1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo cứu tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội (1886 - 1897

260 543 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 260
Dung lượng 7,08 MB

Nội dung

Từ các kết quả trên, luận văn cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ cùng những đặc điểm của nó về mặt văn bản học.. Nội dung của những văn bản

Trang 1

-

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

KHẢO CỨU TÀI LIỆU HÁN NÔM NHA KINH LƯỢC BẮC KỲ

VỀ HÀ NỘI (1886 – 1897)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành Hán Nôm

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG

KHẢO CỨU TÀI LIỆU HÁN NÔM NHA KINH LƯỢC BẮC KỲ

VỀ HÀ NỘI (1886 – 1897)

CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM

MÃ SỐ: 60.22.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM

Người hướng dẫn khoa học:

TS TRƯƠNG ĐỨC QUẢ

HÀ NỘI - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài……… 4

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề……… 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 7

4 Phương pháp nghiên cứu……… 11

5 Đóng góp của luận văn……… 11

6 Kết cấu của luận văn……… 12

NỘI DUNG Chương 1:KHẢO CỨU VĂN BẢN TÀI LIỆU HÁN NÔM NHA KINH LƯỢC BẮC KỲ………

13

1.1 Cơ sở hình thành tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ……… 13

1.1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành Nha Kinh lược Bắc Kỳ……… 13

1.1.2 Chức năng hành chính của Nha Kinh lược Bắc Kỳ……… 15

1.1.3 Việc hình thành tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ…… 17

1.2 Vấn đề văn bản tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ……… 18

1.2.1 Chất liệu ……… 18

1.2.2 Phương pháp tạo văn bản……… 22

1.2.3 Thể thức văn bản……… 23

1.2.4 Niên đại……… 28

1.2.5 Tác giả……… 32

1.2.6 Các loại hình văn bản……… 33

1.2.6.1 Văn bản do vua ban hành và gửi lên nhà vua……… 35

Trang 4

1.2.6.2 Văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính……… 36

Tiểu kết……… 39

Chương 2: NỘI DUNG TÀI LIỆU HÁN NÔM NHA KINH LƯỢC BẮC KỲ VỀ HÀ NỘI………

40 2.1 Quản lý hành chính……… 40

2.1.1 Quan chức……… 40

2.1.1.1 Bổ dụng, thăng giáng và hoán đổi quan chức……… 43

2.1.1.2 Chế độ đãi ngộ và phong phẩm hàm cho quan viên………… 50

2.1.2 Địa giới hành chính……… 56

2.1.2.1 Lập các xã mới……… 57

2.1.2.2 Sáp nhập địa giới trong tỉnh và với các tỉnh phụ cận………… 63

2.1.3 Thuế khóa……… 78

2.1.3.1 Thu thuế……… 80

2.1.3.2 Giảm thuế……… 87

2.2 Kinh tế……… 89

2.2.1 Nông nghiệp……… 89

2.2.1.1 Ruộng đất……… 89

2.2.1.2 Thủy lợi……… 101

2.2.1.3 Thiên tai, bão lụt……… 109

2.2.2 Những ngành khác……… 112

2.3 Xã hội……… 112

2.3.1 Dân số……… 112

2.3.2 An ninh trật tự……… 117

2.4 Văn hóa……… 122

2.4.1 Tôn giáo – tín ngưỡng……… 122

Trang 5

2.4.2 Tế lễ ……… 128

2.5 Giáo dục……… 129

2.5.1 Sự thay đổi trong giáo dục thời thuộc địa……… 129

2.5.2 Vấn đề thi cử ……… 135

2 6 Quân sự……… 137

2.6.1 Vấn đề binh lương và lập đồn……… 137

2.6.2 Tình hình hoạt động của phong trào khởi nghĩa……… 142

2.7 Hình luật……… 145

2.7.1 Đơn kiện và tranh chấp……… 145

2.7.2 Kết án……… 146

2.8 Những vấn đề khác……… 149

2.9 Giá trị nội dung của tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ…… 152

Tiểu kết……… 153

KẾT LUẬN……… 155

Danh mục tài liệu tham khảo……… 160

PHỤ LỤC……… 165

Trang 6

đủ các mặt hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Bắc Kỳ Trước năm

1975 tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ được bảo quản ở kho Lưu trữ Nhà nước Trung ương (nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia I), ở Nha Văn khố và Thư viện quốc gia Sài Gòn Năm 1975 tất cả đều được đưa ra Trung tâm Lưu trữ quốc gia I để đảm bảo tính toàn diện của tài liệu này Tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ thực sự là một nguồn sử liệu quý giúp chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước… thời thuộc Pháp Tuy nhiên, cho đến nay tài liệu này vẫn ít được biết đến Vì thế chúng tôi muốn chọn tài liệu này làm đối tượng nghiên cứu để đánh

Trang 7

giá giá trị của tài liệu, đồng thời nhằm giới thiệu một nguồn tư liệu Hán Nôm mà chúng ta đang có

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Tư liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ đã góp phần phản ánh rõ hơn bức tranh toàn cảnh về thực trạng xã hội, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, quân sự… ở Bắc Kỳ những năm cuối thế kỷ XIX Tuy nhiên, cho tới nay nguồn tài liệu này vẫn chưa được nhiều người biết đến và gần như chưa có ai nghiên cứu sâu về nó Nhìn chung mới chỉ có ít bài công bố về một vài văn bản

cụ thể trong khối tài liệu này

- Tác giả Lê Ninh có một số bài viết khái quát về Nha Kinh lược và tư liệu

có liên quan như:

+ Vài nét về Nha Kinh lược Bắc Kỳ đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ, số

2, năm 1983, tr 22 - 24 Bài viết chủ yếu tìm hiểu qua nguồn tài liệu tiếng Pháp

để giới thiệu khái quát về bộ máy Nha Kinh lược Thông qua bài giới thiệu, tác giả cung cấp cho chúng ta những thông tin cơ bản từ việc hình thành đến tổ chức

và chức năng, nhiệm vụ cũng như quá trình hoạt động của Nha này

+ Vụ án giặc Pháp sát hại ông Nghè Vũ Lợi đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ, số 3 (tr.21) năm 1983 và bài Giới thiệu thêm tài liệu về hồ sơ “vụ án giặc Pháp sát hại ông Nghè Vũ Lợi” đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ, số 4

(tr.29) năm 1983 Trong bài viết này, tác giả kết hợp tài liệu Tiếng Pháp và tài liệu của phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ để giới thiệu Song bài viết chỉ mang tính tập hợp tư liệu của một sự kiện

- Nguyễn Tiến Lộc: Giới thiệu danh mục làng xã tỉnh Hà Nội cuối thế kỷ XIX đăng trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, số 3 năm 2000, tr 22-26 Tác giả cung

Trang 8

cấp cho độc giả một danh mục làng xã của tỉnh Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX trong khối tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ

- Tác giả Vũ Văn Sạch có một số bài viết:

+ Về tờ thị của Tôn Thất Thuyết đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ, số 2,

tháng 6 – 1979, tr 19 - 20; năm 2002 in lại trong cuốn “Tuyển tập những bài công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ” của Trung tâm Lưu trữ quốc gia I Bài viết giới thiệu về văn bản có tờ thị của Tôn Thất Thuyết nằm trong phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ Trong bài viết này, tác giả vừa giới thiệu về mặt văn bản học, vừa giới thiệu về nội dung có kèm phiên âm, dịch nghĩa văn bản

+ Sơ bộ tìm hiểu, đánh giá một số tình hình và việc công bố giới thiệu tài liệu lưu trữ Hán Nôm ở kho Lưu trữ Trung ương Hà Nội đăng trên Tập san Văn

thư Lưu trữ, số 4 năm 1983, tr 11 - 13 và số 1 năm 1884, tr 18-21 Bên cạnh việc giới thiệu những tài liệu Hán Nôm kho Lưu Trữ Trung ương Hà Nội (nay là trung tâm Lưu trữ quốc gia I) như: Châu bản triều Nguyễn, Địa bạ triều Nguyễn, tập tài liệu Hương Khê, những bài thi hương, hành trình đi sứ… , tác giả đã giới thiệu tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ Tuy nhiên, bài viết mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu rất sơ lược nội dung của khối tài liệu

+ Thêm một bài thơ của Nguyễn Cao đăng trên Tập san Văn thư Lưu trữ,

số 4 năm 1983, tr 25 – 29 Bài này, tác giả giới thiệu bài thơ của Nguyễn Cao được tìm thấy trong tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ

- Ngoài ra, tác giả Vũ Văn Sạch đã cùng nhà sử học Đinh Xuân Lâm công

bố một loạt những tư liệu về phong trào Cần Vương trong khối tài liệu này qua các bài viết:

+ Tư liệu mới về Nguyễn Xuân Ôn và cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo (1885- 1887) đăng trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 6 năm 1982, tr.80 – 83

