Giai đoạn từ 1945 đến 1989:

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 43)

- Giai đoạn thi hành án dân sự là sự kiểm tra, chứng minh một cách chính xác nhất công tác xét xử của Toà án:

1.4.2 Giai đoạn từ 1945 đến 1989:

42

Sau Cách mạng tháng tám, do chưa thể ngay lập tức thiết lập bộ máy tư pháp và xây dựng hệ thống pháp luật mới, vì vậy, theo Sắc lệnh ngày 10/10/1945 thì một số các thiết chế và một bộ phận của hệ thống pháp luật cũ vẫn được áp dụng ở các thành phố lớn, việc thi hành án hộ và thương mại vẫn được giao cho Thừa phát lại, còn ở các tỉnh nơi chưa có Thừa phát lại thì giao cho Ban tư pháp xã hoặc Uỷ ban xã, thị xã, thành phố. Các biện pháp cưỡng chế chưa được quy định cụ thể, tuy nhiên, cơ chế thực hiện việc cưỡng chế đã được xác định trên cơ sở sự trợ giúp của lực lượng quân sự, theo đó các vị chỉ huy binh lực có trách nhiệm giúp đỡ việc thi hành án mỗi khi đương sự chiếu luậtyêu cầu. Nếu qua việc nắm tình hình mà nhận thấy người phải thi hành án hoặc giađinh họ có thể ngăn trở việc áp dụng những biện pháp cưỡng chê' thi hành thìchấp hành viên cần bàn bạc với cơ quan Công an, Dân quân, Bảo vệ... để yêu cầu những tổ chức này cử người đến đảm bảo trật tự trong khi thi hành án.

Năm 1950 đánh dấu một mốc quan trọng trong việc cải cách hệ thống tư pháp bằng việc ban hành Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950, nhiệm vụ thi hành án có sự thay đổi, theo quy định tại Điều 19 của Sắc lệnh này, thì thẩm phán huyện có nhiệm vụ đem chấp hành các án hình về khoản bồi thường hay bồi hoàn và các án hộ mà chính Toà án huyện hoặc Toà án trên đã tuyên. Việc cưỡng chế thi hành án đã có quy định khá cụ thể về thẩm quyền và đối tượng, theo đó thẩm phán huyện cũng đồng thời được giao việc cưỡng chế khi cần thiết và đối tượng cưỡng chế là bất động sản: việc phát mại bất động sản và phânphối tiền bán được cũng do Toà án huyện phụ trách. Trong trường hợp có nhiều bất động sản rải rác ở nhiều huyện khác nhau thì Biện lý sẽ chỉ định một thẩmphán huyện để việc phát mãi đó vừa có lợi cho chủ nợ lẫn người mắc nợ. Các quy định này trở thành nguyên tắc cưỡng chế thi hành án dân sự và tồn tại trong thời gian rất dài, mặc dù nhiệm vụ thi hành án có sự thay đổi. Theo Luật tổ chức toà án 1960, tại các Toà án nhân dân địa phương có nhân viên chấp hành án làm nhiệm vụ thi hành những

43

bản án và quyết định dân sự, những khoản bồi thường về tài sản trong các bản án, quyết định hình sự. Việc thi hành án của Thẩm phán được giao cho người chuyên trách làm công tác thi hành án. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục và biện pháp bảo đảm thi hành án hầu như vẫn tuân theo các nguyên tắc và quy định trên.

Từ cuối năm 1954, khi miền Bắc tiến hành công cuộc khôi phục, xây dựng đất nước và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Do điều kiện lịch sử cũng như các điều kiện về kinh tế xã hội, giai đoạn này các giao lưu dân sự nhìn chung không được phát triển, nền kinh tế quản lý theo cơ chế tập trung - kế hoạch hoá, đời sống của các tầng lớp nhân dân rất khó khăn, tài sản chủ yếu là các đồ dùng sinh hoạt tối thiểu và các tư liệu sản xuất. Việc cưỡng chế kê biên tài sản trong hoạt động thi hành án dân sự vẫn được áp dụng, tuy nhiên phải theo nguyên tắc vừa đảm bảo thi hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nhưng phải chú ý đến quyền lợi của người phải thi hành án. Theo Thông tư số 4176-HCTP ngày 28/11/1957 của Bộ Tư pháp hướng dân:

