Quan niệm về nghĩa vụ và lƣơng tâm

Một phần của tài liệu Quan niệm đạo đức cơ bản trong tân ước (qua khảo cứu các sách Phúc âm Mathêu, Máccô và Lucca (Trang 56)

2.2.1. Quan niệm về nghĩa vụ

Nghĩa vụ đạo đức chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống đạo đức xã hội. Việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức tốt hay xấu là thước đo đặc thù nói lên tình trạng tiến bộ hay thoái hóa của đời sống đạo đức trong một xã hội nhất định. Nghĩa vụ đạo đức là sự thể hiện trách nhiệm đạo đức của con người trước lợi ích chung và lợi ích của người khác, là ý thức về cái cần phải làm và mong muốn được làm vì những lợi ích đó.

Như vậy, nghĩa vụ đạo đức không phải là sự ép buộc từ bên ngoài, mà gắn bó chặt chẽ với ý thức của con người về lẽ sống, lý tưởng về hạnh phúc và về những quan niệm mang tính triết lý của cuộc sống. Những quan niệm đúng đắn giúp con người nhận thức được sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, thống nhất hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội và người khác.Vì thế có thể xem sự trưởng thành của ý thức nghĩa vụ đạo đức liên quan chặt chẽ đến mức độ trưởng thành trong nhận thức của con người về những vấn đề lẽ sống, hạnh phúc, thiện, ác... Nghĩa vụ đạo đức là ý thức và tình cảm của con người tự nguyện, tự giác thực hiện các hành động của mình theo các chuẩn mực chung của cộng đồng, xã hội. Mất đi ý thức nghĩa vụ đạo đức cũng chính là đánh mất ý thức về chính bản thân mình, mất đi ý nghĩa làm người của mình. Thông qua hoạt động lao động sản xuất và hoạt động xã hội, bảo vệ cái thiện, chống cái ác, xã hội đã hình thành nên những quan hệ giữa

56

người và người ngày càng đa dạng phong phú, sâu sắc. Nếu thiếu nó thì lợi ích xã hội, lợi ích cá nhân, lợi ích của mọi cộng đồng, mọi xã hội sẽ bị đe dọa.

Cũng giống như quan niệm về nghĩa vụ của hầu hết các tôn giáo, Công giáo xem nghĩa vụ đạo đức là ý thức trách nhiệm của con người trước Thiên Chúa. Con người có nghĩa vụ tin tưởng, phó thác, yêu mến Thiên Chúa và mọi người như Thiên Chúa đã yêu thương con người. Yêu như Đức Giêsu đã yêu là một thứ tình yêu vô vị lợi, không đòi đáp trả như một thứ đổi chác. Tình yêu rộng mở cho hết mọi người, kể cả kẻ thù. Yêu như Đức Giêsu đã yêu còn là một tình yêu dám hy sinh tính mạng vì người khác, chịu chết trên cậy thập giá vì tội lỗi nhân loại.

Nghĩa vụ lớn nhất của mọi Công giáo là tin, cậy, mến Thiên Chúa. Ở đây, tác giả chỉ đề cập đến các nhân đức tin, cậy, mến như là nghĩa vụ của con người trước Thiên Chúa chứ không trình bày lại nội dung này.

Theo trình thuật trong sách Sáng thế, con người được Thiên Chúa sáng tạo từ bụi đất và được Thiên Chúa ban cho một cuộc sống tốt đẹp cùng Thiên Chúa. Thiên Chúa hằng sống yêu thương loài người và ban sự sống cho loài người (Xin xem St 2, 7 – 17). Để đáp trả lại công lao của Thiên Chúa, con người có nghĩa vụ tin tưởng, trông cậy và yêu mến Thiên Chúa hết lòng. Mọi hành động của con người đều quy hướng về Thiên Chúa – sự thiện hảo một cách hoàn toàn tự do. Con người khao khát được trở nên giống Thiên Chúa. Họ tự nguyện, tự giác thực hiện các nghĩa vụ đạo đức của mình để làm đẹp lòng Thiên Chúa. Nghĩa vụ đạo đức đó được hình thành trên cơ sở ý thức về lẽ sống mến Chúa, yêu người để đạt được hạnh phúc đời đời của người Công giáo.

Đức tin chính là lòng tín nhiệm mà người tín hữu đặt để nơi Thiên Chúa và lời hứa cứu độ của Người. Trong ngày Chúa phục sinh và hiện ra với các môn đệ của mình, Ngài đã nhắc nhở con người “ai tin và chịu phép Rửa, sẽ được cứu độ.” (Mc 16, 16). Lòng tin với Thiên Chúa không phải là một mệnh

57

lệnh bắt con người phải phục tùng, trái lại, nó là một ân huệ của Thiên Chúa, bởi “Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có bảo cây dâu này: “hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc”, nó cũng sẽ vâng lời anh em” (Xin xem Lc. 17, 6). Tin vào Thiên Chúa sẽ cứu giúp con người vượt qua những khổ nạn trong cuộc sống (Xin xem Mt. 8, 13). “Tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được” (Mt. 21, 22). Theo Thánh Gioan, “người tin thì thắng thế gian” (1Ga 5, 4). Vì thế, Chúa Giêsu đòi hỏi các tín hữu “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga. 14, 1). Nhờ lòng tin, họ có thể vượt qua mọi khó khăn, sợ hãi trong sự phó thác hoàn toàn cho Chúa.

Đức cậy là nhân đức giúp người tín hữu chiến đấu với sự ngã lòng và mong đợi sự hoàn thành các lời hứa cứu độ của Thiên Chúa trong tương lai: “Triều đại Thiên Chúa đã đến gần” (Mc. 1, 15). Người Công giáo trong suốt hai thiên niên kỷ qua vẫn chờ đợi ngày Chúa đến, chờ đợi triều đại Thiên Chúa, nhưng họ không biết ngày nào Thiên Chúa của họ sẽ đến (Xin xem Mt. 24, 42). Nhờ sự phó thác hoàn toàn cho Chúa mà bao thế hệ Công giáo không ngã lòng, vẫn luôn tin tưởng vào những gì Chúa đã hứa. Điều này giúp cho các Công giáo vững lòng trước khó khăn, thử thách trong cuộc sống, kiên trì, nhẫn nại để được cứu độ.

Đức mến là tình yêu nồng nàn đối với Thiên Chúa, là tất cả đời sống Công giáo. Yêu mến Thiên Chúa là cơ sở, nền tảng cho mọi hành động của con người. Đó là điều răn quan trọng nhất trong tất cả các điều răn (Xin xem Mt. 22, 36 – 39). Thiên Chúa yêu thương nhân loại, đã ban cho nhân loại sự cứu chuộc thông qua con Ngài là đức Giêsu Kitô. Đức Giêsu đã sống một cuộc sống trần thế của một con người nghèo khổ và bị bách hại, phải chịu chết trên cây thập tự, làm giá cứu chuộc cho loài người. Tình yêu vô bờ bến

58

của Thiên Chúa thôi thúc mỗi Công giáo tự nguyện đáp trả bằng tình yêu “hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn” của họ (Xin xem Mt. 22, 37).

Tin, cậy, mến vừa là những nhân đức thể hiện tình cảm của mỗi Công giáo đối với Thiên Chúa, vừa là nghĩa vụ cao cả để họ thực hiện trong suốt cuộc đời nhằm đáp trả tình yêu của Thiên Chúa.

Tin, cậy, mến Thiên Chúa, con người có nghĩa vụ thực hiện các giới răn, trong đó nghĩa vụ yêu thương mọi người là sự thể hiện sâu sắc tình yêu đối với Thiên Chúa. Có yêu thương mọi người thì người ta mới thảo kính mẹ cha, mới không mắc tội ngoại tình, trộm cắp và gian trá. Tình yêu Thiên Chúa là cơ sở của mọi hành vi và bản thân cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu đã dạy cho con người biết phải yêu thương như thế nào. Thiên Chúa muốn mỗi Công giáo đón nhận tình thương yêu của Thiên Chúa cho mình, và qua họ, họ lại truyền sang cho tha nhân. Thiên Chúa yêu cầu con người phải yêu thương tha thứ cho nhau như Người đã đối xử với họ “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là … anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (Ga. 13, 34). “Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha các anh em là Đấng nhân từ” (Lc. 6, 36). Kinh Thánh luôn nhắc nhở qui luật “Đong đấu nào thì sẽ nhận đấu ấy…” (Xin xem Lc. 6, 38). “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy, và ở lại trong tình thương của Người (Ga. 15, 9 – 10); “Nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt. 6, 14 – 15).

