1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

90 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Theo các nhà triết học hiện sinh, hiện sinh của con người chỉ có thể được hiểu trên tinh thần “con người vượt ra những gì họ biết về chính họ”, nhưng con người là một tồn tại tự do và tự

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

……… &………

NGUYỄN THỊ NHƯ HUẾ

QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC

TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC

MÃ SỐ: 60.22.80

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN VŨ HẢO

HÀ NỘI – 2007

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 Bối cảnh và nguồn gốc hình thành quan niệm đạo đức học

1.1 Bối cảnh và nguồn gốc xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa

1.2 Nguồn gốc tư tưởng cho sự ra đời quan niệm đạo đức học

Chương 2 Nội dung cơ bản của quan niệm đạo đức học trong chủ

2.1 Nền tảng của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh 30 2.2 Những quan niệm cơ bản của đạo đức học trong chủ nghĩa

2.3 Những giá trị và hạn chế của quan niệm đạo đức học trong

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng không thể đóng cửa hoặc

từ chối hội nhập, giao lưu với các nước khác trên thế giới Việc trao đổi thông tin, giao tiếp quốc tế, hợp tác trên mọi lĩnh vực đã trở thành nhịp sống, hơi thở, trở thành xu hướng tất yếu khách quan của mỗi quốc gia

Với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” [15; 119], chúng ta đã chủ động giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới Trong bối cảnh ấy, việc tìm hiểu tư tưởng triết học phương Tây với tính cách

là nền tảng của đời sống tinh thần xã hội phương Tây là cần thiết và không thể thiếu được

Là một trong những trào lưu triết học có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống văn hoá - xã hội phương Tây và nhiều nước khác trên thế giới trong thế kỷ XX, Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ được đề cập, bàn luận sôi nổi trong các công trình nghiên cứu triết học, trong các tác phẩm văn học nghệ thuật mà còn thâm nhập vào đời sống, tạo nên một lối sống khá được ưa chuộng ở nhiều nước phương Tây sau đại chiến thế giới lần thứ II

Ở Việt Nam, trong nhiều thập kỷ trước đây, triết học phương Tây hiện đại nói chung và chủ nghĩa hiện sinh nói riêng chưa thực sự được chú ý và nghiên cứu đúng mức Cách tiếp cận đối với trào lưu triết học phương Tây trong một

bộ phận các nhà nghiên cứu chưa thực sự thể hiện được quan điểm biện chứng Trong các công trình nghiên cứu về các trào lưu triết học phương Tây, nhiều tác giả trước đây chỉ tập trung vào việc phê phán những hạn chế, chưa thấy được những giá trị và đóng góp của các trào lưu triết học này cho lịch sử triết học cũng như lịch sử tư tưởng nhân loại Bàn về thực trạng nghiên cứu

Trang 4

Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VII của Đảng Cộng sản Việt Nam viết:

“trong nhiều năm qua nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác – Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận các thành tựu khoa học của thế giới Hậu quả là

số đông các cán bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của loài người, do đó khả năng bị hạn chế” [trích theo: 22, tr 43]

Quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa tạo những thời cơ lớn đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức đối với các quốc gia, các dân tộc Trước tác động nhanh, mạnh mẽ của toàn cầu hoá, Tây phương hoá, các giá trị truyền thống đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn bị xói mòn Những biểu hiện suy đồi đạo đức, chủ nghĩa cá nhân dường như có xu hướng ngày càng gia tăng… Toàn cầu hoá theo ý nghĩa Tây phương hoá có thể sẽ gây phương hại tới tính sáng tạo và đa dạng văn hoá của thế giới Trong ý nghĩa đó, các chuẩn mực, giá trị đạo đức bị tác động, bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá phương Tây là điều không tránh khỏi

Tiến trình toàn cầu hoá đã giúp những nước kém phát triển có điều kiện tiếp xúc gần hơn với những thành tựu mới nhất của nền văn minh, đặc biệt những thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông Điều này đã xoá khoảng cách địa lý, làm cho trái đất trở nên bé nhỏ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chuẩn mực văn hoá phương Tây được lan truyền nhanh và sâu rộng, nhất là trong giới trẻ Trong bối cảnh giao lưu hội nhập hiện nay, việc tìm hiểu nền tảng triết học, các quan niệm đạo đức học, các chuẩn mực đạo đức phương Tây là đòi hỏi quan trọng

và có ý nghĩa

Trong nhiều thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa hiện sinh đã trở thành trào lưu triết học tạo ra được một phong trào sâu rộng Tư tưởng hiện sinh đã thâm nhập vào lối sống của một bộ phận xã hội ở nhiều nước Nó được

Trang 5

trình bày không chỉ trong các phạm trù, trong các suy tư lý luận với những ngôn ngữ trừu tượng, mà còn được thể hiện thông qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật với văn phong giản dị dễ hiểu… Bởi thế chủ nghĩa hiện sinh đã để lại những dấu ấn quan trọng trong đời sống tinh thần ở các nước phương Tây, qua đó ảnh hưởng đến nhiều nước phương Đông, trong đó có Việt Nam Hơn nữa, hai chữ “hiện sinh” dường như có lúc được người ta nhìn nhận như là một lối sống kỳ dị, buông trôi, đầy đam mê và bất chấp dư luận bất kể

ở nam hay nữ mà trong cách trang phục, đứng ngồi, trò chuyện, đi lại và tâm tình trao đổi với nhau có biểu hiện tự do phóng túng đều có thể bị quy vào ảnh hưởng của lối sống hiện sinh Trong ý nghĩa ấy, “hiện sinh” đang bị nhìn nhận với cặp mắt nghi ngờ và không thiện cảm từ quan niệm đạo đức học truyền thống

Vậy thực ra “hiện sinh” được quan niệm như vậy có đúng không? Hiểu như vậy về hiện sinh đã thực sự đúng nghĩa chưa? Nếu những triết lý của chủ nghĩa hiện sinh là như vậy thì tại sao chủ nghĩa hiện sinh lại được tiếp nhận một cách khá nồng nhiệt ở mức độ khác nhau, ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt nam?

Với những lý do cơ bản trên, tôi chọn “Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh nói chung và quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh nói riêng còn khá khiêm tốn

Có một số công trình nghiên cứu về chủ nghĩa hiện sinh Tuy vậy, các công trình này chủ yếu đề cập đến chủ nghĩa hiện sinh ở mức độ khái quát hoặc đi sâu vào tư tưởng của từng triết gia hiện sinh Hiện nay, chưa có tài liệu nào nghiên cứu về đạo đức học của chủ nghĩa hiện sinh một cách hệ thống và chuyên sâu

Trang 6

Cuốn “Triết học hiện sinh” của Trần Thái Đỉnh (Nxb Văn Học) giới thiệu

khái quát triết học hiện sinh và phân tích một số tư tưởng chủ yếu của các nhà triết học hiện sinh Trong khi giới thiệu về các trào lưu tư tưởng của triết học

phương Tây hiện đại, cuốn “Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI - Triết học

phương Tây hiện đại” của tác giả Lưu Phóng Đồng do Lê Khánh Trường dịch

từ “Triết học phương Tây hiện đại tân biên”, xuất bản lần thứ 12 của Nxb

Nhân Dân, Bắc kinh, 2001; Nxb Lý luận chính trị) đã trình bày khái luận về chủ nghĩa hiện sinh và phân tích tư tưởng của các nhà triết học hiện sinh: M Heidegger, K Jaspers, J P Sartre Lê Thành Trị đã đưa ra ý nghĩa tổng quát của triết lý hiện sinh và phân tích những luận đề triết học của từng triết gia

hiện sinh trong cuốn “Hiện tượng luận về hiện sinh (Nxb Trung tâm học liệu –

Bộ Văn hoá giáo dục và thanh niên, 1974)

Gần đây, Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng cũng viết cuốn “Lịch sử

triết học Phương Tây hiện đại” (Nxb TPHCM) Trong đó các ông trình bày

theo sự phân loại nhóm mảng chủ đề, trong đó có chủ đề về con người và tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh đã được phân tích ở đây Chủ nghĩa hiện sinh

còn đựơc giới thiệu trong cuốn sách “Một số học thuyết triết học phương Tây

hiện đại” của Nguyễn Hào Hải Trong cuốn này, tác giả giới thiệu nguồn gốc

và cơ sở của chủ nghĩa hiện sinh, sau đó phân tích chủ đề về con người trong triết học hiện sinh Khái quát sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh cũng như một số tư tưởng triết học hiện sinh và sự hiện diện của nó ở Việt

Nam cũng được tác giả Nguyễn Tiến Dũng đề cập đến trong quyển “Chủ

nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện của nó ở Việt Nam”; Nxb TPHCM Bàn

về từng triết gia hiện sinh, đã có cuốn “Martin Hedegger – tác phẩm triết

học” (Nxb ĐH Sư Phạm) ; “Karl Jasper – triết học nhập môn” (Nxb Thuận

Hoá, trung tâm ngôn ngữ Văn hoá Đông Tây) Vấn đề đạo đức học trong chủ

nghĩa hiện sinh đã được tác giả Đỗ Minh Hợp đề cập đến trong bài viết “Tư

Trang 7

tưởng đạo đức học của Gi P Xáctơrơ” đăng ở tạp chí triết học, số 174, năm

2005 của Viện Triết học Tại Hội thảo Những vấn đề triết học phương Tây hiện đại thế kỷ XX, tổ chức tại trường ĐHKHXH & NV Hà Nội, tháng

11/2006, Đỗ Minh Hợp cũng đã có bài viết về “Tư tưởng đạo đức học của F

Nietzsche” và “Tư tưởng đạo đức học của Heidegger” Cũng tại Hội thảo

này, tác giả Lê Kim Châu đã có bài viết khái quát về “Chủ nghĩa hiện sinh

trong thế kỷ XX” và khẳng định rằng chủ nghĩa hiện sinh vẫn tiếp tục ảnh

hưởng trong nhiều thế kỷ tới ở đây, cũng có thể kể đến bài viết của tác giả

Nguyễn Thị Thường, với nhan đề “Sự hình thành, phát triển và đặc điểm cơ

bản của chủ nghĩa hiện sinh”

Như vậy, đề tài chủ nghĩa hiện sinh và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam đã được nhiều tác giả đề cập đến Tuy nhiên, về quan niệm đạo đức học trong chủ

nghĩa hiện sinh như đã đề cập ở trên thì mới chỉ có một số công trình nghiên cứu

Việc trình bày một cách có hệ thống quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh và đánh giá những giá trị và hạn chế của nó trên lập trường mácxít còn khá khiêm tốn

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là làm rõ nội dung của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh, nhìn nhận những giá trị và hạn chế của nó từ quan niệm mác xít

Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:

 Chỉ ra bối cảnh, nguồn gốc ra đời quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

 Phân tích quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh qua một số

triết gia tiêu biểu

 Làm rõ giá trị và hạn chế của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Trang 8

