1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn triết học vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần

53 2,8K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 353 KB

Nội dung

MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÂN NHÁNH CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 4 1.1. Quá trình hình thành của chủ nghĩa hiện sinh 4 1.1.1. Điều kiện lịch sử dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa hiện sinh 4 1.1.2. Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa hiện sinh 7 1.2. Thực chất sự phân nhánh của chủ nghĩa hiện sinh 13 1.2.1. Chủ nghĩa hiện sinh hữu thần 14 1.2.2. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần 16 CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO CON NGƯỜI TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÔ THẦN 19 2.1 Sự mâu thuẫn trong vấn đề con người 19 2.1.1. Con người như cá nhân độc đáo và tự do 20 2.1.2. Con người với tâm trạng lo âu, cô đơn giữa “tha nhân” và đồng thời như một dự phóng 24 2.2. Mối quan hệ cá nhân – xã hội trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần 29 2.2.1. Tính quy định xã hội đối với cá nhân 29 2.2.2. Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội 30 2.3. Quan niệm về tha hóa và tính chất hai mặt của chủ nghĩa hiện sinh vô thần 32 2.3.1. Quan niệm về tha hóa trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần 32 2.3.2. Tính chất hai mặt của chủ nghĩa hiện sinh vô thần 36 KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Triết học Phương Tây hiện đại ngoài mácxít ra đời từ khoảng giữa thế ký XIX, tạo thành một giai đoạn mới trong tiến trình lịch sử triết học thế giới. Cho đến nay, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của nó vào kho tàng tri thức của nhân loại. Khi bàn về công tác lý luận, Đảng Cộng Sản Việt Nam nhận định: “Trong nhiều năm qua, nội dung đào tạo đội ngũ lý luận hầu như chỉ bó hẹp trong các bộ môn khoa học Mác – Lênin, chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác ”[21]. Do đó, tìm hiểu, nghiên cứu triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít là cần thiết, quan trọng nhằm phát triển trình độ tư duy lý luận và nâng cao năng lực nhận thức của con người; hơn thế nữa là chắt lọc những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại. Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít, thoát thai từ sự đỗ vỡ truyền thống cổ điển, đã phát triển phong phú, đa dạng và phức tạp với nhiều khuynh hướng chủ đạo. Trong dòng chảy của Triết học phương Tây hiện đại ấy, chủ nghĩa hiện sinh ( Existentialism) là một trào lưu phi lý, nhân bản nổi trội, tiểu biểu bậc nhất xuất hiện vào năm 1927 với tác phẩm “Hữu thể và thời gian”của Martin Heidegger, và kết thúc vào năm 1960 như một triết thuyết lớn với “Phê bình lý trí biện chứng” của Jean Paul Sartre. Trước hết, chủ nghĩa hiện sinh là triết học tâm trạng, đặc trưng cho bầu không khí tinh thần của xã hội tư sản trong thời đại khủng hoảng qua hai cuộc đại chiến thế giới. Đó là thời đại con người bị kẹt trong những mâu thuẫn lịch sử, hoang mang, lạc loài. Chủ nghĩa hiện sinh tự nhận là cứu cánh, có thể kéo con người khỏi hậu trường tối tăm trong nhiều thế kỷ. Với sự tiếp nối tuyên ngôn “con người là thước đo của vạn vật”, chủ nghĩa hiện sinh với việc đưa con người lên vị trí độc tôn đã được tán dương, ưa chuộng và trở thành trào lưu “mốt” những năm 40- 60 thế kỷ XX. Chính vì vậy, có thể nói chủ nghĩa hiện sinh là thứ triết học tâm trạng, tâm trạng con người về thực tại hay nói cách khác là về tồn tại người. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần là nhánh triết học không cầu cứu tới Thượng đế hay thần thánh. Nó nhìn nhận con người, khuếch trương chủ quan tính con người qua lăng kính phi tôn giáo. Vì vậy, vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần mang màu sắc nổi bật, đa diện và phức tạp. Nhằm thể hiện đúng tinh thần của Đảng ta: “Đối với học thuyết khác – ngoài chủ nghĩa Mác- Lênin – về xã hội, cần được nghiên 2 cứu trên quan điểm khách quan, biện chứng”[21] vì vậy tác giả chọn đề tài “ Vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần” với mong muốn và hi vọng làm phong phú thêm nguồn hiểu biết về triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít; nhất là trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, giao lưu quốc tế mà trong đó có giao lưu văn hoá, tư tưởng. Đồng thời, việc tìm hiểu những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa hiện sinh vô thần riêng ở vấn đề con người càng khẳng định hơn nữa tính ưu việt của triết học Mác – Lênin đối với triết học phương Tây hiện đại, khẳng định giá trị quý báu của chủ nghĩa Mác – Lênin ở lý tưởng cao cả - lý tưởng giải phóng con người. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này, chẳng hạn: - Samuel Enoch Stumf, “Lịch sử triết học và các luận đề ”, Nhà xuất bản(Nxb) Lao Động, Hà Nội, 2004, Đỗ Văn Thuấn và Lưu Văn Hy dịch - Bryan Magee, “Câu chuyện triết học”, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 2003, Huỳnh Phan Anh và Mai Sơn dịch. - Lưu phóng Đồng, “Triết học Phương Tây hiện đại”, Nxb Lý Luận Chính Trị, Hà Nội, 2004, Lê Khánh Trường dịch. - P.Foulquie, “Chủ nghĩa hiện sinh”, Thế Sự xuất bản, Sài Gòn, 1968, Thụ Nhân dịch. - Bùi Giáng, “Martin Heidegger và tư tưởng hiện đại”, Nxb Vĩnh Phước, 1963, Sài Gòn, 2 tập. - Tam Ích, “Sartre và Heidegger trên thảm xanh”, Hồng Đức Xuất bản, Sài Gòn, 1969 - Lê Tôn Nghiêm, “Những vấn đề triết học hiện đại”, Ra Khơi Xuất bản, Sài Gòn, 1971. - Trần Thiên Đạo, “Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc”, Nxb Văn Học, Hà Nội, 2001. - Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiến Dũng, “Lịch sử triết học phương Tây hiện đại”, Nxb Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2005. - Nguyễn Hào Hải, “Một số học thuyết triết học phương Tây hiện đại”, Nxb Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội, 2001. 3 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. Mục đích nghiên cứu: Đề tài khóa luận nhằm phân tích một cách cụ thể, rõ nét những nội dung cơ bản về vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh nhánh vô thần, qua đó bước đầu nêu bật và đánh giá những giá trị cũng như hạn chế của nó. Thông qua nghiên cứu vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh nhánh vô thần, đề tài khóa luận nhằm khẳng định tính khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin trong quan điểm về con người, đồng thời chỉ ra sự cần thiết phát triển quan điểm đó trong điều kiện hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên, khóa luận thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất, khái quát sự hình thành và quá trình phân nhánh của chủ nghĩa hiện sinh. Từ đó, thấy được những khác biệt giữa hiện sinh vô thần và hiện sinh hữu thần trong quan niệm về con người. Thứ hai, trình bày và phân tích những nội dung cơ bản trong vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Khóa luận tập trung tìm hiểu những nội dung cơ bản trong vấn đề con người của chủ nghĩa hiện sinh nhánh vô thần. Trong giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp, đề tài chỉ tập trung trực tiếp khảo cứu tư tưởng những đại biểu hiện sinh vô thần như Nietzsche, Heidegger, Sartre, thông qua một số tác phẩm tiêu biểu của họ. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, khóa luận còn kết hợp phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp – diễn dịch, phương pháp so sánh…. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống và cụ thể những nội dung cơ bản của vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần, khóa luận nêu bật và đánh giá khách 4 quan những giá trị, hạn chế của nó. Từ đó, khóa luận góp thêm một cách nhìn về thực chất của chủ nghĩa hiện sinh nhánh vô thần, nhất là vấn đề con người. 7. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương và 5 tiết: Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÂN NHÁNH CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH 1.1. Qúa trình hình thành chủ nghĩa hiện sinh 1.1.1. Điều kiện lịch sử dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa hiện sinh Chủ nghĩa hiện sinh là trường phái triết học xuất phát từ việc biểu thị ý nghĩa tồn tại thật sự của con người, tiến tới vạch ra mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội và thế giới. Nó được coi là một trong các học thuyết Triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít nổi trội nhất; là triết học của thời đại khủng hoảng, thể hiện sự khủng hoảng của xã hội sau hai cuộc đại chiến thế giới. Trong chủ nghĩa hiện sinh, khuynh hướng phi duy lý (irrationalism) chiếm ưu thế, thể hiện rõ tâm trạng bi quan và thất vọng của con người đối với nền văn minh tư sản trong thế kỷ XX. Vì vậy, muốn hiểu cặn kẽ và chính xác về chủ nghĩa hiện sinh không thể không đặt nó vào bối cảnh thời đại cụ thể - xã hội phương Tây thế kỷ XX mà nó là đứa con tinh thần tiêu biểu. Chủ nghĩa hiện sinh được ra đời chính thức vào năm 1927, người mở đầu cho trào lưu này là Martin Heidegger với tác phẩm nổi tiếng của ông là “Hữu thể và thời gian” và kết thúc vào năm 1960 với tác phẩm “Phê bình lý trí biện chứng” của Jean Paul Sartre. Với tư cách là một trào lưu triết học, chủ nghĩa hiện sinh bắt đầu hình thành tại nước Đức ngay sau đại chiến thế giới thứ nhất kết thúc. Những biến cố xã hội không đồng nhịp gắn liền với chủ nghĩa tư bản bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với cuộc chiến,… đã tạo ra thay đổi sâu sắc trong ý thức xã hội của giai cấp tư sản. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) là kết quả tất yếu từ sự phát triển kinh tế của chủ nghĩa tư bản thế giới vào những năm đầu thế kỷ XX – khi nó đã chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Từ góc độ chính trị, chiến tranh thế giới lần thứ nhất là kết quả của sự gãy đổ cán cân quyền lực quốc tế. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa đến quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản” Lênin đã nhận định: “…bước chuyển của chủ nghĩa tư bản, giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, 5 sang tư bản tài chính, là gắn liền với cuộc đấu tranh ngày càng gay gắt nhằm phân chia lại thị trường thế giới” [12; tr475]. Đế quốc Đức hung hăng nhất vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại có ít thuộc địa. Lúc đó, châu Âu hình thành hai tập đoàn gây chiến, chống đối nhau : một bên là Đức, Áo – Hung, và Thổ Nhĩ Kỳ; một bên là Anh, Pháp, Nga. Cả hai tập đoàn này đều ôm mộng xâm lược và điên cuồng chạy đua vũ trang. Đức cũng như các nước tham chiến khác đều muốn cầm bút vẽ lại bản đồ thế giới. Nhưng hậu quả là một nước Đức bại trận và kiệt quệ sau chiến tranh khiến con người trở nên mơ hồ, hoang mang và dao động. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đảo lộn cả châu Âu cà cũng đảo lộn cả đời sống kinh tế - xã hội – chính trị - tư tưởng các nước tham chiến. Chính điều này đã làm thay đổi một cách sâu sắc trong ý thức hệ của giai cấp tư sản lúc bấy giờ, một bộ phận không nhỏ người dân Đức ý thức mơ hồ về sự cáo chung của lịch sử, dẫn đến hình thành tâm trạng lo âu về một cuộc sống với thân phận nhỏ bé của con người ngày càng rõ rệt hơn. Làn sóng mới của chủ nghĩa hiện sinh lại nổi lên ở Pháp vào thời kỳ trong và sau đại chiến thế giới thứ hai (1939 - 1945) Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 1929-1933. Trận đại suy thoái làm những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc thêm phần gay gắt. Nhân loại tưởng như sẽ ổn định khi vừa thoát ra khỏi bốn năm súng đạn nay lại tiếp tục bị đeo bám bởi cuộc đại khủng hoảng, bởi một đại chiến khốc liệt hơn… Cuộc chiến tranh thế giới lần hai đã thiêu rụi mọi thành quả của xã hội tư sản, lớp son cuối cùng đã cháy tan thành tro bụi để lộ ra những vết loét của một cơ thể kinh tế - chính trị nhiều khiếm khuyết. Chiến tranh thế giới lần hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất tàn phá nhất trong lịch sử loài người. Chỉ cần so sánh, đối chiếu giữa hai cuộc chiến tranh cúng đủ thấy tính chất, quy mô, phạm vi của đại chiến lần hai so với lần một: số nước tham chiến đông hơn, số người chết, bị thương và tàn tật nhiều hơn gấp bội… Những tiếng súng đầu tiên của cuộc chiến cũng gắn liền với lệnh tổng động viên ở Pháp. Những con người bị ném vào cuộc chiến ngoài ý muốn của mình. Nhưng Pháp bại trận vào mùa hè năm 1940, rơi vào sự chiếm đóng của Đức Quốc xã. Kết thúc chiến tranh, phần thắng thuộc về phe Đồng minh. Con người nhận thấy những gì? Chiến tranh phơi bày ra quá nhiều bi thảm, chết chóc, điêu linh. Hiểm họa phát xít, diệt chủng như bóng mây đen ám ảnh bầu trời châu Âu những năm thế chiến thứ hai. Người ta có cảm tưởng rằng mình chỉ là những chi tiết vụn vặt, vô nghĩa trong guồng máy chết 6 chóc vô hình. Chiến tranh đã không làm cho thế giới được phân định rõ ràng, tươi sáng hơn như cái “ý muốn” ngộ nghĩnh, giả tạo của giới cầm quyền các cường quốc. Như vậy, có thể thấy điều kiện lịch sử phương Tây (cụ thể là nước Đức và nước Pháp) qua hai cuộc đại chiến chính là mảnh đất hiện thực vô cùng phù hợp với dòng triết học nhân bản, phi duy lý của thế kỷ XX – Chủ nghĩa hiện sinh. Trong thời đại khủng hoảng với những đảo lộn, những biến cố, triết học hiện sinh xuất hiện để ghi lại đậm nét tâm trạng của thời đại ấy. Điều này giải thích vì sao triết học hiện sinh là triết học tâm trạng. Đơn giản vì nó bầu chứa những lo âu, sợ hãi, hoang mang, dao động; những khiếp đảm, hoài nghi, bấn loạn của một thế hệ, của một thời đại. Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện trên nền đổ nát của một châu Âu điêu tàn, một nước Đức bại trận, một nước Pháp từng bị phát xít chiếm đóng. Những cuộc đại chiến tàn khốc, quy mô chính là nguyên nhân về mặt xã hội ra đời chủ nghĩa hiện sinh. Nhưng tại sao chiến tranh lại gia tăng và bành trướng vào ngay thời đại của tiến bộ về kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Sự giàu có về vật chất của thế giới, tại sao, lại không tương đồng với hòa bình cho nhân loại, hạnh phúc cho mọi người ? Chủ nghĩa hiện sinh phản ánh tâm trạng của một thời đại khủng hoảng; lo sợ, hoang mang bởi những cuộc chiến và cũng hoang mang, lo sợ bởi sự thay đổi đến chóng mặt của khoa học - kỹ thuật! Khi trở thành lực lượng thống trị, giai cấp tư sản hầu như không cần đến cách mạng xã hội nữa, mà tập trung vào các cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật với mục đích phát triển nhanh chóng nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và cũng để củng cố đại vị của mình. Bằng cuộc cách mạng công nghiệp (và sau đó là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ), chủ nghĩa tư bản phương Tây đã bỏ lại phía sau thời kỳ cổ điển để bước sang thời hiện đại. Lúc đầu, khoa học – kỹ thuật được coi như là chiếc chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi vấn đề của xã hội, khắc phục những mâu thuẫn. Thế nhưng, chiến tranh xảy ra liên tiếp. Hai cuộc chiến với hàng triệu người thương vong, với những tổn thất trầm trọng thực sự làm châu Âu chao đảo. Khoa học – kỹ thuật phát triển nhưng kinh tế vẫn rơi vào thời kỳ suy thoái (1923 – 1933). Bom nguyên tử và những hậu quả tàn phá khủng khiếp khi sử dụng nó đã gieo vào con người mối hồ nghi: khoa học tiêu diệt con người? Đối với chiến tranh, con người bị đặt vào thế hy sinh như những quân tốt thí mạng trên một ván cờ lụn bại. Đối với khoa học – kỹ thuật, con người bị “vật hóa”, trở thành những chi tiết nhỏ nhặt, “sống” như một cỗ máy hết phần 7 sinh động. Dường như, ở bất kỳ đâu, vào bất cứ lúc nào con người cũng chỉ thừa thãi, mờ nhạt, bị che lấp. Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện với “sứ mệnh” đưa con người ra khỏi những nơi chốn cũ kỹ, đặt con người vào vị trí trung tâm – không có chiến tranh, không có khoa học kỹ thuật. Thế nên, chủ nghĩa hiện sinh không phải là trào lưu duy khoa học. Nó là trào lưu phi duy lý, nhân bản tiêu biểu, điển hình. Chủ nghĩa hiện sinh cho rằng, trong một thời đại vô vàn biến cố, đổi thay thì những công thức của chủ nghĩa duy lý trở nên lỗi thời, lạc hậu; những phạm trù của triết học duy lý trở nên chật hẹp, không đủ tải chứa nội tâm con người; ngòi bút duy lý sẽ bất lực trước nỗi đau. Chủ nghĩa hiện sinh còn là một tâm tính xác định trong con người của thời hiện đại ở phương Tây Tóm lại, xã hội với những biến đổi chóng mặt theo chiều hướng không đồng nhịp, làm xuất hiện trên nền những biến cố của thời đại những con người luôn rơi vào tâm trạng lo âu, mang đầy tâm trạng. Việc phân tích chủ nghĩa hiện sinh còn cho phép chúng ta hiểu rõ hơn những chuyển biến văn hoá ở thế kỷ XX, những chuyển biến vẫn đang có tác động mạnh mẽ tới đời sống tinh thần của con người phương Tây hiện đại. Lúc này, triết học hiện sinh chiếm ưu thế trong khuynh hướng phi duy lý của phương Tây hiện đại thế kỷ XX. 1.1.2. Nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa hiện sinh Bất kỳ một nhân vật lịch sử nào, một nhà tư tưởng, một học thuyết triết học nào cũng gắn với điều kiện lịch sử xã hội. Đúng như C.Mác nói: “Các triết gia không mọc lên như nấm từ trái đất, họ là sản phẩm của thời đại mình, dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất, quý giá và vô hình được tập trung lại trong một trong những dòng tư tưởng triết học” [12; tr156]. Chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện và phát triển với tư cách là trào lưu triết học trong triết học phương Tây hiện đại