Dụ ngôn người Samari nhân hậu (Xin xem Lc. 10, 25 – 37) ; ông phú hộ và kẻ khó Lazarô (Xin xem Lc. 16, 19 – 26); những tá điền sát nhân (Xin xem Mt. 21, 33 – 46) … là những câu chuyện Phúc Âm nêu ra để các tín đồ xác tín

59

về nghĩa vụ thi hành lòng yêu thương. Khi cuộc phán xét chung diễn ra, Chúa sẽ chú trọng đến những hàng động thương xót thực tế và cứu vớt tha nhân của mỗi người: cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, thăm viếng người ốm, hỏi han kẻ tù tội … (Xin xem Mt. 25, 35 – 46). Trái lại, nếu tín đồ gọi: “Lạy Chúa! Lạy Chúa!”, mà không làm điều Chúa dạy thì chưa làm tròn nghĩa vụ đối với Thiên Chúa (Xin xem Lc. 6, 46).

Đạo lý xuyên suốt trong Kinh Thánh là “mến Chúa, yêu người”. Tình yêu đó xuất phát từ thực tâm, không chút vụ lợi. “Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng bác ái: đó là mối dây liên kết tuyệt hảo” (Cl. 3, 14). Con người không chỉ yêu thương những người thân của mình mà phải biết yêu thương những người khác, đặc biệt là những người nghèo khổ. Đối với kẻ thù của mình thì hãy biết lấy đức báo oán, chớ trả thù người ta (Xin xem Mt. 5, 38).

Trong đời sống của người Công giáo luôn phải tuân thủ những giới luật. Những giới luật trong Kinh Thánh rất phong phú, đề cập đến mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa và con người với con người. Đó là những chuẩn mực soi xét giúp điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mỗi con người trong cộng đồng xã hội như: không được ngoại tình, không được giết người, không trộm cắp, tham lam và làm chứng gian.

Con người với tư cách là tạo vật hoàn hảo nhất mà Thiên Chúa đã tạo thành để cùng Thiên Chúa hoàn thành kế hoạch đầy yêu thương của Ngài. Mọi sự vi phạm một cách bất chính đến con người cũng là xâm phạm đến chương trình của Thiên Chúa, dù cho đó là giết người phi pháp, tự sát hay nạo phá thai vì lý do cá nhân. Trong trường hợp phải hi sinh mạng sống của mình vì người khác thì lại được Chúa Giêsu chấp nhận. Theo Người “không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga. 15, 13). Đó là lý do có những người sẵn sàng “tử vì đạo”. Tử vì đạo là hành vi mà tín đồ từ bỏ sự sống thân xác nơi trần thế để làm

60

chứng một cách hùng hồn nhất cho chính nghĩa của Thiên Chúa, với niềm hy vọng tha thiết vào phần thưởng nơi Thiên Đường.

Con người có nghĩa vụ chu toàn bổn phận công dân trần thế và công dân Nước Trời: “Của Xêda, trả về Xêda; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa” (Mt. 22, 21). Trong cuộc sống trần thế, con người phải biết vâng phục. Đức vâng phục được xem là một thái độ tôn giáo căn bản. Quyền bính trong thế giới này đều thuộc về Thiên Chúa. Không có quyền bính nào mà không do Chúa và mọi quyền bính đang có là do Chúa thiết lập. Với tinh thần nghiêm minh tuân thủ luật pháp, thánh Phaolô đã nhắc nhở cho các tín hữu thuộc giáo đoàn Rôma: “Mỗi người phải phục tùng chính quyền, vì không có quyền bính nào mà không bởi Thiên Chúa, và những quyền bính hiện hữu là do Thiên Chúa thiết lập. Như vậy, ai chống đối quyền bính là chống lại trật tự Thiên Chúa đặt ra, và kẻ nào chống lại sẽ chuốc lấy án phạt. Thật thế, làm điều thiện thì không phải sợ nhà chức trách, có làm điều ác mới phải sợ… Hãy làm điều thiện, anh em sẽ được họ khen ngợi, vì chính quyền là người thừa hành lệnh của Thiên Chúa để giúp bạn làm điều thiện. Nhưng nếu anh em làm điều ác, thì hãy sợ, vì họ mang gươm không phải không có lý do. Thật vậy, họ là người thừa hành lệnh của Thiên Chúa để giáng cơn thịnh nộ của Người xuống kẻ làm điều ác! ” (Rm. 13, 1 – 4).