Trang 9

+ Về Nguyễn Cao đăng trên Tạp chí nghiên cứu Lịch sử, số 4 năm 1983,

tr 20-21 Bài viết cho chúng ta thông tin về quá trình xây dựng chợ Đồng Xuân

mà tác giả đã tập hợp được tư liệu từ phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ

Tuy đã có một số bài lấy tư liệu từ phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ nhưng đây là những bài viết mang tính chất giới thiệu nội dung, sự kiện cụ thể Qua những bài viết này, người đọc chỉ tiếp nhận được nội dung mang tính chất đơn lẻ

mà chưa có cái nhìn khái quát, toàn diện về một khối tài liệu Hán Nôm giá trị này Vì thế, tôi muốn bước đầu khảo cứu tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ để khái quát và cung cấp cái nhìn tổng quan cũng như giá trị của một nguồn sử liệu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Theo như thống kê, tổng khối lượng tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc

Kỳ là 3525 tập, chủ yếu bao quát toàn bộ các hoạt động hành chính của Bắc Kỳ trong thời gian 11 năm (từ 1886 - 1897) Do khuôn khổ có hạn của luận văn cao học, chúng tôi chọn tài liệu Nha Kinh lược trên địa bàn Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu, khảo sát Tuy nhiên, địa giới hành chính Hà Nội thời kỳ này được

Trang 10

tách nhập khá phức tạp nên trước hết chúng tôi muốn xác định giới hạn Hà Nội lúc bấy giờ để làm cơ sở lựa chọn tài liệu

Theo Đại Nam thực lục, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) cho bãi bỏ các

trấn, doanh và chia đất nước thành 31 tỉnh, trong đó có tỉnh Hà Nội, đặt tỉnh lỵ ở thành Thăng Long cũ Tỉnh Hà Nội thời kỳ này gồm “4 phủ là Hoài Đức, Thường Tín, Ứng Hòa, Lý Nhân; 15 huyện là Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Thượng Phúc, Thanh Trì, Thanh Oai, Chương Đức, Sơn Minh, Hoài An, Nam Xang, Duy Tiên, Bình Lục, Phú Xuyên, Kim Bảng, Thanh Liêm” [42,

tr.229] Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ chép: “năm Minh Mệnh thứ 12

(1831), đặt tỉnh Hà Nội có 4 phủ, 14 huyện: phủ Hoài Đức lĩnh 2 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận; phủ Ứng Hòa lĩnh 4 huyện: Sơn Minh (sau là huyện Sơn Lãng, nay là huyện Ứng Hòa), Hoài An (tương đương với phía nam huyện Ứng Hòa là một phần huyện Mỹ Đức ngày này), Chương Đức (nay là huyện Chương Mỹ), Thanh Oai; phủ Lý Nhân lĩnh 5 huyện: Bình Lục, Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Nam Xương (cũng gọi là Nam Xang, nay là huyện Lý Nhân); phủ Thường Tín lĩnh 3 huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín), Thanh Trì, Phú Xuyên Bỏ trấn Sơn Nam Lại đem huyện Từ Liêm thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Nam trước kia đổi sang thuộc phủ Hoài Đức” [46, tr.33] Như vậy, các chính sử triều Nguyễn đều ghi tỉnh Hà Nội bắt đầu có từ năm 1831 và gồm 4 phủ

15 huyện

Sau khi thành Hà Nội bị thất thủ, triều đình Huế phải ký hiệp ước Patenotre chấp nhận cho Thực dân Pháp thiết lập quyền bảo hộ ở nước ta Ngày

8 - 1 – 1886, ngày 1 và ngày 29 - 5 - 1886 chính quyền bảo hộ Pháp lập ra Ban

tư vấn thành phố Hà Nội Ngày 19 – 7 – 1888, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập “Thành phố Hà Nội” đứng đầu là một Đốc lý (chức

Trang 11

Đốc lý do Công sứ tỉnh Hà Nội kiêm nhiệm)1 Ngày 14 – 9 - 1888, Pháp định giới hạn của thành phố Hà Nội2

Ngày 1 – 10 – 1888, Đồng Khánh ký một đạo dụ, được Toàn quyền Đông Dương Richaud thông qua ngày 3 – 10 - 1888 dâng hẳn thành phố Hà Nội cho Pháp làm nhượng địa và từ bỏ quyền hành của chính phủ Nam triều trên đất nhượng địa này Địa giới của thành phố Hà Nội được xác định bởi Nghị định số

122 ngày 15 tháng 11 năm 1889 của Thống sứ Bắc Kỳ gồm đại bộ phận khu đất của huyện Thọ Xương và một phần huyện Vĩnh Thuận (thuộc phủ Hoài Đức tỉnh

Hà Nội)3 Các khu vực còn lại được gọi là tỉnh Hà Nội gồm 4 phủ: phủ Hoài Đức gồm các huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Thọ Xương, Vĩnh Thuận; phủ Thường Tín gồm huyện Thượng Phúc, Thanh Trì, Phú Xuyên; phủ Lý Nhân gồm huyện Kim Bảng, Duy Tiên, Thanh Liêm, Bình Lục, Nam Xang; phủ Ứng Hòa gồm huyện Sơn Lãng và Thanh Oai

Lấy cớ tỉnh Hà Nội quá rộng, không tiện cho việc tuần phòng, ngày 21 –

3 - 1890, Toàn quyền Đông Dương cho tách 3 huyện Nam Xang, Bình Lục, Thanh Liêm của phủ Lý Nhân ra khỏi tỉnh Hà Nội Ba huyện này lập thành phủ Liêm Bình và đem sáp nhập vào tỉnh Nam Định; còn 2 huyện Duy Tiên và Kim Bảng, phủ Lý Nhân vẫn thuộc tỉnh Hà Nội như cũ Hai huyện Chương Mỹ và Yên Đức cũng được tách ra (trừ những tổng của huyện Hoài An cũ nằm bên tả ngạn sông Đáy) ra khỏi tỉnh Hà Nội Sau đó sáp nhập 2 huyện này với phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy của tỉnh Mường (Hòa Bình ngày nay), lập thành

1

Công báo J 142, MPAT 1888

Trang 12

một đơn vị hành chính riêng gọi là đạo Mỹ Đức Một số tổng còn lại của huyện Hoài An cho sáp nhập vào huyện Sơn Lãng thuộc tỉnh Hà Nội

Ngày 02 tháng 6 năm 1890 Toàn quyền Đông Dương lại ra quyết định số

602 xác định địa giới của tỉnh Hà Nội: phía Bắc và phía Đông là Sông Hồng, phía Nam là sông đào phủ Lý Nhân (Canal de Phu Ly), phía Tây là sông Đáy

Ngày 20 – 10 - 1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định lấy phủ Liêm Bình cùng với 17 xã của huyện Vụ Bản và Thượng Nguyên (phần đất phía nam huyện Mỹ Lộc ngày nay) tỉnh Nam Định nhập vào phủ Lý Nhân gồm 2 huyện Duy Tiên và Kim Bảng, thêm 2 tổng Mộc Hoàn và Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Nội, lập thành tỉnh Hà Nam, tỉnh lỵ là Lý Nhân Như vậy, khi thành lập tỉnh Hà Nam thì 2 huyện Duy Tiên, Kim Bảng và 2 tổng Mộc Hoàn, Chuyên Nghiệp của huyện Phú Xuyên không còn thuộc tỉnh Hà Nội

Ngày 18 – 3 – 1891, Toàn Quyền Đông Dương lại ký nghị định xóa bỏ đạo Mỹ Đức và thành lập phủ Mỹ Đức (gồm 2 huyện Chương Mỹ và Yên Đức), cho phủ này lệ thuộc tỉnh Hà Nội, còn phủ Lương Sơn và huyện Lạc Thủy của đạo Mỹ Đức cũ thì đem trả lại tỉnh Mường

Tỉnh Hà Nội từ thời Minh Mệnh so với thời gian này đã bị thu nhỏ lại và chỉ còn có: phủ Hoài Đức với 4 huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận, Từ Liêm, Đan Phượng; phủ Thường Tín với 3 huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín), Thanh Trì, Phú Xuyên; phủ Ứng Hòa với 2 huyện Sơn Lãng (nay là huyện Ứng Hòa), Thanh Oai; phủ Mỹ Đức với 2 huyện Chương Mỹ, Yên Đức (nay là huyện

Mỹ Đức) Tỉnh lỵ khi ấy vẫn là Thành phố Hà Nội

Ngày 26 – 12 - 1896 Toàn quyền Đông Dương J.Fourès ra nghị định chuyển tỉnh lỵ Hà Nội về Cầu Đơ, một làng thuộc huyện Thanh Oai Từ khi tỉnh

lỵ Hà Nội chuyển về Cầu Đơ, tỉnh này đôi khi vẫn được gọi là tỉnh Cầu Đơ Tuy

Trang 13

nhiên, đến ngày 03 tháng 5 năm 1902 Toàn quyền Đông Dương Broni ký nghị định chính thức đổi tên tỉnh này thành tỉnh Cầu Đơ1

