- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc
1.5.3 Luật thi hành án dân sự Nhật bản
Chế định thi hành án cưỡng chế được quy định từ Điều 22 đến Điều 173
của Luật thi hành án dân sự, tức là chiếm phần lớn nội dung của Luật ( 151/198 Điều) Như vậy, có thể nói, Luật thi hành án dân sự Nhật Bản thực chất là ''Luật cưỡng chế thi hành án dân sự'', về thủ tục khi đã có yêu cầu của người được thi hành án, thì cơ quan thi hành án áp dụng cưỡng chế ngay.
Cũng giống như hầu hết luật thi hành án của các quốc gia khác, chi phí cần thiết cho việc thi hành cưỡng chế do bên con nợ chịu. Trong trường hợp thi hành cưỡng chế liên quan đến yêu cầu về thanh toán tiền, lệ phí thi hành án được thu cùng một lúc trong quá trình thi hành mà không cần có chứng thư nghĩa vụ. Trong trường hợp chứng thư nghĩa vụ dân sự bị huỷ bỏ, mà người phải thi hành án đã trả chi phí cưỡng chế, thì người được thi hành án phải hoàn lại chi phí cho người phải thi hành án (Điều 42).
Các tài sản được xác định là đối tượng cưỡng chế để bảo đảm thi hành án
bao gồm động sản và bất động sản. Trong đó, bất động sản được quy định trong Điều 86 Bộ luật dân sự gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai được đăng ký, đối với các tài sản gắn liền với đất nhưng không thể đăng ký thì vẫn coi là động sản. Các loại máy bay, tàu thuỷ (từ 20 tấn trở lên) cũng được coi như bất động sản. ở Nhật bản, do chế độ đăng ký tài sản được thực hiện hết sức chặt chẽ,
52
việc cưỡng chế kê biên được thực hiện thông qua việc thu giữ các giấy tờ, tài liệu về các tài sản đó tại cơ quan đăng ký. Khi tài sản bị kê biên, nếu là bất động sản, người phải thi hành án không còn quyền định đoạt tài sản, nhưng vẫn được quyền sử dụng và khai thác các lợi nhuận từ tài sản bị kê biên. Đối với động sản, thì chấp hành viên phải thu giữ tài sản đó, nên người phải thi hành án không còn quyền sử dụng.
Để bảo đảm quyền lợi cho người phải thi hành án cũng như thân nhân của họ, Luật thi hành án và quy định các loại tài sản động sản bị cấm kê biên và không được kê biên tài sản vượt quá giá trị khoản nợ và chi phí cho việc cưỡng chế THA (Điều 122). Đối với bất động sản, về nguyên tắc không bị hạn chế, tuy nhiên nếu một bất động sản được xử lý đã đủ để thi hành khoản nợ, thì các bất động sản khác bị cấm kê biên. Trong trường hợp kê biên động sản, Điều 131 quy định danh mục chi tiết các tài sản bị miễn trừ việc kê biên. Ví dụ: quần áo, giường chiếu, công cụ lao động như lưới đánh cá, dụng cụ của kỹ sư, thợ kim hoàn… Đối với các khoản tiền, Nghị định số 285 năm 1999 bổ sung quy định về số tiền được xác định là khoản chi phí hàng ngày cần thiết cho một hộ gia đình đủ tiêu dùng trong một tháng quy định mức chung khoảng 210.000 yên/tháng và cụ thể từng mức tương ứng với thời gian phải thi hành.
Việc định giá tài sản kê biên do Toà thi hành án chỉ định. Nếu tài sản kê biên không bán được mặc dù đã thực hiện phương thức bán hợp lý, thì Chấp hành viên huỷ bỏ việc kê biên tài sản (Điều 130). Các tài sản bị kê biên được xử lý theo trình tự riêng đối với đặc tính từng loại như: tàu biển, máy bay, máy móc xây dựng, các phương tiện giao thông đường bộ v.v. theo các phương thức chủ yếu sau:
- Bỏ thầu: sau khi thông báo về tài sản được bán, Chấp hành viên ấn định thời gian, địa điểm, tổ chức bỏ thầu. Người đặt giá thầu cao là người trúng giá.
53
Nếu thấy cần thiết để bảo đảm tính hợp lý của tài sản, thì Chấp hành viên quyết định bán toàn bộ tài sản cho một người;
- Bán đấu giá tài sản: tổ chức công khai cho những người đăng ký mua tài sản trả giá. Người trả giá cao nhất là người mua được tài sản (Điều 134).
Trong trường hợp chứng thư nghĩa vụ tuyên về nghĩa vụ không liên quan
đến việc thanh toán tiền (thực hiện việc giao tài sản), ví dụ: một bên phải giao trả một tài sản cho bên kia. Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng bức buộc người phải thi hành án hoặc người đang sử dụng tài sản chấm dứt sự chiếm hữu, sử dụng để giao tài sản cho bên được thi hành án. Nếu chưa có điều kiện giao cho bên được thi hành án, thì Chấp hành viên phải bảo quản, mọi chi phí bảo quản được tính trong lệ phí thi hành án.
* Nhân xét:
- Cộng hoà liên bang Đức, Cộng hoà Pháp và Nhật Bản là các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, đời sống kinh tế và ý thức pháp luật của người dân ở mức cao, tuy nhiên, chế định cưỡng chế thi hành án vẫn chiếm nội dung rất lớn và rất quan trọng trong pháp luật thi hành án hiện hành. Thậm chí, các quy định cưỡng chế còn mang tính chất nghiêm khắc, Chấp hành viên được Nhà nước trao quyền rất lớn trong quá trình tổ chức thi hành án, không chỉ được quyền cưỡng chế về tài sản mà có thể cả tự do thân thể của người phải thi hành án (CHLB Đức, CH Pháp);
- Trong điều kiện nền kinh tế phát triển cao, các giao lưu dân sự thường thông qua hệ thống ngân hàng, tiền mặt ít được sử dụng, các thu nhập và chế độ đăng ký, quản lý tài sản chặt chẽ. Nhưng luật thi hành án các quốc gia này đều coi trọng và đề cao các biện pháp kê biên tài sản hữu hình để bảo đảm thi hành án. Đây không những là cơ chế thi hành án hữu hiệu mà có tác dụng giáo dục, răn đe rất cao.
54
Chƣơng 2