 Đây là một đề tài nghiên cứu rất rộng, tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn nghiên

cứu ở một số vấn đề đạo đức học cơ bản nhất, qua một số nhà triết học hiện sinh tiêu biểu như J.P Sartre, M Heidegger, K Jaspers

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh Luận văn kế thừa các kết qủa nghiên cứu của những người đi trước Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là những phương pháp mácxít nghiên cứu lịch sử triết học, trong đó đặc biệt chú trọng phương pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh…

6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn trình bầy một cách có hệ thống những nội dung cơ bản của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh, đưa ra những đánh giá bước đầu

về quan niệm này

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn góp phần tìm hiểu tư tưởng đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh – một trong những học thuyết có ảnh hưởng rộng nhất tại các nước phương Tây thế kỷ XX

Về mặt thực tiễn, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, phục

vụ bước đầu cho việc nghiên cứu và giảng dạy về triết học phương Tây hiện đại

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm hai chương, năm tiết

Trang 9

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH VÀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC

HỌC TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

1.1 Bối cảnh và nguồn gốc xã hội cho sự ra đời chủ nghĩa hiện sinh

Triết học hiện sinh là triết học về ý nghĩa cuộc nhân sinh, triết học về thân phận con người “Bất cứ khuynh hướng nào trong triết học hiện sinh đều là triết học về con người, trước khi là triết học về vũ trụ Theo Thiên chúa giáo hay không, triết học hiện sinh đều mang nặng tính bi đát của kinh nghiệm con người về định mệnh của mình” [18; 23]

Trước Socrate, các nhà triết học thường chỉ chú ý vào các nghiên cứu vũ trụ, giới tự nhiên, các nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học cụ thể Họ mải

mê với những lẽ huyền vi, với những gì cao siêu ở đâu đó mà bỏ quên con người

Từ Socrate với luận điểm nổi tiếng: “Con người hãy nhận thức chính bản thân mình” thì vấn đề con người cũng được các nhà triết học sau này quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, triết học truyền thống sau Socrate lại có xu hướng coi con người như là một thành phần của giới tự nhiên, của vũ trụ, nghĩa là đặt con người như một đối tượng khách quan, giống như mọi sự vật khác để tìm hiểu nghiên cứu

Các triết gia hiện sinh đã phân tích quan niệm này và khẳng định tồn tại của con người là một tồn tại đặc biệt, không giống như tồn tại của mọi sự vật khách quan khác, tồn tại của con người là tồn tại hiện sinh

Vậy là, các nhà hiện sinh đã suy nghĩ, nghiên cứu con người theo một hướng khác, theo một tinh thần khác, họ suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống và quan niệm về cái chết của con người

Có thể nói, triết học hiện sinh là đặc trưng cho trạng thái tinh thần của xã hội tư sản trong thời kỳ tổng khủng hoảng của chủ nghĩa Tư bản, nó thể hiện

Trang 10

tâm trạng bi quan của con người đối với thực tiễn xã hội Theo nhận xét của một nhà triết học Cộng hoà liên bang Đức: “Triết học hiện sinh thể hiện tâm trạng chung của thời đại Tâm trạng suy sụp, vô nghĩa, không lối thoát của tất

cả những gì đang diễn ra Triết học hiện sinh- đó là triết học của một sự cáo chung về cơ bản” [trích theo: 7; 11]

Thật vậy, hai cuộc đại chiến khốc liệt là bối cảnh xã hội với tính cách là điều kiện cho sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh

Cuộc đại chiến thế giới lần thứ I năm 1914 và đặc biệt sự tàn khốc, dã man của cuộc đại chiến thế giới lần thứ II đã cuốn hút châu Âu vào những cuộc chém giết liên miên, làm cho dân chúng, đặc biệt tầng lớp thanh niên cảm thấy mình như những con số vô danh, như những tấm thẻ vô hồn

Chính những biến cố lớn lao này trong xã hội đã làm đã làm ý thức xã hội thay đổi sâu sắc Con người bắt đầu ưu tư, lo lắng mất niềm tin hy vọng vào những gì là tốt đẹp Cơ cấu xã hội của người dân châu Âu bị đảo lộn về mọi mặt Chính trị, pháp luật, tôn giáo đều bị con người nghi ngờ về những giá trị của nó Con người sống trong chán nản, buồn bã, lo âu và thấy cuộc sống thật vô nghĩa, phi lý, “buồn nôn” Trong bối cảnh cảnh xã hội đó, chủ nghĩa hiện sinh cũng như quan niệm đạo đức học của nó đã xuất hiện

Có ý kiến cho rằng, cuộc chiến tranh thế giới chính là nguồn gốc hình thành chủ nghĩa hiện sinh nên chủ nghĩa hiện sinh thấm đượm mầu sắc bi quan, thất vọng nhưng có người lại đặt câu hỏi nếu không có chiến tranh liệu chủ nghĩa hiện sinh có xuất hiện hay không?

Thực ra, người ta không thể khẳng định rằng khi con người sống trong xã hội không còn nguy cơ chiến tranh, không còn chế độ áp bức bóc lột thì con người sẽ hết bi quan, buồn phiền, lo âu, con người sẽ không phải trăn trở về đời sống, về thân phận của mình nữa

Trang 11

Ra đời trong bối cảnh xã hội với những cuộc chiến tranh tàn khốc xảy ra liên tiếp, chủ nghĩa hiện sinh còn là sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy lý thống trị trong xã hội phương Tây

Chủ nghĩa duy lý đã khuyếch trương rằng khoa học là vạn năng, khoa học

có thể giải đáp tất cả vấn đề nhân sinh Theo trường phái này, dưới ánh sáng của khoa học kỹ thuật, con người sẽ được thỏa mãn về mọi phương diện tinh thần cũng như vật chất Lý trí khoa học được đề cao là chiếc đũa thần và sẽ giải quyết được mọi vấn đề, mang lại hạnh phúc cho nhân loại nhờ khả năng bất tận của nó Chẳng hạn, A Comte cho rằng, lịch sử nhân loại có lẽ sẽ chấm dứt ở thời đại đế quốc khoa học, vì với khoa học mọi cái sẽ không còn bí ẩn nữa Người ta sẽ hiểu rõ quá khứ, hiện tại, tương lai của đời sống thiên nhiên, đời sống xã hội, đời sống con người như trong lòng bàn tay vậy

Tuy nhiên, lịch sử đã không chứng tỏ điều này Lý trí khoa học đã nhìn con người như một hiện tượng vật lý, nó đã phủ nhận vai trò của con người trong việc thẩm định, đánh giá các giá trị Chủ nghĩa duy lý đã gây nên sự khủng hoảng, sự bại hoại về tinh thần trong xã hội phương Tây hiện đại

Theo cách nói của Mác, xã hội duy lý hoá ở phương Tây đã làm cho con người chỉ còn là một “lực lượng vật chất đơn thuần” Con người trở thành bần cùng và kiệt quệ trong bộ máy kỹ thuật khổng lồ của xã hội hiện đại Một xã hội phương Tây giầu có về mặt vật chất nhưng dường như lại nghèo về văn hoá tinh thần, kinh tế tăng trưởng nhanh nhưng đạo đức, văn hoá dường như lại trở nên suy đồi Trong xã hội như vậy, con người suy sụp, lo âu, sợ hãi là điều dễ hiểu

Nếu triết học duy lý coi khoa học là chiếc đũa thần vạn năng có thể giải quyết được mọi vấn đề, thì đối lập với nó là khuynh hướng triết học nghi ngờ vào khả năng của khoa học kỹ thuật, khuynh hướng này hạ thấp, thậm chí chống lại tư duy duy lý Nhìn thấy những giới hạn của tư duy duy lý, của trí tuệ

Trang 12

con người, các triết gia theo khuynh hướng này cho rằng tư duy duy lý, khoa học không phải lúc nào cũng thấu hiểu, giải quyết được mọi vấn đề

Đã có nhiều nhà triết học đi sâu tìm hiểu về nhận thức cảm tính, tư duy kinh nghiệm, phương pháp nhận thức bằng trực giác, linh cảm

Ngay từ thế kỷ XVII, khi chủ nghĩa duy lý đã trở thành một khuynh hướng rất mạnh, Pascal đã tuyên bố một chân lý: con tim có những lý lẽ mà lý trí không thể hiểu nổi Ở Kant, việc đề cao tính nhân bản đã được xây dựng một cách sâu sắc, tuyệt vời Đối với vấn đề khả năng nhận thức của con người, một mặt Kant đánh giá cao tư duy duy lý khoa học vì nó cho ta giá trị chắc chắn, mặt khác ông cho rằng phương pháp của khoa học thực nghiệm là hiệu nghiệm, tuyệt vời nhưng chỉ hiệu nghiệm, tuyệt vời khi dùng đúng chỗ Điều này có nghĩa là, tư duy duy lý không phải là tất cả: „„lý trí cũng hạn hẹp, biết sao hết mọi nguyên lý của vũ trụ‟‟ Theo Kant, phán đoán suy luận tuy dựa vào tính chất chủ quan nhưng cũng có những giá trị nhất định vì với nhận thức khoa học, người ta cũng không thể hiểu hết được đời sống tâm linh, đời sống tình cảm

Trên thực tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật bên cạnh những ưu điểm nó cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định Khoa học kỹ thuật không đem lại lợi ích và hạnh phúc cho đông đảo quần chúng lao động Tiến bộ của khoa học và

kỹ thuật chỉ là công cụ bóc lột của giai cấp thống trị đối với người lao động, chứ không phải là công cụ để phát triển các giá trị nhân văn, cải thiện đời sống của đại đa số người lao động trong xã hội “Người công nhân sản xuất ngày càng nhiều của cải, sức mạnh và khối lượng sản xuất của anh ta ngày càng tăng thì anh ta lại ngày càng nghèo Người công nhân càng tạo ra nhiều hàng hoá, anh ta lại trở thành một hàng hoá càng rẻ mạt công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta càng có ít để tiêu dùng, anh ta càng tạo ra nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng mất giá trị, càng bị mất phẩm cách, sản phẩm của anh ta càng

Trang 13

đẹp thì anh ta càng xấu đi, vật do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh

ta càng giống với người dã man Lao động càng mạnh mẽ thì người công nhân càng bất lực, lao động của anh ta càng có tinh thần thì anh ta càng mất hết trí

óc và càng bị lệ thuộc vào giới tự nhiên [42; 110-113]

