Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của nhà nước, tập thể và tôn trọng quyền định đoạt của công dân:

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 31 - 32)

quyền định đoạt của công dân:

Nguyên tắc này kết hợp giữa việc chủ động bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước, tập thể và tôn trọng quyền tự định đoạt của công dân, trên cơ sở quyền lợi của người được thi hành án. Do yêu cầu của việc bảo vệ quyền, lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân, Điều 22 Pháp lệnh Thi hành dân sự năm 2004 quy định: đối với phần bản án, quyết định về án phí, lệ phí Toà án, trả lại tiền tạm ứng án phí, lệ phí Toà án; hình phạt tiền; tịch thu tài sản, truy thu thuế, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính; xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ; thu hồi đất theo quyết định của Toà án; quyết định khẩn cấp tạm thời của Toà án, thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án phải chủ động ra quyết định và tổ chức thi hành trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án; đối với quyết định khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án.

Bên cạnh đó, trên nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong quan hệ pháp luật dân sự, đối với người được thi hành án, người phải thi hành án là cá nhân, tổ chức, pháp luật thi hành án tôn trọng quyền định đoạt của đương sự bằng quy định quyền yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, người phải thi hành án (Điều 5 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004). Bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật, đương sự vẫn có quyền thể hiện ý chí về việc thi hành thông qua việc thực hiện quyền yêu cầu thi hành án.

Cũng cần nói thêm rằng, xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng, thoả thuận, quyền quyết định, tự định đoạt như đã nêu trên và trong bối cảnh Đảng và nhà nước ta phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, bản thân các cơ quan nhà nước và công dân tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mọi chủ thể cũng phải bảo đảm sự bình đẳng. Trong

30

Bộ luật hình sự 1999, không còn khái niệm ''tài sản xã hội chủ nghĩa'', sở hữu nhà nước là khách thể được pháp luật bảo vệ bình đẳng với các hình thức sở hữu khác. Bởi vậy, nguyên tắc cũng cần điểu chỉnh nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)