Từ 1989 đến nay:

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 47 - 48)

- Giai đoạn thi hành án dân sự là sự kiểm tra, chứng minh một cách chính xác nhất công tác xét xử của Toà án:

l.4.3 Từ 1989 đến nay:

Để phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn diện đất nước về kinh tế – chính trị, đồng thời phải đổi mới hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, trong đó có lĩnh vực pháp luật về thi hành án dân sự. Ngày 28/8/1989, Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh thi hành án dân sự, có thể nói đây là một bước ngoặt hết sức quan trọng về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự. Trong Pháp lệnh này, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự được quy định thành một chương riêng, với 6 biện pháp: kê biên tài sản (Điều 23); trừ vào thu nhập của người phải thi hành án (Điều 32); trừ vào tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ (Điều 34); cưỡng chế giao đồ vật (Điều 35); cưỡng chế trả nhà (Điều 36); cưỡng chế chấm dứt hành vi trái pháp luật (Điều 37). Có thể nói, toàn bộ các nguyên tắc, phương thức thực hiện, trình tự, thủ tục cưỡng chế trong Pháp lệnh thi hành án dân sự năm l989 là kết quả của quá trình tập hợp và pháp điển hoá các quy định về lĩnh vực này trong các văn bản pháp luật suốt từ năm 1945 cho đến nay, mặc dù Pháp lệnh thi hành án dân sự 1989 đã được thay thế bằng Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 và Pháp lệnh 1993 được thay thế bằng Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, song các quy định về cưỡng chế thi hành án cơ bản vẫn được giữ nguyên về nội dung. Tuy nhiên, về hình thức thể

46

hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 được làm rõ hơn tại chương IV có những quy định chung và quy định cụ thể.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 47 - 48)