Thực chất của sự tha hoá cũng như nguyên nhân của nó đã được Mác chỉ ra trong tác phẩm bản thảo kinh tế triết học năm 1844 Chủ nghĩa Mác cho rằng

sự tha hoá trong xã hội tư bản là do nguyên nhân kinh tế – xã hội, do đó phải giải phóng lao động, làm cho lao động là một hoạt động sáng tạo, là một nhu cầu tất yếu của con người chứ không phải là một hoạt động bị cưỡng bức Chủ nghĩa hiện sinh đã thừa nhận xã hội tư bản đang bị huỷ hoại, bị suy sụp, bị tha hoá, nhưng khác với quan niệm này, chủ nghĩa hiện sinh coi nguyên nhân sâu

xa của tình trạng tha hoá, xuống cấp trong xã hội tư bản là một hiện tượng phụ thuộc bản chất của mọi xã hội, là kết quả tất yếu của nền văn minh nhân loại,

từ khoa học kỹ thuật Chủ nghĩa hiện sinh nhận thấy mặt trái của tiến bộ khoa học kỹ thuật

Heidegger cho rằng, sự lạc quan tin tưởng vào khả năng chinh phục và thống trị giới tự nhiên của con người chỉ là ảo tưởng và vô cùng nguy hiểm Theo ông, hiểm hoạ chết người không phải là bom nguyên tử, mà là sự tin tưởng của con người vào khả năng của nó có thể nhận thức, cải tạo, điều khiển

và chinh phục thế giới, để làm cho cuộc sống của mọi người đều được hạnh phúc [xem 7;16]

Bên cạnh đó, phải kể đến phương pháp nhận thức con người Nếu Đề các tơ cho rằng, tôi tư duy vậy tôi tồn tại, nghĩa là tôi tư duy về tôi, như vậy tôi sẽ trở thành khách thể, trở thành cái gì đó khác tôi thì K Jaspers lại cho rằng tồn tại của con người không giống như tồn tại của các sự vật thông thường khác nên không thể dùng phương pháp phân ly chủ thể – khách thể để

Trang 14

nhận thức về tồn tại người Theo Jaspers, chúng ta không nên phân ly con người như là một chủ thể nhận thức, và một khách thể bị nhận thức

Vậy con người phải được nhận thức theo phương pháp nào?

Theo các nhà triết học hiện sinh, hiện sinh của con người chỉ có thể được hiểu trên tinh thần “con người vượt ra những gì họ biết về chính họ”, nhưng con người là một tồn tại tự do và tự do lựa chọn của mỗi cá nhân trong cuộc đời lại không giống nhau nên không thể có một công thức chung để tìm hiểu thân phận con người mà con người chỉ có thể được hiểu một cách sâu sắc nhất trong chính tư tưởng và hành động của họ

Như vậy, các lý thuyết triết học có khuynh hướng chống hay hạ thấp vai trò của chủ nghĩa duy lý và phương pháp nhận thức con người cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự ra đời đạo đức học của chủ nghĩa hiện sinh

1.2 Nguồn gốc tư tưởng cho sự ra đời quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

Theo chúng tôi, hoàn cảnh xã hội phương Tây lúc bấy giờ cũng như cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa phi duy lý là cơ sở cho đạo đức học hiện sinh ra đời, tồn tại và phát triển Nhưng có thể nói, nguồn gốc của chủ nghĩa hiện sinh đã có từ rất sớm Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà triết học đã có những suy tư, trăn trở về đời sống của con người, số phận của con người

Với luận điểm nổi tiếng: “con người hãy nhận thức chính bản thân mình”, Socrate đã tạo ra bước ngoặt trong lịch sử triết học vì con người Nếu triết học truyền thống mải mê tìm hiểu, nghiên cứu tự nhiên, vũ trụ , thì đến triết học Socrate con người đã được đặc biệt quan tâm Đối tượng của triết học bây giờ

là bản thân con người, mọi ứng xử, quy tắc đạo đức của con người đều xuất phát từ đó

Socrate say mê theo đuổi sự thật và luôn tìm kiếm nền tảng cho tri thức chắc chắn và vững bền, nền tảng cho một cuộc sống tốt đẹp Để đạt tới chân lý

Trang 15

theo ông phải kết hợp biết và làm, từ đó chứng minh rằng, biết cái thiện chính

là làm cái thiện Đối với ông, “tri thức là đức hạnh”, tri thức đồng hoá với đức hạnh, đức hạnh liên quan đến việc “lo cho linh hồn trở nên tốt đến mức nhiều nhất có thể”; và điều cần thiết là phải biết cái gì làm cho linh hồn trở nên tốt

Từ quan điểm này, ông khẳng định rằng cái xấu, cái ác cũng do sự không hiểu biết, sự thiếu vắng tri thức Do đó những người có hành động xấu, hay làm điều ác không phải là chủ ý mà do vô tình, do ngu dốt

Socrate còn hiểu đức hạnh theo nghĩa là hoàn thành chức năng của mình, con người có chức năng cư xử theo lý trí, nhưng đồng thời con người còn có khát vọng về sự tốt lành của linh hồn mình Để linh hồn mình trở nên tốt đến mức nhiều nhất có thể thì con người phải có một cách thức cư xử nhất định nào đó Con người sẽ phải lựa chọn hành vi nào đó mà chúng ta hy vọng sẽ đem lại hạnh phúc cho mình để thực hiện Sau này, đạo đức học hiện sinh đã chịu ảnh hưởng của quan niệm của Socrate về hạnh phúc hay bất hạnh như là kết quả của sự tự lựa chọn hành động hay tồn tại của cá nhân hay quan điểm

của ông về chính con người với tư cách là đối tượng đích thực của triết học

Thánh Augustin cho rằng, trong cuộc sống con người hay mắc tội và bị chúa trừng phạt, do đó con người luôn lo âu, thao thức cho tới khi nào tìm được „„an ninh‟‟ trong Chúa Nhưng con đường tìm được „„an ninh‟‟ trong Chúa là dấn thân vào việc chiêm ngưỡng những gì vượt khỏi lý trí suy luận chứ không phải bằng lý trí

Thêm nữa, Augustin thường bàn đến những vấn đề về cuộc sống con người như: ý nghĩa đời sống con người, cuộc sống tạm bợ của con người trên trần thế, đời sống tâm linh của con người, lương tâm của con người…Theo ông, lương tâm của con người có thể vượt mọi phép tắc, luật định của cuộc sống để đưa đến những quyết định đối với những hành động của con người trong cuộc đời Ông đề ra công thức về luân lý: hãy yêu và làm những gì ngươi

Trang 16

muốn Hãy làm theo nguyên tắc của lương tâm, của lòng mình là nguyên lý đạo đức của chủ nghĩa hiện sinh, và nguyên lý này đã có mầm mống ở quan

niệm của Augustin

Đạo đức học của Kant dựa trên bổn phận nên gọi là đạo đức học bổn phận Ông cho rằng „„hành động tốt là sản phẩm của một ý chí tốt, và ý chí tốt là sự đáp ứng của ý thức bổn phận ở một người trong việc tuân theo quy luật đạo đức , thiện cao nhất là một ý chí tốt, và đạo đức học là học về cái làm cho một ý chí trở thành tốt‟‟ [51 ;304]

Nếu một hành động làm vì bổn phận thì sẽ có giá trị đạo đức là mệnh đề

đạo đức học đầu tiên của Kant Tuy nhiên, một giá trị đạo đức đích thực phải được xác định bằng bổn phận theo đúng nghĩa chứ không phải vì mục đích ích

kỷ của cá nhân mình Ông đưa ra ví dụ về người từ thiện như sau: Làm phúc, cứu giúp mọi người khi mình có thể làm là một bổn phận Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc lựa chọn hành vi cứu giúp mọi người xuất phát từ động cơ nào ? một số người khi cứu giúp người khó khăn, bất hạnh thì cảm thấy vui nên họ muốn làm; còn một số người về thực tâm họ cũng không cảm động trước sự khó khăn của người khác, có thể do bản thân họ cũng đang rất bất hạnh, nhưng

họ vẫn lựa chọn quyết định làm phúc cho mọi người vì bổn phận Giữa hai động cơ trên, động cơ làm phúc cứu giúp mọi người có thể là đúng đắn nhưng chưa mang giá trị đạo đức đích thực, và chỉ khi anh làm vì bổn phận của anh chứ không phải vì mục đích ích kỷ cá nhân: làm vì anh cảm thấy vui, mới mang giá trị đạo đức đích thực

Mệnh đề thứ hai trong quan niệm đạo đức học của Kant là một hành động

làm vì bổn phận có giá trị do phương châm mà nhờ đó nó được xác định

Nghĩa là, hành động làm vì bổn phận có giá trị đạo đức đích thực hay không là

do những đường lối riêng, quy tắc riêng mà tôi lựa chọn cho chính mình trong những tình huống nhất định, do phương châm của tôi tự nó có được chấp nhận

Trang 17

về mặt đạo đức hay không Vậy làm thế nào để biết được một phương châm

có thể được chấp nhận về mặt đạo đức hay không? Mệnh lệnh tuyệt đối của Kant trả lời „„hãy chỉ hành động theo phương châm mà bạn đồng thời có thể muốn nó trở thành một luật phổ quát‟‟ [51;306] Điều này được hiểu là, muốn xác định một việc mình định làm có tính đạo đức hay không, tôi phải định hình phương châm tôi sẽ làm và xem phương châm ấy có thể trở thành một luật phổ quát hay không, việc làm của tôi có thể trở thành phổ quát cho mọi người noi theo hay không ? nếu phương châm của tôi trở thành phổ quát mà không tạo ra mâu thuẫn thì hành động tôi lựa chọn sẽ mang giá trị đạo đức

Mệnh đề đạo đức học thứ ba của Kant là bổn phận là nhu cầu hành động vì tôn

trọng luật Luật muốn nói tới ở đây là „„luật đạo đức bên trong‟‟, luật mà phương

châm tôi quyết định hành động theo phải có thể trở thành một luật phổ quát

Tìm hiểu đạo đức học của Kant, ta thấy nó ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức học hiện sinh, đặc biệt là quan niệm về bổn phận, trách nhiệm không những đối với mình mà còn đối với mọi người

Với quan niệm con tim có những lý lẽ mà nhiều khi lý trí không thể hiểu, Pascal cho rằng “nền luân lý đạo đức chân chính là những phán đoán hay nói cách khác là những tình cảm không theo một quy định nào, nó được xuất hiện từ tinh thần thực tế và nó chế giễu cái gọi là luân lý mực thước hình thức Đó là những luân lý được giản lược trong một ca-ta-lô những quy định” [40;323]

Như vậy, theo triết học phương Tây thì nền luân lý đạo đức hiện hành làm cho những cái cụ thể của đời sống mất đi tính hồn nhiên, ngây thơ, nền luân lý

có thể tác động đến trẻ em làm cho chúng không dám làm những điều nó muốn mặc dù những điều này là hợp lý, chính đáng Nền luân lý, đạo đức này thường gây cho người ta cái cảm giác bị cắt xén, thậm chí là bị đánh cắp theo cách nói của các nhà hiện sinh Họ cho rằng con người cần thoát ra khỏi sự ràng buộc, khống chế của những quy tắc, chuẩn mực xã hội đã được thiết lập,

