Quan niệm về tha hóa và tính chất hai mặt của chủ nghĩa hiện sinh vô thần

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần (Trang 33)

2.3.1. Quan niệm về tha hóa trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần.

“Tha hóa” (vong thân) là một nội dung được đề cập nhiều trong chủ nghĩa hiện sinh. Sự chối bỏ, sự tự phủ định cá nhân, quá trình biến cá nhân đang hoạt động thành mặt đối lập của nó, thành kẻ bị – quăng – ném được phân tích khá kỹ trong hai nhánh: hiện sinh tôn giáo và hiện sinh vô thần. Song nếu những lý giải nguyên nhân tha hóa ở hiện sinh tôn giáo mang ý nghĩa của một sự cảnh báo đạo đức, để tìm kiếm sự cứu rỗi ở cõi tin; thì hiện sinh vô thần lại hướng cái nhìn vào thực trạng xã hội, nơi mà cá nhân bị “vo viên”, “cái tôi” bị “nuốt chửng”, cá tính độc đáo bị san phẳng.

Tha hóa, theo quan niệm của chủ nghĩa hiện sinh vô thần, là tình trạng con người đánh mất mình trong những hoàn cảnh, trong quan hệ với tha nhân. Tha hóa là trạng thái tồn tại không đích thực của hiện sinh. Thế nên, từ chỗ khuếch trương chủ quan tính, đề cao phẩm giá độ đáo và tự do của con người mà các triết gia hiện sinh vô thần đã mổ xẻ tình trạng tha hóa của con người. Và tất nhiên, đó cũng là ngòi bút chủ quan, phi duy lý nhưng nhân bản.

Vì cuộc sống là tương lai và cạm bẫy nên con người nếm trải, chịu đựng luôn đặt mình trong trạng thái lưỡng giải nhị phân: tức là vừa muốn sống là mình, vừa buộc phải đối lập với mình. Con người như kẻ mộng du, nửa tỉnh nửa mơ, đi bên cạnh vực thẳm. Chỉ một bước sẩy chân, con người sẽ rớt xuống đáy vực cùng với cả bản tính độc đáo của mình. Điều này lý giải vì sao các nhà hiện sinh đôi khi đề cập đến “phóng thể” như sự đánh mất dần hiện hữu cá nhân trong hoạt động sống. Con người luôn có nguy cơ tha hóa. Con người độc đáo vì chỉ có con người mới hiện sinh chứ không phải Thượng đế, hòn đá, cái bàn hay con bò. Con người tồn tại như một nhân vị tự do.

Nhưng tha nhân lại là mối đe dọa san phẳng cá tính độc đáo của ta, cướp đi tự do sáng tạo và lựa chọn của ta. Nói cách khác, trong mối quan hệ với tha nhân, ta trở nên mờ nhạt, bị thay thế, bị chiếm chổ. Cá nhân có thể thay thế được cá nhân. Trong “Hữu thể và thời gian”, Heidegger đã chỉ ra sự tha hóa cá nhân trong mối quan hệ với tha nhân: “chúng ta thưởng thức và giải trí như “người ta” thưởng thức; chúng ta đọc, nhìn và phán đoán về văn chương, về nghệ thuật như “người ta” đọc, nhìn và phán đoán; chúng ta cũng lùi bước trước đám đông như “người ta” lùi bước; chúng ta nổi loạn như “người ta” nổi loạn, người ta không là kẻ nào xác định mà là tất cả, mặc dù không phải là tổng số quy định cách thế hữu của thường nhật tính”[6; tr194]. Tha nhân luôn gắn liền với ta trong từng hoạt động, tha nhân “bắt chước” ta từng ngày từng ngày. Cá nhân tự dưng trở nên vô nghĩa, cá nhân bị tước đoạt hết mà trong đó quan trọng nhất là “cái tôi”. Đó chính là lúc con người rơi vào thảm cảnh tha hóa, mở màn cho bi kịch. Tha hóa là khi con người hiện hữu dối lừa giữa tha nhân và đánh mất mình: “Tôi xây dựng ký ức bằng hiện tại. Tôi bị quẳng vào, bị bỏ mặc trong hiện tại. Còn quá khứ, tôi tìm cách bắt gặp mà không sao gặp được: tôi không thể thoát ra được nữa”[27; tr69]. Con người, từng thời khắc qua đi, đang dần tha hóa. Ngày hôm nay khác hôm qua. Con người không tìm thấy lại được mình nữa. Con người thậm chí còn không cảm nhận rõ về sự thay đổi: “Nhưng ở đâu? Là một sự đổi thay trừu tượng, không có một cơ sở nào hết. Liệu có phải chính tôi thay đổi? Nếu không phải là chính tôi, thì phải là căn buồng này, cái thành phố này, cảnh vật thiên nhiên này. Đành phải lựa chọn vậy”[27; tr15]. Không cảm nhận, không can hệ tới cuộc sống, con người tồn tại mà không tồn tại, bản tính độc đáo đang dần mất đi, dần biến chất: “ Niềm say mê của tôi tiêu tan. Nó từng làm tôi chìm đắm, nó lừa gạt tôi trong biết bao năm tháng; giờ đây, tôi cảm thấy mình trống rỗng”[27; tr17]. Và con người của hiện sinh vô thần hóa thành cái hoàn toàn đối lập với mình: từ độc đáo trở thành trung bình tính; từ dấn thân, nhập cuộc trở thành cô độc, thờ ơ. Như thế, con người trở nên xa lạ, thờ ơ với chính mình sau khi đã xa lạ và thờ ơ với cuộc sống, với tất cả. Sự phân thân, tha hóa đang nhào nặn con người, tô bôi nên một dị hợm, dối lừa đầy phản trắc.

