Khái quát hoạt động cƣỡng chế thi hành án dân sự trong quân độ

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 78)

- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc

3.1.3 khái quát hoạt động cƣỡng chế thi hành án dân sự trong quân độ

3.1.3.1 Đặc điểm (đặc thù) tình hình thi hành án dân sự trong quân đội: Thực hiện Nghị quyết tại kỳ họp thứ nhất ngày 06/10/1992 của Quốc hội khóa 9 về việc bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Toà án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ. Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 21/4/1993 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Nghị định số 30/CP ngày 02/6/1993 của Chính phủ qui định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý công tác thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và Chấp hành viên. Ngày 15/6/1993 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định số 247/QĐ-QP thành lập Phòng Quản lý thi hành án Bộ Quốc phòng, ngày 16/6/1993 Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết định số 430/QĐ-TM thành lập các Phòng Thi hành án Quân khu và Quân chủng Hải quân. Đồng thời triển khai việc bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Toà án quân sự các cấp sang cơ quan thi hành án và thực hiện việc quản lý Nhà nước về công tác thi hành án trong Quân đội theo chỉ thị số 266/TTg ngày 2/6/1993 của Thủ tướng Chính phủ.

Qua 10 năm thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 đã thể hiện tính hiệu quả của công tác này. Tuy nhiên, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 cũng bộc lộ những hạn chế nhất định. Để khắc phục UBTVQH ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày14/01/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày

77

01/7/2004, thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993; để triển khai thực hiện Pháp lệnh này Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004, Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30/9/2004 và Nghị số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, về tổ chức, cơ cấu thi hành án dân sự trong quân đội có sự thay đổi Phòng Quản lý thi hành án Bộ Quốc phòng được nâng cấp thành Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng; các phòng thi hành án cấp quân khu đổi tên thành Thi hành án cấp quân khu; về chức năng nhiệm vụ cơ bản không thay đổi gì.

Chính vì vậy, qua phân tích kết quả công tác tổ chức thi hành bản án, quyết định của Toà án cho thấy: đặc thù của công tác Thi hành án dân sự trong quân đội chủ yếu là tổ chức thi hành án phần tài sản trong các bản án, quyết định hình sự của các Toà án quân sự, đa số người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù tại các trại cải tạo, không có tài sản để thi hành án hoặc người phải thi hành án có thu nhập thấp cơ quan thi hành án phải để cho họ thi hành dần, mặt khác số lượng Chấp hành viên ít, quản lý địa bàn hoạt động rất rộng cho nên kết quả thi hành án dân sự trong Bộ Quốc phòng hơn 10 năm qua tuy có số lượng tiền và hiện vật thu được không lớn nhưng đó là cả một quá trình phấn đấu liên tục của toàn thể đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ Thi hành án, là sự đóng góp không nhỏ công sức của toàn thể cán bộ, nhân viên ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Thủ trưởng Bộ Quốc Phòng, Tư lệnh Quân khu, Quân chủng Hải quân, sự quản lý hướng dẫn chỉ đạo chặt chẽ của Phòng Quản lý Thi hành án Bộ Quốc phòng (nay là Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng) cho nên đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ ngành thi hành án đã nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, mục đích, tầm quan trọng, cũng như trách nhiệm của mình đối với công tác thi hành án dân sự. Nhìn chung đội ngũ cán bộ thật sự yêu ngành, yêu nghề, tâm huyết với công việc được giao, vượt qua mọi khó khăn gian khổ,

78

biết vận dụng linh hoạt các biện pháp theo luật định để tổ chức thi hành vụ việc cụ thể đạt hiệu quả cao nhất.

3.1.3.2 Khái quát hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội: Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân, để đảm bảo trật tự an toàn cho nhân dân trong những ngày vui độc lập, ngày 01 tháng 9 năm 1945 Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 03/SL thiết quân luật ở Hà Nội, giải phóng quân có nhiệm vụ tuần phòng ngày đêm; giữ gìn an ninh, trật tự, xử lý những người vi phạm theo quân luật.

