Những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong quân đội.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 84 - 88)

- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc

3.2.2 Những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong quân đội.

cưỡng chế trong quân đội.

* Biện pháp kê biên tài sản.

Trong sáu biện pháp cưỡng chế quy định tại Chương IV của Pháp lệnh thi hành án dân sự, thì kê biên tài sản của người phải thi hành án là biện pháp đượcáp dụng nhiều nhất (xem Phụ lục 2). Theo số liệu thống kê năm 2003, thì biệnpháp này chiếm tỷ lệ 75% trong tổng số các vụ cưỡng chế và thực tế đây làbiện pháp có ý nghĩa quyết định đảm bảo hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên đây cũng là biện pháp gặp nhiều vướng mắc nhất hiện nay:

Việc kê biên tài sản chung là nhà đất. Trong đời sống của người Việt Nam nóichung thường ít có phân định rạch ròi quyền sở hữu các tài sản trong gia đình. Việc đăng ký, quản lý tài sản còn rất hạn chế, tình trạng tài sản không có cácloại giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu, quyền sử dụng rất phổ biến, đơn cửnhư theo báo cáo số 109/THA ngày 14/5/1999 của Phòng thi hành án thành phốHải Phòng, trên địa bàn thành phố 80% các trường hợp nhà cửa bị kê biênđều chưa có giấy tờ hợp lệ. Vì vậy, khi phải thi hành án đương sự thường có điều kiện để tẩu tán tài sản, hoặc nếu bị kê biên thì việc xử lý cũng hết sức phức tạp Theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và hướng dẫn tại mụcVI Thông tư liên ngành số 981/TTLN ngày 21/9/1993 của Bộ Tư pháp, Toà ánnhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thì nếu có tranh chấp về tàisản kê biên, Chấp hành viên vẫn kê biên, đồng thời hướng dẫn cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi ích liên quan đến tài sản tranh chấp khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Từ năm 1993 đến nay, mặc dùcó rất nhiều trường hợp Chấp hành viên đã kê biên tài sản chung và đã hướngdẫn các bên đương sự khởi

83

kiện, nhưng trên thực tế toà án các cấp vẫn chưa thụ lý giải quyết một vụ việc tranh chấp nào về tài sản kê biên. Lý do: ngườiphải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến tài sản không khởi kiện hoặc toà án không xác định được nguyên đơn, bị đơn dân sự, Các trườnghợp này chấp hành viên thường phải giải toả kê biên.

Về việc định giá tài sản kê biên. Điều 43 PLTHADS quy định phương thức: tài sản kê biên được định giá tại chỗ theo sự thoả thuận giữa ngườiđược thi hành án với người phải thi hành án, còn nếu các đương sự không thoảthuận được về giá hoặc việc định giá có khó khăn, thì sau khi kê biên, chấphành viên mời Hội đồng định giá gồm đại diện cơ quan tài chính, cơ quanchuyên môn có liên quan và do chấp hành viên chủ trì để đánh giá sơ bộ tài sản đã kê biên. Người được thi hành án, người phải thi hành án được tham gia ý kiến vào cuộc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá; đối với tài sản kê biên có giá trị dưới năm trăm ngàn đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thoả thuận được với nhau về giá thì Chấp hành viên có trách nhiệm định giá.Quy định này có những bất hợp lý sau.

Trước hết, do mâu thuẫn nội tại và về quyền lợi vật chất cũng như xung đột về nghĩa vụ pháp lý, giữa người được thi hành án và người phải thi hành án thường khó đi đến thống nhất ý kiến về giá trị tài sản kê biên, bên bị kê biên với tâm lý “của đau, con xót”thường đưa ra rất cao, trong khi bên được thi hành án đánh giá thường thấp. Vì vậy phương thức định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 43, rất khó thựchiện.

* Biện pháp trừ vào tài sản của ngƣời phải thi hành án đang do ngƣời khác giữ:

Ở nước ta, với đặc điểm là hầu như mới chỉ có các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức mới mở tài khoản tại ngân hàng, khả năng theo dõi thu nhậpthông

84

qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng còn rất hạn chế. Vì vậy, việc khấutrừ tại ngân hàng chỉ áp dụng đối với người phải thi hành án là cơ quan, tổchức, doanh nghiệp. Thực tiễn áp dụng biện pháp này cho thấy việc trừ vào tài sản tại ngân hàng, các tổ chức tín dụng hiệu quả đạt rất thấp do những vướngmắc sau:

- Giữa người phải thi hành án và ngân hàng, tổ chức tín dụng có quan hệ kinh doanh, nếu ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện quyết định củaChấp hành viên thì đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến tài sản của người phải thihành án. Do các mối lợi trước mắt, các tổ chức này sợ ảnh hưởng xấu đến quanhệ làm ăn, sợ mất ''uy tín'' với khách hàng, nên các ngân hàng, tổ chức tín dụngbị áp dụng biện pháp này thường tìm mọi cách trì hoãn thậm chí thông đồng,tạo điều kiện cho người phải thi hành án chuyển số tiền ra khỏi tài khoản với lýdo bảo vệ quyền lợi khách hàng theo quy định tại Điều 17 Luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Những việc làm này đã vô hiệu hoá quy định cưỡng chế của Chấp hành viên. Xin nêu một vụ điển hình:

