Cưỡng chế giao đồ vật (Điều 53):

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 65 - 67)

- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc

2.2.4 Cưỡng chế giao đồ vật (Điều 53):

Cưỡng chế giao vật là biện pháp bảo đảm thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ giao vật cho người được thi hành án. Giao vật là loại nghĩa vụ khá phổ biến trong các quan hệ dân sự. Thực tế thi hành án dân sự cho thấy có tới 90% vụ việc thi hành án dân sự là giải quyết các vấn đề về tài sản, trong đó nghĩa vụ giao trả vật theo bản án, quyết định của Tòa án rất phổ biến và chiếm phần nhiều. Nội dung của bản án, quyết định giao vật thường bắt nguồn từ những giao dịch dân sự; từ quan hệ vay mượn, thế chấp, cầm cố; do chia thừa kế; trả đồ vật do phân chia tài sản khi ly hôn... Như vậy, vật phải thi hành dù là động sản hay bất động sản, vật đặc định hay vật cùng loại, vật chính, vật phụ... đều rất đa dạng, phức tạp đòi hỏi Chấp hành viên phải nắm vững quy định của pháp luật, đồng thời vận dụng linh hoạt trong thực tiễn áp dụng.

Theo quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, cưỡng chế giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật là biện pháp cưỡng chế thứ năm. Tuy được quy định chung như vậy, nhưng ta có thể hiểu

64

đây được coi là 3 biện pháp cưỡng chế độc lập, bởi đối tượng cưỡng chế của ba biện pháp này là khác nhau và có những đặc thù riêng. Như vậy, ta có thể khẳng định cưỡng chế giao vật là một biện pháp cưỡng chế độc lập. Biện pháp cưỡng chế này cũng đã được quy định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 là một biện pháp cưỡng chế độc lập.

Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ giao vật là một biện pháp cưỡng chế thi hành án, do cơ quan thi hành án áp dụng khi người phải thi hành án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ giao vật theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành hoặc cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh thi hành án.

* Đặc điểm của vật:

- Vật phải trả theo bản án, quyết định của Tòa án là tài sản rất phong phú, đa dạng, bao gồm:

+ Đồ dùng sinh hoạt: Tivi, tủ lạnh, quạt máy, tủ tường, giường, bàn ghế...; + Máy móc công cụ lao động;

+ Phương tiện giao thông: xe máy ôtô, tàu, thuyền;

+ Tài sản là vật quý hiếm, vàng bạc, đá quý, đồ trang sức...;

+ Giấy tờ tài liệu: Chứng minh thư, hộ chiếu, văn bằng, quyền tác giả...; + Giấy tờ chứng nhận quyền tài sản: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng ký phương tiện giao thông (ôtô, xe máy)...;

+ Đồ vật có giá trị văn hoá nghệ thuật: tượng, chuông, tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật...

- Vật phải giao có nhiều loại thay đổi rất lớn sau một thời gian từ khi xét xử đến khi thi hành án (chẳng hạn vật phải trả là súc vật nuôi, đây là đối tượng tranh

65

chấp dân sự rất phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây nguyên). Nếu căn cứ vào đặc điểm được mô tả trong bản án, quyết định của Tòa án, Chấp hành viên khó có thể xác định được vật phải trả vì sau một thời gian vật đã thay đổi khác đi. Điều này không những gây khó khăn cho việc thi hành án mà còn làm phát sinh thêm những tranh chấp mới liên quan đến vật phải trả như tranh chấp về công sức chăn thả gia súc hoặc các chi phí bảo quản, làm tăng giá trị của vật. Mặt khác, vật khi đưa ra thi hành án có thể là những tài sản dễ vỡ, dễ thay đổi về số lượng và chất lượng mà nguyên nhân do yếu tố khách quan, do tác động từ thời tiết, do các yếu tố lý, hoá, cơ học.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 65 - 67)