Như vậy, kể từ khi được lập, tỉnh Hà Nội đã có nhiều thay đổi về địa giới hành chính; trong giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ khảo cứu những văn bản khi đơn vị hành chính đang thuộc về Hà Nội (tính cả thành phố Hà Nội và tỉnh

Hà Nội)

Về nội dung nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về văn bản học như chất liệu, loại hình, tác giả, niên đại, hình dấu … của loại tài liệu này Đồng thời, chúng tôi khảo sát, phân loại tài liệu dựa trên tiêu chí văn bản và nội dung của nó Qua đó cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ trên địa bàn Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được chúng tôi tiến hành trong luận văn này cơ bản là dựa trên phương pháp văn bản học Hán Nôm Luận văn sẽ lần lượt nghiên cứu từ mặt chất liệu, đến niên đại, tác giả, thể thức văn bản để đưa ra những thông tin cơ bản, chính xác về loại hình văn bản đặc thù này

Ngoài ra, luận văn còn dùng phương pháp đối chiếu, so sánh kết hợp với phương pháp liên ngành giữa các ngành sử học, ấn chương học, lưu trữ học …

để tìm hiểu giá trị nội dung và hình thức của tài liệu

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn nghiên cứu, giới thiệu các loại hình văn bản tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ về Hà Nội giai đoạn 1886 – 1897 Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu về nguồn tài liệu này mang tính giới thiệu tổng quát, toàn diện

1

Công báo J 1044, JOIF 1902

Trang 14

Luận văn bước đầu phân loại tài liệu theo nội dung, đồng thời đánh giá giá trị nghiên cứu của tài liệu Nha kinh lược Bắc Kỳ

Từ các kết quả trên, luận văn cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quan về tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ cùng những đặc điểm của nó về mặt văn bản học Trên cơ sở đó người đọc có những thuận lợi nhất định khi khai thác, nghiên cứu loại tư liệu đặc thù này

6 Cấu trúc luận văn

Nội dung luận văn được trình bày theo 3 phần lớn: Mở đầu, nội dung và kết luận Phần cuối của luận văn là phụ lục công bố một số văn bản kèm theo bản dịch

Trang 15

NỘI DUNG

Chương 1 KHẢO CỨU VĂN BẢN TÀI LIỆU HÁN NÔM

NHA KINH LƯỢC BẮC KỲ

1.1 Cơ sở hình thành tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ

1.1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành Nha Kinh lược Bắc Kỳ

Sau khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ, Thực dân Pháp bắt đầu thực hiện

âm mưu tiến ra Bắc Kỳ Trước sự tấn công mạnh mẽ của Thực dân Pháp, lúc đó triều đình nhà Nguyễn lại quá suy yếu nên các tỉnh Bắc Kỳ lần lượt rơi vào tay thực dân Năm 1884, quân Pháp được tiếp viện dồi dào đã chiếm được nhiều tỉnh giàu có của Bắc Kỳ Tháng 5 – 1884, hiệp ước Thiên Tân được ký, đại diện Pháp buộc quân Thanh phải rút về nước, đồng thời triều Nguyễn phải chấp nhận một

số điều kiện trong hiệp ước Harmand và ký hiệp ước Patenotre Với hiệp ước này, việc thiết lập quyền bảo hộ ở Việt Nam của Pháp không còn bị ngăn cản Từ đây, triều đình nhà Nguyễn gần như phải phụ thuộc vào Toàn quyền Pháp ở Đông Dương

Để trực tiếp cai quản xứ Bắc Kỳ cách xa Kinh đô Huế, dưới sự đồng ý của Tổng trú sứ Trung – Bắc Kỳ Paul Bert, vua Đồng Khánh đã ra chỉ dụ thành lập Nha Kinh lược Bắc Kỳ vào ngày 3 – 6 – 18861

Đến ngày 20 – 6 – 1886, dụ thành lập này được chuẩn y Lệnh ngày 20 – 6 – 1886 của Tổng trú sứ Trung-Bắc Kỳ Paul Bert chuẩn y Đạo dụ ngày 3 – 6 – 1886 của Vua Đồng Khánh về việc uỷ nhiệm các quyền hạn của triều đình cho Kinh lược sứ Bắc Kỳ như sau:

Trang 16

“Theo đó, để cai quản Bắc Kỳ, Kinh lược sứ được toàn quyền áp dụng mọi biện pháp mà ông ta cho là cần thiết và phù hợp

Tuy nhiên, Kinh lược sứ không được tự ý ban hành quyết định sửa đổi quyền hạn của mình cũng như quyền hạn trao cho người đại diện của Pháp và viên chức trong triều đình Huế theo các hiệp ước hiện hành

Kinh lược sứ có trách nhiệm thông báo cho triều đình những quyết định

do ông ta đưa ra” 1

Như vậy, Nha Kinh lược Bắc Kỳ là cơ quan hành chính nhà nước phong kiến cao nhất ở Bắc Kỳ, có nhiệm vụ thay mặt vua trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc ở Bắc Kỳ Kinh lược sứ Bắc Kỳ có nhiệm vụ làm tấu sớ báo cáo tình hình lên triều đình để nhà vua biết

Về phía thực dân, Tổng trú sứ Trung – Bắc Kỳ Paul Bert đồng ý cho lập Nha Kinh lược là muốn lợi dụng cơ quan này làm trung gian phục vụ mục đích của mình Vì vậy, những vấn đề về quản lý hành chính của các tỉnh Bắc Kỳ trên danh nghĩa vẫn là do Nha Kinh lược quản lý, điều hành nhưng thực tế nha này không được quyền sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng như của đại diện Pháp

Đến khi trực tiếp thiết lập điều hành bộ máy cai trị ở Bắc Kỳ, Toàn quyền Đông Dương P.Doumer thấy Nha Kinh lược không còn cần thiết Vì vậy, ngày

26 – 7 – 1897 vua Thành Thái xuống dụ giải thể Nha Kinh lược Bắc Kỳ Ngày

13 – 8 – 1897 dụ giải thể được Toàn quyền Pháp ở Đông Dương P Doumer

1

Phông RST, Hồ sơ 4797, tờ 3

Trang 17

chính thức thông qua Theo đó, Nghị định đồng ý giải thể Nha Kinh lược và bãi

bỏ chức Kinh lược gồm 2 điều:

“Điều 1 Chuẩn y đạo dụ ngày 26 – 7 - 1897 của Vua Thành Thái về việc xoá bỏ chức Kinh lược Bắc Kỳ và chuyển giao toàn bộ chức năng của Kinh lược

sứ vào tay Thống sứ Đạo dụ được thực thi trên toàn xứ Bảo hộ

Điều 2 Khâm sứ Trung Kỳ và Thống sứ Bắc Kỳ chịu trách nhiệm thi hành nghị định này” 1

Sau 11 năm hoạt động, đến năm 1897 Nha Kinh lược bị bãi bỏ, Hoàng Cao Khải trở về Kinh đô Huế làm việc, toàn bộ nhân viên ở nha do Thống sứ Bắc Kỳ quản lý Nhà sử học Dương Kinh Quốc nhận định rằng: “Đây là một bước quyết định trong chính sách trực trị của Thực dân Pháp đối với Bắc Kỳ Từ đây, vua và triều đình Huế không còn chút quyền hành gì ở Bắc Kỳ nữa; quyền

bổ nhiệm, điều động, thăng, giáng quan lại các cấp ở Bắc Kỳ đều do Thống sứ Bắc Kỳ quyết định [33, tr.241]” Như vậy, bãi bỏ Nha Kinh lược đồng nghĩa với việc Thực dân Pháp đã xóa nốt cả phần hành chính còn lại trong tay triều đình Huế ở Bắc Kỳ để trực tiếp thực hiện mục đích khai thác thuộc địa của mình

1.1.2 Chức năng hành chính của Nha Kinh lược Bắc Kỳ

Nha Kinh lược Bắc Kỳ được thiết lập nhằm thay mặt vua trực tiếp điều hành và giải quyết mọi việc ở Bắc Kỳ Người đầu tiên giữ chức Kinh lược sứ là Nguyễn Hữu Độ, bố vợ vua Đồng Khánh Ngay sau khi giữ chức, Nguyễn Hữu

Độ xin với quan thầy Pháp cho xây trụ sở và tổ chức bộ máy làm việc

Bộ máy Nha Kinh lược lúc đầu có 15 viên chức chia làm 2 phòng Phòng I

có 1 bát phẩm, 2 cửu phẩm, 5 thư lại, phụ trách các việc của Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Binh Phòng II có 1 bát phẩm, 1 cửu phẩm, 5 thư lại, đảm nhiệm các việc thuộc

