc Âm Gioan, Đức Giêsu được giới thiệu như một nhân vật từ Trời xuống để đem lại cho con người sự sống mới qua cuộc Tử nạn và Phục sinh của Người.
Đối với người Kitô hữu, Phúc Âm là Lời Chúa, là tin mừng cứu độ Chúa mang đến cho loài người, là cơ sở cho đức tin và hy vọng của họ. Qua Phúc Âm, họ hình dung hình ảnh Chúa Giêsu giàu lòng thương xót, đã hy sinh thân mình làm giá chuộc cho con người. Người Công giáo sống theo tinh thần Phúc Âm, luôn nương theo lời dạy và hành động của Đức Giêsu Kitô. Qua Phúc Âm, tấm gương đạo đức của Chúa Giêsu được tỏ hiện, tạo một sức lôi cuốn, hấp dẫn đặc biệt nơi các tín đồ.
Trong phạm vi luận văn, để có thể phân tích sâu và nhất quán về quan niệm đạo đức trong Tân Ước, tác giả chủ yếu tập trung khảo cứu sách Phúc Âm Nhất lãm.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội nhằm điều chỉnh hành vi của con người trong các quan hệ xã hội thông qua hệ thống giá trị, chuẩn mực làm khuôn phép ứng xử cho cộng đồng, xã hội. Trong quá trình tồn tại, các chuẩn
36
mực, giá trị đạo đức đó đã ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các hình thái ý thức khác, trong đó có tôn giáo.
Với việc xem tôn giáo là một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, chúng ta thấy mỗi tôn giáo đều có những chuẩn mực, giá trị đạo đức riêng nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với các lực lượng siêu nhiên, với cộng đồng và xã hội.
Bước đầu tìm hiểu về đạo đức Công giáo, chúng tôi đã nêu lên chín đặc trưng cơ bản của đạo đức Công giáo. Trong đó, chúng tôi khẳng định toàn bộ nền đạo đức Công giáo được xây dựng trên nền tảng yêu thương với hai chiều