- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc
2.2.3 Kê biên tài sản (Điều 41):
Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế do Chấp hành viên áp dụng nhằm
bảo đảm việc thi hành án bằng các tài sản thuộc sở hữu của người phải thi hành án. Về nguyên tắc, toàn bộ tài sản của người phải thi hành án đều có thể bị kê biên, kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang do người thứ ba giữ để bảo đảm thi hành án, trừ các trường hợp quy định tại Điều 42 PLTHADS (nếu người phải thi hành án là cá nhân) và các tài sản quy định tại điểm 3 Mục I Thông tư số 119/TTLT ngày 4/6/1997 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài chính (đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp). Việc kê biên tài sản phải tuân thủ theo trình tự sau:
- Tài sản thuộc sở hữu riêng của người phải thi hành án được kê biên trước sau đó mới kê biên đến tài sản chung của người phải thi hành án với người khác;
- Trường hợp người phải thi hành án không có tài sản nào khác thì Chấp hành viên có quyền kê biên cả tài sản của người đó đang cầm cố, thế chấp, nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
- Nếu có tranh chấp về tài sản kê biên, thì Chấp hành viên vẫn được quyền kê biên. Người phải thi hành án, người được thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự để yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản kê biên, nếu hết 03 tháng mà không có người khởi kiện, thì tài sản được xử lý để thi hành án.
- Chấp hành viên chỉ được kê biên tài sản tương ứng với mức đủ để thi hành án và thanh toán các chi phí cưỡng chế. Người phải thi hành án có quyền đề
63
nghị về thứ tự kê biên tài sản. Việc kê biên nhà chỉ được tiến hành khi những tài sản của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.
- Việc định giá tài sản kê biên thực hiện theo hai phương thức: định giá tại chỗ theo sự thoả thuận giữa người được thi hành án và người phải thi hành án; nếu hai bên không thoả thuận được hoặc việc định giá có khó khăn thì Chấp hành viên thành lập Hội đồng định giá gồm Chấp hành viên làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn có liên quan làm thành viên, để xác định giá trị tài sản. Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu hai bên không thoả thuận được với nhau về giá thì Chấp hành viên có trách nhiệm định giá. Các tài sản kê biên được bán theo phương thức đấu giá.