Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết đinh của toà án:

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 29 - 30)

Đây vừa là nguyên tắc chung mang tính hiến định vừa là nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt động thi hành án. Thi hành nghiêm chỉnh, kịp thời bản án, quyết định đã có hiệu lực của Toà án là yêu cầu tất yếu, khách quan trong hoạt động tư pháp. Nguyên tắc này đòi hỏi: ''Các bản án, quyết định của Toà án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng; những người và đơn vị hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành'' (Điều 136 Hiến pháp 1992). Để nguyên tắc này thực sự tồn tại và chi phối lĩnh vực tư pháp cũng như đời sống xã hội, không thể chỉ dừng lại ở sự tự giác tuân thủ của các cơ quan, tổ chức và công dân mà còn phải được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật và các thiết chế nhà nước mang sức mạnh cưỡng chế. Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc do pháp luật quy định để bảo đảm thi hành các bản án, quyết định của toà án. Mọi hành vi vi phạm trong việc thi hành án đều bị xử lý về hành chính, dân sự và hình sự. Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định, không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bi truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án hoặc ép buộc Chấp hành viên thi hành án trái pháp luật, phá huỷ niêm phong, tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tài sản bị kê biên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, (Điều 67 Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004).

28

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)