ngoài mácxít, không thể không kế thừa những tư tưởng trước đó. Nguồn gốc sâu xa của chủ nghĩa hiện sinh là Socrates (469-339 tr.CN) với khẩu hiệu “Hãy tự nhận biết chính mình” [4; tr131]; kinh thánh với những lời huyền nhiệm về Chúa cứu thế và về thân phân con người St.Augustin (354-430) với tư tưởng về sự giằng xé tâm hồn, nỗi ưu tư khi trước Chúa Vực sâu trong lương tâm con người bị phơi bày trần trụi; Blaise Pascal (1623-1662) với câu nói: “Hãy để cho con người, bằng cách trở lại với mình, xem xét những gì mà họ đang so sánh với cái đang hiện hữu; hãy để cho họ xem mình như đã lạc loài…”[25; tr131]. 8 Những bậc tiền bối trực tiếp chuẩn bị cho chủ nghĩa hiện sinh, ra đời là S.Kierkegaard và Nietzsche. S.Kierkegaard là ông tổ của hiện sinh hữu thần (hiện sinh tôn giáo) còn Nietzsche là ông tổ của hiện sinh vô thần. Họ chính là những người trực tiếp đưa ra tư tưởng cốt lõi của thuyết hiện sinh. Các nhà hiện sinh sau này đã kế thừa, phát triển và làm phong phú hơn những tư tưởng đó, để xây dựng nên một triết học hiện sinh hoàn chỉnh, tồn tại với tư cách là một triết thuyết nhân bản, phi duy lý tiêu biểu. Soren Kierkegaard (1813 - 1855) là một triết gia nổi tiếng Đan Mạch, được xem là người mở đầu cho chủ nghĩa hiện sinh. Ông sống vào thời đại mà triết học của Hêghen như một đỉnh cao, và bản thân Hêghen là một cái bóng vĩ đại. S.Kierkegaard, với tư cách là người khai mở dòng triết học mới nhất định phải tấn công vào hệ thống triết học cũ – triết học duy lý, mà con đường ngắn nhất là công phá Hêghen. S.Kierkegaard cho rằng triết học Hêghen đã không đưa ra hướng dẫn nào về điều mà một cá nhân phải làm. Hêghen, theo Kierkegaard, chỉ giải thích mọi điều dưới dạng những tầm bao quát rộng lớn của ý niệm tuyệt đối trong đó những sự việc có thực, những thực thể cá nhân không được nhắc đến. Sự phê phán của Kierkegaard đối với Hêghen là sự phê phán đối với chủ nghĩa duy tâm. Nhưng điều đó cũng không đưa Kierkegaard đến lập trường duy vật. Muốn hiểu được tư tưởng của Kierkegaard không thể không phác họa đôi nét về cuộc đời ông. Bởi nét độc đáo để phân biệt tư tưởng Kierkegaard là ở chổ ông sống với những tư tưởng ấy, hay nói đúng hơn chúng được rút ra từ cuộc sống của bản thân ông. S. Kierkegaard sinh ngày 5 – 5 – 1813 trong một gia đình gồm ba chị em gái và ba anh trai. Kierkegaard là con út, là người con thứ bảy trong gia đình. Cha của Kierkegaard là ông Mikael Pederson Kierkegaard. Ông đã thông truyền cho cho cậu bé Kierkegaard một tình cảm tôn giáo mạnh mẽ. Thời tuổi trẻ, Kierkegaard sống một cuộc sống phóng túng của một cậu sinh viên giàu có. Nhưng ông vẫn nghiên cứu thần học và tham gia vào một số phong trào tôn giáo. Nói theo cách khác, cảm thức tôn giáo nơi ông không hề mất đi. Trong vài năm, những người anh chị của Kierkegaard đều qua đời (khi còn rất trẻ). Chỉ còn lại Kierkegaard và người anh cả, sau đó cha của Kierkegaard cũng qua đời. Thời gian như hối thúc Kierkegaard rằng cuộc sống còn rất ngắn ngủi. Cuộc sống như nhắc nhở ông hãy dùng những ngày tháng còn lại để phụng sự cho Thượng đế. Gia đình và hoàn cảnh sống của Kierkegaard đã tạo nên những nét riêng biệt trong tư 9 tưởng của ông. Những tác phẩm của ông để lại, đọc lên có vẻ như là những lời tự sự của một con người ý thức sâu sắc với thời đại. Có một bóng tối vĩnh hằng nằm sâu thẳm trong tâm hồn ông. Cuốn sách đầu tiên của Kierkegaard nhan đề “hoặc là…hoặc là” (1843) lập tức trở thành một sự kiện văn học. Cuốn sách là sự hoà trộn kỳ lạ của những lời tựa, lời nói đầu, những đoạn chêm, tái bút, phụ lục, những thư từ, thơ và nhật ký. Đây là một tác phẩm rất phong phú, đầy những tư tưởng hết sức mâu thuẫn về tôn giáo, siêu hình và nghệ thuật, “Tác giả” của sách không phải một người mà là nhiều người. Việc ra sách dưới nhiều bút danh đã thành một thói quen của Kierkegaard. Ông muốn tạo ra một chuỗi sự “gián tiếp”, kể bằng các giọng điệu khác nhau với nhiều cuộc đời khác nhau và những giá trị đạo đức đối lập nhau. Với Kierkegaard, cá nhân có nhiều cái bóng của mình, tất cả chúng đều giống mình và thỉnh thoảng lại đòi là chính bản thân mình. Và cũng trong tác phẩm này, Kierkegaard đã đưa ra một lược đồ các giai đoạn của hiện sinh con người: Thẩm mỹ - đạo đức – tôn giáo. Kết thúc tác phẩm, Kierkegaard nhắc đến một chủ đề (được lặp đi lặp lại như điệp khúc): Trước mặt Thượng đế, chúng ta luôn luôn sai lầm. Mọi hy vọng về một sự biện chứng cho con người nhờ vào con người đã bị phủ nhận. Có thể nói, ngay ở tác phẩm đầu tiên này, Kierkegaard đã thể hiện rất rõ thái độ tôn sùng của ông đối với Thượng đế. Theo Kierkegaard, tội lỗi đã ngăn cách con người với Thượng đế, với tha nhân và với chính mình. Và tội lỗi chỉ có thể cứu chuộc bằng hy sinh. Luận đề này đã chi phối toàn bộ cuộc đời cũng như tác phẩm của ông. Nói về điều này, Kierkegaard phụng sự cho chân lý cũng là một sự hy sinh lớn nhất với Kierkegaard, ý nghĩa của chân lý chính là dâng hiến đời mình cho chân lý. Và vào thời đại Kierkegaard sống, Kytô giáo đã bị làm biến dạng trong đời sống tôn giáo Đan Mạch. Thế nên, cần phải có một người dám chết vì Kytô giáo, dám chết vì chân lý. Hiến mình cho Thượng đế là một chỉ dẫn hiện sinh cao cả nhất. Sau tác phẩm đầu tiên vài tháng, “Sợ hãi và run rẩy” ra đời, được đánh giá là một trong tác phẩm hoàn hảo nhất của Kierkegaard. Tác phẩm là sự suy niệm về tôn giáo, lý giải về đức tin, tập trung chú giải một câu chuyện trong Kinh thánh: Abraham hiến người con Issac cho Thượng đế. Abraham là “hiệp sĩ đức tin” của Kierkegaard. Tại sao Abraham lại hiến con người cho Thượng đế? Kierkegaard trả lời: “Vì Thiên 10 [...]... về vận mệnh con người [19; tr43] Triết học hiện sinh là triết học về thân phận con người Vấn đề triết học trung tâm, quan trọng nhất của chủ nghĩa hiện sinh chính là vấn đề con người Nhánh hữu thần hay vô thần đều tập trung vào vấn đề triết học cơ bản này Do bác bỏ sự hiện hữu của Thượng đế, không cần cầu tới niềm tin tôn giáo nên chủ nghĩa hiện sinh vô thần, khi đề cập đến vấn đề con người, đã chứa... trưng nhất của con người – tính chủ quan Tính chủ quan của con người đơn giản là sự hiện sinh, sự sinh tồn của con người Với ngọn cờ khuếch trương chủ quan tính, chủ nghĩa hiện sinh vô thần đã xuất hiện đúng lúc để khẳng định bản tính độc đáo của con người Con người là cá nhân độc đáo vì chỉ con người mới hiện sinh, và cũng chỉ con người mới có quyền năng tự do vô hạn Chủ nghĩa hiện sinh vô thần tự hào... Con người của chủ nghĩa hiện sinh là con người cá nhân, là thân phận chứ không phải bản tính Con người đã được chủ nghĩa hiện sinh mổ xẻ, quay lật đủ chiều, xem xét đủ góc cạnh Thế nên, đã dành vấn đề con người ở vị trí trung tâm trong chủ nghĩa hiện sinh nhưng vì con người hiện sinh tồn tại với tư cách cá nhân bởi vậy con người đa diện mạo Khó có thể định nghĩa chính xác con người chủ nghĩa hiện sinh. .. nữa còn phụ thuộc vào cá nhân các nhà hiện sinh Do đó, vấn đề con người nổi cộm trong chủ nghĩa hiện sinh không có nghĩa