Con người không muốn đóng vai trò của cái chốt nhỏ mà phải là cái chốt trong trục quay. Thế nhưng, sự thực cho thấy con người chỉ là một chi tiết vụn vặt, một ký hiệu trống rỗng. Con người chỉ còn là hư vô, sự tồn tại của con người trở nên không cần thiết. Con người xuất hiện tâm trạng chán chường khi “sự tồn tại ở khắp mọi nơi,

vô cùng vô tận, thừa thãi, thường trực và rộng khắp, sự tồn tại bao giờ cũng chỉ bị giới hạn bởi sự tồn tại”[27; tr249]. Cuộc sống chật chội, ngột ngạt với nhung nhúc những sự tồn tại. Ta chẳng là gì trong cuộc sống, ta chẳng là ai giữa mọi người. Điều ta có thể làm, kẻ khác cũng phải làm. Điều ta muốn, kẻ khác cũng muốn. Mọi thứ đơn điệu, rập khuôn, mất hết tính sinh động. Mọi thứ trong thực tại đều như thể tẩy xóa, nhấn chìm cá nhân. Con người trở nên “sống thừa”. “Chúng ta vốn là một “đống” những kẻ tồn tại trong bối rối, lúng túng về chính bản thân mình; người này cũng như kẻ khác, chúng ta không mảy may có lý do tồn tại; và mỗi một kẻ tồn tại, bối rối, lo lắng một cách mơ hồ, cảm thấy mình là người thừa đối với những người khác”[27; tr240]. “… và tôi … tôi cũng thừa nốt”[27; tr241]. Con người của hiện sinh vô thần như kẻ đi bên lề cuộc sống, không thấy mình đóng vai trò hay chiếm giữ vị trí nào cả. Con người tha hóa nhận biết được “tôi tồn tại – thế giới tồn tại – và tôi biết là thế giới tồn tại. Chỉ có thế thôi. Nhưng chẳng can hệ gì đến tôi. Thật kỳ lạ là tôi cảm thấy mọi thứ đều không can hệ gì tới mình như vậy: nó làm tôi kinh hoàng”[27; tr230].

Có thể nói, phân tích tâm trạng “sống thừa” như một sở trường của Sartre. “Buồn nôn”, cuốn tiểu thuyết đầu tiên đưa tên tuổi Sartre thành một hiện tượng, là cánh cửa mở ra toàn bộ triết học hiện sinh của ông. Và cảm giác “Buồn nôn” như chìa khóa mở ra hiện sinh. “Buồn nôn” là một kinh nghiệm triết học, một trầm tư của con người trước cái phi lý của hiện sinh. Sartre không phải là nhà y học để trình bày “buồn nôn” như một trạng thái sinh lý bình thường. Mà Sartre là một triết gia hiện sinh và ông đã biến “buồn nôn” thành một khái niệm diễn giải tâm trạng nặng nề, khó chịu, không thể giải thích của con người về sự tồn tại của thế giới, về sự tồn tại của bản thân. “Buồn nôn” là cái biểu hiện dễ thấy nhất của tha hóa con người. André Niel gọi “Buồn nôn” là bản trần thuật một kinh nghiệm kỳ lạ. Antoine Roquentin, nhân vật chính của tiểu thuyết, nhận thấy sự phi lý của hiện hữu, sự thừa thãi của mọi vật. Và điều đó gây cho Roquentin cảm giác “buồn nôn”. Những sự vật mất cái vẻ thường ngày của nó; bỗng chốc nó hiện ra phía trước, to lớn, kì dị, đáng sợ: một viên sỏi, mẩu giấy, thân cây… Và bất cứ cái gì cũng có thể xảy ra, không có quy luật, không thể hiểu được, kể cả không gian và thời gian: “Thì giờ, thì giờ trần trụi là như thế đấy; nó đến với cuộc sống một cách chậm rãi, nó để người ta chờ đợi và khi nó tới thì người ta buồn nôn vì người ta nhận thấy nó đã ở đó lâu rồi”[27; tr65]. Roquentin kết luận: “ Thừa, đó là mối quan hệ duy nhất tôi có thể lặp được giữa những thân cây, những bờ rào, những viên