1

Phông GGI-A, Q.43,Vb.26, tờ 39

Trang 18

Bộ Hình, Bộ Hộ, Bộ Công Tuy nhiên số biên chế của nha không cố định là 15 người mà tùy vào lượng công việc nhiều ít có thể thêm bớt

Đầu năm 1888, bộ máy của Nha Kinh lược được mở rộng và chia lại các phòng ban cho tiện làm việc Lúc này, nha có sáu phòng gồm Phòng Lại, Phòng

Lễ, Phòng Binh, Phòng Hình, Phòng Hộ, Phòng Công và có một Viên ngoại lang phụ trách chung

Cuối năm Mậu Tý (1888), Kinh lược sứ Nguyễn Hữu Độ chết, Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên Trần Lưu Huệ làm quyền Kinh lược Sau khi Trần Lưu Huệ lên giữ quyền Kinh lược, Thực dân Pháp rút hẹp quyền hạn của nha Kinh lược sứ không được quyền quyết định những việc quan trọng, thậm chí chỉ như một cơ quan trung gian để tấu các việc hành chính của các tỉnh vào Kinh và tư những hiệu lệnh xuống các tỉnh Bắc Kỳ khi Toàn quyền Đông Dương hay triều đình ban bố

Ngày 1 – 7 năm Thành Thái thứ 2 (1890), quyền Kinh lược sứ Trần Lưu Huệ xin từ chức, Tổng đốc Hải An Hoàng Cao Khải được về giữ Nha Kinh lược Ngày 1 – 6 năm Canh Dần (1890), Toàn quyền Đông Dương Piquet và Thống sứ Bắc Kỳ Bonnal ra nghị định cho phép Hoàng Cao Khải được quyền tổ chức lại

bộ máy của nha, đồng thời lựa chọn viên chức và định mức lương cho từng người Sau đó, Hoàng Cao Khải sắp xếp lại bộ máy làm việc, giữ nguyên các phòng ban, nhưng số người thì giảm một nửa Tổng số nhân viên hành chính của Nha Kinh lược lúc này còn 12 người và đội bảo vệ 18 người

Triều đình Nguyễn giao cho Nha Kinh lược quản lý mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội…của Bắc Kỳ từ cấp tỉnh trở xuống (tỉnh, huyện, phủ, tổng, xã) Nha có nhiệm vụ giải quyết mọi vấn đề ở Bắc Kỳ, sau đó làm tấu sớ báo về triều đình Mặt khác, nha có trách nhiệm thông báo những chỉ, dụ, quy định của

Trang 19

triều đình ban hành cho các địa phương thực hiện Như vậy, nha Kinh lược vừa

có chức năng quản lý hành chính ở Bắc Kỳ, vừa như một cầu nối giữa triều đình

và địa phương

Về phía Thực dân Pháp, muốn cai trị Việt Nam, họ dùng chính “người bản

xứ trị người bản xứ” Vì thế, họ tiếp tục duy trì chế độ phong kiến để làm công

cụ, làm trung gian cho họ Ngoài ra, Thực dân Pháp đặt chức Thống sứ Bắc Kỳ cai quản chung toàn vùng này; đặt tòa Công sứ tại các tỉnh, giao cho viên Công

sứ, Phó công sứ quản lý mọi mặt trong tỉnh Đồng thời, đặt thêm những đội lính khố đỏ, khố xanh, lính thủy; ở phủ huyện có lính cơ, lính lệ để tăng cường bộ máy đàn áp

Với chức năng, nhiệm vụ như vậy, Nha Kinh lược thực chất là một cơ quan trung gian có trách nhiệm giải quyết mọi thủ tục hành chính ở các tỉnh Bắc

Kỳ Nha có nhiệm vụ tư báo toàn bộ tình hình ở địa phương cho triều đình và chính quyền Pháp, đồng thời thông tin lại những hiệu lệnh của triều đình và Toàn quyền Đông Dương xuống địa phương thực hiện Với nhiệm vụ đó, mọi thông tin hành chính từ chính quyền địa phương lên trên và ngược lại đều phải thông qua trung gian Nha Kinh lược Bắc Kỳ Điều đó có nghĩa Nha Kinh lược mang chức năng quản lý hành chính giải quyết mọi vấn đề về quan chức, địa giới hành chính, án kiện, kinh tế, văn hóa, giáo dục … ở Bắc Kỳ nhưng không được thực quyền

1.1.3 Việc hình thành tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ

Nha Kinh lược được lập nhằm thay mặt triều đình Huế quản lý và điều hành hệ thống hành chính thuộc chính quyền địa phương về mọi hoạt động kinh

tế, chính trị, xã hội … ở Bắc Kỳ Việc quản lý này thông qua hệ thống các văn bản hành chính như tư, tư di, nghị định, quyết định, trình, báo cáo … Nha có

Trang 20

nhiệm vụ tiếp nhận, giải quyết những văn bản của Toàn quyền, Thống sứ, công

sứ, triều đình, Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh, Án sát … gửi đến và ngược lại Trong suốt quá trình hoạt động của Nha Kinh lược từ năm 1886 – 1897 đã ban hành và tiếp nhận một khối công văn đồ sộ về khối lượng, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức Đây là những văn bản hành chính được viết chủ yếu bằng chữ Hán Nôm và một số thư từ được dịch từ tiếng Pháp sang chữ Nôm Nội dung của những văn bản này tập trung vào các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quan lại, địa giới, an ninh, tình hình quân sự… Về loại hình, tài liệu này vừa có văn bản hành chính của chế độ phong kiến như dụ, tấu, tư, sức, trát, trình…, vừa có loại hình văn bản quản lý nhà nước mới của chính quyền Thực dân Pháp ban ra như nghị định, thông tư, báo cáo, quyết định… Trong 11 năm hoạt động, cơ quan này đã để lại một khối lượng tài liệu lớn, theo thống kê, hiện nay chúng ta còn giữ được 3525 tập với 92821 văn bản Để phân biệt với những tài liệu lưu trữ khác, khối tài liệu này được gọi theo tên cơ quan hành chính là phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ Vì vậy, nhắc đến tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ hay gọi theo cách phân loại tài liệu lưu trữ là Phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ đều để chỉ khối tài liệu này

1.2 Vấn đề văn bản tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ

1.2.1 Chất liệu

Chữ Hán được du nhập vào nước ta cùng với sự xâm lược của phong kiến phương Bắc.Trong suốt chiều dài các triều đại phong kiến Việt Nam, chữ Hán là ngôn ngữ viết chính thống ở nước ta, song chúng ta đã không bị đồng hóa mà luôn mang bản sắc riêng biệt của người Việt Ngày nay chữ Hán không còn được

sử dụng nhưng những thư tịch cổ Hán Nôm mà cha ông để lại mãi là nguồn di sản, nguồn sử liệu vô giá Qua những gì còn lại đến ngày nay cho thấy di sản

Trang 21

Hán Nôm này được viết trên rất nhiều chất liệu khác nhau tùy theo mục đích như: giấy, gỗ, vải lụa, bia đá, đồng, vàng, bạc… Đối với những bộ sử, những tác phẩm và cả những văn bản dài cần được lưu hành rộng rãi, văn bản Hán Nôm thường được khắc trên những bản gỗ, chúng ta gọi là mộc bản, sau đó dùng giấy

dó in thành nhiều bản Một số những văn bản được khắc lên bia đá, ma nhai hay chuông đồng Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp một số loại kim sách (sách vàng), ngân sách (sách bạc) và đồng sách (sách đồng) Tuy nhiên, loại chất liệu này không phổ biến và những văn bản được khắc thường rất quan trọng, ngắn gọn, súc tích Số nhiều văn bản Hán Nôm còn giữ lại được là viết trên chất liệu giấy Dựa vào những mục đích khác nhau và tầm quan trọng mà người xưa lựa chọn chất liệu giấy để sử dụng cho phù hợp Đối với sắc phong được sử dụng loại giấy cao cấp, có độ bền cao, trên mặt giấy phủ nhũ vàng, in hình hoa văn với các họa tiết rồng, phượng, hình mây hay mặt trời, mặt trăng cách điệu Tuy nhiên, ngay trong các sắc phong, sắc văn này cũng phân biệt loại giấy phụ thuộc vào phong cho ai, phong về việc gì mà quy định về chất liệu, họa tiết và kích thước cụ thể

Đại Nam thực lục chép: “cáo sắc cấp cho quan nhất phẩm dùng giấy sắc kim nhũ

hạng nhất, dọc 1 thước 4 tấc, ngang 4 thước 3 tấc, mặt giấy vẽ con rồng to, mây dầy bốn bề, chung quanh vẽ vẩy rồng, mặt sau vẽ tứ linh Cáo sắc cấp cho quan nhị phẩm dùng giấy sắc kim nhũ điểm vàng, hạng nhì, dọc 1 thước 3 tấc, ngang 4 thước, mặt giấy vẽ con rồng lớn, chung quanh vẽ mây liền, mặt sau vẽ con lân và con phượng…”[41, tr.442] Đây là quy định về chất liệu giấy đối với những văn bản có nội dung quan trọng