Chỉ mười ba ngày sau khi tuyên bố thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, ngày 13 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 13C-SL thành lập các tòa án quân sự trong phạm vi cả nước:

“Điều I: Sẽ lập một tòa án quân sự ở Bắc Bộ: tại Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình; ở Trung Bộ: tại Vinh, Huế, Quảng Ngãi; ở Nam Bộ: tại Sài Gòn, Mỹ Tho.

Ủy ban nhân dân Trung Bộ và Nam Bộ trong địa hạt hai bộ ấy có thể đạo đạt lên Chính phủ xin mở thêm tòa án quân sự ở những nơi trọng yếu khác.

Điều II: Tòa án quân sự sẽ xử tất cả các người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trừ khi phạm nhân là binh sỹ thì thuộc về nhà binh tự xử lấy theo đạo luật.

Điều III: Những quyết nghị của tòa án quân sự sẽ đem thi hành ngay, không có quyền chống án trừ trường hợp sau này:

79

Nếu bản án tuyên xử tử, thì tội nhân có quyền đệ đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ân giảm. Bản án sẽ hoãn thi hành chờ quyết nghị của ông Chủ tịch Chính phủ”...

Điều V: Ngồi xử có Chánh án và hai hội thẩm. Ghế Chánh án và ghế hội thẩm sẽ do một ủy viên quân sự và một ủy viên chính trị ngồi. Còn ghế hội thẩm thứ nhì sẽ thuộc về ông thẩm phán chuyên môn của tư pháp.

Ủy viên quân sự và ủy viên chính trị sẽ do quân đội và Ủy ban nhân dân ở địa phương cử ra, còn viên thẩm phán chuyên môn của tư pháp sẽ do ông chưởng lý tòa thượng thẩm cử ra.

Đứng buộc tội là một ủy viên quân sự hay một ủy viên của ban trinh sát. Bị cáo có thể tự bào chữa hay nhờ một người khác bênh vực cho. Một viên lục sự ngồi chép các điều tranh luận và bản án tuyên ra”...

Điều VII: ở những nơi xa các tòa án quân sự đã lập rồi; Chính phủ, trong những trường hợp đặc biệt có thể cho ủy ban nhân dân địa phương thành lập một tòa án quân sự có quyền xử trong một thời kỳ và theo đúng những nguyên tắc định trong sắc lệnh này.

Điều VIII: Các ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp sẽ chịu ủy nhiệm thi hành sắc lệnh này...”

- Chính phủ ra sắc lệnh số 37/SL Ngày 26 tháng 9 năm 1945 quy định thẩm quyền quản hạt của các tòa án quân sự. Như vậy, hoạt động thi hành án gắn liền với hoạt động xét xử của Toà án quân sự và Toà án binh; theo sắc lệnh ngày 10/10/1945 thì một số các thiết chế và một bộ phận của hệ thống pháp luật cũ vẫn được áp dụng. ở các thành phố lớn, việc thi hành án hộ và thương mại vẫn được giao cho Thừa phát lại, còn ở các tỉnh nơi chưa có Thừa phát lại thì giao cho Ban tư pháp xã hoặc uỷ ban xã, thị xã, thành phố. Các

80

biện pháp cưỡng chế chưa được quy định cụ thể, tuy nhiên, cơ chế thực hiện việc cưỡng chế đã được xác định trên cơ sở sự trợ giúp của lực lượng quân sự,

theo đó các vị chỉ huy binh lực có trách nhiệm giúp đỡ việc thi hành án mỗi khi đương sự chiếu luật yêu cầu. Nếu qua việc nắm tình mà nhận thấy người phải thi hành án hoặc gia đinh họ có thể ngăn trở việc áp dụng những biện pháp cưỡng chê' thi hành thì Chấp hành viên cần bàn bạc với cơ quan Công an, Dân quân, Bảo vệ... để yêu cầu những tổ chức này cử người đến đảm bảo trật tự trong khi thi hành án.

Nhìn chung hoạt động thi hành án dân sự từ khi khai sinh ra nước Việt nam dân chủ cộng hoà cho đến trước Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 78)