do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành nhằm thi hành kịp thời đầy đủ các bản án, quyết định về dân sự của Toà án và các quyết định khác theo quy định của pháp luật?
1.1.2 Đặc điểm thi hành án dân sự
1.1.2.1 Thi hành án dân sự là hoạt động mang tính chất hành chính - tư pháp: tư pháp:
Trên cơ sở lý luận, việc nghiên cứu đánh giá ý nghĩa, vị trí, tính chất của thi hành án dân sự hiện còn đang tồn tại các quan điểm khác nhau.
Có quan điểm cho rằng thi hành án dân sự là một giai đoạn độc lập trong trình tự tố tụng:
Đây là giai đoạn kết thúc quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự. Việc tách rời giai đoạn thi hành án ra khỏi tiến trình tố tụng sẽ làm mất ý nghĩa của giai đoạn xét xử - giai đoạn có ý nghĩa quyết định trong quá trình tố tụng cũng như toàn bộ các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng khác. Nếu hiểu theo nghĩa rộng, thi hành án dân sự không chỉ là tổng hợp các hành vi thi hành bản án, quyết định dân sự theo nghĩa rộng của Toà án theo quy định của pháp luật về thi hành án, mà bao gồm cả những hành vi nhằm thi hành bản án, quyết định theo quy định cuả các văn bản pháp luật khác. Như vậy, việc chuyển giao công tác thi hành án từ cơ quan xét xử sang cơ quan hành chính không có nghĩa là thủ tục thi hành án dân sự là thủ tục hành chính. Thủ tục tố tụng dân sự cũng như thủ tục tố tụng hình sự không thể hiểu chỉ có Toà án tiến hành mà do nhiều cơ quan, tổ chức tiến hành. Nội dung thi hành án dân sự chủ yếu mang tính tài sản, dựa trên bản án, quyết định của toà án, nó gắn liền với việc giải quyết vụ án. Chính vì vậy, thi hành
24
án dân sự không thể coi thuần tuý là một thủ tục hành chính đơn thuần, do đó, giai đoạn thi hành án dân sự vẫn được nghiên cứu như một bộ phận của pháp luật tố tụng dân sự.
Tuy nhiên, nếu xét một số tiêu chí dưới đây, thì thi hành án dân sự khó hội đủ những đặc trưng của một giai đoạn tố tụng dân sự độc lập.
Thứ nhất, hiện nay phạm vi áp dụng theo trình tự thi hành án dân sự rất rộng. Nhiều quan hệ pháp luật trước đó đã được giải quyết theo nhiều trình tự tố tụng khác nhau (lao động, kinh tế, hành chính, hình sự, tư pháp quốc tế, trọng tài..) và do nhiều cấp xét xử khác nhau. Tuy nhiên, kết quả của các quá trình xét xử đó tức là các phán quyết của Toà án đều được đưa ra tổ chức thi hành theo trình tự thi hành án dân sự, nếu coi thi hành án dân sự là mộtgiai đoạn tố tụng, thì sẽ xác định nó thuộc một tiến trình tố tụng cụ thể nào: thuộc dân sự, kinh tế, hình sự, hành chính, lao động... hay đây là một ngành luật mang tính “tố tụng tổng hợp” !.
Thứ hai, về cơ chế quản lý và trình tự thủ tục thi hành án đã có sự thay đổi căn bản. Công tác thi hành án dân sự từ năm 1993 đến nay do Chính phủ thống nhất quản lý: Theo quy định tại Điều 10, 11 của Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 và Điều 57 của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, thì Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thi hành án và chịu trách nhiệm tổ chức thi hành án trong phạm vi cả nước; Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự trong quân đội theo quy định của Chính phủ. Hệ thống các cơ quan thi hành án dân sự đã được thành lập và đi vào hoạt động ổn định với 64 Phòng thi hành án cấp tỉnh (nay là Thi hành án cấp tỉnh); 09 Phòng thi hành án cấp quân khu (nay là 09 Thi hành án cấp quân khu) và 613 Đội thi hành án cấp huyện (nay là Thi hành án cấp huyện). Việc ra quyết định thi hành án và tổ chức thi hành án thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án (cơ quan hành chính-tư pháp) thay vì Chánh án như trước đây. Như chúng ta đã biết, thi hành án dân sự là hoạt động kế
25
tiếp của giai đoạn xét xử (giai đoan cuối cùng của hoạt động tố tụng) và là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự, mục đích của quá trình tố tụng là làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Như vậy, có thể nói, khi kết thúc hoạt động xét xử, thì sự thật khách quan đó hay nói cách khác công lý đã được làm sáng tỏ, nội dung quan hệ pháp luật đã được toà án xác định và phán quyết cụ thể. Quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan thi hành án chỉ thực thi các nghĩa vụ đã được Toà án phán quyết mà không có quyền xác lập quyền, nghĩa vụ khác. Vì vậy, việc tổ chức thi hành án đơn thuần chỉ là thủ tục hành chính - tư pháp, việc coi thi hành án dân sự là một giai đoạn tố tụng độc lập là khó có cơ sở và không thể chấp nhận được.
Thứ ba, về cơ sở pháp lý, tính chất một quan hệ pháp luật được thể hiện rõ nhất ở văn bản pháp luật điều chỉnh nó. Trình tự tố tụng, các hành vi tố tụng và chủ thể tố tụng phải được quy định trong văn bản pháp luật tố tụng. Kể từ năm 1989, thủ tục tố tụng dân sự được quy định riêng trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Đồng thời, cũng trong năm 1989, Pháp lệnh thi hành án dân sự được ban hành quy định riêng về thi hành án dân sự. Như vậy, thi hành án dân sự đã được tách ra khỏi trình tự tố tụng, không thể được coi là thủ tục tố tụng. Trong phương hướng cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba (Khoá VIII) đặt ra yêu cầu tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan thi hành án “chuẩn bị các điều kiện để tiến tới giao cho một cơ quan quản lý tập trung, thống nhất công tác thi hành án”. Đồng thời, theo định hướng của Nghị quyết 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 là thống nhất việc quản lý nhà nước về công tác thi hành án về một đầu mối - chuẩn bị các điều kiện về cán bộ, cơ sở
vật chất, để thực hiện việc chuyển giao tổ chức và công tác thi hành án cho Bộ Tư pháp.
26
Như vậy, hoạt động thi hành án nói chung và hoạt động thi hành án dân sự nói riêng trong thời gian tới sẽ được tập trung và chuyển giao cho Bộ Tư pháp quản lý nhà nước, để tạo ra bước đột phá, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong xu thế hội nhập quốc tế và tiến trình cải cách Tư pháp, cải cách hành chính như hiện nay. Với định hướng xây dựng một ngành luật để diều chỉnh riêng về lĩnh vực thi hành án (cả thi hành án hình sự và dân sự), có nghĩa là các quy định về thi hành án sẽ được tách hoàn toàn khỏi luật tố tụng, không thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật tố tụng. Trong tương lai, hoạt động thi hành án nói chung sẽ hoàn toàn mang tính chất hành chính - tư pháp.