Đối với khối tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ nội dung thực chất

là những công văn trao đổi giữa các cấp chính quyền phong kiến nhà Nguyễn, giữa chính quyền Pháp và Nha Kinh lược nhằm mục đích thông tin và truyền đạt

Trang 22

những vấn đề công vụ thì các loại giấy cao cấp và những chất liệu đặc biệt gần như không sử dụng Theo khảo sát của chúng tôi, tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ chủ yếu được viết tay trên chất liệu giấy dó Đây là những loại giấy làm theo phương pháp thủ công ở nước ta Chỉ có một số rất ít văn bản là thư từ của Pháp viết trên giấy công nghiệp bằng tiếng Pháp Sang triều Thành Thái, có một số đơn từ, công văn được viết bằng giấy công nghiệp (dân gian thường gọi là giấy Tây) có in sẵn một số chi tiết như dấu tròn có họa tiết rồng và dòng chữ dọc viết

“Đại Nam Thành Thái” và một dấu tròn của chính quyền Pháp đề tiếng Pháp Indochine française1 (Đông Pháp) Như vậy, tài liệu Kinh lược Bắc Kỳ chủ yếu được viết bằng chữ Hán Nôm trên chất liệu giấy dó và chỉ có một số ít được viết bằng giấy công nghiệp (giấy Tây)

Về kích thước và chất lượng giấy của tài liệu này chúng tôi thấy có mấy điểm sau: Thứ nhất là giấy mỏng nhưng có độ dai, bền tốt nên ít hư hỏng Thứ hai là về khổ giấy, vì đây là những công văn của nhiều cơ quan, nhiều địa phương nên các văn bản tài liệu không có cùng một kích thước Giấy dó của những văn bản này thường khá mỏng và khổ giấy hẹp Chúng tôi cũng đã tiến hành đo trực tiếp kích thước một số văn bản cụ thể để giới thiệu trong luận văn này Dưới đây là bảng số liệu kích thước một số văn bản khi chưa được tu bổ

Bảng 1.1: Kích thước giấy của văn bản Kinh lược Bắc Kỳ

Ngang (cm)

Chiều dài (cm)

1

nước Pháp ở Đông Dương

Trang 23

mừng ngày lễ tết nguyên đán Khánh 1

(1886)

2 Hà Nội báo cáo: hai huyện

Thanh Trì, Thanh Oai bị phỉ

đánh phá, huyện viên không

giữ nổi cần triệt hồi

(1885)

3 Về tập tấu xin thăng bổ Tri

huyện, Huấn đạo của Bố chánh

Hà Nội

Khánh Ất Dậu (1885)

4 Tư: một thôn ở xã Hạ Hiệp

(Sơn Tây) xin sáp nhập vào

huyện Thọ Xương

Khánh Ất Dậu (1885)

7 Trình Hà Nội mua các loại

hàng hóa và thu vải thuế

Trang 24

9 Đơn của Bang tá huyện Nam

Xang Hoàng Văn Quán bị triệt

1.2.2 Phương pháp tạo văn bản

Có lẽ, không phải chỉ ngày nay chế độ văn thư trong các cơ quan nhà nước mới được quan tâm, mà từ xa xưa vấn đề văn thư, soạn thảo văn bản, trao đổi thông tin đã là một nhu cầu không thể thiếu Khi xã hội phát triển, các thiết bị hiện đại ra đời, các văn bản hành chính được soạn thảo trên máy móc hiện đại, sau đó có thể nhanh chóng in sao thành nhiều bản Tuy nhiên, cách đây hơn một thế kỷ thì việc soạn thảo văn bản vẫn theo phương pháp viết tay Đối với văn bản của triều đình, tùy từng nội dung mà nhà vua quy định nơi soạn thảo Sau đó từ người viết (phụng thảo) đến người kiểm tra (phụng khảo) đều phải ký tên chịu trách nhiệm Đối với các văn bản của địa phương, việc soạn thảo văn bản được giao cho người chuyên trách trong nha môn, sau đó người viết và người kiểm tra cũng phải ký tên như thông lệ Tài liệu Hán Nôm Kinh lược Bắc Kỳ là những công văn nhằm mục đích thông tin, những văn bản này đều được viết tay và thực hiện theo nguyên tắc của việc soạn thảo văn bản hành chính lúc bấy giờ Theo

Trang 25

quy định, bao giờ một công văn gửi đi cũng có một bản chính và hai bản phó; và thực tế, khối tài liệu này còn lưu được rất nhiều bản phó của văn bản Những công văn này, dù là bản chính hay bản phó thì đều theo phương pháp thủ công, chép tay, sau đó ký tên đóng dấu trên văn bản để khẳng định tính pháp lý xác thực của văn bản

1.2.3 Thể thức văn bản

Nói đến thể thức văn bản là nói đến những quy định chung mang tính bắt buộc khi soạn thảo Ngày nay thể thức của văn bản được quy định rất chặt chẽ và chi tiết Thông thường một văn bản hành chính ngày nay thường có:

1 Quốc hiệu

2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành

3 Số, ký hiệu văn bản

4 Địa danh và ngày tháng năm ban hành

5 Tên loại và trích yếu nội dung văn bản

6 Nội dung văn bản

7 Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

8 Dấu của cơ quan

9 Nơi nhận

Ngoài ra, còn có một số quy định khác về dấu chỉ mức độ mật, khẩn, chỉ dẫn về phạm vi lưu hành, địa chỉ cơ quan, tổ chức … Tuy nhiên, không phải chỉ ngày nay, thể thức văn bản hành chính mới được quy định rõ ràng mà từ các triều đại phong kiến đã có những quy định khi soạn thảo

Triều Lê với bộ Quốc triều hình luật đã đặt ra những quy định đối với lĩnh

vực văn bản hành chính như soạn thảo, chuyển giao, sử dụng và quản lý ấn tín… Đến triều Nguyễn, những quy định này lại càng chặt chẽ hơn Các điều lệ

Trang 26

quy định trong soạn thảo văn bản hành chính được ghi chi tiết, đầy đủ trong bộ

Hoàng Việt luật lệ, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục…

Quy định thể thức soạn thảo văn bản ngày càng được hoàn thiện vào triều Minh Mệnh và được các vua đời sau kế thừa chấp hành Khi nước ta trở thành thuộc địa của Pháp, tồn tại cả chính quyền phong kiến và chính quyền thực dân, thể thức của văn bản vẫn được duy trì Thông thường, văn bản hành chính do chính quyền phong kiến ban hành thường có:

1 Quốc hiệu (đặc biệt là đối với văn bản ngoại giao)

2 Tên cơ quan, tổ chức ban hành

3 Loại hình văn bản

4 Nội dung văn bản

5 Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền, người tham dự

6 Nơi nhận

7 Thời gian ban hành văn bản

8 Dấu của cơ quan (gồm cả dấu chính và dấu kiềm)

Khảo sát tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ, chúng tôi thấy thể thức văn bản hành chính này được thể hiện ở những điểm sau:

1 Quy định về việc ghi quốc hiệu và niên hiệu trên văn bản Từ triều Lê Thái tổ đã có quy định: “từ ngày chiếu thư ban ra, nếu quân hay dân có dâng thư nói việc gì phải theo đúng niên hiệu, quốc hiệu, đô hiệu như chiếu thư, ai trái thế thì phải phạt trượng hay biếm chức”[18, tr.294] Như vậy, không phải triều Nguyễn mới có quy định về việc ghi quốc hiệu, niên hiệu mà từ triều Lê đã định

ra quy định này Ghi quốc hiệu trên văn bản mang ý nghĩa tự chủ và khẳng định nền độc lập của dân tộc, vì vậy khi triều Nguyễn thống nhất đất nước, đặt lại quốc hiệu là Đại Nam thì Gia Long đã xuống chiếu bố cáo với toàn dân: “Đế

Trang 27

vương dựng nước, trước phải trọng quốc hiệu để tỏ rõ nhất thống… Sau nghĩ đến mưu văn công võ, ở ngôi chính, chịu mệnh mới, nên định lấy ngày 17 tháng 2 năm nay, kính cáo Thái Miếu, cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa Phàm công việc nước ta, việc gì quan hệ đến quốc hiệu và thư từ báo cáo với nước ngoài, đều lấy Việt Nam làm tên nước, không được quen xưng hiệu cũ là An Nam nữa” [41, tr.588] Năm 1838, vua Minh Mệnh cho đổi lại quốc hiệu là Đại Nam lại ban hành quy định: “Việc liên quan đến quốc thể không phải là nhỏ, chuẩn từ nay trở đi quốc hiệu phải gọi là nước Đại Nam, hết thảy giấy tờ xưng hô phải chuẩn theo đó tuân hành”[31, tr.84] Trên tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ chúng tôi thấy đối với những công văn trao đổi với chính quyền Pháp, quốc hiệu luôn được viết ở đầu văn bản và viết đài lên Việc ghi quốc hiệu như vậy là tuân thủ theo quy định trong văn thư ngoại giao Tuy nhiên, đối với những công văn trao đổi giữa các cấp chính quyền phong kiến thì phần chính không thấy ghi quốc hiệu

