Thi hành án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự CHLB Đức

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 51)

- Kê biên hàng giả: theo yêu cầu của doanh nghiệp là nạn nhân của việc

1.5.2 Thi hành án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự CHLB Đức

Theo quy định của Luật tố tụng dân sự Cộng hoà Liên bang Đức, việc cưỡng chế thi hành án là một thủ tục mà nhà nước thiết lập dành cho chủ nợ nhằm buộc con nợ bị cưỡng chế thi hành án những quyền yêu cầu của của chủ nợ theo luật tư đối với con nợ. Mục đích của các biện pháp cưỡng chế nhằm tạo ra công cụ pháp lý hữu hiệu để đảm bảo việc thi hành án cũng như ngăn chặn việc công dân phải tự tìm giải pháp cũng như dùng vũ lực để giải quyết các mối quan hệ. Tương quan hệ pháp luật tố tụng dân sự, công dân chỉ có quyền yêu cầu nhà nước (cơ quan thi hành án) thi hành các biện pháp cưỡng chế đối với các con nợ, quyền này được quy định và bảo đảm bằng Hiến pháp, chứ không có quyền tự mình có hành vi cưỡng bức hoặc sai áp con nợ để đảm bảo thi hành nghĩa vụ dân sự cụ thể.

50

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, các văn bằng xác nhận quyền yêu cầu thi hành án đều có thể là căn cứ tiến hành cưỡng chế thi hành, ví dụ các bản án, quyết định dân sự ( gồm cả khoản án phí, lệ phí), các biên bản hoà giải thành, các quyết định của trọng tài hoặc các quyền dân sự khác như quyền yêu cầu trả đồ vật, yêu cầu trả nợ, quyền yêu cầu thực hiện một công việc...

Về nguyên tắc, việc thi hành nghĩa vụ trả tiền sẽ được thực hiện thông việc cưỡng chế kê biên toàn bộ tài sản của con nợ gồm: động sản của con nợ; tiền mặt, ô tô, tư trang, kể cả các quyền về tài sản hoặc bất động sản: đất đai, nhà cửa thuộc sở hữu của con nợ. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải bảo đảm cho người bị cưỡng chế vẫn đủ khả năng tiếp tục cuộc sống ở mức độ vừa phải, vẫn có điều kiện làm việc và nuôi sống gia đình. Điều 811 Luật TTDS quy định danh mục hết sức chi tiết các loại tài sản không được tịch biên, ví dụ các loại công cụ, phương tiện làm việc, các đồ dùng sinh hoạt, mức thu nhập tối thiểu đủ dùng cho người phải thi hành án và gia đình họ v.v.

Về thẩm quyền, Chấp hành viên được áp dụng các biện pháp cứng rắn khi áp dụng thực hiện cưỡng chế, Điều 758 BLTTDS quy định: Chấp hành viên có quyền khám nhà và những nơi cất giữ tài sản của con nợ, có quyền cho mở khoá nhà, khoá phòng hoặc ngăn có chứa đồ đạc bị khoá nếu thấy việc đó cần thiết cho việc thi hành án. Trong trường hợp con nợ chống đối hoặc phản kháng lại, Chấp hành viên có quyền dùng vũ lực và yêu cầu cảnh sát hỗ trợ. Khi tiến hành kê biên tài sản mà con nợ cũng như người nhà của con nợ hoặc người làm công của gia đình con nợ vắng mặt, theo quy định tại Điều 759 BLTTDS, thì Chấp hành viên vẫn có quyền kê biên tài sản nhưng phải mời hai người đã thành niên hoặc nhân viên cảnh sát đến làm chứng. Các tài sản hữu hình sau khi có quyết định kê biên thì Chấp hành viên có quyền tịch biên và thu giữ để xử lý. Đối với các tài sản khác như tiền, đồ kim hoàn, giấy tờ có giá... vẫn có thể giao cho con nợ giữ nhưng Chấp hành viên phải dán niêm phong để ngăn cản chuyển dịch. Các tài sản bị kê

51

biên được Chấp hành viên tổ chức bán đấu giá để thanh toán cho các con nợ. Chấp hành viên được trả lệ phí thi hành án, khoản lệ phí này bao gồm mức lệ phí cố định tính theo giá ngạch và các chi phí cho việc tổ chức thi hành cũng như cưỡng chế. Người triệu dụng chấp hành viên phải trả lệ phí, trong trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu thì người phải thi hành án có nghĩa vụ trả chi phí. Nếu việc cưỡng chế không đạt kết quả thì người được thi hành án phải trả các chi phí cưỡng chế.

Một phần của tài liệu Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong quân đội.PDF (Trang 51)