Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945:

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 42 - 43)

- Giai đoạn thi hành án dân sự là sự kiểm tra, chứng minh một cách chính xác nhất công tác xét xử của Toà án:

1.4.1Giai đoạn trước Cách mạng tháng 8 năm 1945:

Một trong những thuộc tính chung của bất kỳ nhà nước nào và ở mọi thời kỳ lịch sử tồn tại của nhà nước, để duy trì hoạt động bình thường của xã hội bằng pháp luật; đối với những đối tượng vi phạm pháp luật hoặc chống đối lại pháp luật, nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế ngay để bảo đảm quyền tuyệt đối của mình về cưỡng chế thực thi pháp luật. Cách đây nhiều thế kỷ, trình độ lập pháp của nhà nước phong kiến Việt Nam đã đạt đến trình độ khá cao so với các quốc gia khác trên thế giới, tiêu biểu như các bộ Quốc Triều Hình luật (hay còn gọi là Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt Luật lệ (Luật Gia Long). Về kỹ thuật, các luật trên chưa có sự phân ra các ngành luật, mà là tổng hợp các quy phạm điều chỉnh các quan hệ xã hội khác nhau như hình sự, dân sự, tố tụng v.v. Các văn bản này cũng chưa có điều khoản nào quy định riêng về thi hành án. Mặc dù vậy, chế định về nghĩa vụ dân sự và bảo đảm thi hành nghĩa vụ khá hoàn chỉnh, tất cả các trường hợp sai áp tài sản để thu nợ đều phải thưa quan và do quan có thẩm quyền quyết định. Điều 591 Bộ Luật Hồng Đức có ghi: ''không thưa quan mà tự bắt đồ đạc của ngườimắc nợ quá số tiền trong văn tự thì phải phạt 80 trượng''. Tại Điều 134 của Luật Gia Long cũng quy định cấm các chủ nợ không thể tự tiện bắt gia súc hay tài sản của con nợ để trừ nợ. Như vậy, mặc dù không có các quy phạm trực tiếp quy định về cưỡng chế thi hành nghĩa vụ dân sự, nhưng cả hai bộ luật nói trên đều thừa nhận việc áp dụng các hình thức cưỡng bức nhằm thực hiện nghĩa vụ dân sự và chỉ có cơ quan công quyền mới được phép áp dụng. Trong gần một thế kỷ đô hộ nước ta, nhằm áp đặt và củng cố ách thống trị của chế độ thực dân và thực hiện chính sách chia để trị. Nhà nước ''Bảo hộ'' đã ban hành nhiều luật lệ mang đậm dấu ấn của Nhà nước Pháp, tiêu biểu là ba bộ luật: Dân luật Bắc kỳ, Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật và Hộ Luật Nam kỳ giản yếu bị ảnh hưởng sâu sắc của Bộ dân luật Napoléon. Nhìn chung, các nguyên tắc cơ bản của cả ba bộ luật đều tương tự nhau, trong đó có chế định về bảo đảm thi hành nghĩa vụ dân sự. Theo quy định

41

tại Điều 815 Bộ dân luật Bắc Kỳ, thì khi nào một người mắc nợ không thể trả được nợ, nhượng lại tất cả tài sản của mình cho chủ nợ (di nhượng). Việc di nhượng có thể là tự ý của người mắc nợ hay do toà án xử định. Về phương thức thi hành, Điều 8l8 quy định: việc di nhượng do toà án xử định, không tranh quyền sở hữu cho các chủ nợ, chỉ cho chủ nợ được bán tài sản của người mắc nợ để lấy nợ và được hưởng hoa lợi cho đến ngày phát mại. Tương tự, Điều 883 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật quy định: việc di nhượng do luật pháp xử cho hay bắt buộc chỉ miễn cho người mắc nợ một số tiền ngang với giá các tài sản đã di nhượng, khi các tài sản đó không đủ trả nợ mà sau này người mắc nợ lại có của cải khác thì cũng phải nhượng cho đến khi hết nợ. Nếu người mắc nợ tẩu tán tài sản của mình (ẩn mặc), thì sẽ bị phạt theo Điều 365 luật hình hoặc có thể bị câu thúc thân thể. Về tố tụng, ở ba miền, chính quyền thực dân cũng ban hành ba bộ luật tố tụng đó là: Bộ dân sự tố tụng Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định ngày 16/3/1910 áp dụng tại Nam Kỳ, Bộ Hộ sự, Thương sự tố tụng Trung Việt năm (1942) áp dụng ở Trung kỳ và Bộ dân sự tố tụng Bắc kỳ (1917) áp dụng tại Bắc kỳ. Ngoài các hành vi tố tụng khác, Thừa phát lại có nhiệm vụ thi hành các bản án. Các biện pháp đảm bảo thi hành án chủ yếu bao gồm: Sai áp bảo toàn tức là kê biên tài sản của đương sự theo lệnh của tòa án để bảo đảm số nợ phải thanh toán. Sai áp chế chỉ,

còn gọi là sai áp chi phó tức là sai áp một tài sản hoặc số tiền của con nợ đang do người thứ ba giữ. Nếu hai bên tự giải quyết được với nhau hoặc theo lệnh của Toà án, thừa phát lại phải giải trừ các sai áp này. Trường hợp xử lý tài sản di nhượng, theo quy định tại Dụ số 31 ngày 23/7/1934 về cách thức thi hành án, thì Toà án nào đã cho phép xử di nhượng thìcử ra một người thanh toán để quản trị tài sản của người mắc nợ để lấy hoa lợivà phân phát tiền phát mại tài sản. Khi phát mại, nếu không có aitrả giá đãđặt thì người thanh toán tuỳ theo tình hình xin Toà án cho hạ giá.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 42 - 43)