2 Quy định về ghi tác giả (cơ quan) ban hành văn bản Bất kỳ một văn bản hành chính nào đều có nơi ban hành, cũng chính là tác giả của văn bản Việc xác định tác giả mục đích thấy được vai trò, tầm quan trọng của văn bản và trách nhiệm của tác giả Đối với văn bản hành chính, tác giả có thể là cá nhân hoặc cơ quan và thường được viết ở ngay đầu văn bản Quy định này được thực hiện triệt

để đối với các công văn hành chính

3 Quy định về việc ký tên trong văn bản Trong một văn bản công vụ, ngoài tác giả còn có người viết văn bản, người kiểm tra văn bản Đối với việc ký

tên trên văn bản này từ triều Minh Mệnh đã có quy định rõ ràng Trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ có chép lại quy định rằng từ người có tham dự vào

văn bản cho đến người viết, người kiểm tra đều phải ghi rõ họ tên của mình ở

Trang 28

cuối văn bản Trong quy định cũng ghi rõ về việc không được ký hộ, nếu phát hiện thì người ký hộ và người được ký hộ đều phải chịu tội Như vậy, việc ký tên

ở cuối mỗi văn bản là một thể thức bắt buộc khi soạn thảo văn bản hành chính

4 Quy định về việc đóng dấu trên văn bản Ấn dấu thể hiện sự xác tín và khẳng định tính hợp pháp của văn bản được ban hành Đặc biệt đối với loại hình văn bản hành chính, nếu thiếu những hình dấu thì thiếu đi độ tin cậy Vì vậy, việc đóng dấu có một vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu Trong chính quyền phong kiến, ấn dấu thường có ấn chính và ấn kiềm Ấn chính được đóng ở dòng đề niên hiệu cuối văn bản, dấu kiềm thường được đóng giáp trang, trên những chữ quan trọng hoặc có sửa chữa Khảo sát tài liệu Kinh lược Bắc Kỳ chúng tôi thấy việc đóng dấu được tuân thủ chặt chẽ Mặt khác, ấn dấu xuất hiện trên tài liệu này khá phong phú, vừa có dấu của chính quyền phong kiến vừa có dấu của chính quyền thực dân, vừa có dấu khắc chữ Hán, vừa có dấu bằng tiếng Pháp Tuy nhiên, tất cả các loại dấu này đều đóng theo nguyên tắc nhất định với dấu chính đóng ở dòng đề niên hiệu, dấu kiềm dùng đóng giáp trang, số mục, chữ ký và chỗ thêm bớt

Khảo cứu những công văn liên quan tới Hà Nội chúng tôi thấy có một số loại ấn dấu sau:

Thứ nhất là ấn dấu của chính quyền phong kiến Loại này gồm có ấn của

các cơ quan trung ương như ấn Bộ Lại khắc chữ Bộ Lại chi ấn部 吏 之 印 , ấn

Bộ Binh khắc Bộ Binh chi ấn部 兵 之 印 , dấu của Cơ mật viện khắc Cơ mật

viện ấn 機 密 院 印 và dấu kiềm Cơ mật 機 密, dấu Hàn lâm viện ấn 翰 林 院 印….Ngoài ra, có dấu Quan phòng của Kinh lược sứ Bắc Kỳ khắc chữ Khâm sai

Trang 29

đại thần quan phịng钦 差 大 臣 關 防 và dấu kiềm Khâm sai đại thần钦 差 大

臣 Đây là bộ dấu kiềm của Nha Kinh lược – cơ quan hành chính phong kiến cao nhất ở Bắc Kỳ Dấu của các cấp chính quyền phong kiến thuộc tỉnh Hà Nội cĩ

dấu của Tổng đốc Hà – Ninh khắc chữ Hà Nội Ninh Bình tổng đốc quan phịng

河 内 寧 平 總 督 關 防 , dấu của Tuần phủ, Bố chánh, Án sát tỉnh Hà Nội Dấu

ấn của các cấp chính quyền phủ, huyện, tổng, xã đều cịn lưu lại trong khối tài liệu này Bên cạnh đấy, dấu ấn của các cơ quan, hội đồng chuyên biệt cũng được

lưu lại trong các tập cơng văn này như dấu Hà Nội thí trường chi ấn河 内 試 場

之 印 …Những dấu ấn lưu trên tài liệu chứng tỏ đây là những văn bản gốc Đồng thời, cịn giúp chúng ta hiểu thêm về chế độ văn thư thời đĩ

Thứ hai là ấn dấu của chính quyền Pháp Những hình dấu của chính quyền Pháp được chia làm hai loại Loại thứ nhất là dấu khắc bằng chữ Hán Loại này

cĩ một số dấu như hình dấu Quan phịng của Thống sứ Bắc Kỳ khắc chữ Đại Pháp quốc khâm thống Bắc Kỳ Thống sứ đại thần quan phịng大 法 國 欽 統 北

圻 統 使 大 臣 關 防 , dấu kiềm Thống sứ đại thần Thống sứ đại thần; dấu của

Cơng sứ tỉnh Hà Nội khắc Đại Pháp quốc Hà Nội Cơng sứ quan phịng大 法 國

河 内 公 使 關 防và dấu kiềm Hà Nội Cơng sứ 河 内 公 使 Loại thứ hai là

những dấu hình trịn, khắc chữ Pháp như dấu Résident de France à Hanọ (Cơng

sứ Pháp tại Hà Nội), 2è bureau de la Résidence supérieure du Tonkin (Phịng nhì

Phủ Thống sứ Bắc Kỳ), Cabinet de la Résidence supérieure du Tonkin (Văn

Trang 30

phòng Phủ Thống sứ Bắc Kỳ), Indochine française (Đông Pháp)… Các dấu này

thường được đóng ở dưới dòng phê chuẩn bằng, số đăng ký, ngày ký hoặc ngày tiếp nhận công văn viết bằng tiếng Pháp

Trong một văn bản của tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ này có thể vừa có dấu của chính quyền phong kiến, vừa có dấu của chính quyền thực dân Việc xuất hiện càng nhiều dấu trên một văn bản càng chứng tỏ tầm quan trọng và hoàn chỉnh của văn bản đó

Luận văn đưa bản chụp một văn bản thể hiện việc tuân thủ thể thức văn bản hành chính trong tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ Văn bản có ký hiệu tờ số

31, tập 495

1.2.4 Niên đại

Thời gian của tài liệu là một trong những vấn đề được quan tâm khi nghiên cứu về văn bản học Tài liệu Hán Nôm Nha Kinh Lược Bắc Kỳ là khối văn bản hành chính nên được viết theo thể thức tương đối thống nhất của loại hình văn bản này Trong thể thức quy định rõ về việc trình bày quốc hiệu, niên

Trang 31

hiệu và ngày tháng ban hành văn bản, tên cơ quan hoặc cá nhân ban hành văn bản; dấu đóng trên văn bản, họ tên, chức vụ của người soạn thảo, người khảo duyệt, … Ở tài liệu này, gần như trên các văn bản đều ghi rõ niên đại và được ghi ở cuối văn bản, chỉ một số ít những bản phụng châu điểm thì ghi ở đầu văn bản Vì vậy việc xác định niên đại đối với loại hình tài liệu này không phải là vấn đề khó Tuy nhiên, khi tìm hiểu về niên đại của khối tài liệu chúng tôi thấy

có một số điểm đáng chú ý

Thứ nhất, thời gian xuất hiện tài liệu có từ trước khi Nha Kinh lược được thành lập Nha Kinh lược được thành lập ngày 3 – 6 – 1886 bởi chỉ dụ của vua Đồng Khánh và giải thể ngày 13 - 8 – 1897 khi Toàn quyền Đông Dương P.Doumer thông qua dụ giải thể Tuy nhiên, thực tế thống kê niên đại trên tài liệu cho thấy, có nhiều văn bản ghi niên hiệu Tự Đức, tức là xuất hiện trước khi thành lập nha, thậm chí có những văn bản ghi năm Tự Đức 18 (1865) Như đã giới thiệu, khối tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ gồm những công văn trao đổi giữa các cơ quan hành chính thời bấy giờ Vậy tại sao lại có những văn bản đề niên hiệu Tự Đức, Kiến Phúc, Hàm Nghi Để giải đáp những thắc mắc chúng tôi đã tiến hành khảo sát những văn bản có niên đại trước khi thành lập nha Sau khi khảo sát, chúng tôi thấy những văn bản này chủ yếu là những bản sao, có một số ít văn bản là của các phủ huyện ở Bắc Kỳ trao đổi với nhau Có lẽ sau khi thành lập Nha Kinh lược, những công văn này đã được xếp vào phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ Theo khảo sát, khối tài liệu này chỉ một số ít văn bản có niên hiệu Tự Đức, Kiến Phúc, Hàm Nghi, còn chủ yếu là những văn bản mang niên hiệu Đồng Khánh, Thành Thái, không có văn bản nào đề niên hiệu Dục Đức, Hiệp Hòa