Trang 18

định sẵn để đến với một nền luân lý, đạo đức đích thực, chân chính Theo họ, nền đạo đức đích thực sẽ phát huy tính sáng tạo của cá nhân, con người trung thành với những giá trị đích thực và cụ thể chứ không phải con người như bị đánh cắp, như bị lừa gạt

Triết học đời sống

Triết học đời sống cũng được xem là nguồn gốc tư tưởng quan trọng của quan niệm về đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh Các nhà triết học đời sống không coi sinh mệnh như một thực thể vật chất hay tinh thần, cảm tính hay lý tính, mà coi nó như là sự thể nghiệm, sự lĩnh hội của chủ thể đối với tồn tại của mình Triết học đời sống xem xét tồn tại của con người với tư cách là biểu hiện của cuộc sống và có thể nhận thức được bằng trực giác Trào lưu triết học này là sự phản ứng đối với bức tranh cơ giới về thế giới, là sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy vật máy móc Đứng trên lập trường của chủ nghĩa phi lý, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa chống khoa học, triết học đời sống đã cố gắng khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật máy móc

Đời sống trong triết học đời sống cũng có thể giải thích như là sự sống đối lập với cái chết Chủ nghĩa hiện sinh đã mượn ở triết học đời sống những tư tưởng của chủ nghĩa phi duy lý cho sự luận giải của mình

A Schopenhauer ( 1788 – 1860 )

Đề cập đến các vấn đề luân lý xã hội, địa vị của con người trong thế giới,

tự do của con người và ý nghĩa của nhân sinh, triết học Schopenhauer có ảnh hưởng đến tư tưởng của chủ nghĩa hiện sinh

Triết học nào cổ vũ con người hướng tới tự nhiên và xã hội, khích lệ con người hướng thiện, hoặc ca ngợi hạnh phúc và lý tưởng đều bị Schopenhauer phê phán Ông cho rằng, tự do và đạo đức thuộc về ý chí, chỉ

có hành động của bản thân ý chí mới là tự do

Trang 19

Theo Schopenhauer, “thế giới là ý chí và biểu tượng”, “tất cả cái hiện thực, nghĩa là thế giới hiện thực, được xác định bởi trí khôn và ngoài nó ra thì không có gì cả” Chúng ta là những chủ thể nhận thức và chỉ biết thế giới như chúng ta thấy nó, do đó “toàn thể thế giới sự vật mãi mãi chỉ là biểu tượng, và vì vậy bị xác định hoàn toàn và mãi mãi bởi chủ thể” [52;281]

Schopenhauer đề cao vai trò của chủ thể Ông cho rằng, vũ trụ là cái nhìn của tôi về vũ trụ Vũ trụ chỉ là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa tôi và ngoại giới, vì thế không có vũ trụ tuyệt đối Nghĩa là không có một vũ trụ bất biến nào cho tất cả mọi người mà chỉ có những cái nhìn từ những quan niệm nhất định nào đó

Như vậy, thế giới theo quan niệm Schopenhauer không phải là hệ thống những tri thức có sẵn để tất cả mọi người nhận thức, mà thế giới là những cái chúng ta đang tri giác Không ai biết gì về thế giới ngoài những cái họ thấy, ngoài những cái đặt trước tri giác, trí khôn của con người Do vậy, mỗi người sẽ có một cái nhìn khác nhau về thế giới và sẽ không có một thế giới chung cho tất cả mọi người

Quan niệm của Schopenhauer đề cao vai trò của con người với tính cách

là chủ thể nhận thức hay ý chí đạo đức đã ảnh hưởng đáng kể tới quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh về đạo đức học Tiếp thu tư tưởng này, các triết gia hiện sinh đã chối bỏ sự ràng buộc của con người vào những khuôn mẫu, chuẩn mực và những công thức chung có sẵn và cho rằng, những giá trị của cuộc sống, việc xác định thiện hay ác là phụ thuộc vào nguyên tắc do chính

mỗi cá nhân tạo ra

Nếu như các triết gia trước Schopenhauer đều coi trí tuệ là thành phần chủ lực trong con người thì Schopenhauer lại chủ trương “ý chí mới là yếu

tố căn nguyên và nền tảng trong con người, chính ý chí hướng dẫn trí tuệ và

Trang 20

tiềm năng” Theo ông, chân lý bao giờ cũng là một thái độ của một người đối với một hoàn cảnh nhất định Cho nên chỉ có chân lý khi có tôi và đối tượng của tôi, không có chân lý viết sẵn cho tất cả mọi người Xác định tính chủ thể trong triết học Schopenhauer cũng là một trong những tính chất cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh

Bên cạnh đó, Schopenhauer cũng đánh giá cao vai trò của thân xác và nhân vị Theo ông: “Chủ thể tri thức là một người sống thực, một nhân vị với thân xác nhất định Sở dĩ tôi nghĩ thế này mà không nghĩ như tất cả mọi người khác vì tôi là một nhân vị độc đáo”

Chính những quan niệm này của Schopenhauer đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời, tư tưởng của Nietzsche và quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

Friedrich Wilhelm Nietzsche là nhà triết học Đức có ảnh hưởng lớn tới

bước ngoặt chuyển biến của triết học Phương Tây từ cận đại sang hiện đại Ông sinh ra trong một gia đình mục sư ở nông thôn nên ngay từ nhỏ Nietzsche đã được giáo dục cẩn thận về trí dục và đức dục và tỏ ra là cậu bé thông minh, đạo đức Chúng bạn thường gọi ông là “ông mục sư nhỏ” Nietzsche đã sớm say mê văn hoá Hyla, yêu thích thi ca và âm nhạc, ông đã soạn nhiều bài thơ và bản nhạc để ca tụng Thiên chúa Năm 20 tuổi, Nietzsche theo học đại học ngành triết học và thần học Những năm ở đại học đã khiến Nietzsche ông xa dần tôn giáo

Nietzsche viết: “Làm sáng tỏ cho bản thân và chỉ ra vấn đề đạo đức, - tôi

coi đó là nhiệm vụ mới và quan trọng nhất Tôi không cho rằng nhiệm vụ

ấy đã được giải quyết trong triết học đạo đức trước kia” và trên cơ sở kế thừa tư tưởng của Schopenhauer, Nietzsche đã xây dựng nền triết học của mình với xuất phát điểm là “đánh giá lại mọi giá trị” Ông muốn “đổi lại cái bảng giá trị luân lý và xã hội; những gì người ta vẫn tôn trọng từ trước đến

Trang 21

nay sẽ bị ông thoá mạ và lên án; tóm lại ông sẽ đặt lại và tạo ra những nhận định hoàn toàn mới về thiện và ác” [trích theo: 18;116]

Theo Nietzsche, “con người hiện thực là một giá trị cao cả hơn nhiều con

người “mong muốn” theo một lý tưởng nào đó trước kia” [trích theo: 25; 4] Theo ông, “những cơ sở dẫn tới sự suy đồi của đạo đức là: 1) hạ thấp giá trị của những cá nhân mạnh mẽ, 2) phát minh ra con người què cụt cùng với lý tưởng về trách nhiệm đạo đức của nó, 3) đánh tráo con người hiện thực bằng con người bịa đặt Do vậy, con người hiện đại cần phải quay trở lại với bản thân mình từ vương quốc những hư cấu Những giá trị đạo đức là hư ảo so với những giá trị sinh lý” [

trích theo: 32; 4] Nietzsche đem cái tốt với tư cách cái mạnh mẽ và cái xấu với tư cách cái yếu đuối đối lập với cái thiện và cái ác Ông cho rằng, chúng ta cần tìm ra những giá trị mới ở một lúc nào đó Điều này cho thấy, Nietzsche chưa có ý định đứng ngoài mọi đạo đức, ông vẫn ca ngợi đạo đức của người tốt

Như vậy, muốn trở thành một người sáng tạo ra giá trị, phân định thiện

ác thì cần phải lật đổ các giá trị cũ Đối với Nietzsche, các học thuyết triết học dựa trên tư duy duy lí không những không mang lại lợi ích gì cho nhân loại mà còn làm tê liệt, mê hoặc cuộc sống

Nietzsche cho rằng, không thể có chân lí trừu tượng Chân lí trừu tượng chỉ là một thứ tri thức do người khác dạy và ta chấp nhận mà không xét lại Ông tranh đấu cho tri thức mới, tri thức cụ thể gắ n liền với thực tế sống động Tri thức này nằm trong cuộc sống của mỗi người và

nó có thước đo khác nhau tuỳ theo quan niệm của họ

Theo Nietzsche, cần phải thay đổi quan niệm thiện ác của người ta Đạo đức học cần phải thoát ra khỏi bế tắc bằng cách quay trở lại quá khứ, với những cảm xúc và cảm giác sinh lý chứ không phải là tiến lên phía trước với những lý tưởng tốt đẹp

Trang 22

Nietzsche ý thức rằng cuộc sống là giá trị cao nhất, tuy nhiên tự bản thân nó không tạo ra ý nghĩa mà chính con người mang lại giá tr ị, ý nghĩa cho cuộc sống Theo ông, sở dĩ cuộc sống từ trước đến giờ không

có giá trị vì tư duy duy lý và các tôn giáo đã dạy con người ta sống yếm thế, thụ động, đã nhầm tưởng rằng mục đích cuộc sống là có sẵn, không phải do con người tạo ra Như vậy, chỉ là nhắm mắt tuân theo những luân

lý và tập tục của xã hội, chỉ là những kẻ nô lệ Nietzsche kêu gọi mọi người hãy sống tự do, theo chuẩn mực của bản thân, do bản thân mình đặt ra và tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình Con người không được làm nô lệ cho bất cứ điều gì Con người phải luôn luôn sáng tạo ra chính cuộc sống của mình vì không cảnh nô lệ nào nhục nhã bằng nô lệ tinh thần

Có thể nói, tư tưởng đạo đức học của F Nietzsche được thể hiện ở một số điểm cơ bản sau đây

- Không nên tự ràng buộc mình với cái gọi là đạo đức, vì đó là những lược

đồ bịa đặt, tầm thường, được gắn ghép cho hiện thực một cách trái ngược với bản chất của nó

- Cần phải né tránh những sự bịa đặt trống rỗng vì nó làm cho con người

trở nên bất lực

- Trở thành người theo chủ nghĩa hư vô còn tốt hơn là người theo chủ nghĩa duy luân lý Phủ định những giá trị cũ, người theo chủ nghĩa hư vô nằm ở trạng thái trung gian, ánh sáng mở ra trước mắt chúng ta mà kẻ theo chủ nghĩa duy luân lý không thấu hiểu được

- Cần phải đánh giá lại những giá trị cũ

- Cần tạo khoảng không vô hạn cho bản năng tự do, cần trải nghiệm sự bành trướng của nó, vì đó là sự sống có đầy đủ giá trị Không nên đặt ra cho mình một mục đích nào, vì chúng ta sẽ trở thành nô lệ của nó