vấn đề đó được trình như một bày hệ thống Tìm hiểu quan niệm về con người của chủ nghĩa hiện sinh vô thần không có tham vọng phác họa con người theo nghĩa phổ quát Như vậy không đúng với tinh thần của chủ nghĩa hiện sinh Và vì thế, con người hiện sinh đa diện mạo nên được tìm hiểu và... Con người như cá nhân độc đáo và tự do Từ chối nói về con người trừu tượng chung chung, các nhà hiện sinh đã quay lưng lại với chủ nghĩa duy lý để hướng thẳng về hiện hữu Chủ nghĩa hiện sinh là triết học đề cao con người, khuếch trương chủ quan tính, đặt con người vào vị trí chủ thể mang tính tuyệt đối Chủ nghĩa hiện sinh tự nhận là triết học dành riêng cho con người, trao cho con người chữ hiện sinh ... thần Nhưng xét cho cùng, vấn 18 đề Thượng đế trong chủ nghĩa hiện sinh nói chung luôn gắn liền với vấn đề con người Dù thừa nhận hoặc phủ nhận sự hiện hữu của Thượng đế thì cũng đều mục đích luận giải hiện sinh con người, tồn tại người Đúng như Emmauel Mounier nhận xét trong “Những chủ đề triết hiện sinh : Triết hiện sinh, trước hết là một triết lý về con người dù là triết hiện sinh công giáo hay không... một chủ nghĩa hiện sinh Những đại biểu khác nhau, những tư tưởng không hẳn đồng nhất Nhưng do cách giải quyết khác nhau của các nhà triết học hiện sinh về sự tồn tại của Thượng đế nên có thể phân chia chủ nghĩa hiện sinh thành hai nhánh: hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần 1.2.1 Chủ nghĩa hiện sinh hữu thần Kierkegaard là người khai mở cho chủ nghĩa hiện sinh và còn được xem là ông tổ của chủ nghĩa. .. hiện sinh cao quý, thiêng liêng Chủ nghĩa hiện sinh coi con người là một bản thể duy nhất Điều này không có nghĩa là ngoài con người không còn gì mà là những cái khác so với con người đều nhỏ bé và không đáng xét Như đã khẳng định, cả hai nhánh hữu thần và vô thần đều xem vấn đề con người là vấn đề trung tâm Hiện sinh hữu thần quan niệm hiện hữu con người gắn chặt với hiện hữu của Thượng đế bằng một... Chương 2 DIỆN MẠO CON NGƯỜI TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH VÔ THẦN 2.1 Sự mâu thuẫn trong vấn đề con người Trong suốt lịch sử triết học phương Đông cũng như phương Tây, từ cổ đại đến cận đại, vấn đề con người luôn được quan tâm đến Chỉ có điều, sự quan tâm đó, mức độ đậm nhạt khác nhau, từ những khía cạnh khác nhau Và chủ nghĩa hiện sinh đã kế thừa truyền thống nhân bản trong lịch sử triết học Ngay từ đầu... tr56] Hiện tượng học của Husserl là một học thuyết mang nhiều ý nghĩa và rất phức tạp Các nhà chủ nghĩa hiện sinh hiện đại đã trực tiếp sử dụng phương pháp hiện tượng học để mô tả những cơ cấu của tình cảm, của ý thức Chủ nghĩa hiện sinh thấm nhuần phương pháp hiện tượng học của Husserl Phương pháp hiện tượng học là cơ sở lý luận của chủ nghĩa hiện sinh 1.2 Thực chất sự phân nhánh của chủ nghĩa hiện sinh . sinh 7 1.2. Thực chất sự phân nhánh của chủ nghĩa hiện sinh 13 1.2.1. Chủ nghĩa hiện sinh hữu thần 14 1.2.2. Chủ nghĩa hiện sinh vô thần 16 CHƯƠNG 2: DIỆN MẠO CON NGƯỜI TRONG CHỦ NGHĨA HIỆN SINH. mệnh con người [19; tr43]. Triết học hiện sinh là triết học về thân phận con người. Vấn đề triết học trung tâm, quan trọng nhất của chủ nghĩa hiện sinh chính là vấn đề con người. Nhánh hữu thần. thể phân chia chủ nghĩa hiện sinh thành hai nhánh: hiện sinh hữu thần và hiện sinh vô thần. 1.2.1. Chủ nghĩa hiện sinh hữu thần Kierkegaard là người khai mở cho chủ nghĩa hiện sinh và còn được

Ngày đăng: 16/04/2015, 22:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w