''cần phải thi hành biện pháp cưỡng chế đối với người có khả năng nhưng ngang bướng, trây ỳ để buộc họ truất một phần tài sản bồi thường cho người bị thiệt hại do họ gây ra. Tuy nhiên, quyền lợi của người mắc nợ cũng phải được pháp luật bảo vệ không vì lẽ phải bồi thường mà họ không còn sản xuất, sinh sống''. Về các tài sản là đối tượng kê biên, phát mại, Thông tư số 4-NCPL ngày 14/4/1966 của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn: Toà án chỉ cần kê biên những tài sản đủ để thi hành án trong đó chú ý kê biên những tài sản có giá trị dễ bán để thi hành án (xe đạp, đồng hồ, rađiô, quạt máy, tre, soan, gỗ…). Nếu những tài sản đó không đủ để bảo đảm thi hành án thì mới kê biên đến nhà cửa. Ngoài ra, không được kê biên các đồ vật như: quần áo, chăn màn, giường chiếu, lương thực, đồ dùng tối cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình họ hoặc đồ thờ cúng... Nếu sau khi kê biên mà người mắc nợ nộp tiền thì Toà án nhận các khoản tiền đó và trả lại tài sản kê biên. Việc bán các tài sản kê biên có thể giao cho cơ quan thương nghiệp, nơi nào chưa có cơ quan thương nghiệp thì Toà án tự đứng ra bán. Về thứ tự thanh

44

toán tiền bán tài sản, Thông tư số 4296-DS ngày 9/12/1957 của Bộ Tư pháp quy định: sau khi trừ các chi phí thi hành án thì thanh toán theo thứ tự: tiền cấp dưỡng, bồi thường tổn hại sức khoẻ, tính mệnh công dân, tiền công lao động, các món nợ của nhà nước hoặc hợp tác xã.

Ngoài các biện pháp kê biên tài sản, Thông tư số 01-TTg ngày 04/01/1966 của Phủ Thủ tướng quy định biện pháp khấu trừ lương của cán bộ, công nhân, viên chức cơ quan nhà nước và quân nhân đối với người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Trường hợp người phải thi hành án phải bồi thường nhà nước, Nghị định số 49- CP ngày 9/4/1968 của Hội đồng Chính phủ và Thông tư số 128-TT-LB của liên Bộ: Tài chính - Lao động và Tổng Công đoàn quy định biện pháp trừ vào lương hàng tháng từ 10% đến 30% . Ngoài ra theo hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao, toà án có thể áp dụng biện pháp khấu trừ tiền gửi tiết kiệm, quỹ tín dụng hoặc khấu trừ các thu nhập xã viên. Trường hợp cưỡng chế trả nhà thì Toàán phải liên hệ với phòng nhà đất để tìm cho người bịđuổi nhà một chỗ ở khác trước khi thi hành án.

Theo Quyết định số 186-TC ngày 13/10/1972 của Toà án nhân dân tối cao, thì người chuyên trách làm công tác thi hành án dân sự có chức danh là chấp hành viên. Về thẩm quyền trong quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên được áp dụng những biện pháp cưỡng chế thi hành đã được luật pháp quy định, đồng thời có quyền yêu cầu các lực lượng bảo vệ trị an giúp sức. Các biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong Sắc lệnh số 85/SL nay được giao cho chấp hành viên. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư số 187-TC ngày 13/10/1972, thì để đảm bảo cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thận trọng, Chấp hành viên có quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế thi hành đã được luật pháp quy định, sau khi được sự thoả thuận của Chánh án Toà án nhân dân nơi Chấp hành viên công tác.

45

Như vậy, trong khoảng thời gian khá dài từ 1960 đến 1989, lĩnh vực thi hành án dân sự chỉ được quy định trong một số văn bản dưới luật: Nghị định, quyết định, thông tư của Chính phủ, các Bộ hoặc của Toà án. Về trình tự, thủ tục, các quy định về biện pháp bảo đảm thi hành án được bổ sung trên cơ sở các nguyên tắc đã được quy định từ Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/5/1950. Mặc dù vậy, các biện pháp cưỡng chế đã được quy định khá đa dạng và được cụ thể hoá như: kê biên phát mại tài sản, thứ tự thanh toán khoản tiền bán tài sản, cưỡng chế trả nhà, khấu trừ thu nhập... Đây là cơ sở cho việc tập hợp và pháp điển hoá nhằm ban hành một văn bản có hiệu lực cao và thống nhất về thi hành án dân sự sau này.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 43)