Cho nên, đối với thể chế xã hội (nhà nước, Giáo hội ) thì “Vì Chúa, anh em hãy tuân phục mọi thể chế do loài người đặt ra; dù là vua, người nắm quyền tối cao; dù là quan, sứ giả của nhà vua để trừng phạt kẻ làm điều ác và khen thưởng người làm điều thiện...” (1Pr. 2, 13 – 17). Các nhà cầm quyền là tôi trung, là thừa tác viên của Thiên Chúa được đặt ra vì lợi ích của thần dân (Xin xem Rm. 13, 2 – 7).

Thánh Tông Đồ Phaolô khuyên các tín hữu: “Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng

61

ta” (Pl. 3, 20). “Anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa!” (Cl. 3, 1). Vì vậy, việc làm đứng hàng đầu mỗi ngày là hiệp dâng Thánh Lễ để được Chúa ở cùng, mọi việc làm trong ngày: “không phải làm cho người đời mà làm cho Thiên Chúa” (Cl. 3, 23), đến như “dù ăn, dù uống, hay làm bất cứ việc gì, hãy làm tất cả để tôn vinh Thiên Chúa” (1Cr. 10, 31). Do đó, nếu chính quyền cấm đoán việc xây dựng Nước Chúa, thì “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là người ta!” (Cv. 5, 29).

Có thể thấy, Tân Ước khuyên các tín hữu biết vâng phục quyền bính trên trời và quyền bính trần gian. Vâng phục quyền bính không chỉ vì sợ mắc tội với Thiên Chúa mà còn là đòi hỏi của lương tâm. Điều này đòi hỏi các tín hữu vừa phải lo chu toàn việc xã hội, vừa phải hết lòng thờ phụng Thiên Chúa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, nghĩa vụ đạo đức theo quan niệm của Công giáo vừa như một “mệnh lệnh tuyệt đối” của Thiên Chúa đòi hỏi mỗi người phải cư xử ra sao trong các mối quan hệ, nhưng lại được thực hiện một cách hoàn toàn tự giác bởi các tín đồ. Thậm chí, nhờ tính thiêng liêng tôn giáo đã giúp cho các Công giáo thực hiện tốt các nghĩa vụ đạo đức trong đời sống thế tục. Đó là mặt mạnh của đạo đức tôn giáo. Song, việc vâng phục Thiên Chúa và Giáo hội đóng vai trò chi phối và quan trọng hơn việc thực hiện nghĩa vụ công dân trần thế. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng Công giáo trong xã hội.

2.2.2. Quan niệm về lương tâm

Trong cuộc sống, những người có đạo đức luôn tự xem xét, đánh giá các mối quan hệ giữa bản thân với những người xung quanh, với xã hội. Trên cơ sở đánh giá hành vi của mình, cá nhân tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Đó là lương tâm.

62

Xu hướng tiêu biểu của con người là hành động hướng thiện, mong muốn làm điều thiện và tự đánh giá, phán xử hành vi của mình. Có được những điều đó là nhờ có lương tâm. Lương tâm là thế giới nội tâm sâu kín bên trong, nó có tác dụng điều chỉnh ý thức, hành vi của con người, nhờ có lương tâm mà đạo đức xã hội mới bảo tồn và phát triển. Lương tâm giúp con người hối cải và điều chỉnh lỗi lầm. Người có lương tâm dù bất kỳ ở đâu và trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng giữ được nhân cách tốt đẹp của mình. Do đó lương tâm hướng con người đến những điều tốt đẹp và đấu tranh chống lại cái ác. Nếu người không có lương tâm thì họ không thể thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức, ngược lại họ sẵn sàng làm điều ác, tàn bạo.

Vậy lương tâm là gì? “Lương” là tốt lành. “Tâm” là lòng. Lương tâm là cảm giác hay ý thức trách nhiệm đạo đức của con người đối với hành vi của mình trong mối quan hệ với người khác, với xã hội; là ý thức trách nhiệm đối với số phận của người khác và xã hội. Đồng thời lương tâm là năng lực tự phán xử về các hoạt động và hành vi của mình.

Lương tâm được xem như một loại cảm xúc đặc biệt thể hiện ra như thước đo mức độ trưởng thành đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Lương tâm vừa là ý thức, vừa là tình cảm con người, càng có thiện tâm, thiện ý và càng

Một phần của tài liệu Quan niệm đạo đức cơ bản trong tân ước (qua khảo cứu các sách Phúc âm Mathêu, Máccô và Lucca (Trang 56)