- Giai đoạn thi hành án dân sự là sự kiểm tra, chứng minh một cách chính xác nhất công tác xét xử của Toà án:
1.5.1 Luật thi hành án của Cộng hòa Pháp
Theo quy định của Luật thi hành án Cộng hoà Pháp thì hoạt động thihành án dân sự vẫn được coi là chức năng của nhà nước, nhưng cơ quan công quyền không trực tiếp tổ chức thi hành mà uỷ quyền cho người hành nghề thi hành án, đó là Thừa phát lại. Căn cứ để Thừa phát lại thi hành là các bản án, quyết định của Toà án hoặc các quyết định, văn bản khác có giá trị như bản án đã có hiệu lực pháp luật mà đương sự yêu cầu.
Kể từ thời điểm người được thi hành “nhờ” thi hành cho mình, thì Thừa phát lại có quyền lựa chọn các biện pháp được phép để đảm bảo việc thi hành. Như vậy Thừa phát lại thực thi bản án, quyết định với cả hai tư cách: vừa nhân danh nhà nước và vừa thừa uỷ quyền của người được thi hành.
Cộng hoà Pháp là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giời, đồng thời hệ thống pháp luật hoàn thiện trình độ ý thức pháp luật của người dân cũng rất cao, việc thi hành án dân sự nói chung chủ yếu là tự nguyện, chỉ khi con nợ không thực hiện nghĩa vụ thì người được thi hành mới
47
phải nhờ đến Thừa phát lại. Mặc dù vậy, các quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự quy định rất chi tiết. Để đảm bảo thi hành án, theo Luật thi hành án 1991, TPL có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau:
1. Trục xuất ra khỏi nhà: được áp dụng trong các trường hợp: người nhà không trả tiền; người cho thuê lấy lại nhà (mà đã hết hạn) hoặc người thuê vi phạm các điều khoản của hợp đồng thuê nhà. Luật cấm áp dụng biện pháp này trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm trước đến ngày 15 tháng 03 năm sau (thời gian trùng với mùa đông).
2. Phạt tiền để răn đe: áp dụng với việc thi hành nghĩa vụ là những việc phải làm (ví dụ: một người phá nhà), nếu chậm mỗi ngày sẽ bị phạt một số tiền nhất định, điều này được ghi rõ trong bản án, quyết định của Toà án. Trong trường hợp đã bị phạt răn đe mà vẫn không thực hiện nghĩa vụ thì chủ nợ có quyền yêu cầu Thẩm phán ra quyết định phạt tiền nặng hơn (khoản tiền phạt này chủ nợ được nhận) và cưỡng chế phải thực hiện.
3. Kê biên tiền công, tiềnlương: Việc này do Toà án sơ thẩm thẩm quyền hẹp quyết định và thực hiện khi giải quyết việc nợ chứ không phải do Thừa phát lại làm.
Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trên được miễn trừ đối với người phải thi hành án là cơ quan nhà nước, pháp nhân công quyền, doanh nghiệp quốc doanh thực hiện việc công hoặc đối với các loại tài sản chung hoặc tài sản đồng thừa kế không phân chia cũng được miễn trừ kê biên. Ngoài ra một số tài sản vì lý do nhân đạo Thừa phát !ại không được kê biên. Ví dụ: tài sản được xác định là công cụ sản xuất (xe tắc xi, xe đưa thư báo...), các vật dụng cần thiết như máy giặt, bàn là, bàn ăn... hoặc nếu kê biên tiền công, tiền lương thì phải để lại cho con nợ ít nhất bằng mức trợ cấp thất nghiệp v.v...
48
Thừa phát lại không được phép vào nhà hoặc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với con nợ trong các ngày lễ, chủ nhật hoặc trước 6 giờ sáng và sau 21 giờ đêm. Tuy nhiên trong trường hợp sau 2 giờ đêm nếu con nợ đỗ xe ở bãi thì Thừa phát lại vẫn có thể kê biên xe (miễn là không vào nhà). Mặt khác, Thừa phát lại vẫn có thể khấu trừ khoản tiền của con nợ ngay sau khi kết thúc buổi biểu diễn (nếu con nợ là diễn viên hoặc làm ở công ty biểu diễn).
Trường hợp có tranh chấp trong quá trình thi hành án, đương sự có quyền khiếu nại đến Thẩm phán. Thẩm phán có thể đình chỉ hoặc huỷ bỏ việc thi hành án hoặc biện pháp cưỡng chế mà Thừa phát lại áp dụng. Thẩm phán cũng có thể can thiệp, ra quyết định xử lý, giải quyết tranh chấp, ví dụ: cho phép Thừa phát lại kê biên tài sản của con nợ đang do người thứ ba quản lý để việc thi hành án được thuận lợi.
4. Kê biên tài sản: về nguyên tắc, luật không quy định thứ tự tài sản kê biên, ngoại trừ một số tài sản được miễn trừ, tất cả các loại tài sản đều có thể bị kê biên, bán đấu giá để thi hành án. Thừa phát lại có quyền kê biên nhiều loại tài sản cùng một lúc cũng có thể kê biên nhiều lần cùng một tài sản. Trên thực tế, việc kê biên chủ yếu nhằm răn đe về tâm lý để buộc con nợ thanh toán. Các trường hợp kê biên:
- Kê biên động sản hữu hình: với điều kiện số nợ phải lớn hơn 3 500 FF. Tài sản kê biên có thể do con nợ hay người thứ ba đang giữ, trong thời gian kê biên mà con nợ trả được nợ thì phải giải toả ngay việc kê biên. Khi đang kê biên mà con nợ khác đến đòi thì phải lập biên bản đưa vào hồ sơ, các chủ nợ sau cũng có quyền giải quyết việc nợ. Việc bán đấu giá do Thừa phát lại tự tổ chức hoặc thông qua dịch vụ bán đấu giá và phải thông báo trên báo chí. Nếu tài sản là xe hơi thì phải thông báo chơ cơ quan hành chính cấp tỉnh và cơ quan quản lý sử dụng xe. Việc phân chia số tiền bán tài sản theo thứ tự luật định.
49
- Kê biên cổ phiếu, cổ phần: đối tượng kê biên là người thứ ba (nhà băng, công ty...), chính vì vậy việc xác minh đúng đối tượng rất quan trọng và tuân thủ thủ tục chặt chẽ. Thừa phát lại gởi thông báo loại cổ phiếu, cổ phần cần kê biên tới nhà băng hay công ty và tống đạt cho con nợ. Hết thời hạn quy định, nếu Thẩm phán đặc trách thi hành án xác nhận không có khiếu nại mà con nợ không chịu sang nhượng cổ phiếu, cổ phần để trả nợ thì Thừa phát lại kê biên cổ phiếu, cổ phần đó và bán đấu giá để thi hành.
- Kê biên két sắt: Thừa phát lai có thể kê biên két sắt mà con nợ ký gửi tại nhà băng (thường giữ tài sản quý), sau đó báo cho con nợ đến để mở niêm không, nếu con nợ không đến, Thừa phát lại vẫn có quyền phá niêm phong trước sự chứng kiến của chủ nhà băng và bán đấu giá tài sản trong két.