Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án (Điều 39)

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 57)

- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc

2.2.1 Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án (Điều 39)

phải thi hành án (Điều 39)

Trả tiền là nghĩa vụ phổ biến nhất trong quan hệ dân sự. Nghĩa vụ trả tiền có thể phát sinh từ quan hệ hợp đồng (mua bán, chuyển nhượng, vay nợ...) hoặc ngoài hợp đồng (bồi thường thiệt hại, cấp dưỡng...). Trong thi hành án dân sự, loại nghĩa vụ này chiếm tới trên 80% lượng việc. Từ thực tế này, quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền đa dạng nhất và cũng chiếm dung lượng lớn nhất trong chương IV của PLTHADS 2004.

Để đảm bảo thi hành nghĩa vụ trả tiền, Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế sau:

- Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án

56

- Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

- Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ.

Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 xác định rõ 3 biện pháp trên chỉ áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Quy định này nhằm phù hợp với nghĩa vụ phải thực hiện, tránh tình trạng áp dụng tuỳ tiện trong các trường hợp người phải thi hành án không phải thi hành nghĩa vụ trả tiền.

Biện pháp khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế độc lập và là một trong ba biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền theo PLTHADS 2004 quy định đây là biện pháp cưỡng chế đầu tiên. Như vậy, về nguyên tắc, khi phải áp dụng biện pháp cưỡng chế, Chấp hành viên cần áp dụng biện pháp khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án trước. Chấp hành viên chỉ được kê biên tài sản nếu không thể áp dụng được hoặc đã áp dụng biện pháp này nhưng không hiệu quả, chẳng hạn người phải thi hành án không có tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng, không có nguồn thu nhập...

Quy định về vị trí của biện pháp cưỡng chế như nêu ở trên có sự khác biệt so với Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 (Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 quy định biện pháp kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế đầu tiên). Quy định mới này thể hiện sự hoàn thiện hơn trong các quy định của pháp luật nói chung, pháp luật thi hành án nói riêng. Hiện nay, một bộ phận khá lớn nhân dân có nguồn thu nhập khá cao và ổn định nhất là các đối tượng làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tài sản của cá nhân không chỉ là các vật dụng, nhà ở, phương tiện... mà nhiều người dân có các khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có tiền gửi

57

hoặc giao dịch thông qua hệ thống ngân hàng, kho bạc, việc cưỡng chế đối với tài sản này thường ít phức tạp và hiệu quả hơn so với biện pháp kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án.

Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án là một biện pháp cưỡng chế thi hành án, do cơ quan thi hành án áp dụng khi người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành nghĩa vụ trả tiền theo bản án, quyết định của Tòa án, được áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản, hoặc khoản tiền, giấy tờ có giá đang do người thứ ba giữ mà không tự nguyện thi hành trong thời gian do Chấp hành viên ấn định hoặc trong trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án.

Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ trả tiền. Nghĩa vụ trả tiền là nghĩa vụ mà theo bản án, quyết định của Tòa án, người phải thi hành án phải trả tiền cho người được thi hành án trong các trường hợp: bồi thường, trả nợ, thanh toán theo hợp đồng, tiền chênh lệch giá trị tài sản khi phân chia di sản, án phí thi hành án...

Điều kiện thi hành án trong trường hợp này là Chấp hành viên phát hiện người phải thi hành án có tiền trong tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc qua xác minh biết rõ người đó có khoản tiền, giấy tờ có giá đang do người thứ ba giữ. Chỉ sau khi xác minh người phải thi hành án có điều kiện thi hành, cơ quan thi hành án mới có quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Giấy tờ có giá hiện nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất, quy định của pháp luật về vấn đề này có nhiều điểm khác nhau. Vì vậy, việc Chấp hành viên xác định điều kiện thi hành án, nhất là xác định giấy tờ có giá có nhiều vướng mắc. Chẳng hạn, theo quy định của Luật Ngân hàng, giấy tờ có giá bao gồm giấy tờ có giá ngắn hạn và giấy tờ có giá dài hạn. Giấy tờ có giá ngắn hạn bao gồm tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng nhà nước, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có

58

giá ngắn hạn khác. Theo quy định tại Quyết định số 94/2004/QĐ-NHNN ngày 20/01/2004 và Quyết định số 1022/2004/QĐ-NHNN ngày 17/8/2004 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước thì giấy tờ có giá bao gồm: tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng nhà nước, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình trung ương, trái phiếu đầu tư do ngân sách trung ương thanh toán, trái phiếu ngoại tệ, công trái, các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định.