sỏi này với nhau”[27; tr240]. Tồn tại chẳng là gì hết, nó chỉ là hình thức trống rỗng phụ thuộc vào những sự vật khác. Sự tồn tại của sự vật là thừa thãi và phi lý, sự hiện hữu của con người cũng phi lý và thừa thãi. Sartre đã đẩy tâm trạng “buồn nôn”, cảm giác “sống thừa” của nhân vật Roquentin lên đến đỉnh điểm: “ Tôi mơ màng nghĩ chuyện tự tiêu diệt mình để thủ tiêu ít nhất cũng một trong những cuộc đời thừa. Nhưng thậm chí cái chết của tôi cũng có thể thừa. Xác tôi, máu tôi trên lớp sỏi, giữa những thân cây kia, ở cuối công viên tươi vui này, đều thừa. Và thịt da tôi không bị gặm nhấm cũng sẽ thừa trong lòng đất đón nhận nó,… tôi thừa đối với cõi vĩnh hằng”[27; tr241]. Với mỗi ngày, mỗi cảnh trí, Roquentin đều có cảm giác “buồn nôn” thậm chí là “tởm lợm”. Ở Roquentin, tha hóa đã thay thế cho hiện sinh đích thực. Đâu còn bản tính đốc đáo, đâu còn đam mê và khát vọng. Roquentin chết dần trong lúc sống mờ nhạt dần giữa tất cả và chìm vào hư vô. “Giờ đây tôi sắp làm như Anny, tôi sắp sống kiểu sống thừa. Ăn, ngủ, ngủ ăn. Tồn tại một cách chậm rãi, nhẹ nhàng, như những thân cây kia, như một vũng nước, như chiếc ghế màu đỏ trên tàu điện”[27; tr293].

Trong lời kể của Roquentin chất chứa sự tuyệt vọng đến cùng cực, vô phương cứu chữa. Tha hóa như căn bệnh ngấm sâu vào cơ thể người, bám ghì lấy cuộc sống của con người. Đối với các nhà hiện sinh vô thần (Sartre), tha hóa không chỉ sinh ra từ sự tồn tại đơn giản và việc tuân theo những chuyện phi lý, mà từ cảm giác lưu đày bên trong, cảm giác trống rỗng. Thế nên, cuộc sống vừa là cố hương mà cũng vừa là nơi đày ải con người. Tha hóa tức là con người không thể thỏa hiệp được với thực tại đời sống hay thực tại cuộc sống không để con người thỏa hiệp. Tha hóa đã kết án con người. Roquentin của Sartre như bước ra khỏi tác phẩm, sống thật giữa cuộc đời. Những nhân vật mang dáng dấp của một thế hệ con người lo âu, cô độc, chán chường, bi quan và tha hóa trong bối cảnh xã hội Tây Âu khủng hoảng. Sự lên tiếng của các nhân vật là tiếng vọng của một thời đại suy tư. Ai cũng một lần “buồn nôn”, ai cũng có thể “sa đọa”.

Như vậy, tha hóa là chất liệu, là màu sắc sau cùng mà triết gia hiện sinh sử dụng để khắc họa nên hình ảnh con người. Con người bị quẳng ném, bị ruồng bỏ. Con người tự phủ nhận, tự chối bỏ mình. Con người đánh mất phẩm giá độc đáo, đánh mất bản ngã, cái tôi. Triết gia hiện sinh vô thần nói về tâm trạng “buồn nôn”, lối sống “sa đọa” với dụng ý gì? Ca ngợi? Lên án? Hay buông xuôi? Với thân phận con người cá nhân

đa diện mạo, đặc biệt thông qua mổ xẻ tình trạng tha hóa, chủ nghĩa hiện sinh vô thần đa biểu hiện rõ tính hai mặt của một tư trào triết học nhân bản, phi duy lý.

2.3.2. Tính chất hai mặt của chủ nghĩa hiện sinh vô thần.

Chủ nghĩa hiện sinh đặt con người vào vị trí trung tâm của vũ trụ; ưu ái, nâng niu cá nhân độc đáo, tự do để từ đó đối lập giữa cá nhân (cái tôi) và tha nhân (người ta), hay giữa cá nhân và xã hội. Thông qua sự đối lập đó, chủ nghĩa hiện sinh biểu thị thái độ tố cáo, lên án xã hội đã lưu đày con người ngay trên “quê nhà” của con người. Cho nên, có thể khẳng định mặt tích cực của hiện sinh vô thần chính là ở ý nghĩa phê phán của nó. Và ở khía cạnh phê phán, hiện sinh nhánh vô thần đã tỏ rõ tính chất quyết liệt, nhập cuộc và dấn thân.