Bảng 1.2 : Thống kê thời gian của tài liệu theo triều đại

Trang 32

Tự Đức Dục Đức Hiệp

Hòa

Kiến Phúc

Hàm Nghi

Đồng Khánh

Thành Thái

X: có

0: không

Bảng 1.3: Một số văn bản có niên đại trước khi thành lập

Nha Kinh lược Bắc Kỳ

1 Việc Mỹ Đức xin thu số tiền

thóc của tổng Tuy Lai để mua

vật liệu xây dựng đạo sở

2 Khuyến khích trồng những cây

lương thực hợp với thời tiết để

có lương ăn trong những khi

nắng hạn lũ lụt

4 Trình việc Hà Nội bị thiên tai

và tình hình trong khi đi đường

Các vị hiệp đốc, tham tán

2

6 Thượng dụ các đạo Cần Vương

cần đồng tâm hiệp lực để khôi

phục đất nước

Tôn Thất Thuyết

Tham tán Ngô

3

Trang 33

7 Cần chuẩn bị sẵn sàng khi có

lệnh thì cất quân ngay

Tham tán Ngô

Đề mục các vệ

Thứ ba là cách ghi niên đại trong tài liệu Như ở trên đã nói, trong cùng một thời gian nhưng có văn bản để niên hiệu Hàm Nghi, có văn bản đề niên hiệu Đồng Khánh Ngoài ra, trong khối tài liệu này có một khối lượng văn bản khá lớn không đề niên hiệu mà chỉ đề năm tháng ban hành theo hệ can chi Các triều đại phong kiến nói chung và triều nguyễn nói riêng, việc ghi thời gian đều được tính theo niên hiệu Vấn đề này được thực hiện nghiêm túc và triệt để đối với khối tài liệu hành chính thuộc phông Châu bản triều Nguyễn và Địa bạ triều Nguyễn Tuy nhiên, đối với tài liệu Hán Nôm phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ, không chỉ có riêng công văn trao đổi giữa các cấp chính quyền phong kiến mà có

Trang 34

cả những văn bản do chính quyền Pháp ở Bắc Kỳ ban hành nên việc ghi thời gian ban hành còn được tính theo hệ can chi Trong khối tài liệu này, những văn bản do chính quyền Pháp ban hành thường ghi thời gian theo can chi và cách tính theo tây lịch, văn bản do chính quyền phong kiến ban hành ghi thời gian tính theo niên hiệu

Tóm lại, tài liệu trong phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ có thời gian bắt đầu

từ năm Tự Đức 18 (1865) đến năm Thành Thái thứ 9 (1897) Tài liệu của triều

Tự Đức, Kiến Phúc chỉ có rất ít và là bản sao, tài liệu có niên hiệu Hàm Nghi cũng chỉ chiếm một phần nhỏ, ngoài ra chủ yếu là tài liệu của triều Đồng Khánh, Thành Thái Riêng triều Dục Đức, Hiệp Hòa không thấy có tài liệu

1.2.5 Tác giả

Trong thời phong kiến nói chung và triều Nguyễn nói riêng, ghi tên tác giả

là điều bắt buộc nhằm xác định chủ thể ban hành văn bản, tầm quan trọng của văn bản và trách nhiệm của người ban hành Hệ thống văn bản hành chính triều Nguyễn rất phong phú và đa dạng, gồm văn bản của nhà vua ban hành, văn bản của các cơ quan trung ương, văn bản của các cơ quan địa phương Ngoài ra, khối tài liệu thuộc phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ không chỉ có văn bản do hệ thống chính quyền phong kiến soạn thảo mà có cả những văn bản do chính quyền Pháp ban hành Trong hệ thống văn bản hành chính này tác giả của văn bản có thể là người có thẩm quyền hoặc cũng có thể là do một cơ quan Khối tài liệu này, chủ yếu các văn bản đều là đại diện các cơ quan ban hành, chỉ một số ít là đơn kiện của cá nhân được đính kèm vào công văn của các cấp chính quyền địa phương gửi cho Kinh lược sứ Bắc Kỳ

Về vấn đề tác giả của tài liệu, có thể chia thành sáu đối tượng Thứ nhất là những văn bản thuộc loại hình chiếu, chỉ, dụ do vua ban hành Những văn bản

Trang 35

này thường có xuất xứ từ Nội các, Cơ mật viện nhưng đây chỉ là những cơ quan soạn thảo thay nhà vua còn thực tế người có quyền quyết định và đứng danh nghĩa vẫn là vua và cũng chỉ nhà vua mới có quyền ban bố loại hình văn bản này Vì vậy, tác giả của loại tài liệu này được xác định là hoàng đế

Nhóm tác giả thứ hai là các cơ quan trung ương Đối với nhóm tác giả này thường là những văn bản của các bộ, viện gửi cho Nha Kinh lược

Thứ ba là những công văn của Nha Kinh lược gửi về triều đình, gửi cho các bộ, gửi xuống địa phương và gửi cho chính quyền Pháp nhằm thông tin vấn

đề công vụ

Thứ tư là những văn bản của chính quyền Pháp Những văn bản này thường là nghị định, quyết định của Thống sứ Bắc Kỳ, Toàn quyền Đông Dương gửi cho Kinh lược Bắc Kỳ

Thứ năm là văn bản của chính quyền địa phương Mọi vấn đề hành chính

ở địa phương đều phải tư báo và thông qua Nha Kinh lược giải quyết, vì thế đã sản sinh một khối lượng lớn văn bản là do chính quyền địa phương soạn thảo, tư trình lên Kinh lược sứ

Thứ sáu là văn bản của các cá nhân Văn bản do cá nhân soạn thảo trong khối tài liệu này không nhiều, chủ yếu là kê khai lý lịch và đơn kiện Văn bản của nhóm tác giả này thường thuộc bẩm, trình Nhìn chung, sáu nhóm tác giả này đều sử dụng văn bản hành chính nhưng với từng nhóm tác giả và tùy vào từng nội dung, mục đích, nơi nhận mà có loại hình văn bản phù hợp

1.2.6 Các loại hình văn bản

Như đã giới thiệu ở phần trước, Nha Kinh lược Bắc Kỳ mang chức năng quản lý hành chính, vì vậy tài liệu thuộc phông này đều là những công văn trao đổi hành chính nhằm mục đích thông tin giữa cơ quan các cấp lúc bấy giờ, hay

Trang 36

nói cách khác đây là những văn bản quản lý nhà nước Từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà chuyên môn đưa ra những ý kiến chưa

đồng nhất về khái niệm văn bản quản lý nhà nước Trong giáo trình Quản lý hành chính nhà nước đưa ra định nghĩa: “văn bản quản lý nhà nước là những

quyết định quản lý nhà nước bằng văn bản viết, do các cơ quan quản lý nhà nước

có thẩm quyền ban hành, theo những thể thức, thủ tục và thẩm quyền do luật định, mang tính quyền lực đơn phương, làm phát sinh các hệ qủa pháp lý cụ thể”

[11, tr.405] Trong cuốn Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước Nguyễn

Văn Thâm cũng đã đề cập đến khái niệm này: “Văn bản quản lý nhà nước thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước đối với cấp dưới Đó là hình thức để cụ thể hóa luật pháp, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lý nhà nước Văn bản quản lý nhà nước do cơ quan nhà nước ban hành và sửa đổi theo luật định”[32, tr.26] Vũ Thị Phụng khi nghiên cứu về văn bản quản lý nhà nước thời Nguyễn cho rằng: “Theo nghĩa rộng, văn bản quản lý nhà nước được hiểu là những văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành, dùng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý nhà nước hoặc các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý nhà nước Theo cách hiểu này, các cơ quan nhà nước ở đây bao gồm tất cả các cơ quan thuộc hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp”[30, tr 72] Tuy nhiên, đây là những cách hiểu cụ thể gắn liền với thực tế xã hội ngày nay Đối với thời kỳ phong kiến triều Nguyễn và cả thời thuộc Pháp, khi chưa có sự phân định rõ ràng thì có thể thấy văn bản quản lý nhà nước chính là những văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành để truyền đạt những quyết định quản lý nhà nước hoặc thông tin cần thiết cho quản lý nhà nước