Theo bản án phúc thẩm số 84/DSPT ngày 20/4/2000 của TANDthành phố Hà Nội, thì Công ty Đông Đô Bộ Quốc phòng phải trả cho Công ty vận tải thuỷ Hà Nội số tiền: 49.498.000 đồng. Qua xác minh, Thi hành án Quân khu Thủ Đô biết rằng phía doanh nghiệp phải thi hành án có tàikhoản tại Ngân hàng cổ phần quân đội, có số dư tiền gửi trên 50.000.000 đồng; nhưng khi Cơ quan thi hành án ra quyết định phong toả tài khoản và khấu trừ số dư tiền gửi tại Ngân hàng thì số tiền trong tài khoản đã bị chuyển đi, tài khoản gần như trống rổng chỉ còn dưới 100.000 đồng. Do đó, việc phong toả tài khoản và khấu trừ tài khoản tại Ngân hàng không đạt được, Thi hành án Quân khu Thủ Đô đã sử dụng biện pháp giải thích, thuyết phục Công ty Đông Đô Bộ Quốc phòng tự nguyên thi hành, mới thi hành xong số tiền trên.

85

* Địa bàn quản hạt rộng ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động cƣỡng chế thi hành án:

Với đạc thù của thi hành án trong quân đội chỉ có một cấp thi hành trong khi đó mỗi Thi hành án cấp quân khu phải đảm trách một địa bàn bao gồm nhiều tỉnh và thành phố (Ví dụ: Thi hành án Quân khu 3, Thi hành án Quân khu 5, Thi hành án Quân khu 7 phải đảm nhiệm tới 9 tỉnh và thành phố trực thuộc), vì vậy việc tổ chức cưỡng chế gặp rất nhiều khó khăn khi huy động phương tiện, lực lượng bảo đảm cho hoạt động cưỡng chế.Với đặc thù này Thi hành án trong quân đội rất ngại phải áp dụng biện pháp cưỡng chế, vì không mang lại hiệu quả mà rất tốn kém.

* Trách nhiệm quản lý thi hành án, cơ cấu tổ chức thi hành án trong quân đội:

Trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án pháp luật chưa quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về thi hành án của Tư lệnh cấp quân khu trên địa bàn quản lý của quân khu. Trong quân đội công tác thi hành án dân sự, hình sự, giam giữ, giáo dục cải tạo đối với cùng một đương sự đều do lực lượng quân đội đảm nhiệm nhưng do nhiều cơ quan quản lý và tổ chức thi hành, trong khi đó chưa có quy định của pháp luật về cơ chế phối hợp thống nhất hoạt động giữa các cơ quan này cho nên những thông tin về việc giảm án, tha tù, địa chỉ của bị cáo sau khi mãn hạn tù cơ quan thi hành án dân sự không nắm chắc dẫn đến việc đương sự có điều kiện lẩn tránh trách nhiệm thi hành án dân sự.

* Trình độ năng lực của Chấp hành viên:

Đội ngũ Chấp hành viên trong quân đội có trình độ đại học luật, có kinh nghiệm trong hoạt động thi hành án nhưng phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng thi hành án nên kết quả công tác của một số Chấp hành viên còn hạn chế, họ rất ngại phải áp dụng biện pháp cưỡng chế vì biện pháp này

86

nếu áp dụng nhiều sẽ không hiệu quả mà còn tốn kém về kinh tế do đặc thù tạo ra. Thi hành án dân sự được thực hiện trên cơ sở giải thích, thuyết phục tính tự giác của đương sự và gia đình để họ tự nguyện thi hành bản án, quyết định của Toà án là chủ yếu; thực tiễn thi hành án dân sự trong quân đội đã chứng minh rằng việc cưỡng chế thi hành án dân sự chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, hiệu quả đạt được không cao trong điều kiện quân đội và đặc điểm của đối tượng thi hành án trong quân đôị.

Tóm lại: Qua tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng các biện pháp cưỡng chế

thi hành án dân sự thời gian qua, có thể thấy giữa lý luận và thực tiễn, giữa các quy định của pháp luật với quá trình tổ chức thực hiện của các cơ quan thi hành án đã cho thấy rất nhiều vấn đề bất cập, PLTHADS cũng như các văn bản pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, nhất là các quy định về cơ cấu tổ chức cũng như biện pháp cưỡng chế thi hành án. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thi hành án dân sự, bởi vậy, vấn đề tập hợp hoá, pháp điển hoá PLTHADS và các văn bản hướng dẫn thành Bộ Luật thi hành án đang đặt ra hết sức cấp thiết.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)