Hết thời gian tự nguyện đã được Chấp hành viên ấn định nhưng người phải thi hành án không tự nguyện thi hành, hoặc chưa hết thời gian tự nguyện nhưng để ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án.

Khi áp dụng biện pháp khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

Chỉ áp dụng biện pháp cưỡng chế sau khi đã hết thời hạn tự nguyện thi hành án, trừ trường hợp cần áp dụng biện pháp cưỡng chế ngay để ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án.

Sau khi hết thời gian tự nguyện thi hành án, nếu người phải thi hành án được Chấp hành viên xác định là người có tiền trong tài khoản, hoặc có khoản tiền, giấy tờ có giá đang do người thứ ba giữ mà không tự nguyện thi hành án thì cơ quan thi hành án phải ra quyết định cưỡng chế thi hành án.

Khi có căn cứ cho rằng người phải thi hành án có hành vi tẩu tán tiền trong tài khoản hoặc tiền, giấy tờ có giá đang do người thứ ba giữ hoặc trốn tránh việc thi hành án thì mặc dù chưa hết thời gian tự nguyện đã được ấn định, Chấp hành viên vẫn có quyền áp dụng biện pháp khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

Không được tổ chức cưỡng chế trong các ngày nghỉ theo quy định của Pháp luật lao động và trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau

59

hoặc 15 ngày trước và sau Tết nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách, nếu họ là người phải thi hành án và các trường hợp khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án

Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án là biện pháp cưỡng chế được áp dụng đầu tiên. Chỉ sau khi áp dụng biện pháp này không được hoặc không hiệu quả mới được áp dụng các biện pháp khác

Thực tế thi hành án cho thấy, khi áp dụng biện pháp khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án thường gặp rất nhiều vướng mắc do không có sự hợp tác của người có trách nhiệm của Ngân hàng, Kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng. Đã có rất nhiều trường hợp các tổ chức tín dụng từ chối cung cấp số liệu và cho rằng đối tượng cần xác minh không có tài khoản hoặc tiền gửi tại tổ chức của họ. Điều này một phần do tâm lý mong muốn giữ quan hệ kinh doanh, khách hàng giữa tổ chức tín dụng, kho bạc với cơ quan, đơn vị hay cá nhân phải thi hành án, mặt khác, do sự nhận thức chưa đúng các quy định của Luật các tổ chức tín dụng với Pháp lệnh Thi hành án dân sự, các tổ chức tín dụng thường vận dụng quy định của Luật các tổ chức tín dụng (Điều 17) về bảo mật tài khoản của người gửi để từ chối cung cấp thông tin và không thực hiện việc khấu trừ của Chấp hành viên. Vì vậy, nếu Chấp hành viên không nắm được số tài khoản cụ thể sẽ rất khó cho việc xác minh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các tổ chức tín dụng tự nguyện hợp tác. Điều này đòi hỏi Chấp hành viên phải kiên trì, mềm dẻo trong thuyết phục. Bên cạnh đó, Chấp hành viên cần phải cung cấp tất cả những thông tin mà mình nắm được cho các tổ chức tín dụng (như số tài khoản, số chứng minh nhân dân...). Giải quyết tình trạng này, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm

60

2004 tại khoản 1 Điều 39 đã quy định cụ thể trách nhiệm của tổ chức tín dụng, kho bạc trong việc phối hợp thực hiện biện pháp cưỡng chế. Ngoài ra, để tăng tính hiệu lực của quyết định cưỡng chế, trong trường hợp người có trách nhiệm không thực hiện quyết định cưỡng chế, thì Chấp hành viên có thể xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 67 Pháp lệnh này.

Đối với khoản tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ, sau khi nhận được quyết định của Chấp hành viên về việc trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án thì người đang giữ tiền, giấy tờ có giá phải có trách nhiệm thực hiện quyết định của Chấp hành viên. Người đang giữ tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án chuyển tiền, giấy tờ có giá cho người được thi hành án hoặc chuyển cho cơ quan thi hành án để chi trả cho người được thi hành án.

Khi thực hiện hành vi cưỡng chế phải thông báo cho người phải thi hành án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, mời đại diện chính quyền địa phương nơi người đang giữ tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án tham gia, mời đại diện Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp tham gia giám sát quá trình cưỡng chế. Quá trình cưỡng chế phải tiến hành lập biên bản, ghi đầy đủ các thành phần, các nội dung, diễn biến của cuộc cưỡng chế.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 57)