Trang 37

Nha Kinh lược Bắc Kỳ được thành lập một mặt là thay mặt nhà vua điều hành công việc, một mặt lại chịu sự chi phối của chính quyền Pháp, nghĩa là Nha Kinh lược có sự liên quan giữa hai chế độ: chế độ phong kiến và chính quyền thực dân Chính bởi đặc thù rất riêng về chức năng nhiệm vụ của mình như vậy nên tài liệu Hán Nôm Nha Kinh lược Bắc Kỳ vừa có những văn bản hành chính của chế độ phong kiến, vừa có loại hình văn bản hành chính mới do chính quyền thực dân ban hành Theo thống kê, chúng tôi thấy những văn bản hành chính của của khối tài liệu này gồm: chiếu, chỉ, dụ, tấu, tư, tư di, sức, trát, trình, bẩm… và một số loại hình văn bản mới như nghị định, quyết định, báo cáo… để trao đổi với chính quyền thực dân Mỗi loại văn bản có một chức năng riêng và phụ thuộc nơi gửi, nơi nhận

1.2.6.1 Văn bản do vua ban hành và gửi lên nhà vua

Loại hình văn bản do nhà vua ban hành trong khối tài liệu này chủ yếu chỉ

có chiếu, chỉ, dụ và xuất hiện không nhiều Tuy cùng do vua ban hành nhưng mỗi loại văn bản lại sử dụng nhằm mục đích khác nhau Để có sự phân biệt mục đích giữa các loại hình này, luận văn đưa ra khái niệm cơ bản làm cơ sở so sánh, phân biệt

Chiếu là văn bản thuộc thầm quyền ban hành của nhà vua với mục đích

công bố cho thần dân biết một chủ trương, một quyết sách quan hệ đến vận mệnh

đất nước hoặc có ý nghĩa quan trọng về quản lý nhà nước Ngoài ra, chiếu còn

dùng ban hành văn bản pháp quy, ra lệnh cho thần dân thi hành, thực hiện một quy định, một nhiệm vụ công tác hay một nhiệm vụ cụ thể hoặc bổ dụng, thăng giáng, điều động, thuyên chuyển quan lại

Về nguồn gốc, chiếu được sử dụng từ rất sớm ở Trung Quốc Khân định Đại Nam hội điển sự lệ viết về sự hình thành của loại văn bản này như sau:

Trang 38

“Sách Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp nói rằng: Hoàng đế trị dân, nói ra những lời thần thánh thâm nghiêm trong trướng gấm, mà tiếng vang ra bốn cõi thì chỉ

có tờ chiếu thôi Trước kia, đời Thiên Viên Đường, Ngu gọi là mệnh, đến đời Tam Đại lại thêm cả cáo, đến đời 7 nước đều gọi là lệnh, đời nhà Hán đổi lệnh thành chiếu, đời nhà Hán định ra quy tắc, mệnh vua ra bốn thứ thì thứ ba gọi là chiếu thư”[18, tr.517] Như vậy, chiếu hay chiếu thư được dùng ổn định kể từ nhà Hán

Chỉ là loại văn bản do vua ban hành dùng để ra lệnh cho thần dân, chính quyền các cấp thi hành một công việc hoặc một chủ trương cụ thể nào đó Chỉ còn được dùng bổ nhiệm, thăng chức, ban tước và định hàm cho quan lại Chỉ

vừa được sử dụng như một văn bản quy phạm pháp luật, vừa được dùng để giải quyết các vấn đề cụ thể không mang tính quy phạm

Dụ là hình thức văn bản do vua ban hành dùng để khuyên bảo, răn dạy

thần dân, ra lệnh thi hành hoặc đề ra các quy định mang tính chất pháp quy Còn

được gọi là thánh dụ, dụ chỉ hoặc thượng dụ Dưới thời Bảo Đại, dụ ảnh hưởng

bởi văn bản của Pháp, giống như mệnh lệnh được viết dưới dạng điều khoản, có chữ ký thông qua của Khâm sứ Trung Kỳ và được phê chuẩn bởi một nghị định của Toàn quyền Đông Dương

Tấu là loại văn bản mà các nha môn, thần dân dùng để báo cáo lên nhà vua

tình hình thực hiện các nhiệm vụ được giao, trả lời những vấn đề nhà vua hỏi hoặc nêu kiến nghị, đề nghị nhà vua xem xét và giải quyết Đây là loại văn bản được sử dụng chủ yếu dưới các triều đại phong kiến Loại văn bản này có nhiều trong phông Châu bản triều Nguyễn Riêng với phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ thì

loại hình tấu có ít và thường là bản chép lại

1.2.6.2 Văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính

Trang 39

Phông Nha Kinh lược Bắc Kỳ có một số lượng lớn văn bản được trao đổi vấn đề công vụ giữa các cơ quan hành chính Việc sử dụng các văn bản mang tính chất truyền đạt, thông báo, kiến nghị, trao đổi giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới, giữa cơ quan với cá nhân và ngược lại đều được quy định khá tỷ

mỷ và chặt chẽ, nhằm mục đích đảm bảo tôn ti trật tự và phép tắc trong giao tiếp bằng văn bản Theo quy định, công văn trao đổi thời Nguyễn gồm các loại: tư di, giáo thị, thông tư, tư trình, trát, trình, truyền thị, thông tri Việc sử dụng các loại văn bản này tùy thuộc vào mối quan hệ trên dưới hoặc ngang cấp giữa tác giả văn bản với cơ quan hoặc người nhận văn bản

Tư di là loại hình văn bản của Lục Bộ, Đại lý tự gửi xuống phủ Thừa

Thiên và Tổng đốc, tuần phủ các tỉnh, nếu gửi cho Bố chánh, Án sát, Lãnh binh

thì dùng Thông tri, công văn gửi lại đều dùng Tư trình

Tư là loại hình công văn của các cơ quan ngang cấp gửi cho nhau

Tư trình là công văn trả lời của cơ quan cấp dưới gửi lên cơ quan có thẩm

quyền lớn hơn nhằm báo lại hoặc trình bày công vụ Loại hình văn bản này được

sử dụng nhiều trong khối tài liệu Nha Kinh lược Bắc Kỳ

Trình là văn bản hành chính gửi cơ quan, tổ chức cấp trên đề nghị cho

phép thành lập một tổ chức, phê duyệt một chương trình công tác, hoặc giải quyết các đề nghị khác

Trát là loại hình công văn của các cơ quan địa phương cấp trên gửi cho

cấp dưới của mình Công văn do cấp dưới gửi trở lại thì dùng “trình”

Bẩm là loại hình văn bản của cấp dưới gửi lên cấp trên với danh nghĩa cá

nhân Loại hình này trong tài liệu chủ yếu là đơn kiện của dân chúng hoặc Lý trưởng đưa lên

Trang 40

Những văn bản nói trên tuy tên gọi khác nhau và có sự phân biệt trong sử dụng, nhưng đều mang tính chất phản ánh tình hình, trao đổi công việc Qua đây nói lên rằng, dưới triều Nguyễn sự phân biệt đẳng cấp, thứ bậc trong quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, giữa cấp trên và cấp dưới rất nghiêm ngặt, rõ ràng

Như trên trình bày, do chức năng, nhiệm vụ đặc biệt nên tài liệu Hán Nôm Kinh lược Bắc Kỳ gồm cả những văn bản hành chính trao đổi với chính quyền Pháp Vì vậy, ngoài loại hình tư, tư di, tư trình, trình, bẩm… đã giới thiệu ở trên, tài liệu còn có nghị định, báo cáo, hiệp định

Nghị định là văn bản pháp luật dưới luật Trong tài liệu này, nghị định

thường là quyết định thành lập cơ quan, tổ chức thuộc chính phủ hoặc quyết định một vấn đề cụ thể như tách làng xã, lập thôn, tổng mới…

Báo cáo là bản ghi chính thức tổng kết về tình hình, kết quả các hoạt động

của cơ quan, tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc văn bản gửi cho

cơ quan cấp trên theo một yêu cầu cụ thể

Hiệp định ngoại giao là những ký kết giữa các quốc gia về chính trị, quân

sự, kinh tế, văn hóa…Hiệp định thể hiện sự cam kết giữa hai bên theo các điều

khoản quy định

Tóm lại, bên cạnh loại hình văn bản hành chính thuộc chính quyền phong kiến, tài liệu Hán Nôm Kinh lược Bắc Kỳ còn gồm cả văn bản hành chính của chính quyền thực dân Những văn bản hành chính của chính quyền phong kiến chủ yếu là công văn trao đổi giữa các cơ quan địa phương gửi cho nhau, còn thể loại tấu, sớ gửi về triều đình rất ít và chủ yếu là bản sao Đây là điểm khác so với Châu bản triều Nguyễn, bởi trong Châu bản tập trung tấu, sớ gửi lên nhà vua là chính cùng với một số lượng lớn là chiếu, chỉ, dụ do vua ban hành; còn loại hình văn bản do các cơ quan gửi cho nhau rất ít Nhưng khối tài liệu Nha Kinh lược

Ngày đăng: 23/03/2015, 13:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w