Kiến nghị một số giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cƣờng chế thi hành án dân sự

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 88)

- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc

3.3 Kiến nghị một số giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động cƣờng chế thi hành án dân sự

hoạt động cƣờng chế thi hành án dân sự

Qua tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp cưỡng chế những năm qua đã trình bày, trên cơ sở kế thừa các quy định vẫn còn phù hợp và căn cứ vào các nguyên tắc và quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, chúng tôi xin đề xuất về định hướng một số nội dung bảo đảm cho hoạt động thi hành án trong quân đội đạt hiệu quả như sau:

3.3.1 Sớm ban hành Bộ luật thi hành án làm cơ sở để tạo ra cơ chế phối kết hợp chặt chẽ giữa thi hành án dân sự, hình sự và công tác quản lý cải tạo người bị kết án. Nghiên cứu gắn công tác và tổ chức thi hành án dân sự với công tác và tổ

87

chức thi hành án hình sự, qui định về chế độ xét miễn, giảm án phí, tiền phạt nộp ngân sách Nhà nước, bổ sung việc chấp hành tốt trách nhiệm dân sự là một trong những điều kiện để xem xét giảm án, tha tù đối với những người phạm tội tham nhũng.

3.3.2 Đối với nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thi hành án trong Bộ Quốc phòng, đề nghị có qui định cụ thể về thẩm quyền của Tư lệnh các quân khu và tương đương trong việc quản lý Nhà nước về thi hành án trong địa bàn quản lý của quân khu và tương đương vào Bộ luật thi hành án và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.3.3 Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức cơ quan Quản lý thi hành án và các cơ quan Thi hành án trong Bộ Quốc phòng phù hợp với qui định chung của Nhà nước và đặc thù của quân đội, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác thi hành án. Tập trung công tác thi hành án vào một đầu mối giao cho Cục thi hành án Bộ Quốc phòng tổ chức thực hiện.

3.3.4 Qui định cụ thể trách nhiệm phối hợp và tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan tiến hành tố tụng nhất là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử có biện pháp kê biên, thu giữ tài sản không để đương sự tẩu tán tài sản tạo điều kiện cho cơ quan thi hành án hoàn thành nhiệm vụ.

3.3.5 Đối với những vụ việc tồn đọng trên 10 năm, số lượng tiền, tài sản quá lớn, đương sự đã tích cực thi hành không có biểu hiện chây ỳ, thoái thác nghĩa vụ thi hành án và thực chất không có khả năng để thi hành án nữa thì xem xét miễn, giảm hoặc đình chỉ. Đối với số án mà các cơ quan, đơn vị đã giải thể, sát nhập nhưng đơn vị mới không được bàn giao lại nghĩa vụ thi hành án thì nhà nước cần có cơ chế xem xét cho xoá nợ.

88

3.3.6 Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của Chấp hành viên. Trong quan hệ pháp luật thi hành án dân sự, Chấp hành viên là chủ thể trung tâm. Hiệu quả thi hành án phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp, cách thức vận dụng của Chấp hành viên trong quá trình tổ chức thi hành án cũng như ảnh hưởng trực tiếp quan hệ giữa công dân và cơ quan nhà nước và ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân. Việc hoàn thiện các quy định về cưỡng chế nhằm tạo ra các công cụ pháp lý hữu hiệu trong thi hành án dân sự không có nghĩa rằng biến Chấp hành viên trở thành ''cưỡng chế viên''. Vấn đề cốt lõi là trên cơ sở các quy định của pháp luật, Chấp hành viên phải vận dụng và quá trình tổ chức thi hành án, đảm bảo thi hành án hiệu quả, nhưng hạn chế phải dùng biện pháp cưỡng chế, phải coi trong công tác hoà giải, động viên sự tự giác đối với các đương sự, không nên coi các biện pháp cưỡng chế là phương thức chủ yếu và duy nhất trong công tác thi hành án dân sự.

Do vậy, yêu cầu. đối với người Chấp hành viên không những chỉ có kiến thức pháp luật vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, mà còn phải có kiến thức về xã hội, tâm lý và kinh nghiệm thực tiễn để vận đụng trong quá trình tổ chức thi hành án. Điều này đòi hỏi đội ngũ Chấp hành viên hiện nay phải được đào tạo và đào tạo lại theo tính chất “dạy nghề”, đúc rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Đây là yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, không những chỉ đối với Chấp hành viên, mà cả những người làm công tác thi hành án và những người trong tương lai hành nghề thi hành án dân sự.