Trang 23

- Cần phải quay về với bản thân mình để là chính mình Khát vọng quyền lực là sự sống không có mục đích xác định, là sự quay trở lại vĩnh viễn với bản thân, với những bản năng bẩm sinh của mình Do vậy, hãy tuân thủ quy tắc của Zarathustra: “Hãy trở nên cứng cỏi!” [trích theo: 32; 375]

- Không nên cam chịu sự yếu đuối, sự hèn kém, sự cào bằng, sự nhẫn nhục,

sự nô dịch, sự nghèo nàn, sự vâng lời, cảm giác tội lỗi, lý tính khoa học Cần biết là “Chúa đã chết!” Số phận của con người phụ thuộc vào việc nó định đoạt khát vọng quyền lực vốn có của nó Do vậy, hãy tìm kiếm bản thân mình,

sự nghiệp của mình trong khát vọng quyền lực, cảm hứng tự do [32;375] Những tư tưởng này của Nietzsche về sau được các đại biểu của chủ nghĩa hiện sinh khai thác và phát triển lên, nhờ vậy mà Nietzsche được ví là một trong những nhà sáng lập ra chủ nghĩa hiện sinh

Henri Bergson

Henri Bergson là nhà tư tưởng có ảnh hưởng khá lớn đến triết học, khoa học, văn học và thế giới hiện đại Ông lấy xung động sống làm nền tảng, lấy thời gian làm bản chất, lấy trực giác làm phương, bao quát tất cả lĩnh vực lý luận liên quan đến con người Bergson muốn xoay chuyển quan niệm thường thức của mọi người, phủ định lý tính và khoa học có quyền nhận thức thực tại, đem việc nhận thức tồn tại của con người và cả thế giới đẩy sang hướng trực giác phi lý

Ảnh hưởng đáng kể nhất của H Bergson tới sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hiện sinh là thuyết trực giác Theo ông, để có được tri thức thật sự về bên trong thực tại phải sử dụng phương thức trực giác “Hoạt động của lý trí dựa vào khoa học, biểu đạt cho ta ngày càng hoàn chỉnh các

bí mật của thao tác vật lý nó chỉ xoay vòng xung quanh sự sống, đưa ra thật nhiều cách nhìn nhận sự sống từ bên ngoài, kéo sự sống lại bên mình

Trang 24

chứ không đi sâu vào bên trong sự sống Còn trực giác thì sẽ đưa ta đi vào bản chất thật sự của sự sống [trích theo: 16;265]

H Bergson cho rằng mỗi cá nhân đều có thể có ý thức trực giác, trực giác tựa hồ đồng nhất với bản thân sự sống, trực giác là thể nghiệm nội tâm, trực giác là ý thức trực tiếp, là đặt mình vào bên trong đối tượng Theo ông, trí tuệ có khuynh hướng giới hạn đạo đức vào một xã hội khép kín và chỉ khi xuất hiện các nhà thần bí, các thánh nhân thì mới có tiến bộ đạo đức,

“cả khi trí tuệ hình thành các quy tắc cho mọi người, trực giác mở ra những nguồn phong phú hơn của sức mạnh cảm xúc, lập tức khơi dậy khát vọng và cung cấp lực sáng tạo để ôm ấp những lối sống mới Như thế đạo đức không ngừng đi từ sự suy xét về bản ngã và về xã hội để mở rộng ra toàn thể nhân loại” [52;348]

Như vậy, triết học đời sống bênh vực tình cảm, bản năng, chống lại lý trí, trí tuệ, bênh vực trực giác, chống lại khoa học, bênh vực cái sáng tạo, chống lại cái máy móc Phát triển quan niệm của triết học đời sống coi tư duy khoa học là thô thiển, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng không phải khoa học có thể giải quyết được mọi vấn đề, mà ngược lại, khoa học còn bất lực trước những vấn đề của đời sống vấn đề tình cảm, tâm linh con người, khoa học đẻ ra nhiều chuyện khốn khổ cho con người

Hiện tƣợng học Edmund Husserl

Edmund Husserl là nhà sáng lập ra hiện tượng học, là bậc tiền bối của chủ nghĩa hiện sinh Husserl đã coi khoa học hiện tượng là một cái nhìn cách mạng triệt để, chấm dứt thời kỳ ngây thơ của những triết gia và khoa học gia trước ông Hiện tượng học là một trào lưu tư tưởng triết học rộng lớn do nhà triết học người Đức sáng lập Nó ảnh hưởng to lớn đối với toàn

bộ triết học phương Tây hiện đại [xem 16;471]

Trang 25

Theo Husserl “hiện tượng học là một môn học, là quan hệ giữa các môn học khác với nhau Nhưng hiện tượng học đồng thời lại là, và trước hết là một phương pháp và thái độ: thái độ tư duy triết học đặc biệt và phương pháp triết học đặc biệt” [trích theo: 37; 4]

Nếu chủ nghĩa thực chứng và triết học phân tích nói chung không chú trọng ý nghĩa và giá trị nhân sinh cùng những vấn đề mục đích của lịch sử loài người, thì các nhà hiện tượng học lại coi đó là chủ đề vĩnh hằng của việc nghiên cứu triết học Do đó, tuy hiện tượng học của Husserl có nhiều điểm xa lạ với chủ nghĩa hiện sinh, nhưng chính nhờ hiện tượng học mà chủ nghĩa hiện sinh mới có cơ sở lý luận để trở thành học thuyết triết học Lý luận của Husserl về ý thức và tính ý hướng của nó là nền tảng cho luận đề

cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh sau này là: hiện sinh có trước bản chất Như chúng ta đã biết, triết học truyền thống vì mải tranh luận về con người phổ quát, vì mải tìm đến con người lý tưởng cho nên dễ bỏ qua con người bằng xương bằng thịt đang dấn thân vào cuộc nhân sinh Triết học truyền thống cũng đã quá thản nhiên với cuộc đời và số phận của con người

cá nhân

Theo Husserl, không có vũ trụ tuyệt đối và cũng không có chủ thể tuyệt đối Nếu vũ trụ là đối tượng, thì nó chỉ có thể là đối tượng cho tôi hay cho anh thôi, nó không thể là đối tượng tuyệt đối Đối tượng không phải là một nội dung có sẵn, mà là một hành vi chưa thực hiện, còn chờ để thực hiện Ý thức bao giờ cũng là ý thức về một cái gì, ý thức bao giờ cũng có đối tượng, hoàn cảnh tôi đang nhìn quan sát cái bút hoặc đang nhớ đến người bạn của tôi Husserl gọi tính chất của ý thức là “Tính ý hướng” [trích theo: 18;164]

Như vậy, ý thức là “ý hướng”, là hướng đến một đối tượng, ý thức cần

có đối tượng, ý thức chỉ tồn tại bằng cách hướng đến một đối tượng nào đó,

Trang 26

và ngược lại đối tượng phải là đối tượng cho ý thức Đối tượng không phải

là một nội dung có sẵn, mà nó là một hành vi chưa thực hiện, nó phụ thuộc vào tính ý hướng của ý thức, thực ra là tính chỉ hướng của ý thức, tính chỉ hướng này là tự chỉ hoặc chỉ vào tự thân Ông khẳng định, trong lĩnh vực ý thức thuần tuý, bất cứ đối tượng nào, như một cái cây, một làn sóng điện từ, một con vi khuẩn dưới kính hiển vi đều không thể tồn tại tách rời khỏi ý thức, chúng đều là những vật đã được ý thức hướng vào Ý thức không thể tách rời đối tượng mà chỉ có thể hướng về sự tồn tại của đối tượng

Theo Husserl, cần phải mô tả đối tượng y như nó xuất hiện trước ý thức,

mô tả tất cả những gì mình đã sống thực Mô tả hiện tượng luôn phải trở về với sự vật chứ không được suy diễn, nghĩ ra

Phương pháp mô tả những gì xuất hiện trực tiếp trước ý thức của hiện tượng luận Husserl đã phù hợp với chủ nghĩa hiện sinh để mô tả tính chủ quan của con người Phương pháp hiện tượng luận này được các triết gia hiện sinh sử dụng để mô tả những cơ cấu của hoàn cảnh, của ý thức Do vậy, nói đến nguồn gốc hình thành chủ nghĩa hiện sinh chúng ta không thể không kể đến hiện tượng luận của Husserl

Một trong những nguồn gốc tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh là tư

tưởng triết học của Kierkegaard - người được coi là ông tổ của chủ nghĩa hiện

sinh Theo Wahl: "Triết học hiện sinh đã khởi sự nơi những suy niệm thuần chất tôn giáo của Kierkegaard Tất cả nền triết học hiện sinh đã xuất phát từ những suy nghĩ của Kierkegaard về những uẩn khúc của đời sống tư của ông, về cuộc đính hôn của ông và về sự ông không thể hiệp nhất với vị hôn thê của ông" [18 ; 81]

Soren Kierkegaard nhà triết học của chủ nghĩa phi duy lý Tuy nhiên,

không phải ngay từ đầu triết học của ông đã được đón nhận nồng nhiệt mà phải sau khi chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện ở Châu Âu, do lý luận của Kierkegaard trở thành nguồn gốc quan trọng của chủ nghĩa hiện sinh thì ông

Trang 27

mới được tôn là người đi tiên phong, là người sáng lập ra chủ nghĩa hiện sinh

và lừng lẫy tiếng tăm trong giới triết học phương Tây

Trên cơ sở phê phán triết học lấy tính tất yếu lôgíc làm nguyên tắc tối cao

về tính thống nhất và bảo đảm sự thống nhất, lý tính với thực tại, nên rơi vào chủ nghĩa khách quan, Kierkegaard đã xây dựng triết học duy lý của mình, lấy

sự sinh tồn của cá nhân làm xuất phát điểm của toàn bộ triết học

Ở triết học Kierkegaard, từ “tồn tại” được dành riêng cho mỗi cá nhân con người Ông nói, tồn tại có nghĩa là một loại cá thể nhất định, một cá thể phấn đấu, xem xét những khả năng, chọn lựa, quyết định và nhất là dấn thân

Có thể nói, sự nghiệp triết học của Kierkegaard như là một sự phản kháng

có ý thức chống lại tư tưởng trừu tượng và là một cố gắng để sống đúng với lời cảnh giác của Phơ bách: “Đừng muốn làm một triết gia tương phản với làm người Đừng suy nghĩ như một nhà tư tưởng Hãy suy nghĩ như một hiện hữu sống, hiện thực Hãy suy nghĩ theo cách hiện sinh” [52; 381]