Chủ nghĩa hiện sinh được sinh ra và nuôi dưỡng trong những điều kiện lịch sử - xã hội của một châu Âu khủng hoảng qua hai cuộc đại chiến. Thế nên, đối tượng mà chủ nghĩa hiện sinh phê phán là xã hội tư sản phương Tây với những khủng hoảng, khiếm khuyết về kinh tế - chính trị - xã hội – văn hóa và tư tưởng… Chủ nghĩa hiện sinh hiện đại hình thành và phổ biến vào giai đoạn lịch sử những năm 20 – 30 thế kỷ XX, kéo dài đến chiến tranh thế giới thứ hai, “chiến tranh lạnh” và khủng hoảng hạt nhân vào những năm 60. Lịch sử gọi đây là thời kỳ tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản.

Về kinh tế, từ những năm đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở giai đoạn độc quyền với quá trình tập trung hóa và chuyên môn hóa sản xuất, sự thâu tóm nền kinh tế vào trong tay những tập đoàn tư bản lũng đoạn, sự ra đời của các công ty xuyên quốc gia. Nhưng quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước đế quốc nhằm chia lại đất đai và thị trường thế giới. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, chiến tranh thế giới lần thứ hai là “sàn đấu” đọ sức của các tập đoàn gây chiến. “Sàn đấu” phải trả giá bằng tính mạng hàng triệu người dân vô tội.

Kinh tế phát triển vào thời kỳ tư bản lũng đoạn dẫn đến tình hình chính trị của một số nước có xu hướng quân phiệt hóa; chính quyền phát xít Italia, Đảng Quốc xã Đức. Đảng Quốc xã (Đảng công nhân quốc gia xã hội) là chính đảng phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc Đức xuất hiện từ năm 1919. Từ năm 1920, khi Hitle làm lãnh tụ thì những chính sách của đảng này càng tỏ rõ tính chất phản động, lừa bịp, mị dân. Có thể nói, nền chuyên chính độc tài của phát xít Hitle (được thiết lập vào năm 1934) là một

vết nhơ trong lịch sử tiến bộ nhân loại với những hình thức khủng bố công khai, thủ tiêu nền dân chủ tư sản, truy nã các lực lượng tiến bộ cách mạng, tiêu diệt Đảng Cộng sản, bài trừ người Do Thái bằng trại tập trung,… Chủ nghĩa hiện sinh Đức, mà tiêu biểu là M.Heidegger, ra đời trong bầu không khí ngột ngạt của một nước Đức khủng hoảng kinh tế kèm theo hiểm họa phát xít.

Suy thoái, khủng hoảng kinh tế đã gây ra hậu quả nặng nề trong đời sống xã hội. Sự phân hóa xã hội sâu sắc kèm theo nó là những mâu thuẫn giai cấp gay gắt đã dẫn đến cuộc khủng chính trị ở nhiều nước phương Tây thế kỷ XX, trong đó có Đức và Pháp.

Xã hội ngột ngạt, trì đọng bởi khủng hoảng, bởi chiến tranh. Con người trở nên bấn loạn giữa thời cuộc: hết phát triển lại suy thoái, suy thoái rồi chiến tranh, chiến tranh và chết chóc. Xã hội tranh chấp, mịt mù không lối thoát đã đổ bóng lên đời sống văn hóa – tư tưởng. Giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là thời kỳ xuất hiện những trào lưu tư tưởng phương Tây hiện đại ngoài mácxít. Tính đa dạng, muôn vẻ của bức tranh triết học phương Tây hiện đại nói lên sự khủng hoảng, bế tắc, mất phương hướng trong văn hóa – tư tưởng. Chủ nghĩa hiện sinh nổi lên và vượt qua những “người bạn đồng hành” trên đường “chạy đua nước rút” tiếp cận với con người chính bởi nó đã nắm bắt được mạch đập của xã hội tư sản trong cơn khủng hoảng, đã ghi lại được tâm trạng của cả một thời đại suy tư. Chủ nghĩa hiện sinh Pháp J.P.Sartre là tiếng gào thét khát vọng tự do của trí thức nước Pháp trước những đổ vỡ các giá trị truyền thống và số phận dân tộc Pháp trong khói lửa chiến tranh. Đọc tác phẩm của Sartre luôn thấp thấy bóng dáng các cuộc chiến, luôn cảm nhận được không khí đỗ vỡ, u ám phủ trùm lên đời sống xã

Một phần của tài liệu Luận văn triết học vấn đề con người trong chủ nghĩa hiện sinh vô thần (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w