Một số nét về tình hình thi hành án dân sự ba năm 2003, 2004 và

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 82 - 84)

- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc

3.2.1 Một số nét về tình hình thi hành án dân sự ba năm 2003, 2004 và

2005

Theo số liệu thống kê của Bộ Quốc phòng, thì hàng năm, số lượng vụ việc mà các cơ quan thi hành án phải thụ lý giải quyết ngày càng nhiều. Nguyên nhân

81

trước hết là do số lượng vụ việc Toà án xét xử hàng năm đều tăng. Ngoài ra, do tính chất phức tạp của hoạt động thi hành án, nên các vụ việc chưa thi hành được hoặc thi hành dở dang chiếm tỷ lệ khá lớn. Các vụ việc dở dang của năm trước được chuyển sang năm sau để tiếp tục tổ chức thi hành. Chính vì vậy, về mặt thống kê số học, số hồ sơ ''tồn đọng'' của năm trước cộng với số mới thụ lý làm cho tổng số vụ năm sau bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với năm trước (kể cả trường hợp số lượng vụ việc xét xử không tăng). Việc cưỡng chế được các cơ quan thi hành án trong Quân đội áp dụng trong quá trình tổ chức thi hành án không nhiều, đơn cử như: năm 2003, trong số 981 việc có điều kiện thi hành, các cơ quan thi hành án trong quân đội chỉ tổ chức cưỡng chế 02 vụ, chiếm tỷ lệ 0,20%. Năm 2004, số vụ cưỡng chế là 04 trên tổng số 882 việc có điều kiện thi hành án, tỷ lệ cưỡng chế là 0,45 % và số vụ cưỡng chế tăng gần gấp đôi so với năm 2003. Năm 2005 không cưỡng chế vụ nào (xem Phụ lục 1). Nhìn chung, hiệu quả thi hành án dân sự còn thấp, năm 2003, tỷ lệ tiền, tài sản thu được đạt 45 %, năm 2004 số thu chỉ đạt 61 %, năm 2005, số thu đạt 49 %, nhưng phải nói rằng, ngoài sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ thi hành án, thì các biện pháp cưỡng chế đã đóng vai trò là các công cụ hữu hiệu góp phần nhỏ để đạt được kết quả nêu trên.

Hầu hết các vụ cưỡng chế đều là các trường hợp thi hành các bản án có giá trị tài sản lớn, tính chất phức tạp và tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn ( Hà Nội, Thành phố Hổ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng...). Do tính chất phức tạp của các vụ án, nên khi tổ chức cưỡng chế, cơ quan thi hành án phải yêu cầu lực lượng hỗ trợ rất lớn kể cả phương tiện đặc chủng như xe cứu thương, cứu hoả .

Ví dụ vụ cưỡng chế trả nhà, đất do Thi hành án Quân chủng Hải quân tổ chức tại Phường 22, Quận Tân bình thành phố Hồ Chí Minh tháng 3/2004, tổng số cán bộ chiến sĩ quân đội và lực lượng cảnh sát cơ động phải huy động lên đến 60

82

người. Do vậy, chi phí cho việc cưỡng chế thường là rất lớn, trong khi khả năng thu từ tài sản cưỡng chế rất hạn chế.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 82 - 84)