Đặc điểm công tác thi hành án trong quân độ

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 75)

- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc

3.1.2 Đặc điểm công tác thi hành án trong quân độ

Thi hành án trong quân đội là một bộ phận của hoạt động thi hành án ở nước ta. Hay nói cách khác thi hành án trong quân đội là cái riêng trong cái chung của công tác thi hành án trong cả nước. Từ đó, có thể rút ra hai kết luận cơ bản:

- Thứ nhất, để cái riêng phù hợp với cái chung, tổ chức và hoạt động thi hành án trong quân đội phải tuân thủ các quy định chung của pháp luật về tổ chức các cơ quan thi hành án, về hoạt động thi hành án. Dù trong hoàn cảnh nào thì chức năng, bản chất thi hành án cũng là thống nhất và không thay đổi. Các quy định của pháp luật về nguyên tắc công tác thi hành án, về các căn cứ thi hành án, về nhiệm vụ và mục đích công tác thi hành án... được thực hiện thống nhất hoạt động thi hành án bao gồm cả hoạt động thi hành án trong quân đôi. Khẳng định về mặt lý luận này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng. Nó bác bỏ quan điểm cho rằng là một lĩnh vực chấp hành, thi hành án trong quân đội hoàn toàn hay chí ít ra là chủ yếu độc lập, tách rời khỏi công tác thi hành án chung;

74

- Thứ hai, công tác thi hành án trong quân đội cũng có những nét đặc thù thể hiện cái riêng. Những nét đặc thù này được quy định bởi những yếu tố đặc trưng khác nhau. Các yếu tố đặc trưng trên thể hiện ở các điểm sau đây:

Về tổ chức và hoạt động của quân đội:

Quân đội bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của quân đội gồm có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương: các đơn vị Bộ đội chủ lực (quân khu, quân đoàn, quân binh chủng...) được tổ chức và quản lý theo nguyên tắc hành chính quân sự theo ngành dọc, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính lãnh thổ cố định; các đơn vị Bộ đội địa phương được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố; Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện...). Cách tổ chức và hoạt động đó của quân đội quy định các đặc điểm về tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự trong quân đội.

Về tổ chức và hoạt động các cơ quan tư pháp trong quân đội:

Cơ quan Điều tra hình sự được tổ chức thành 3 cấp gồm có Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Phòng Điều tra hình sự cấp quân khu và Ban Điều tra hình sự cấp khu vực.

Viện Kiểm sát quân sự được tổ chức thành 3 cấp gồm có Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu, quân đoàn, quân binh chủng và Bộ đội Biên phòng, Viện kiểm sát quân sự khu vực.

Tòa án quân sự cũng được tổ chức thành 3 cấp gồm Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự cấp quân khu và Tòa án quân sự khu vực.

Thi hành án dân sự trong quân đội được tổ chức ở 2 cấp gồm Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng và Thi hành án cấp quân khu.

75

Tuy hệ thống tổ chức của các cơ quan tư pháp trong quân đội có khác nhau, chưa có cơ chế tạo thành một hệ thống các cơ quan tư pháp quân sự thống nhất để thực hiện chức năng do pháp luật quy định; song trên thực tiễn hoạt động các cơ quan tư pháp quân đội đã có nhiều cố gắng tạo ra được mối quan hệ phối hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan, đảm bảo cho từng cơ quan hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật.

Về nhiệm vụ thi hành án dân sự trong quân đội:

Thi hành án dân sự trong quân đội chủ yếu thi hành các quyết định dân sự và phần quyết định hình sự về phần tài sản trong các bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của các TAQS hoặc của Toà án khác (trong vụ án do TAQS xét xử sơ thẩm). Ngoài ra thi hành án dân sự trong quân đội còn có nhiệm vụ thi hành các bản án quyết định của Tòa án nhân dân do các cơ quan Thi hành án dân sự ngoài quân đội ủy thác đến.

Về đối tượng thi hành án:

Đối tượng thi hành án dân sự trong quân đội chủ yếu là quân nhân, công nhân, công chức quốc phòng; các cơ quan, đơn vị quân đội có quyền và nghĩa vụ liên quan trong các vụ án hình sự của Tòa án quân sự và một số đối tượng khác ngoài quân đội phạm các tội thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự.

Đối với số án do các cơ quan thi hành án dân sự ngoài quân đội ủy thác đến thì đối tượng phải thi hành án 100% là quân nhân, công nhân, công chức quốc phòng trong các vụ việc về hôn nhân và gia đình hoặc các quân nhân, công nhân, công chức quốc phòng, cơ quan đơn vị quân đội có nghĩa vụ thi hành án dân sự trong các vụ việc về dân sự, kinh tế do Tòa án nhân dân các cấp xét xử.

76

Các đối tượng phải thi hành án dân sự (cá nhân) đa số vừa phải chấp hành hình phạt tù vừa phải thi hành nghĩa vụ dân sự theo các quyết định về dân sự trong bản án, quyết định hình sự của các Tòa án quân sự.

Những vấn đề chung và đặc điểm riêng nêu trên của công tác thi hành án

dân sự trong quân đội là cơ sở cho việc ban hành các quy định của pháp luật, cải cách về tổ chức, xác định chức năng, nhiệm vụ và cơ chế quản lý các cơ quan thi hành án dân sự trong quân đội.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)