3.3.7 Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành bản án, quyết định của Toà án cho quân nhân cũng như mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức. Hệ thống pháp luật và bộ máy cưỡng chế dù có sức mạnh đến đâu cũng không thể bảo đảm hiệu quả thực thi pháp luật nếu ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân không được nâng cao. Nền tảng cho sự tuân thủ pháp luật một cách tự giác, ý thức tôn trọng pháp luật là phải từng bước cải thiện, nâng cao mức sống vật chất và văn hóa, trong đó văn hoá pháp lý của

89

các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà là vấn đề chiến lược, lâu dàu và là nhiệm vụ chung của các cơ quan Tư pháp, Kiểm sát, Toà án, Thi hành án. Đồng thời đó cũng là trách nhiệm của từng cán bộ, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Chấp hành viên thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức pháp luật cho quân nhân, công nhân viên quốc phòng, công chức quốc phòng; đặc biệt là lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị để họ trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định trong một số lĩnh

vực của công tác thi hành án (nhất là thi hành án ngoài phạt tù). 3.3.8 Đổi mới tổ chức cơ quan thi hành án trong quân đội:

Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức đảm nhiệm công tác thi hành án trong quân đội cần phải được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước; tránh tình trạng khoán trắng cho Bộ Quốc phòng thực hiện việc hướng dẫn áp dụng pháp luật.

Thành lập hệ thống cơ quan thi hành án thống nhất quản lý công tác thi hành án trong quân đội; thực hiện thi hành án dân sự, thi hành án hình sự, thi hành án phạt tù và thi hành án các hình phạt ngoài phạt tù. Hệ thống cơ quan thi hành án thống nhất trong quân đội bao gồm Cục Thi hành án quân sự thuộc Bộ quốc phòng và Thi hành án quân sự cấp quân khu.

Cục Thi hành án quân sự thuộc Bộ Quốc phòng có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phối hợp với các cơ quan chức năng của Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác thi hành án trong quân đội, quản lý chỉ đạo thi hành án, trực tiếp quản lý các trại giam quân sự, nghiên cứu, tổng kết công tác thi hành án, bồi dưỡng các chức danh tư pháp và cán bộ ngành thi hành án; thực hiện các nhiệm vụ hành chính quân sự theo quy định của Bộ Quốc phòng... Cơ cấu tổ chức của Cục thi hành án quân sự có thể gồm các phòng, ban nghiệp vụ và

90

các Trại giam quân sự phù hợp với chức năng nhiệm vụ thi hành án và nhiệm vụ quân sự của đơn vị quân đội;

Thi hành án cấp quân khu có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định hình sự của các Toà án quân sự, các bản án, quyết định khác theo quy định của pháp luật, các bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự ngoài quân đội ủy thác đến; tổng kết thực tiễn thi hành án, thực hiện chế độ báo cáo thống kê thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án theo quy định của pháp luật... Cơ cấu tổ chức của Thi hành án cấp quân khu có thể gồm các ban chuyên môn, nghiệp vụ và Trại giam quân sự.

KẾT LUẬN

Thi hành án nói chung và thi hành án trong quân đội nói riêng đang là vấn đề nóng hổi hiện nay, vấn đề kiện toàn lại công tác thi hành án là một trong các mục tiêu chiến lược trong những năm tới. Để hoàn thành nhiệm vụ này, trước hết

91

về lý luận đòi hỏi phải nghiên cứu, tổng kết toàn diện về thi hành án để định hướng tập hợp hoá, pháp điển hoá các văn bản pháp luật thi hành án thành Bộ Luật thi hành án. Với khả năng nghiên cứu hạn hẹp, tác giả không có tham vọng đề cập và giải quyết nhiều vấn đề; nhiệm vụ đặt ra trong bản luận án này chỉ giới hạn trong phạm vi một số vấn đề cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội. Qua những nội dung mà luận án đề cập, có thể rút ra một số kết luận sau.

1. Việc hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả hoạt động này không những là một trong các mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta trong cải cách tư pháp, tăng cường bộ máy nhà nước, mà nó còn khẳng định bản chất, tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Điều này đòi hỏi phải giải quyết rất nhiều vấn đề lớn về lý luận và thực tiễn, như làm rõ bản chất, ý nghĩa, mối quan hệ giữa giai đoạn thi hành án dân sự với tiến trình tố tụng. Đây không chỉ nhằm hoàn thiện về lý luận mà còn cung cấp các luận cứ khoa học cho định hướng và xây dựng luật thi hành án và hệ thống cơ quan thi hành án.

2. Trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay, việc xây dựng pháp luật nói chung và Bộ Luật thi hành án nói riêng cần có sự nghiên cứu, so sánh, tham khảo có chọn lọc lĩnh vực pháp luật tương tự của các nước trên thế giới để vận dụng vào thực tiễn Việt Nam.

3. Thông qua việc tổng kết đánh giá thực tiễn áp dụng một số năm gần đây, tham khảo quy định trong pháp luật một số nước về chế định này, có thể thấy rằng: Pháp lệnh thi hành án dân sự nói chung và các quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng, qua thực tiễn áp dụng đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết không còn phù hợp với thực tiễn khách quan, cũng như thiếu thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành. Yêu cầu khẩn trương xây dựng Bộ Luật thi hành án (trong đó đặc biệt cần hoàn thiện chế định về cưỡng chế thi hành án dân sự) đang

92

đặt ra rất cấp thiết. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý thống nhất trong quản lý, tổ chức thi hành án, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ thi hành án, đổi mới về tổ chức và hoạt động các cơ quan thi hành án theo hướng tinh giản biên chế, cải cách hành chính, đảm bảo hiệu quả cao và giảm bớt gánh nặng cho nhà nước./.

93

Phụ lục 1

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)