Suy nghĩ theo cách hiện sinh đối với Kierkegaard có nghĩa là mình đối diện với những lựa chọn cá nhân Do vậy, suy nghĩ của họ phải đi vào tình huống

cá nhân của họ để nắm bắt vấn đề của các khả năng và các chọn lựa Triết học của Hêghen làm sai lệch nhận thức của con người về thực tại vì nó chuyển hướng chú ý khỏi cá nhân cụ thể để đến với các khái niệm phổ biến Nó kêu gọi các cá nhân suy nghĩ thay vì tồn tại, suy nghĩ tư tưởng thay vì đi vào các quyết định và sự dấn thân

Nếu trong triết học Heghen, con người mất đi tính tự chủ, độc lập, mất đi khả năng lựa chọn và đưa ra quyết định, mất đi tự do và cá tính của mình, từ

đó quên luôn trách nhiệm của mình về những gì đã xảy ra thì con người trong triết học Kierkegaard lại có cá tính độc đáo của mình

Theo Kierkegaard, để hiểu rõ bản thân cá nhân và thế giới có liên quan thì phải xuất phát từ mỗi cá nhân độc đáo và bất cứ nhà tư tưởng nào nếu trong

Trang 28

hoạt động của mình “quên nghĩ rằng mình là một cá nhân sống động, thì tuyệt nhiên không thể giải thích đời sống Ông ta chẳng qua chỉ thành một quyển sách hoặc một sự vật khách quan chứ không định thành người” [trích theo: 16; 135]

Kierkegaard phê bình triết lý Hy Lạp đã nhấn mạnh về lý trí, tôn sùng toán học mà toán học và khoa học không có chỗ nào cho cá nhân con người, chỉ có chỗ cho cái chung, cái phổ quát Triết học Platon nhấn mạnh cái phổ quát, cái hình thức, cái chân, cái thiện, nếu người ta biết cái thiện, người ta sẽ làm điều thiện, nhưng Kierkegaard lại cho rằng, một phương pháp đạo đức như vậy là xuyên tạc tình huống thực sự của con người

Không thể phủ nhận rằng, toán học và khoa học có vai trò rất lớn, tuy nhiên chúng lại trở nên bất lực khi đối diện với những vấn đề liên quan đến đời sống

và thân phận mỗi người Kierkegaard cho rằng thế giới khách quan và chân lý khách quan là có tồn tại, nhưng con người không thể nhận thức được mà chỉ có thể nhận thức đựơc thế giới của cá nhân, cái chân lý mà họ nắm được tất nhiên

là chân lý của chủ quan

Tóm lại theo ông, xuất phát điểm của toàn bộ triết học chỉ có thể là cá nhân, với tự do tuyệt đối Cá nhân không bị chi phối bởi điều kiện bên ngoài,

mà chỉ căn cứ vào nguyện vọng của mình và lựa chọn và ra quyết định Cá nhân ở đây là con người bị chi phối bởi trạng thái tâm lý sợ hãi, run rẩy, lo âu

và cô độc , những trạng thái tâm lý này làm cho con người hành động, tiến hành lựa chọn

Theo Kierkegaard, con người hiện sinh phải trải qua 3 giai đoạn: thẩm mỹ, đạo đức và tôn giáo Ông là một triết gia có những suy tư về cuộc đời mình và cuộc đời cha mình để suy nghiệm về nỗi thống khổ của con người Với ông con người không phải là con người trừu tượng, con người phổ quát, con người được đem ra làm vật thể để lý luận như trong triết học duy lý của Hêghen Con

Trang 29

người mà ông khảo sát ở đây chính là bản thân ông, với những giai đoạn trong đường đời Kierkegaard nhìn thấy trong kinh nghiệm sống của mình 3 giai đoạn hiện sinh

Giai đoạn thứ nhất: Đó là thời còn là sinh viên, chìm đắm trong sắc dục, bị cám dỗ Ông bắt đầu suy nghĩ về tội lỗi, về buồn chán, về khổ đau Những tội lỗi mà Kierkegaard luôn nhắc đến, có thể chỉ là trụy lạc trong trí tưởng tượng, trụy lạc của cảm giác thẩm mỹ Giai đoạn này, một người hành động theo bản năng và cảm xúc của mình vì thế, con người thẩm mỹ không biết gì về các tiêu chuẩn đạo đức phổ quát và cũng không có niềm tin tôn giáo chuyên biệt Đời sống ở giai đoạn này không có nguyên tắc giới hạn mà chỉ có sở thích của mỗi người, người ta phản kháng lại bất cứ điều gì giới hạn tự do chọn lựa của họ Giai đoạn thứ hai là giai đoạn đạo đức: Kierkegaard yêu người con gái là Regine Olsen, ông chấm dứt thời kỳ phiêu lãng, ăn chơi

Ở giai đoạn này, con người đạo đức nhận ra và chấp nhận các quy tắc hạnh kiểm mà lý trí đưa ra, chấp nhận những giới hạn mà trách nhiệm đạo đức ràng buộc đời sống của họ Con người đạo đức có lập trường vững chắc về các vấn

đề đạo đức và tin rằng biết cái tốt là làm cái tốt, coi cái xấu đạo đức là sản phẩm của sự ngu dốt hay ý chí yếu đuối Tuy nhiên, sẽ có lúc con người đạo đức nhận ra rằng, trên thực tế họ không có khả năng chu toàn luật đạo đức, họ

cố tình vi phạm luật đó và vì thế họ trở nên ý thức về tội lỗi của mình Mặc cảm tội lỗi đặt họ trước sự lựa chọn và hiện sinh cũng chính là động tác lựa chọn Nhưng cái làm nên hiện sinh không phải là đối tượng lựa chọn, nghĩa là không phải điều ta lựa chọn mà là chọn lựa như thế nào? Điều này muốn nói, động cơ nào khiến ta lựa chọn và xác định lựa chọn mới là quan trọng, hay nói theo danh từ hiện tượng luận, ý hướng của lựa chọn mới là quan trọng Nhờ ý hướng này, ta thoát ra khỏi sự ràng buộc của thời cuộc, của hoàn cảnh

Trang 30

Giai đoạn thứ ba: Đặc tính của đời sống tôn giáo là độc đáo và tin yêu Ông cho rằng con người tôn giáo là con người đã tìm được nhân vị của mình, không còn bị trói buộc bởi những luật lệ phổ quát của luân lý nữa

Theo Kierkegaard, giai đoạn đạo đức là giai đoạn sinh hoạt thông thường, sống theo những luật lệ mà lương tri con người ai cũng thấy cần thiết; nhưng con người phải vươn tới giai đoạn tôn giáo mới mong vãn hồi được giá trị nhân vị của mình Ông cho rằng tôn giáo là chỗ giải thoát con người khỏi những thiển cận và tầm thường của luân lý tự nhiên, chính tôn giáo và nền luân lý tôn giáo đã mở ra con đường siêu việt để dẫn con người đến chỗ tiếp xúc thân mật với Thượng Đế và nếu không có tôn giáo, con người sẽ bị trói buộc bởi những cương thường của chính mình, nếu không có Thượng Đế, con người sẽ không có lối giải thoát, không có hướng để luôn luôn vươn lên

Có thể nói rằng, Kierkegaard đã trình bày một tâm hồn hiện sinh luôn luôn

bị dằn vặt, vật lộn với chính mình để vượt qua những chặng đường đời, đọc Kierkegaard chúng ta không còn cảm thấy mình lạc lõng trong trong cõi luân

lý hình thức, ông đã thật sự mang triết học về với con người

Thật vậy, Kierkegaard với những tư tưởng của mình đã khai sinh ra một khuynh hướng triết học mới Triết học của ông là triết học về nhân sinh, về thân phận con người Đó không phải là thứ triết lý bàn luận về những vấn đề trừu tượng xa xôi mà là triết lý đem con người về với cuộc đời và bản thân mình

Tuy nhiên khi Kierkegaard còn sống, các tư tưởng của ông không được chú

ý đáng kể, nhưng gần một thế kỷ sau tư tưởng của ông đã được các đại biểu

của chủ nghĩa hiện sinh khai thác, sử dụng và làm phong phú lên

Kết luận chương 1

Trang 31

Bất cứ học thuyết triết học nào cũng đều chịu ảnh hưởng bởi hoàn cảnh lịch

sử, điều kiện kinh tế – xã hội Đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh cũng không nằm ngoài quy luật này Chính sự khủng hoảng về chính trị, pháp luật,

sự suy đồi về đạo đức, tôn giáo, sự đảo lộn trong cơ cấu xã hội của người dân châu Âu là bối cảnh thuận lợi cho sự ra đời triết học hiện sinh nói chung và đạo đức học hiện sinh nói riêng

Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự sùng bái quá mức lý tính trong chủ nghĩa duy lý đã gây nên sự khủng hoảng, sự bại hoại tinh thần trong xã hội phương Tây hiện đại Tình trạng con người bị bần cùng hoá, bị kiệt quệ, không tìm ra lối thoát trong bộ máy kỹ thuật khổng lồ của xã hội phương Tây hiện đại cũng là một trong những yếu tố quan trọng đưa đến sự ra đời quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

Tuy nhiên, triết học là một hình thái ý thức xã hội không phản ánh trực tiếp điều kiện kinh tế – xã hội, mà trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, triết học bao giờ cũng có tính độc lập tương đối, nghĩa là triết học bao giờ cũng dựa vào, cũng kế thừa những tư tưởng đã được hình thành từ thế hệ trước

Thật vây, lịch sử nhận thức loài người đã chứng minh rằng, không có một học thuyết nào ra đời trên mảnh đất trống không và không kế thừa tư tưởng trước đó Theo quy luật ấy, chủ nghĩa hiện sinh ra đời là sự tiếp nối, kế thừa tư tưởng của các nhà triết học trong nhiều thập kỷ, thậm chí ngay từ thời kỳ cổ đại Muniê viết “Lịch sử triết học đã đánh dấu đó đây những chuỗi thức tỉnh hiện sinh kêu gọi con người tự suy tư về mình và trở về nhiệm vụ chính yếu của mình Đó là tiếng thống thiết của Socrate chống lại những mơ mộng cắt nghĩa vũ trụ vật lý của các nhà vật lý học: bởi lẽ họ đã quên chính con người của mình “Hãy tự biết mình!” Đó là tiếng gọi của các nhà khắc kỷ, kêu gọi con người biết tự tri, biết chấp nhận và đương đầu với vận mệnh bởi vì những

Trang 32

người Hy lạp đương thời chỉ say sưa với trò chơi của ngụy biện, quỷ biện, biện chứng pháp Đó là Pascal, cùng với Descartes chống lại với những người quá say mê đào sâu khoa học và không màng lo gì tới con người, với cuộc sống và sự chết của con người”.[trích theo: 7; 21] Muniê xếp Kierkegaard vào hàng “ông tổ” của triết hiện sinh và coi công giáo như một cây cổ thụ để cho một nhành của triết hiện sinh ghép vào Nietzsche được coi là người mở đầu cho một dòng hiện sinh mới - hiện sinh vô thần [xem 7; 21]

Như vậy, có thể nói, bối cảnh xã hội phương Tây cuối thế kỷ XIX, đầu XX cùng với sự bùng nổ, phát triển của chủ nghĩa duy lý và những tư tưởng của các nhà triết học đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện sinh, là những bối cảnh lịch

sử và nguồn gốc không thể thiếu được cho sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh nói chung và đạo đức học hiện sinh nói riêng

Trang 33

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUAN NIỆM ĐẠO ĐỨC HỌC

TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH

Quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh chưa được trình bày một cách hệ thống, rõ ràng và rành mạch mà nó được thể hiện trong những khái niệm cơ bản của triết học hiện sinh Bởi thế tìm hiểu đạo đức học hiện sinh, ta phải làm rõ những khái niệm triết học mang tính chất nền tảng này,

từ đó làm nổi bật những quan niệm cơ bản của đạo đức học hiện sinh được thể hiện trong những khái niệm triết học

2.1 Nền tảng của quan niệm đạo đức học trong chủ nghĩa hiện sinh

* Thân phận con người và tồn tại người

Một triết gia người Pháp đã nói “triết học hiện sinh trước hết là một triết

lý về con người hơn là triết lý về thiên nhiên, dù là triết học hiện sinh công giáo hay không thì nó cũng luôn luôn nhuốm một vẻ bi thiết, mà được hiểu

là bi thiết về vận mệnh của con người” [trích theo: 6;2]

Thật vậy, nếu như triết học truyền thống đã bỏ con người để chạy theo

sự vật và giới tự nhiên, thì các triết gia hiện sinh lại dành ưu tiên cho những suy tư về con người, họ cho rằng việc tìm hiểu con người là khẩn thiết hơn tìm hiểu vũ trụ, giới tự nhiên Luận điểm của Socrate: “con người hãy nhận thức chính bản thân mình” được coi là tuyên ngôn triết học của họ

Tuy nhiên, con người mà chủ nghĩa hiện sinh nói đến không phải là con người phổ quát mà là con người với tư cách là cá nhân có một số phận riêng biệt và đang sống trong những hoàn cảnh cụ thể Triết học truyền thống nhìn nhận con người như một bản tính và ý nghĩa của cuộc sống đã có sẵn,

rõ ràng, còn chủ nghĩa hiện sinh không quan niệm cuộc sống, thân phận con

Trang 34

người lạc quan như vậy Chủ nghĩa hiện sinh lo lắng cho thân phận của con người, lo lắng trong nỗ lực đi tìm ý nghĩa của cuộc sống và xây dựng cuộc sống các nhà triết học hiện sinh đã phê phán triết học truyền thống chỉ nghiên cứu con người như một đối tượng khách quan, một tồn tại khách quan giống như các sự vật hay các sinh vật khác Các nhà triết học hiện sinh cho rằng tồn tại của con người là một tồn tại đặc biệt, không giống như

sự tồn tại của mọi sinh vật khác, tồn tại của con người là “tồn tại hiện sinh” Heidegger phê phán sự nhầm lẫn của triết học châu Âu truyền thống giữa hai khái niệm tồn tại và cái hiện hữu, phê phán triết học trước ông chỉ đặt ra vấn đề về cái hiện hữu nói chung, không đặt ra vấn đề, thông qua cái gì mà mọi sự hiện hữu mới có thể là cái hiện hữu, nghĩa là triết học châu Âu truyền thống đã bỏ quên vấn đề về tồn tại người Thậm chí triết học này có

xu hướng xác định và hiểu tồn tại người theo cách thức của các sự vật, tức đồng nhất tồn tại và cái hiện hữu, họ coi con người chỉ là con vật thuần tuý mang tính sinh học

Vậy tồn tại người được phân biệt với cái hiện hữu như thế nào?

Có thể hiểu, cái hiện hữu là các sự vật hiện tượng hiện diện trước mắt chúng ta trong thế giới Heidegger cho rằng, cái hiện hữu tự nó không làm nền tảng cho chính nó, mà tồn tại mới làm nền tảng cho cái hiện hữu Cái hiện hữu chỉ là đối tượng của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn như vật lý học, hoá học, sinh học, sử học, xã hội học còn tồn tại người mới là đối tượng của triết học

Tồn tại người là tồn tại đặc thù của cá nhân được đưa vào trong thế giới

và không theo sự lựa chọn của mình Tồn tại người là xuất phát điểm, là khởi nguồn cho mọi hiện hữu nói chung Tồn tại người là một hiện hữu độc đáo nhất, hiện hữu có khả năng tự vấn về sự tồn tại của mình, có khả năng

tự thiết kế mình và bản chất của mình trong tương lai

Trang 35

Như vậy, con người là tồn tại đặc ân nhất vì nó ý thức được sự hiện hữu của mình và có khả năng tự hỏi được về vấn đề hiện hữu, tồn tại người là nền tảng, là nguồn gốc của mọi cái hiện hữu Còn cái hiện hữu không phải

là tồn tại, nó khác với tồn tại, nó là một cái gì đó được hình thành và có được bằng cách nào đó Nó có thể là trừu tượng hay cụ thể, tinh thần hay vật chất Cái hiện hữu là đối tượng của nhiều khoa học trong khi đó chỉ tồn tại người mới là đối tượng của triết học

Heidegger dùng thuật ngữ Dasein để chỉ con người - một tồn tại người

có ý thức Con người trước hết phải tồn tại, nhưng sự tồn tại của con người không đơn thuần như tồn tại của vạn vật mà con người luôn tự vấn về sự tồn tại của mình

Một trong những cấu trúc cơ bản của tồn tại người là sự sợ hãi Sự sợ hãi

ở đây không phải là sợ hãi hiện hữu khác mà sợ hãi cho khả năng không tồn tại của bản thân mình trong thế giới Con người phải tiếp cận, đối mặt với cái chết của mình Con người là một tồn tại, nhưng không theo ý muốn của mình Với tư cách là mộy số phận, nó bị ném vào trong thế giới Số phận ấy lại bị quy định bởi thời gian, hoàn cảnh

Theo Hedegger, con người cảm thấy cô đơn trong cuộc sống, cảm thấy mình như kẻ bị lưu đầy Con người xuất hiện trong cuộc đời nhưng không biết mình từ đâu tới, mình sẽ đi đâu, chỉ biết rằng mình tồn tại trong trần gian nhưng không biết nương tựa chống đỡ vào đâu ngoài hoàn cảnh sống của mình

Con người lúc nào cũng phải sống trong tâm trạng lo âu, bất ổn vì bị ném vào trong một thế giới xa lạ, hiểm nguy, thiếu sự an toàn, vì phải đối mặt với cái chết Cái chết không chừa bất cứ ai vào bất cứ thời điểm nào Các triết gia hiện sinh nói chung và Hedegger nói riêng không nhìn nhận những điều này với ý nghĩa tiêu cực mà trái lại nó là động cơ thúc đẩy,

Trang 36

khích lệ con người cố gắng tự tạo cho mình một cuộc sống có ý nghĩa hơn, sống có trách nhiệm hơn Con người tự sáng tạo nên mình, tự làm nên mình

Chính điều này đã khởi nguồn cho tầm quan trọng và tính bức xúc của tồn tại người, bởi nếu đời người là vô hạn thì không có gì đáng nói, không

có gì quan trọng Nhưng nhiều khi chúng ta nhắm mắt làm ngơ, không để ý đến thực tế này, chúng ta quên rằng, vì cái chết, chúng ta phải thực hiện cuộc sống độc đáo, không thể làm lẫn của riêng mình Điều này phần nào đúng như câu nói nổi tiếng của Ôxtrôpxki, tác giả của cuốn “Thép đã tôi thế đấy”, cuốn sách gối đầu giường của thế hệ thanh niên Việt Nam một thời:

“Đời người chỉ sống có một lần, hãy sống sao cho khỏi ân hận với những năm tháng đã sống hoài sống phí ”

Tuy nhiên, cuộc sống thường nhật với bao lo toan đã làm cho chúng ta quên đi chính bản thân mình, làm cho ta sống chưa đúng với lương tâm của mình, và chính cái chết sẽ thức tỉnh chúng ta nhận thức về hiện sinh của mình, làm cho chúng ta phải kiên định về các quyết định của mình, phải gác những mưu sinh của cuộc sống thường nhật để trở về với con người, cuộc sống đích thực của mình, trở về với tự do và trách nhiệm của bản thân mình trước tồn tại người của mình [xem 23;355]

Theo Heidegger, con người là của chính mình, của chính sự lựa chọn Ai không hiểu được điều đó thì người ấy tất yếu sẽ khước từ chân lý của tồn tại Khi những giá trị được tạo ra, thì chúng được coi làíy nghĩa cuộc sống của con người, xuất phát từ tự do lựa chọn, hay sự kiên định trước tính hữu hạn của sự hiện sinh

Như vậy, nhờ có sự lĩnh ngộ về tồn tại của mình, con người mới phân biệt tồn tại người với các thể hiện sinh khác Dasein có trước mọi tính quy định, nó không phải là tồn tại đã thành, có ý nghĩa thực tế, mà chỉ là một

Trang 37

khả năng thể hiện; Dasein có thể truy hỏi về sự tồn tại của mình, Dasein không những lĩnh ngộ về sự tồn tại của mình mà còn lĩnh ngộ đối với mọi

sự tồn tại của thể hiện sinh khác

Trong Dasein có cái riêng của mình và cái không phải riêng của mình Cái của riêng mình đạt được ở nơi sự hiện sinh được hiện thực hoá một cách triệt để, với tính cách là một dự án đang được thực hiện Ở đây, con người ý thức được tính lịch sử, tính hữu hạn và tự do của mình, sống trung thành với lương tâm của mình, nguyên tắc của mình, cái tôi của mình Ngược lại, con người đánh mất mình khi tuân theo cái không phải của riêng mình, hay khi bị lôi cuốn bởi cái của người khác, cái xa lạ, và rốt cuộc bị cuộc sống thường nhật, bị hoàn cảnh xô đẩy Khi ấy, con người dường như

bị nuốt chửng bởi môi trường vật chất hay xã hội của mình

Heidegger phê phán quan niệm khách quan trong việc phân tích nhân cách con người, theo đó người ta có thể hoàn toàn tuỳ ý, tuỳ tiện thay thế nhân cách này bằng nhân cách khác, đặt một người vào chỗ của bất cứ một người khác Đó là hiện tượng bình quân hoá: con người không có bản sắc riêng, con người bị gọt tròn trĩnh, không có chút sắc cạnh, không có cái độc đáo của mình Từ đó, xuất hiện những kẻ bán rẻ lương tâm, nhân phẩm của mình, phải sống trái với lòng mình, sống vô trách nhiệm và theo Heidegger, con người phải vượt lên trên cuộc sống thường ngày để cảm nhận được “nỗi lo sợ” hiện sinh Muốn thoát khỏi lĩnh vực đời thường và hướng tới cái đích thực của bản thân mình, con người phải nhìn thẳng vào cái chết Trong trạng thái này, con người sẽ ý thức được hiện sinh của mình, cảm nhận được nỗi sợ hiện sinh

Tóm lại, Heidegger coi việc chiêm ngưỡng cái chết là nguồn gốc, xung lực, lòng nhiệt tình thiết tha với cuộc sống, và đó cũng là động lực cơ bản

Trang 38

khích lệ con người hoạt động trong những năm tháng còn lại của cuộc đời [xem 23;355]

Phát triển tư tưởng của Heidegger về tồn tại vượt trước, J.P.Sartre đưa ra luận điểm “tồn tại có trước bản chất” Theo ông, nếu ở các sự vật, đồ vật hay thú vật bản chất có trước tồn tại thì ở con người thì tồn tại có trước bản chất Theo Sartre, con người bắt đầu cuộc sống mà không có trước một bản chất có sẵn, không bị quy định trước bởi bất cứ một bản chất nào, nghĩa là con người hoàn toàn tự do

Con người đó là sự tự do lựa chọn, là tự lựa chọn bản thân mình và bản chất của mình Con người phải vượt ra khỏi giới hạn của mình, phải vượt lên trên tồn tại hiện có của mình Con người có tự do trong một hoàn cảnh

cụ thể, nhưng con người phải tự quyết định, tự lựa chọn mình Con người là giá trị tự thân, con người không tạo ra mình theo các thước đo chung Con người cá nhân là độc đáo, là không thể được thay thế bằng bất cứ ai hay bất

cứ cái gì

Nếu Hedegger phân biệt tồn tại và cái hiện hữu, thì Sartre phân biệt tồn tại tự nó và tồn tại cho nó Tồn tại tự nó gắn liền với tồn tại của các sự vật vật lý, các sinh vật trong thế giới; tồn tại cho nó gắn liền với tồn tại của ý thức cá nhân Hai yếu tố này tương tác, không thể tách rời nhau, tồn tại cho

nó mang ý nghĩa đến cho tồn tại tự nó Đặc điểm chính của tồn tại tự nó là tính phi biện chứng tuyệt đối, và tính thụ động tuyệt đối Nghĩa là tồn tại tự

nó phủ định mọi dấu hiệu nhỏ nhất của sự vận động, phát triển và đối lập Tồn tại tự nó là tồn tại không có sự hình thành, phát sinh và phát triển, nó thoát ly tính thời gian Vương quốc tồn tại tự nó của Sartre là một vương quốc hiện sinh chết cứng, không biến đổi, thế giới tồn tại tự nó không có tính biện chứng Theo Sartre, tồn tại tự nó như thế không khác gì phi tồn tại, không khác gì hư vô

Trang 39

Ngược lại, tồn tại cho nó là cái đối lập, cái khác với tồn tại tự nó, nó là nguyên nhân của chính nó Tồn tại cho nó chính là ý thức cá nhân, ý thức cá nhân xuất phát từ chính bản thân nó, là nguồn gốc của mọi sự sống động của cuộc sống và ý nghĩa của cuộc sống

Theo Sartre, con người là tồn tại cho nó Tuy nhiên, tồn tại cho nó là một tồn tại không đầy đủ, tồn tại thiếu hụt, luôn hướng về phía trước, luôn thực hiện dự án của chính mình Vì con người là sự thiếu hụt nên con người mới thấy thiếu thốn mọi thứ ở đời, cái gì con người cũng cần có, có ít thì muốn

có nhiều, có nhiều thì muốn có nhiều hơn Tồn tại cho nó khiến cho con người không ngừng vượt qua, phủ định chính mình và thế giới, không ngừng làm cho bản thân mình và thế giới có giá trị và ý nghĩa mới Sự vượt qua, phủ định và sáng tạo này không thể một lần mà con người đạt được thế giới hoàn mỹ Do vậy, con người không ngừng vượt qua, phủ định, sáng tạo Theo Sartre, quá trình này là tự do của con người Ông cho rằng, với tư cách là tồn tại cho nó, kết cấu bên trong của con người đã là tự do Hiện sinh của con người là tự do của con người

Ta thấy lý luận của ông có bề ngoài của phép biện chứng, vì ông nhấn mạnh đến quá trình không ngừng vượt qua, phủ định và sáng tạo Tuy nhiên đây là phép biện chứng phủ định, nó không giống với phép biện chứng lấy

sự thống nhất của các mặt đối lập làm hạt nhân

Mặc dù tồn tại tự nó và tồn tại cho nó có đặc trưng trái ngược nhau nhưng Sartre lại thừa nhận hai cái đó thống nhất với nhau Tồn tại tự nó là cái phông tối mà trên đó nổi lên tồn tại cho nó đang hoạt động với tư cách

là nguồn gốc chung nhất cho cuộc sống đa dạng và phong phú Tồn tại cho

nó mang ý nghĩa đến cho tồn tại tự nó Nếu tồn tại tự nó không có tồn tại cho nó thì cũng không có ý nghĩa Trong mối quan hệ này vai trò quyết định thuộc về tồn tại cho nó chứ không phải tồn tại tự nó

Trang 40

Thân phận của con người, Con người phải là do chính con người tạo nên

và không chịu sự quy định của bất cứ cái gì Điều đó cho thấy, mục đích của J.P.Sartre cũng như của các nhà triết học hiện sinh là muốn chối bỏ mọi thứ ràng buộc của xã hội đối với con người Trong quan niệm của họ, con người chẳng lệ thuộc vào bất cứ cái gì, ngoài sự đối diện với chính bản thân mình, con người tự làm nên bản chất của mình

Quan niệm này của Sartre cũng đã thể hiện tinh thần của đạo đức học hiện sinh, nghĩa là con người hãy tuân theo nguyên tắc của chính bản thân mình

Mục đích của K.Jaspers là bảo vệ triết học, bảo vệ quyền có mặt của nó trong hệ thống tri thức của nhân loại Tuy nhiên, trong thế kỷ XX khi mà khoa học có những tiến bộ hết sức nhanh chóng, tư tưởng của Comte về sự cáo chung của triết học lại một lần nữa nổi lên và được nhiều người chia sẻ Theo đó, đã có một thời triết học được mang quy chế của một khoa học đặc biệt, một hình thức của nhận thức khoa học, như trong thời kỳ cổ đại, với tư cách là khoa học của mọi khoa học, triết học thực chất là đồng nhất với các tri thức khoa học và văn hoá nói chung

Tuy nhiên, khi các khoa học cụ thể chuyên ngành lần lượt ra đời và tách khỏi triết học để trở thành các khoa học độc lập, thì triết học đã hết thời, không còn lý do tồn tại nữa Số phận của triết học giờ đây giống như

số phận của ông vua Lia bất hạnh, người đã chia toàn bộ vương quốc của mình cho các con để trở thành trắng tay và bị đuổi ra đường Jaspers cho rằng trong những điều kiện như thế triết học muốn tự bảo vệ mình thì phải

từ bỏ yêu sách đối với khoa học, phải tách hẳn khỏi “tinh thần khoa học” nghĩa là phải từ bỏ công việc nghiên cứu thế giới (tự nhiên, xã hội) và phải tập trung vào suy tư các vấn đề của con người liên quan đến công việc tự ý thức cá nhân, góp phần hình thành nhân cách Triết học không

Ngày đăng: 24/03/2015, 09:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Ph. Ăngghen (1984), Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước, Mác Ăngghen tuyển tập, tập VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và của nhà nước
Tác giả: Ph. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1984
[2] Lê Thị Tuyết Ba, Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, http://www.chungta.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề bảo vệ các giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
[4] Phạm Vĩnh Cư, Từ Thị Loan (dịch), (2004), Triết học đạo đức, Nxb Văn hoá- Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học đạo đức
Tác giả: Phạm Vĩnh Cư, Từ Thị Loan (dịch)
Nhà XB: Nxb Văn hoá- Thông tin
Năm: 2004
[5] Albert Camus (2004), Tiểu luận giao cảm, bề trái và bề mặt, Nxb Văn hoá Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu luận giao cảm, bề trái và bề mặt
Tác giả: Albert Camus
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2004
[6] Lê Kim Châu, (2007), Chủ nghĩa hiện sinh trong thế kỷ XX, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế)
Tác giả: Lê Kim Châu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
[8] Quang Chiến, (2000), Chân dung triết gia Đức, Viện Triết học, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chân dung triết gia Đức
Tác giả: Quang Chiến
Năm: 2000
[10] Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về triết học-con người-xã hội, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về triết học-con người-xã hội
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2002
[12] Nguyễn Tiến Dũng, (2006), Chủ nghĩa hiện sinh, sự hiện diện của nó ở Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa hiện sinh, sự hiện diện của nó ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2006
[13] Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng, (2005), Lịch sử triết học phưong tây hiện đại, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phưong tây hiện đại
Tác giả: Bùi Đăng Duy và Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
Năm: 2005
[14] Bùi Đăng Duy, (2007), Hiện tượng học Đức: Edmund Husserl. Martin Heidegger, các nhà hiện tượng học Việt nam đầu tiên, trong: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những vấn đề triết học phương Tây thế kỷ XX” (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế)
Tác giả: Bùi Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
[15] Đảng Cộng sản Việt Nam, (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 2001
[16] Lưu Phóng Đồng, (2004), Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI – Triết học phương Tây hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI – Triết học phương Tây hiện đại
Tác giả: Lưu Phóng Đồng
Nhà XB: Nxb Lý luận Chính trị
Năm: 2004
[17] Phạm Huy Đường, (2006), Tư duy tự do, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư duy tự do
Tác giả: Phạm Huy Đường
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2006
[18] Trần Thái Đỉnh, (2005), Triết học hiện sinh, Nxb Văn Hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học hiện sinh
Tác giả: Trần Thái Đỉnh
Nhà XB: Nxb Văn Hoá
Năm: 2005
[19] Mounier E, (1970), Những chủ đề triết học hiện sinh - Nhị Nùng xuất bản, Sài gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những chủ đề triết học hiện sinh
Tác giả: Mounier E
Năm: 1970
[20] Giáo trình triết học Mác Lênnin, (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác Lênnin
Tác giả: Giáo trình triết học Mác Lênnin
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
[41] Trương Sĩ Lương, Bàn về Thiện, ác, http://www.calitoday.com Link
[61] Phúc Trung, Thiện ác nghiệp báo, http://www.quangduc.com Link
[66] Edmund Husserl, http://www.wikipedia.org/wiki/husserl [67] Existentialism, http://www. wikipedia. org/wiki/Existentialism [68] Ethics, http://www. wikipedia. org/wiki/Ethics Link
[71] Friedrich Nietzsche, http://www.wikipedia.org/wiki/Friedrich Nietzsche [72] Sartre http://www.wikipedia.org/wiki/Sartre Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w